Biểu tượng đất trong tiểu thuyết cuốn theo chiều gió của margaret mitchell

Trong tiểu thuyết Cuốn theo chiều gió, cùng với những diễn giải về cuộc Nội chiến nước Mỹ (1861-

1865) và câu chuyện tình bất tử giữa Scarlett O’Hara và Rhett Butler, Margaret Mitchell đã sáng tạo

thêm một huyền thoại mới về đất mang đậm màu sắc văn hóa miền Nam nước Mỹ nửa sau thế kỷ XIX.

Đất trong tác phẩm mang ý nghĩa biểu tượng rất phong phú: là miền đất hứa để Gerald O’Hara tạo lập

sự nghiệp, gắn với những đồn điền bông vải, Tara trở thành biểu tượng cho nền văn minh trồng trọt,

đồng thời đất cũng là mẹ hiền vĩnh cửu chở che, bảo vệ cho Scarlett. Và phân tích biểu tượng đất cũng

là con đường ngắn nhất để lý giải quan điểm chính trị của Mitchell.

Biểu tượng đất trong tiểu thuyết cuốn theo chiều gió của margaret mitchell trang 1

Trang 1

Biểu tượng đất trong tiểu thuyết cuốn theo chiều gió của margaret mitchell trang 2

Trang 2

Biểu tượng đất trong tiểu thuyết cuốn theo chiều gió của margaret mitchell trang 3

Trang 3

Biểu tượng đất trong tiểu thuyết cuốn theo chiều gió của margaret mitchell trang 4

Trang 4

Biểu tượng đất trong tiểu thuyết cuốn theo chiều gió của margaret mitchell trang 5

Trang 5

Biểu tượng đất trong tiểu thuyết cuốn theo chiều gió của margaret mitchell trang 6

Trang 6

pdf 6 trang minhkhanh 8480
Bạn đang xem tài liệu "Biểu tượng đất trong tiểu thuyết cuốn theo chiều gió của margaret mitchell", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Biểu tượng đất trong tiểu thuyết cuốn theo chiều gió của margaret mitchell

