Biểu hiện các dấu ấn sinh học u trung mạc ác tính màng phổi trong 5 năm từ 2015 - 2019 tại bệnh viện Phạm Ngọc Thạch

Phần mở đầu: Việc khảo sát các dấu ấn sinh học của UTMATMP nhằm phần nào xây dựng được việc chuẩn hóa trong chẩn đoán và đón đầu các xu hướng điều trị sắp tới cho loại bệnh lý ung thư này. Tại Việt Nam hiện chưa có nghiên cứu nào sâu rộng về các dấu ấn sinh học của UTMATMP với số lượng lớn. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu khảo sát các dấu ấn sinh học UTMATMP nhằm các mục tiêu sau: 1. Khảo sát các dấu ấn dịch tễ học chẩn đoán và các dấu ấn sinh học trong hóa mô miễn dịch chẩn đoán. 2. Khảo sát các biểu hiện đột biến gen và biểu hiện PD-L1 trong UTMATMP. 3. Ứng dụng trong đánh giá chẩn đoán và các xu hướng điều trị trong tương lai cho UTMATMP. Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu, thống kê mô tả cắt ngang. Khảo sát các biểu hiện: dịch tễ học, hóa mô miễn dịch chẩn đoán, biểu hiện biến đổi gen và biểu hiện PD-L1 trong UTMATMP. Kết quả nghiên cứu: Có bằng chứng hiện diện của thể amiăng (16,93%) và SV-40 (7,26%). Các dấu ấn hóa mô miễn dịch Calretinin, Glut-1, Xiap và WT-1 [Tỉ lệ dương tính lần lượt là: 105 (84,68%), 102 (82,26%), 103 (83,06%) và 116 (93,54%)] có biểu hiện cao nhất trong các trường hợp UTMATMP và có giá trị tốt nhất trong chẩn đoán UTMATMP. Các biểu hiện biến đổi gen quan trọng nhất là p16 Deletion và BAP1 (Tỉ lệ dương tính: 8 ca (6,45%) và 15 ca (12,09%). Điều này giúp ứng dụng trong điều trị nhắm trúng đích. Có một tỉ lệ PD-L1 dương tính với hai dấu ấn 22C3 và SP263 (Tỉ lệ dương tính: 17 ca (13,71%) và 25 ca (20,16%). Điều này cũng đưa đến khả năng ứng dụng điều trị miễn dịch cho loại bệnh lý UTMATMP. Kết luận: Qua việc khảo sát các dấu ấn sinh học trong 124 trường hợp UTMATMP tại BV. Phạm Ngọc Thạch từ 2015-2019 đưa đến các nhận định sau: Về mặt chẩn đoán: Có bằng chứng hiện diện của thể amiăng và SV-40 và các dấu ấn hóa mô miễn dịch Calretinin, Glut-1 và WT-1 có biểu hiện cao nhất trong các trường hợp UTMATMP và có giá trị tốt nhất trong chẩn đoán dịch tễ học và chẩn đoán dương tính UTMATMP. Về mặt điều trị: Các biểu hiện biến đổi gen quan trọng nhất là p16 Deletion và BAP1 và một tỉ lệ PDL1 dương tính với hai dấu ấn 22C3 và SP263. Điều này cũng đưa đến khả năng ứng dụng điều trị nhắm trúng đích và điều trị miễn dịch cho loại bệnh lý UTMATMP này

Biểu hiện các dấu ấn sinh học u trung mạc ác tính màng phổi trong 5 năm từ 2015 - 2019 tại bệnh viện Phạm Ngọc Thạch trang 1

Trang 1

Biểu hiện các dấu ấn sinh học u trung mạc ác tính màng phổi trong 5 năm từ 2015 - 2019 tại bệnh viện Phạm Ngọc Thạch trang 2

Trang 2

Biểu hiện các dấu ấn sinh học u trung mạc ác tính màng phổi trong 5 năm từ 2015 - 2019 tại bệnh viện Phạm Ngọc Thạch trang 3

Trang 3

Biểu hiện các dấu ấn sinh học u trung mạc ác tính màng phổi trong 5 năm từ 2015 - 2019 tại bệnh viện Phạm Ngọc Thạch trang 4

Trang 4

Biểu hiện các dấu ấn sinh học u trung mạc ác tính màng phổi trong 5 năm từ 2015 - 2019 tại bệnh viện Phạm Ngọc Thạch trang 5

Trang 5

Biểu hiện các dấu ấn sinh học u trung mạc ác tính màng phổi trong 5 năm từ 2015 - 2019 tại bệnh viện Phạm Ngọc Thạch trang 6

Trang 6

Biểu hiện các dấu ấn sinh học u trung mạc ác tính màng phổi trong 5 năm từ 2015 - 2019 tại bệnh viện Phạm Ngọc Thạch trang 7

Trang 7

pdf 7 trang minhkhanh 9180
Bạn đang xem tài liệu "Biểu hiện các dấu ấn sinh học u trung mạc ác tính màng phổi trong 5 năm từ 2015 - 2019 tại bệnh viện Phạm Ngọc Thạch", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Biểu hiện các dấu ấn sinh học u trung mạc ác tính màng phổi trong 5 năm từ 2015 - 2019 tại bệnh viện Phạm Ngọc Thạch

Biểu hiện các dấu ấn sinh học u trung mạc ác tính màng phổi trong 5 năm từ 2015 - 2019 tại bệnh viện Phạm Ngọc Thạch
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 189 
BIỂU HIỆN CÁC DẤU ẤN SINH HỌC U 
TRUNG MẠC ÁC TÍNH MÀNG PHỔI TRONG 5 NĂM TỪ 2015-2019 
TẠI BỆNH VIỆN PHẠM NGỌC THẠCH 
NGUYỄN SƠN LAM1 
Địa chỉ liên hệ: Nguyễn Sơn Lam 
Email: drnsl1963@gmail.com 
1ThS. BS. Khoa Giải phẫu bệnh- 
 Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch 
Ngày nhận bài: 01/10/2020 
Ngày phản biện: 03/11/2020 
Ngày chấp nhận đăng: 05/11/2020 
TÓM TẮT 
Phần mở đầu: Việc khảo sát các dấu ấn sinh học của UTMATMP nhằm phần nào xây dựng được 
việc chuẩn hóa trong chẩn đoán và đón đầu các xu hướng điều trị sắp tới cho loại bệnh lý ung thư này. 
Tại Việt Nam hiện chưa có nghiên cứu nào sâu rộng về các dấu ấn sinh học của UTMATMP với số lượng 
lớn. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu khảo sát các dấu ấn sinh học UTMATMP nhằm các mục tiêu sau: 
1. Khảo sát các dấu ấn dịch tễ học chẩn đoán và các dấu ấn sinh học trong hóa mô miễn dịch chẩn 
đoán. 
2. Khảo sát các biểu hiện đột biến gen và biểu hiện PD-L1 trong UTMATMP. 
3. Ứng dụng trong đánh giá chẩn đoán và các xu hướng điều trị trong tương lai cho UTMATMP. 
Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu, thống kê mô tả cắt ngang. Khảo sát các biểu hiện: dịch tễ học, 
hóa mô miễn dịch chẩn đoán, biểu hiện biến đổi gen và biểu hiện PD-L1 trong UTMATMP. 
Kết quả nghiên cứu: Có bằng chứng hiện diện của thể amiăng (16,93%) và SV-40 (7,26%). 
Các dấu ấn hóa mô miễn dịch Calretinin, Glut-1, Xiap và WT-1 [Tỉ lệ dương tính lần lượt là: 105 
(84,68%), 102 (82,26%), 103 (83,06%) và 116 (93,54%)] có biểu hiện cao nhất trong các trường hợp 
UTMATMP và có giá trị tốt nhất trong chẩn đoán UTMATMP. 
Các biểu hiện biến đổi gen quan trọng nhất là p16 Deletion và BAP1 (Tỉ lệ dương tính: 8 ca (6,45%) 
và 15 ca (12,09%). Điều này giúp ứng dụng trong điều trị nhắm trúng đích. 
Có một tỉ lệ PD-L1 dương tính với hai dấu ấn 22C3 và SP263 (Tỉ lệ dương tính: 17 ca (13,71%) và 25 
ca (20,16%). Điều này cũng đưa đến khả năng ứng dụng điều trị miễn dịch cho loại bệnh lý UTMATMP. 