Biểu tượng đất trong tiểu thuyết cuốn theo chiều gió của margaret mitchell
66
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC ÑOÀNG THAÙP Taïp chí Khoa hoïc soá 36 (02-2019)
BIỂU TƯỢNG ĐẤT TRONG TIỂU THUYẾT CUỐN THEO CHIỀU GIÓ 
CỦA MARGARET MITCHELL
 y Nguyễn Thị Tuyết(*)
Tóm tắt
Trong tiểu thuyết Cuốn theo chiều gió, cùng với những diễn giải về cuộc Nội chiến nước Mỹ (1861-
1865) và câu chuyện tình bất tử giữa Scarlett O’Hara và Rhett Butler, Margaret Mitchell đã sáng tạo 
thêm một huyền thoại mới về đất mang đậm màu sắc văn hóa miền Nam nước Mỹ nửa sau thế kỷ XIX. 
Đất trong tác phẩm mang ý nghĩa biểu tượng rất phong phú: là miền đất hứa để Gerald O’Hara tạo lập 
sự nghiệp, gắn với những đồn điền bông vải, Tara trở thành biểu tượng cho nền văn minh trồng trọt, 
đồng thời đất cũng là mẹ hiền vĩnh cửu chở che, bảo vệ cho Scarlett. Và phân tích biểu tượng đất cũng 
là con đường ngắn nhất để lý giải quan điểm chính trị của Mitchell.
Từ khóa: Biểu tượng đất, Cuốn theo chiều gió, Margaret Mitchell.
1. Đặt vấn đề
Cuốn theo chiều gió được xuất bản lần đầu tiên 
năm 1936, một năm sau đoạt giải Pulitzer, khẳng 
định sự thành công nhanh chóng. Được đón nhận 
rộng rãi trên thế giới, cuốn tiểu thuyết duy nhất của 
Margaret Mitchell (1900-1949) đã trở thành hiện 
tượng trong lịch sử ngành xuất bản ở Mỹ. Tác phẩm 
đã thật sự vượt qua mọi giới hạn để đến với công 
chúng khi David O. Selznick (1902-1965) và cộng 
sự đã chuyển thể tiểu thuyết của Mitchell thành bộ 
phim ăn khách bậc nhất trong lịch sử điện ảnh, trở 
thành bộ phim có doanh thu cao nhất thế giới năm 
1939. Chinh phục được độc giả, có lẽ, trước nhất 
là câu chuyện tình yêu của cô tiểu thư hoa khôi 
Scarlett O’Hara mạnh mẽ, bướng bỉnh và “con 
chiên ghẻ” thức thời mã thượng phong lưu Rhett 
Butler, diễn ra trong bối cảnh cuộc Nội chiến khốc 
liệt (1861-1865) và thời kỳ Tái thiết thiếu thốn 
(1865-1877). Bên cạnh đó là nhiều chủ đề quan 
trọng khác như chủ đề về sự sống còn (survival) 
mang bản sắc dân tộc tính của người Mỹ, vấn đề sắc 
tộc nóng hổi tính thời sự... Xuyên qua các hệ chủ 
đề ấy, đất (Tara), hình ảnh mở đầu và kết thúc tác 
phẩm, có ý nghĩa biểu tượng rất phong phú, cùng 
với hệ thống nhân vật sắc nét và lối kể chuyện hấp 
dẫn, Cuốn theo chiều gió đã để lại ấn tượng sâu 
sắc trong lòng bạn đọc nhiều thế hệ. 
Từ những cách tiếp cận khác nhau như Ký 
hiệu học, Ngôn ngữ học, Nhân học, Văn hóa học... 
thì biểu tượng (symbol) được hiểu theo nhiều cách 
khác nhau, song nội hàm cơ bản là chỉ “những hình 
ảnh, kí hiệu tượng trưng, chứa đựng những mối 
quan hệ liên can và những qui ước chung của một 
cộng đồng” [2, tr. XXIV]. Nó là một hình thái biểu 
hiện ngôn ngữ đặc trưng, là “đơn vị cơ bản của văn 
hóa” (Nguyễn Văn Hậu), nó quy định thế ứng xử 
của con người và làm cho một số đông người có thể 
giao tiếp với nhau, liên kết họ thành một cộng đồng 