Kết luận: Qua việc khảo sát các dấu ấn sinh học trong 124 trường hợp UTMATMP tại BV. Phạm 
Ngọc Thạch từ 2015-2019 đưa đến các nhận định sau: 
Về mặt chẩn đoán: Có bằng chứng hiện diện của thể amiăng và SV-40 và các dấu ấn hóa mô miễn 
dịch Calretinin, Glut-1 và WT-1 có biểu hiện cao nhất trong các trường hợp UTMATMP và có giá trị tốt 
nhất trong chẩn đoán dịch tễ học và chẩn đoán dương tính UTMATMP. 
Về mặt điều trị: Các biểu hiện biến đổi gen quan trọng nhất là p16 Deletion và BAP1 và một tỉ lệ PD-
L1 dương tính với hai dấu ấn 22C3 và SP263. Điều này cũng đưa đến khả năng ứng dụng điều trị nhắm 
trúng đích và điều trị miễn dịch cho loại bệnh lý UTMATMP này. 
Từ khóa: UTMATMP dạng biểu mô, UTMATMP dạng sarcom, UTMATMP dạng hỗn hợp, UTMATMP 
biệt hóa cao dạng nhú, Deletion p16: p16 deletion, BAP1: BRCA1 associated protein-1 (ubiquitin 
carboxy-terminal hydrolase. 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 190 
PHẦN MỞ ĐẦU 
Hiện nay, việc chẩn đoán và điều trị cho bệnh 
nhân UTMATMP (U trung mạc ác tính màng phổi) 
vẫn cực kỳ khó khăn mặc dù có nhiều tiến bộ trong 
chiến lược và kỹ thuật. UTMATMP là một khối u 
nguyên phát của màng phổi liên quan đến phơi 
nhiễm amiăng. Bên cạnh phơi nhiễm amiăng, phóng 
xạ, virus simian 40 và các yếu tố di truyền, cũng như 
tiếp xúc với sợi khoáng chất cũng được coi là tác 
nhân gây bệnh. Tỷ lệ mắc UTMATMP dự kiến sẽ đạt 
đỉnh trên toàn cầu, đặc biệt là ở châu Âu và các 
nước đang phát triển khác. Tại Việt Nam tỉ lệ mắc 
UTMATMP dự kiến cũng khá cao khi việc sử dụng 
các vật liệu chứa amiăng vẫn còn rất phổ biến. Và 
dự đoán rằng gánh nặng toàn cầu do UTMATMP sẽ 
cũng rất cao trong những thập kỷ tới[2,5,6,8,10,15]. 
Tại BV. Phạm Ngọc Thạch TP.Hồ Chí Minh, tỉ lệ 
bình quân UTMATMP so với u ác tính trong lồng 
ngực chiếm khoảng ≥1% (Khoảng 15 - 30 ca 
bệnh/năm). Việc điều trị chủ yếu dựa vào kỹ thuật 
bóc vỏ màng phổi hay làm dầy dính màng phổi và 
hóa trị liệu theo các công thức của các hiệp hội ung 
thư trên thế giới như: NCCN, ASCO, ESMO, 
IASLC Hiện chưa có các kỹ thuật điều trị mới như: 
điều trị đích, thuốc chống tăng sinh mạch, điều trị 
kháng thể đơn dòng, điều trị miễn dịch Việc khảo 
sát các dấu ấn sinh học của UTMATMP nhằm phần 
nào xây dựng được việc chuẩn hóa trong chẩn đoán 
và đón đầu các xu hướng điều trị sắp tới cho loại 
bệnh lý ung thư này. Tại Việt Nam hiện chưa có 
nghiên cứu nào sâu rộng về các dấu ấn sinh học của 
UTMATMP với số lượng lớn. Chúng tôi thực hiện 
nghiên cứu khảo sát các dấu ấn sinh học UTMATMP 
nhằm các mục tiêu sau: 
Khảo sát các dấu ấn dịch tễ học chẩn đoán và 
các dấu ấn sinh học trong hóa mô miễn dịch chẩn 
đoán. 
Khảo sát các biểu hiện đột biến gen và biểu 
hiện PD-L1 trong UTMATMP. 
Ứng dụng trong đánh giá chẩn đoán và các xu 
hướng điều trị trong tương lai cho UTMATMP. 
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Phương pháp nghiên cứu 
Hồi cứu, thống kê mô tả cắt ngang, sử dụng 
phần mềm Excel 2013. 
Đối tượng nghiên cứu 
Tất cả các trường hợp UTMATMP nhập viện 
điều trị tại BV.Phạm Ngọc Thạch từ 01/01/2015 đến 
31/12/2019. 
Các kỹ thuật sử dụng để khảo sát những biểu 
hiện dấu ấn sinh học 
Khảo sát dịch tễ học 
Thực hiện tại Khoa Giải Phẫu Bệnh BV. Phạm 
Ngọc Thạch. 
Tìm thể amiăng trong các loại dịch: Dịch rửa 
phế quản-phế nang, dịch rửa phế quản, đàm. 
Chẩn đoán virus SV-40 bằng nhuộm hóa mô 
miễn dịch với kháng thể đặc hiệu kháng với SV40 
Large T antigen (SV-40 Tag). 
Khảo sát hóa mô miễn dịch chẩn đoán 
Với các dấu ấn (Markers): Vimentin, Desmin, 
CK 5/6, HBME-1, Mesothelin, Calretinin, Glut-1, 
XiAP, WT-1. 
Khảo sát các biến đổi gen UTMATMP 
Sử dụng hệ thống giải trình tự gen thế hệ mới 
(Next Generation Sequensing) của Illumina NextSeq 
550 Series. Với các mẫu mô sinh thiết màng phổi và 
sinh thiết phổi được đúc khối paraffine. 
Khảo sát biểu hiện PD-L1 
Sử dụng kỹ thuật hóa mô miễn dịch với hai dấu 
ấn 22C3 (Dako) và SP263 (Ventana) trên hai hệ 
thống máy hóa mô miễn dịch: Doublestaining 
System for Autostainer Link 48 Dako, ROCHE 
Ventana BenchMark XT 750-700 Automated 
IHC/ISH Slide Stainer. Với các mẫu mô sinh thiết 
màng phổi và sinh thiết phổi được đúc khối 
paraffine. 
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 
Số liệu tổng quát 
Tổng số 124 ca UTMATMP thu nhận được 
trong 5 năm (2015-2019) tại BV. PNT. 
Giới tính: Nam 71 ca (57,26%) - Nữ 53 ca 
(42,74%). 
Tuổi trung bình: 59,7 ± 8,75 tuổi. 
Có tiền sử tiếp xúc amiăng: 69 ca (55,65%). 
Phân phối loại mô học: Phân phối loại mô học 
UTMATMP trong 124 ca bệnh tại BV.PNT cho thấy 
kết quả: chiếm tỉ lệ cao nhất là các loại UTMATMP 
dạng biểu mô (43 ca # 35%) và UTMATMP dạng 
hỗn hợp (35 ca # 28%). Kết quả này cũng tương tự 
như kết quả của các tác giả: Fabien Gueugnon và 
cs. (P = 0,063 - 0,077); Greta Ali và cs. (P = 0,059 - 
0,063); Kei Kushitani & Kouki Inai (P = 0,62 - 0,083); 
Sergio Pina Oviedo & Philip T.Cagle (P = 0,060 - 
0,071)[3,7,9,12,15]. 
Các loại mô học khác chiếm tỉ lệ < 20%. Tuy 
nhiên có hai loại mô học UTMATMP khi chẩn đoán 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 191 
cần chú ý phân biệt với carcinom tuyến biệt hóa cao: 
UTMATMP biệt hóa cao dạng nhú (Well-
differentiated Papillary MPM: 13 ca # 11%) và 
UTMATMP dạng giống tuyến (Adenomatoid MPM: 
15 ca # 12%). Điều này càng khẳng định vai trò quan 
trọng của hóa mô miễn dịch (HMMD) trong chẩn 
đoán UTMATMP: luôn luôn phải thực hiện nhuộm 
HMMD khi chẩn đoán xác định và chẩn đoán loại mô 
học UTMATMP[1,2,4,5,7,8,11,14,15]. 
Biểu đồ. Phân phối loại mô học u trung mạc ác tính màng phổi 
Biểu hiện về dịch tễ học 
Chẩn đoán sự hiện diện của thể amiăng 
Các bệnh phẩm chẩn đoán thể amiăng: dịch 
rửa phế quản phế nang (91 ca # 73,79%), dịch rửa 