riêng biệt. Tính chất đa nghĩa, trừu tượng, thậm chí 
là mơ hồ của các biểu tượng khiến cho việc phân 
tích và giải mã biểu tượng trong các tác phẩm văn 
học không dễ dàng, đôi khi lâm vào tình trạng bế 
tắc, tạo nên những “cuộc tranh luận liên miên về 
ý nghĩa của những biểu tượng” (Raymond Firth). 
Mỗi giai đoạn lịch sử xã hội tạo sinh những biểu 
tượng, hệ biểu tượng khác nhau gắn với đặc trưng 
văn hóa của cộng đồng đó, biểu tượng đất trong tác 
phẩm Cuốn theo chiều gió là một ví dụ điển hình.
Trong bề dày của văn hóa nhân loại, đất là một 
nguyên mẫu vĩnh hằng, đất gắn với sự nảy nở, tình 
yêu thương, sự nhẫn nại và thanh lọc, đất là nơi sinh 
ra ta và cũng là nơi ta trở về, sau tất cả; bên cạnh 
những ý nghĩa tự thân đó, đất trong tiểu thuyết Cuốn 
theo chiều gió còn gắn bó mật thiết với cuộc đời 
từng con người, từng thế hệ, hệt như gia phả dòng 
họ O’Hara đã được Tara cất giữ. Vượt lên trên ý 
nghĩa gia đình, quê hương (bang Georgia) đất còn 
mang ý nghĩa biểu tượng cho nền văn minh nông 
nghiệp ở miền Nam trước Nội chiến, là miền đất 
hứa cho những người thất vọng ở cựu lục địa ra đi 
tìm chân trời mới. 
2. Nội dung
2.1. Miền đất hứa 
Đất là tài sản vô giá của tự nhiên, có lẽ nó vô (*) Trường Đại học An Giang.
67
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC ÑOÀNG THAÙP Taïp chí Khoa hoïc soá 36 (02-2019)
giá nên từ xưa đến nay và mãi về sau; và lịch sử 
của nhân loại là lịch sử ghi lại quá trình xâm chiếm 
đất đai của các bộ tộc, bộ lạc, quốc gia, dân tộc 
Với những cuộc phát kiến địa lý, người châu Âu 
đã tìm ra châu Mỹ. Tân thế giới, miền đất hứa với 
biết bao say mê và hy vọng cho những kẻ bị đàn 
áp về tôn giáo, thất vọng về chính trị, thất chí về 
ý hướng, là giấc mơ vật chất phù hoa của những 
kẻ tha phương cầu thực, là chốn nương náu cho 
những kẻ tội đồ Với Gerald O’Hara, nước Mỹ 
trước nhất là ân nhân, là chốn thiên đường để ông 
lập nghiệp và về sau là quê hương xứ sở, nơi ông 
sẽ về với đất mãi mãi.
Hai mươi mốt tuổi, từ Ái Nhĩ Lan, Gerald đặt 
chân lên đất Mỹ. Hành trang là một ít áo quần, hai 
đồng si-linh và “cái đầu được treo giá 100 đồng 
bảng Anh” [3, tr. 38] vì tội giết tên quản lý theo 
phái Orange, chỉ vì hắn xúc phạm ông bằng việc 
huýt sáo điệu nhạc “The Boyne Quarter” - điệu 
nhạc đánh dấu sự thất bại của phe hoàng tộc Stuart. 
Gerald không phải là ngoại lệ, vì từ “nhiều năm nay 
dòng họ O’Hara thường bị nhân viên cảnh sát Anh 
nghi ngờ về những hoạt động lén lút chống chánh 
phủ” [3, tr. 38] nhưng khác với hai người anh đã 
trở thành những “thương gia phát đạt” ở Savannah, 
Gerald sớm nuôi giấc mộng “có được thật nhiều nô 
lệ và trở thành một địa chủ thanh lịch” [3, tr. 41]. 
Đến đất nước bình đẳng về những cơ hội, Gerald 
rất tự tin mình sẽ thành công; mặc dầu thân hình 
nhỏ bé, kiến thức thiếu hụt, nhưng điều đó không 
quan trọng bằng việc ông có thừa lòng quả cảm 