phế quản (13 ca # 10,48%), đàm (20 ca # 15,73%). 
Tỉ lệ tìm được thể amiăng trong các mẫu bệnh 
phẩm: 
Loại bệnh 
phẩm 
Dịch rửa 
PQ-PN 
Dịch 
rửa PQ Đàm 
Tổng 
cộng 
Số ca tìm 
thấy thể 
amiăng 
15 ca 
(16,48%) 
1 ca 
(7,69%) 
3 ca 
(15,00%) 
21 ca 
(16,93%) 
Bảng 1. Tỉ lệ tìm thấy thể amiăng trong các loại 
bệnh phẩm 
BÀN LUẬN 
Đa số các trường hợp tìm được thể amiăng có 
trong dịch rửa phế quản-phế nang (15 ca), điều này 
cũng phù hợp với những nhận định từ các nghiên 
cứu khác trên thế giới. Tổng số ca tìm thấy thể 
amiăng 21 ca chiếm tỉ lệ 16,93% các ca nghiên cứu. 
Tuy nhiên, so với kết quả khảo sát dịch tễ học có 
tiếp xúc amiăng (69 ca) tỉ lệ phát hiện này còn thấp 
(21/69 # 30,43%). Điều này cho thấy cần chú ý tầm 
soát yếu tố hiện diện của thể amiăng trong bệnh lý 
UTMATMP, đặc biệt trong bệnh phẩm dịch rửa phế 
quản phế nang[1,2,4,6,10,12,15]. 
Chẩn đoán sự hiện diện của virus SV-40 
Tổng số ca có phát hiện SV-40 bằng nhuộm 
hóa mô miễn dịch với SV40 large T antigen: 9 ca, 
chiếm tỉ lệ 7,26%. So sánh với các nghiên cứu khác 
trên thế giới cho thấy tỉ lệ này cao hơn 
(1,24 - 5,05%) (Với P = 0,025 - 0,039)[2,4,6,12,14]. 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 192 
Biểu hiện của các dấu ấn hóa mô miễn dịch chẩn đoán 
Phân phối tỉ lệ dương tính trong nhuộm hóa mô miễn dịch UTMATMP được thể hiện qua bảng sau: 
 UTMATMP 
dạng biểu 
mô (Số ca) 
UTMATMP 
dạng sarcom 
(Số ca) 
UTMATMP 
dạng hỗn hợp 
(Số ca) 
UTMATMP biệt hóa 
cao dạng nhú 
(Số ca) 
UTMATMP các loại 
mô học khác 
(Số ca) 
Tổng cộng 
(Số ca & %) 
Vimentin 7 5 23 3 9 47 (37,90%) 
Desmin 5 8 27 4 6 50 (40,32%) 
CK 5/6 33 1 19 5 7 65 (52,42%) 
HBME-1 29 3 21 7 11 71 (57,26%) 
Mesothelin 31 2 24 11 4 72 (58,06%) 
Calretinin 38 8 33 9 17 105 (84,68%) 
Glut-1 38 7 32 9 16 102 (82,26%) 
XiAP 39 8 33 8 15 103 (83,06%) 
WT-1 43 9 34 11 19 116 (93,54%) 
Bảng 2. Phân phối số ca và tỉ lệ dương tính của các dấu ấn hóa mô miễn dịch chẩn đoán UTMATMP 
Bàn luận 
Kết quả nhuộm hóa mô miễn dịch cho thấy 4 dấu ấn Calretinin, Glut-1, XiAP và WT-1 có tỉ lệ dương tính 
cao nhất, cho thấy đây là 4 dấu ấn giúp chẩn đoán UTMATMP tốt nhất. Ngoài ra, các dấu ấn khác CK 5/6, 
HBME-1, Mesothelin cũng có tỉ lệ dương tính cao đặc biệt ở các loại mô học: UTMATMP dạng biểu mô, dạng 
hỗn hợp và biệt hóa cao dạng nhú. Hai dấu ấn có nguồn gốc trung mô Vimentin và Desmin có tỉ lệ dương tính 
thấp hơn, tỉ lệ dương tính cao ở các loại mô học: UTMATMP dạng sarcom (5/11 ca # 45,45%), UTMATMP 
dạng hỗn hợp (23/35 ca # 65,71%) và UTMATMP các loại mô học khác (9/20 ca # 45%). Kết quả này cũng phù 
hợp với các nghiên cứu của các tác giả: Fabien Gueugnon và cs., Greta Ali và cs., Kei Kushitani & Kouki Inai, 
Sergio Pina Oviedo & Philip T.Cagle[7,9,11,12,13]. 
Biểu hiện biến đổi gen 
 UTMATMP 
dạng biểu 
mô (Số ca) 
UTMATMP 
dạng sarcom 
(Số ca) 
UTMATMP 
dạng hỗn 
hợp (Số ca) 
UTMATMP biệt 