và sự nhanh nhẹn, kiên quyết để nắm bắt thời cơ. 
Những thứ quý nhất cuộc đời Gerald, (Pork- “tên 
hầu cận giỏi nhứt miền duyên hải”, dải đất mà sau 
này trở thành đồn điền Tara và người vợ là cô tiểu 
thư Ellen Robillard kiêu hãnh), đều có được nhanh 
chóng như một phép màu, và điều đó càng chứng 
tỏ, Gerald  ...  tượng đầu tiên chỉ cho cô biết 
cô là ai và điều gì là quan trọng nhất đối với cô. 
Nếu trước đây Rhett Butler cho rằng chiến tranh là 
vì tiền thì giờ đây, khi quan sát Tara, cô nhận thấy 
rằng người ta đánh nhau vì đất, vì những mẫu đất 
phì nhiêu, vì những con sông đục ngầu phù sa, vì 
những ngôi nhà trắng tinh giữa những khóm mộc 
lan mát rượi. Sâu xa hơn cô nhận thấy tình yêu 
dạt dào với đất, nhận thấy dòng máu Ái Nhĩ Lan 
đang chảy rần rật trong mạch máu của mình, như 
lời cha cô đã khẳng định: “đối với bất kỳ ai mang 
một giọt dòng máu Ái Nhĩ Lan trong huyết quản, 
tại sao mảnh đất mà họ sống trên đó là bà mẹ hiền? 
Tình yêu đất sẽ đến với con, và nó sẽ không thể 
nào biến mất... [3, tr. 33]. 
Sau đêm Atlanta thất thủ, Scarlett trở về Tara 
giữa đống đổ nát, cô tiểu thư ngày nào phải đi 
lượm lặt rau củ từ vườn của hàng xóm, đói khát 
và kiệt sức cô nằm xuống đất và cảm thấy: “Đất 
mềm mại và êm dịu như gối lông” [3, tr. 354]. Như 
được đất mẹ tiếp sức, cô ngẩng cao đầu tuyên bố: 
“Những gì đã qua đều thuộc về quá khứ, những 
gì chết đã chết rồi”, cô phải tiếp tục sống. Giữa 
thế giới đảo lộn chỉ tình yêu đối với mảnh đất 
này là không thay đổi, mảnh đất bao gồm những 
ngọn đồi và đất đỏ, “mảnh đất thân yêu đỏ như 
máu, đỏ như ngọc thạch lựu, đỏ như son” [3, 
tr. 360]. Đất đỏ như máu lặp đi lặp lại như một 
thông điệp: đất là máu chảy trong huyết quản, ăn 
sâu vào máu thịt, là sự sống, là tình yêu như bà 
mẹ hiền của cô và trong tâm thức lại vang lên lời 
dạy của cha ngày trước, mà lúc đó còn quá trẻ dại 
cô chưa hiểu được: Đất đai là vật duy nhất con 
người phải cần lao, phải chiến đấu để bảo vệ và 
chết vì nó, Và cô đã sống như lời dạy của cha, 
cô tìm mọi cách để khôi phục Tara: lao động như 
một người nô lệ, sẵn sàng bắn chết tên Yankee 
vì nó cướp phá Tara, lặn lội đến Atlanta, chịu hạ 
mình trước Rhett Butler để có thể xoay xở 300 
đôla, và sẵn sàng nhẫn tâm cướp cả vị hôn phu 
của em gái mình, Suellen, để có tiền nạp thuế, để 
Tara không thể rơi vào tay kẻ khác.
 Đất trở thành máu thịt, là mẹ hiền nuôi dưỡng 
và chở che Scarlett, vì vậy trước những biến cố của 
cuộc đời cô lại trở về Tara như một lẽ tự nhiên. Đêm 
Atlanta chìm trong biển lửa, giặc dã bao vây cắt 
đứt giao thông, vậy mà Scarlett vẫn dứt khoát trở 
về Tara, mà đồng hành là một sản phụ (Melanin), 
một trẻ sơ sinh vừa mới chào đời, thằng bé Wade 
nhõng nhẽo, và con Prissy, một nô lệ lười biếng, 
69
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC ÑOÀNG THAÙP Taïp chí Khoa hoïc soá 36 (02-2019)