hóa cao dạng 
nhú (Số ca) 
UTMATMP các loại 
mô học khác (Số ca) 
Tổng cộng 
(Số ca) & %) 
EGFR 1 0 0 1 0 2 (1,61%) 
VEGF 1 0 2 0 0 3 (2,42%) 
PDGF 3 0 0 0 1 4 (3,23%) 
HGF/c-Met 0 1 3 0 0 4 (3,23%) 
mTOR 0 0 1 0 0 1 (0,81%) 
hTNF-α 2 1 0 0 1 4 (3,23%) 
Deletion p16 3 0 4 1 2 8 (6,45%) 
BAP1 6 1 5 0 3 15 (12,09%) 
Bảng 3. Phân phối các biểu hiện biến đổi gen của UTMATMP 
(EGFR: Epidermal growth factor receptor, VEGF: Vascular endothelial growth factor, Platelet-derived 
growth factor, HGF/c-Met: Hepatocyte Growth Factor (HGF)/c-Met Pathway, mTOR: PI3K/Akt/mTOR pathway 
with NF2 mutations, hTNF-α: Human Tumor Necrosis Factor Alpha, Deletion p16: p16 deletion, BAP1: BRCA1 
associated protein-1 (ubiquitin carboxy-terminal hydrolase). 
Bàn luận 
Biểu hiện của biến đổi gen trong UTMATMP tại BV. Phạm Ngọc Thạch với biểu hiện cao nhất là đột biến 
mất đoạn Deletion p16 và BAP1. Kết quả này cũng phù hợp với những kết quả khác trên thế giới như: Aaron 
Mansfield (P = 0,061), Fabien Gueugnon và cs. (P = 0,058), Gerta Ali và cs. (P = 0,093), Haining Yang (P = 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 193 
0,071), Marjorrie G.Zauderer (P = 0,064), Maxwell Smith va cs. (P = 0,121), Michele Carbone (P = 0,113), 
Najmunnisa Nasreen (P = 0,082), Praad S.Adusumilli (P = 0,153), Steven Kao (P = 0,78). Đây cũng là tiền đề 
cho các thử nghiệm lâm sàng với các thuốc nhắm trúng đích đối với hai loại biến đổi gen này (Nintedanib, 
Imatinib, Soratininb)[1,7,9,13,15]. 
Biểu hiện PD-L1 
Biểu hiện điểm kiểm soát miễn dịch PD-L1 với hai dấu ấn phổ biến 22C3 và SP263: 
 UTMATMP 
dạng biểu 
mô 
(Số ca) 
UTMATMP 
dạng 
sarcom 
(Số ca) 
UTMATMP 
dạng hỗn 
hợp (Số ca) 
UTMATMP biệt 
hóa cao dạng 
nhú (Số ca) 
UTMATMP các 
loại mô học 
khác 
(Số ca) 
Tổng cộng 
(Số ca & %) 
22C3 Dako [TC(+) ≥ 50%] 11 1 3 1 1 17 (13,71%) 
SP263 Ventana [TC(+) ≥ 25%] 14 1 7 1 2 25 (20,16%) 
Bảng 4. Biểu hiện điểm kiểm soát miễn dịch PD-L1 của UTMATMP 
BÀN LUẬN 
Biểu hiện nhuộm hóa mô miễn dịch PD-L1 hai dấu ấn 22C3 và SP263 có kết quả dương tính: 13,71% và 
20,16%. Tỉ lệ dương tính của SP263 cao hơn 22C3 có ý nghĩa thống kê (P = 0,031). Loại mô học UTMATMP 
dạng biểu mô có biểu hiện cao nhất (11 + 14 ca = 25 ca # 20,16%). So sánh tỉ lệ dương tính này với các 
nghiên cứu khác trên thế giới cũng tương đương (P = 0,059 - 0,167). Việc này đưa đến triển vọng điều trị miễn 
dịch trong UTMATMP: Pembrolizumab, Nivolumad, Avelumab, Duvarlumab, Atezolumab[1,2,3,4,6,9,12]. 
KẾT LUẬN 
Các biểu hiện dấu ấn sinh học ở 124 trường 
hợp UTMATMP tại BV. Phạm Ngọc Thạch từ 2015-
2019 đưa đến các nhận định sau: 
Có bằng chứng hiện diện của thể amiăng và 
SV-40. 
Các dấu ấn hóa mô miễn dịch Calretinin, Glut-1, 
XiAP và WT-1 có biểu hiện cao nhất trong các 
trường hợp UTMATMP và có giá trị tốt nhất trong 
chẩn đoán UTMATMP. 
Các biểu hiện biến đổi gen quan trọng nhất là 
p16 Deletion và BAP1. Có khả năng ứng dụng trong 
điều trị nhắm trúng đích. 
Có một tỉ lệ PD-L1 dương tính với hai dấu ấn 
22C3 và SP263. Điều này cũng đưa đến khả năng 
ứng dụng điều trị miễn dịch cho loại bệnh lý 
UTMATMP này. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Aaron Mansfield; An Overview of Present and 
Future Immunotherapy Trials in Mesothelioma: 
Progress and Problems; IASLC WCLC 2018 
Mesothelioma Workshop 23 September 2018. 
2. Andrew G. Nicholson, et.al; EURACAN/IASLC 
Proposals for Updating the Histologic 
Classification of Pleural Mesothelioma: Towards 
a More Multidisciplinary Approach; Journal of 
Thoracic Oncology 2019, Vol. 15 No. 1: 29-49. 
3. Anne S. Tsao; IASLC Mesothelioma Workshop 
2018: Early stage I/O trials in Mesothelioma; 
IASLC 19th World Conference on Lung Cancer, 
September 23-26, 2018, Toronto, Canada. 
4. Arnaud Scherpereel; Malignant Pleural 
Mesothelioma: Immunotherapy: clinical results; 
ELCC 2018, April 2018 Geneva, Switzerland. 
5. Cornedine Jannette de Gooijer, Maria 
Disselhorst, and Paul Baas; What Can We Offer 
a Patient with a Malignant Mesothelioma; V4 N3 
June 2019, Journal of Thoracic Oncology For 
Thoracic Specialist. 
6. Fabien Gueugnon, Sabrina Lecler, Christophe 
Blanquart, Christine Sagan, Laurent Cellerin, 
Martine Padieu, Christian Perigaud, Arnaud 
Scherpereel, and Marc Gregoire; Identification of 
Novel Markers for the Diagnosis of Malignant 
Pleural Mesothelioma; AJP March 2011, Vol. 
178, No. 3, 1034-1042. 
7. Greta Alì, Rossella Bruno, Gabriella Fontanini; 
The pathological and molecular diagnosis of 
malignant pleural mesothelioma: a literature 
review; J Thorac Dis 2018; 10(Suppl 2):S276-
S284. 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 194 
8. Haining Yang; A subset of mesotheliomas with 
improved survival occurring in carriers of BAP1 
and other germline mutations; WCLC 2019, 
Mesothelioma Workshop, September 2019, 
Barcelona, Spain. 
9. Kei Kushitani, Yukio Takeshima, Vishwa Jeet 
Amatya, Osamu Furonaka, Akio Sakatani and 
Kouki Inai; Immunohistochemical marker panels 
for distinguishing between epithelioid 
mesothelioma and lung adenocarcinoma; 
Pathology International 2007; 57: 190-199. 
10. Laurent Greillier; Epidemiology and asbestos 
ban: European picture; European Lung Cancer 
Congress Geneva, April 2019. 
11. Marjorie G. Zauderer; Novel approaches for 
targeting BAP1; IASLC 19th World onference on 
Lung Cancer, September 23-26, 2018, Toronto, 
Canada. 
12. Massimo C. P. Barberis, Maurizio Faleri, Silvio 
Veronese, Chiara Casadio, and Giuseppe Viale; 
Calretinin: A Selective Marker of Normal and 
Neoplastic Mesothelial Cells in Serous Effusions; 
The International Academy of Cytology Acta 
Cytologica, 2017, 121-129. 
13. Michele Carbone; BAP1 Mutations: Mechanisms 
and Significance; IASLC Toronto Sept 23 2018. 