sợ sệt đủ điều. Scarlett với một nỗ lực phi thường 
mới thúc được con ngựa còm lê từng bước mỏi mệt, 
vượt qua tất cả mọi nỗi sợ hãi để trở về nhà. Vì cô 
nghĩ về đến Tara là có thể đặt xuống gánh nặng mà 
cô đang phải mang, vì cô nghĩ ở Tara sẽ có má, có 
Mammy chở che, vỗ về nhưng chờ đợi cô là cảnh 
đổ nát, chết chóc, hoang tàn. Dẫu vậy Tara vẫn luôn 
là nhà, là chốn bình yên vĩnh cửu chở che, an ủi 
cô vượt qua nỗi đau mất má, mất ba, mất đứa con, 
giọt máu còn đang hoài thai mà cô yêu thương hy 
vọng sẽ là cầu nối để cô và Rhett sống hạnh phúc. 
Bốn lần trở về Tara là bốn lần cô gặp đau thương 
và bất hạnh, nhưng sau đó, cô lại ra đi mạnh mẽ 
hơn, như thần An-tê chạm vào đất mẹ để có thêm 
sức mạnh, nghĩ đến Tara, Scarlett lại kiên cường 
và kiêu hãnh hệt nhận xét của Rhett:
Đôi lúc tôi (Rhett) nghĩ cô ấy (Scarlett) như 
thần khổng lồ An-tê cứ mỗi lần chạm vào Đất mẹ 
lại khỏe lên gấp bội. Đối với Scarlett ở xa cái mảnh 
đất đỏ bùn lầy thân yêu của cô ấy quá lâu là một 
bất ổn. Cái cảnh những đồng bông mọc lên tươi 
tốt, còn hiệu nghiệm hơn mọi thứ thuốc bổ của bác 
sĩ Meade [3, tr. 782].
Scarlett yêu mảnh đất Tara bằng một tình yêu 
bản năng thiên phú, tự bản thân cô, có lẽ, sẽ không 
ý thức được điều đó nếu không có ông O’Hara, 
Ashley và Rhett lần lượt chỉ ra cho cô thấy Tara 
có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc đời cô. Tưởng 
rằng Ashley là lẽ sống của đời mình, Scarlett suốt 
đời theo đuổi, nhưng thực ra, cô không hiểu chính 
mình, cô yêu Tara hơn tất thảy. Chính Ashley cũng 
không thể nào thay thế được Tara trong tâm hồn 
cô, chỉ cần đặt một nắm đất vào tay là đánh thức 
lương tri, trách nhiệm của cô tức khắc, khi cô tuyệt 
vọng rủ Ashley bỏ trốn, trút bỏ gánh nặng gia đình 
và thuế đất Tara trong thời kỳ khốn khó:
- “Không còn gì nữa”, cuối cùng cô (Scarlett) 
nói. “Không còn gì cho em. Không còn gì để yêu. 
Không còn gì để chiến đấu. Anh (Ashley) đã đi và 
Tara sẽ mất”. 
- Còn chứ, cô vẫn còn thứ này () Thứ mà 
cô yêu hơn cả tôi, mặc dù là cô có thể không biết 
nó. Cô chưa mất Tara đâu.
Anh cầm lấy bàn tay mềm mại của cô, và để 
vào đấy miếng đất ấm, rồi khép các ngón tay cô 
lại [3, tr. 438].
Đến cuối tác phẩm, Scarlett muộn màng nhận 
ra Rhett Butler mới là người đàn ông đích thực của 
đời mình, nhưng tình yêu mà Rhett dành cho cô 
đã hết và đã chết, cô đau đớn tột cùng, cô cần một 
nơi yên tĩnh để chữa lành vết thương, để tái sinh và 
tiếp tục dấn thân, nghĩ đến Tara cô cảm thấy như 
“có một bàn tay mát rượi âu yếm vỗ về trái tim”. 
Nếu trong tình yêu với Ashley, đất chỉ cho cô thấy 
sai lầm của mình thì đất là bến đỗ bình yên dưỡng 
sức để cô có thể lấy lại được trái tim của Rhett. Cả 
hai người đàn ông yêu cô và cô yêu đều nhận thấy 
rằng, cô yêu mảnh đất Tara hơn bất kỳ ai trong số 
họ, và có lẽ vì vậy, trở về Tara sau tất cả mọi biến 
cố là con đường tối hậu của cuộc đời Scarlett. Như 