14. Sanjay Popat; Immunotherapy for mesothelioma: 
what’s new?; ESMO Immuno-Oncology 
Congress 2019, 11-14 December Geneva. 
15. Steven Kao et.al.; Malignant Pleural 
Mesothelioma; ESMO Preceptorship on Lung 
Cancer Manchester March 2019. 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 195 
SUMMARY 
Expressions of biomarkers of malignant pleural mesothelioma in 5 years from 2015 to 2019 
at Pham Ngoc Thach Hospital 
The Opening: The survey of the biomarkers of MPM partly aims to build a standard in diagnosis and 
anticipate upcoming treatment trends for this malignant tumors. In Vietnam, currently there are no extensive 
studies on the biomarkers of MPM in large quantities. We carry out research on MPM biomarkers for the 
following objectives: 
Investigation of diagnostic epidemiological markers and diagnostic immunochemistry biomarkers in 
diagnostic MPM. 
Investigation of gene mutation expressions and PD-L1 expressions in MPM. 
Application in diagnostic evaluation and future treatment trends for MPM. 
Research Methods: Retrospective, descriptive statistics with cross-section. Investigation of manifestations: 
epidemiology, diagnostic immunohistochemistry, gene expressions, and PD-L1 expressions in MPM. 
Results: There is evidence of presentative asbestos bodies (16.93%) and SV-40 (7.26%). 
Calretinin, Glut-1, XiAP and WT-1 immunohistochemistry markers [Positive ratios: 105 cases (84.68%), 102 
cases (82.26%), 103 cases (83,06%) and 116 cases (93.54%)] have been the highest expressions in the cases 
of MPM and has the best value in diagnosing MPM. 
The most important gene expression have been recognized: p16 Deletion and BAP1 [Positive rates: 8 
cases (6.45%) and 15 cases (12.09%)]. There is possibility of application in targeted treatment. 
There is a positive PD-L1 ratio with two markers 22C3 and SP263 [Positive rate: 17 cases (13.71%) and 25 
cases (20.16%)]. This also leads to applicability of immunotherapy for MPM. 
Conclusions: Through a survey of biomarkers in 124 cases MPM at Pham Ngoc Thach Hospital from 
2015-2019 we have brought the following statements: 
For diagnosis: There is evidence of presence of asbestos body and SV-40 and the IHC markers of 
Calretinin, Glut-1 and WT-1 have been the highest expressions in the cases of MPM and have been the best 
values in epidemiological diagnosis and positive diagnosis of MPM. 
For treatment: The most important gene expressions have been p16 Deletion and BAP1 and a positive PD-
L1 ratio with two markers: 22C3 and SP263. This also leads to the possibility of targeted application and 
immunotherapy for MPM. 
Key word: Epitheliod MPM, Sarcomatoid MPM, Biphasic MPM, Well-differentiated Papillary MPM, Deletion 
p16: p16 deletion, BAP1: BRCA1 associated protein-1 (ubiquitin carboxy-terminal hydrolase). 

File đính kèm:

  • pdfbieu_hien_cac_dau_an_sinh_hoc_u_trung_mac_ac_tinh_mang_phoi.pdf