một ẩn ức mà có thể Mitchell không ý thức được: 
bài học từ đất của ông Gerald gắn liền với công 
cuộc xây dựng đồn điền, của cải, Scarlett nhìn Tara 
phát triển với cảnh những đồng bông mọc lên tươi 
tốt như đem lại sức mạnh cho cô Đất đai không 
chỉ gắn bó chặt chẽ với cuộc đời Scarlett, mà còn 
là là trụ cột tinh thần cô sau những giông bão của 
cuộc đời.
2.3. Đất - Cuống rốn của văn hóa đồn điền 
Cuộc sống đồn điền hài hòa giữa người da 
đen và người da trắng, cùng với ý nghĩa biểu tượng 
Mammy “như người mẹ thứ hai của Scarlett” [4, tr. 
77] đã đưa đến một cái nhìn sai lạc về miền Nam 
trước Nội chiến, về vấn đề chủng tộc, về lịch sử... 
Vì vậy, nhiều nhà nghiên cứu khẳng định: Margaret 
Mitchell và cuốn tiểu thuyết của bà mang tư tưởng 
phân biệt chủng tộc, ủng hộ chế độ nô lệ. Lý giải tư 
tưởng này cần đặt vấn đề trong bối cảnh tác phẩm 
ra đời là thời kỳ đại khủng hoảng (1929-1933), nó 
phá hủy và làm tê liệt nền kinh tế nước Mỹ nói 
riêng hệt như những thảm khốc mà Nội chiến đã 
gây ra; những khó khăn mà thế hệ Mitchell đang 
phải hứng chịu không khác gì thế hệ ông cha bà 
đã trải qua. Hơn nữa, những hiểu biết lịch sử của 
nhà văn về Nội chiến là những diễn giải lịch sử phổ 
biến ở miền Nam nửa đầu thế kỷ XX, như nhận 
định của nhà sử học đương đại Richard N. Current 
(1912-2012):
Không nghi ngờ gì đó thực sự là một bất hạnh, 
Cuốn theo chiều gió đã bất tử hóa nhiều huyền thoại 
về Tái thiết, đặc biệt là liên quan tới người da đen. 
Margaret Mitchell không cùng nguồn gốc chủng tộc 
với họ [người da đen] và một tiểu thuyết gia trẻ khó 
có thể bị coi là có lỗi, khi cô không biết những gì 
70
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC ÑOÀNG THAÙP Taïp chí Khoa hoïc soá 36 (02-2019)
mà đại đa số những sử gia chuyên nghiệp, chín chắn 
đều không biết, cho đến nhiều năm sau [1, tr. 87].
Tư tưởng ủng hộ chế độ nô lệ của nhà văn 
vừa như một ẩn ức cá nhân vừa là nét riêng trong 
truyền thống văn hóa miền Nam, hiện lên rõ nét 
nhất thông qua biểu tượng đất. Ngay từ những 
trang đầu của tác phẩm đã vang lên lời đe dọa của 
đại ngàn thoảng trong gió: “Hãy coi chừng! Hãy 
coi chừng! Ta đã chiếm giữ các ngươi một thời! 
Ta vẫn có thể tái chiếm những gì đã mất” [3, tr. 8]. 
Có lẽ đó là tiếng lòng của Mitchell nói riêng và 
người dân miền Nam nói chung muốn trở về với 
nhịp sống ngày xưa. 
 Xuyên suốt chiều dài tác phẩm Cuốn theo 
chiều gió, biểu tượng đất gắn liền với đồn điền Tara, 
với nền kinh tế nông nghiệp trù phú ở miền Nam. 
Tara không chỉ là nhà của Scarlett mà quan trọng 
hơn đó là cội nguồn sức mạnh tạo nên con người 
cô. Nếu Tara là tình yêu, lẽ sống của ông Gerald, 
là lý do Scarlett suốt đời chiến đấu bảo vệ thì đất 
cũng là nguyên nhân sâu xa để người da trắng quý 
tộc miền Nam luôn ôm ấp và níu giữ chế độ nô lệ 
như một mô hình của nền văn minh tiên tiến. Ở 
đó người da trắng thụ hưởng cuộc sống giàu sang, 
người da đen hạnh phúc với thân phận những tôi 
tớ trung thành mà điển hình là bà vú Mammy, bác 
Peter,.. trở thành những thành viên trong gia đình 
của người da trắng. Những đồn điền bông vải cần 
bàn tay chăm sóc của người nô lệ, và cũng chính 
bông vải đem lại hạnh phúc cho họ thì có cần phải 
giải phóng người da đen, có cần nổ ra Nội chiến? 
Viết Cuốn theo chiều gió như một hoài niệm nhưng 
đồng thời Mitchell cũng đặt ra một câu hỏi đối với 
lịch sử, đối với thời đại, đọc tác phẩm từ ý nghĩa 
của biểu tượng đất là một cách lý giải câu hỏi ấy.
Nếu Cuốn theo chiều gió là câu chuyện tình 
yêu hòa lẫn với câu chuyện lịch sử thì quan điểm 
lịch sử ấy được hiển lộ thông qua biểu tượng đất, 
như một ẩn ức mà có thể nữ nhà văn không ý thức 
được. Đất như biểu tượng của văn hóa đồn điền 
ở miền Nam, phá tan đồn điền cũng là cắt phăng 
“cuống rốn” tiếp máu cho văn minh nông nghiệp. 
Nếu Tara phục hồi sức sống, dẫn dắt lương tri 
Scarlett, thì chính quê hương Georgia cũng chính 
là sợi neo giữ thăng bằng cho tâm hồn và tư tưởng 
Margaret sáng tạo. Vượt lên trên ý nghĩa cá nhân 
của Scarlett, của ông Gerald, đất trong tác phẩm 
Cuốn theo chiều gió, còn trở thành biểu tượng cho 
miền Nam. Nội chiến đi qua càn quét và hủy diệt 
những đồn điền xanh tươi, những bữa tiệc xa hoa 
và những lễ nghi trang nhã, hủy diệt miền Nam cũ, 
hủy diệt những người như Ashley và thế giới êm 
đềm của họ. Tuy nhiên miền Nam vẫn tồn tại ở đất 
đai, ở tình yêu của họ đối với đất. Đó là sợi dây bí 
mật để Mitchell hy vọng “sẽ tái chiếm những gì đã 
mất”, như Scarlett đã khôi phục Tara, người dân 
miền Nam sẽ xây dựng lại nền văn minh đã mất, 
đó là một trong những cơ sở để các nhà nghiên 
cứu khẳng định rằng Mitchell muốn tiếp tục phát 
huy nền nông nghiệp đồn điền, đồng nghĩa với tư 
tưởng bảo vệ chế độ nô lệ, bởi nô lệ là lực lượng 
lao động để duy trì nền sản xuất đó.
 Có thể Mitchell chưa ý thức hết về điều này, 
tuy nhiên, trong những trang tiếp theo của cuốn 
tiểu thuyết, những bàn tay của hoa khôi miền Nam 
cũng biết hái bông khi cấu trúc văn hóa xã hội thay 
đổi. Thực tế thời Tái thiết cho thấy diện tích trồng 
bông vẫn chiếm số lượng ưu thế so với cây lương 
thực, thuốc lá và mía, bông vải vẫn đem lại nguồn 
lợi lớn nhất cho nền kinh tế miền Nam; và nhận 
định muốn trồng bông vải phải cần người nô lệ da 
đen đã trở nên sai lầm, Tara cũng không còn hoạt 
động như cũ, giờ nó là một trang trại (farm) 
không phải là một đồn điền (plantation), như lời 
của Will Benteen: “Tara là trang trại khá nhất trong 
Hạt, nhờ chị và tôi, chị Scarlett ạ, nhưng nó chỉ là 
một trang trại, chứ không phải là một đồn điền” [3, 
tr. 788]. Cùng với sự hồi sinh của những trang trại 
xung quanh, Scarlett nuôi hy vọng về những cánh 
đồng bông vải bạt ngàn lại nở rộ dưới nắng, mút 
mắt đến tận chân trời
3. Kết luận
Biểu tượng đất trong tác phẩm không chỉ 
là thiên nhiên tươi đẹp, màu mỡ như chính chân 
dung và tình yêu của Mẹ gắn bó mật thiết với cuộc 
đời nhân vật Scarlett, cũng như Georgia là nguồn 
cảm hứng bất tận cho Mitchell. Điều đó giải thích 
thái độ chính trị của bà một cách rốt ráo: tâm thức 
người miền Nam gắn với đồn điền, với đất đai, 
với nô lệ đã trải qua bao nhiêu thế hệ, nên không 
dễ gì thay đổi. Cuộc sống ở Tara, văn hóa đồn 
điền tượng trưng cho văn hóa miền Nam, và trong 
chiều dài của cuốn tiểu thuyết nét văn hóa ấy đã 
dần dần bị thay thế, tuy nhiên đất (Tara) vẫn còn 
71
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC ÑOÀNG THAÙP Taïp chí Khoa hoïc soá 36 (02-2019)
đó, mãi còn nguyên giá trị, “là thứ duy nhất trên 
đời xứng đáng để được chiến đấu và bảo vệ, là 
vật duy nhất trên đời mãi mãi tồn tại”, từ thế hệ 
này, sang thế hệ khác.
Cuốn theo chiều gió là một diễn giải về cuộc 
Nội chiến và thời Tái thiết ở miền Nam nước Mỹ 
từ góc nhìn của một phụ nữ da trắng, tư tưởng của 
Mitchell trong tác phẩm như thế nào, lịch sử đã 
và đang phán xét, điều quan trọng hơn mà ta thấy 
được là nhà văn đã cảm nhận và giải thích như thế 
nào về thế giới ấy. Trải qua thời gian, vẻ đẹp và sức 
sống của Cuốn theo chiều gió không ngừng quyến 
rũ độc giả, và vì vậy càng làm giàu thêm ý nghĩa 
của tác phẩm nghệ thuật chân chính./. 
Tài liệu tham khảo
[1]. Castel, Albert (2010), Winning and Losing in the Civil War: Essays and Stories, University of 
South Carolina Press.
[2]. Chevalier J., Gheerbrant A. (Phạm Vĩnh Cư chủ biên, 2002), Từ điển biểu tượng văn hóa thế 
giới, NXB Đà Nẵng, Trường viết văn Nguyễn Du, Đà Nẵng.
[3]. Mitchell, Magaret (Vũ Kim Thư dịch, 2010), Cuốn theo chiều gió, NXB Văn học, Hà Nội.
[4]. Nguyễn Thị Tuyết (2017), “Ý nghĩa của biểu tượng Mammy trong tiểu thuyết Cuốn theo chiều 
gió”, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, tập 51C, tr. 74-81.
THE LAND SYMBOL IN GONE WITH THE WIND 
BY MARGARET MITCHELL
Summary
 In the novel Gone with the Wind, along with interpretations of the American Civil War (1861-
1865) and the immortal love story between Scarlett O’Hara and Rhett Butler, Margaret Mitchell created 
a new myth of land fully characteristic of Southern United States culture during the second half of the 
nineteenth century. Land in this work is very abundant in symbolic meanings: the promising land for 
Gerald O’Hara’s career in association with cotton plantations; Tara symbolizing agriculture civilization 
as well as an eternal mother guarding Scarlett. And analyzing land symbols is also the best way to explain 
Mitchell’s political views.
Keywords: The land symbol, Gone with the Wind, Margaret Mitchell.
Ngày nhận bài: 15/11/2018; Ngày nhận lại: 17/12/2018; Ngày duyệt đăng: 27/12/2018.

File đính kèm:

  • pdfbieu_tuong_dat_trong_tieu_thuyet_cuon_theo_chieu_gio_cua_mar.pdf