Nghiên cứu một số đặc điểm suy dinh dưỡng năng lượng ở bệnh nhân ung thư tại bệnh viện quân y 103

Mục tiêu: Xác định tình trạng suy dinh dưỡng năng lượng ở bệnh nhân ung thư đang được điềutrị tại

Trung tâm Ung Bướu - Bệnh viện Quân Y 103.

Phương pháp: Mô tả cắt ngang. Các chỉ tiêu nghiên cứu gồm: Tuổi, cân nặng, nồng độ cholesterol,

albumin huyết tương, thời gian mắc ung thư và loại ung thư nguyên phát.

Kết quả: Tỷ lệ suy dinh dưỡng năng lượng có xu hướng cao hơn ở nhóm ngườitrên 50 tuổi nhưng sự

khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p >0,08). Tỷ lệ bệnh nhân suy dinhdưỡng năng lượng không khác

biệt theo sự biến đổi nồng độ cholesterol nhưng có sự khác biệt theo nồng độ albumin và sụt cân, tỷ lệ lần

lượt là 79,49% và 28,18%. Không thấy sự khác biệt thống kê về tỷ lệ suy dinh dưỡng năng lượng và thời

gian mắc bệnh (p >0,05). Tình trạng suy dinh dưỡng năng lượng khác biệt theo loại ung thư, hay gặp ở

ung thư thực quản, dạ dày, sau đó là phổi (tỷ lệ lần lượt là 28,57; 25,00; 21,63%).

Kết luận: Tình trạng suy dinh dưỡng năng lượng có liên quan với nồng độ albumin huyết tương và

khác biệt theo loại ung thư.

Nghiên cứu một số đặc điểm suy dinh dưỡng năng lượng ở bệnh nhân ung thư tại bệnh viện quân y 103 trang 1

Trang 1

Nghiên cứu một số đặc điểm suy dinh dưỡng năng lượng ở bệnh nhân ung thư tại bệnh viện quân y 103 trang 2

Trang 2

Nghiên cứu một số đặc điểm suy dinh dưỡng năng lượng ở bệnh nhân ung thư tại bệnh viện quân y 103 trang 3

Trang 3

Nghiên cứu một số đặc điểm suy dinh dưỡng năng lượng ở bệnh nhân ung thư tại bệnh viện quân y 103 trang 4

Trang 4

Nghiên cứu một số đặc điểm suy dinh dưỡng năng lượng ở bệnh nhân ung thư tại bệnh viện quân y 103 trang 5

Trang 5

pdf 5 trang minhkhanh 5620
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu một số đặc điểm suy dinh dưỡng năng lượng ở bệnh nhân ung thư tại bệnh viện quân y 103", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu một số đặc điểm suy dinh dưỡng năng lượng ở bệnh nhân ung thư tại bệnh viện quân y 103

Nghiên cứu một số đặc điểm suy dinh dưỡng năng lượng ở bệnh nhân ung thư tại bệnh viện quân y 103
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 402 
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SUY DINH DƯỠNG NĂNG 
LƯỢNG Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 103 
TÔ QUANG DUY1, PHẠM NGỌC ĐIỆP2, NGUYỄN NGỌC SÁNG2, 
VŨ THỊ TRANG2, NGHIÊM THỊ MINH CHÂU3, ĐOÀN THỊ KHUYÊN4 
Địa chỉ liên hệ: Tô Quang Duy 
Email: toquangduyhvqy@gmail.com 
Ngày nhận bài : 01/10/2020 
Ngày phản biện : 03/11/2020 
Ngày chấp nhận đăng : 05/11/2020 
1 BSNT Ung thư - Trung tâm Ung Bướu - Bệnh viện Quân Y 103 
2 ThS.BS. - Trung tâm Ung Bướu - Bệnh viện Quân Y 103 
3 PGS.TS. Trưởng Bộ môn Ung thư - Trưởng khoa Hóa trị - 
Trung tâm Ung Bướu - Bệnh viện Quân Y 103 
4 ThS.BS. Binh chủng Hóa học 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Suy dinh dưỡng là tình trạng thiếu hụt, dư thừa 
hay mất cân bằng năng lượng, protein và các chất 
dinh dưỡng khác gây ra mất hình dạng, làm giảm 
hoặc mất các chức năng của các mô, đặc biệt cơ[1]. 
Suy dinh dưỡng năng lượng là sự thiếu hụt năng 
lượng so với yêu cầu duy trì của cơ thể. Bản thân 
suy dinh dưỡng năng lượng có thể là bệnh đi kèm, 
biến chứng thứ phát gây ra nhiều hệ lụy trong điều 
trị. Các nghiên cứu đã chỉ ra: Suy dinh dưỡng năng 
lượng có thể gây ra nhiễm trùng thứ phát, giảm tác 
dụng của thuốc, giảm sức đề kháng của cơ thể, tăng 
nguy cơ bị nhiễm độc thuốc và chậm hồi phục[1]. 
Ung thư là bệnh mãn tính gây sự suy yếu 
nghiêm trọng về sức khỏe của bệnh nhân. Về sinh 
học, ung thư là sự chiếm đoạt sự sống của khối u. 
Nhưng về mặt dinh dưỡng, ung thư là bệnh có đặc 
tính chiếm đoạt chất dinh dưỡng của cơ thể, làm cơ 
thể bị suy kiệt gầy mòn. Xét về góc độ này, bệnh ung 
thư có thể là nguyên nhân gây ra sự suy dinh dưỡng 
năng lượng hoặc sự gầy mòn của cơ thể - Hội 
chứng tiêu protein. Điều này làm tăng thêm gánh 
nặng trong điều trị. Sự kết hợp giữa ung thư và suy 
dinh dưỡng năng lượng làm khó khăn trong tiến 
trình điều trị của bác sỹ và có thể bệnh nhân phải 
ngừng điều trị giữa quãng[3].Thống kê cho thấy, nếu 
bệnh nhân suy dinh dưỡng năng lượng càng nặng 
thì khả năng thất bại trong điều trị bệnh ung thư 
càng cao. Bệnh nhân hoặc không đủ điều kiện sức 
khỏe để tiếp nhận điều trị hoặc nhiễm độc. Có một 
lượng lớn bệnh nhân ung thư phải ngừng điều trị vì 
suy dinh dưỡng năng lượng. Trong thực tế lâm 
sàng, đôi khi các bác sĩ bỏ qua nguy cơ suy dinh 
TÓM TẮT 
Mục tiêu: Xác định tình trạng suy dinh dưỡng năng lượng ở bệnh nhân ung thư đang được điềutrị tại 
Trung tâm Ung Bướu - Bệnh viện Quân Y 103. 
Phương pháp: Mô tả cắt ngang. Các chỉ tiêu nghiên cứu gồm: Tuổi, cân nặng, nồng độ cholesterol, 
albumin huyết tương, thời gian mắc ung thư và loại ung thư nguyên phát. 
Kết quả: Tỷ lệ suy dinh dưỡng năng lượng có xu hướng cao hơn ở nhóm ngườitrên 50 tuổi nhưng sự 
khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p >0,08). Tỷ lệ bệnh nhân suy dinhdưỡng năng lượng không khác 
biệt theo sự biến đổi nồng độ cholesterol nhưng có sự khác biệt theo nồng độ albumin và sụt cân, tỷ lệ lần 
lượt là 79,49% và 28,18%. Không thấy sự khác biệt thống kê về tỷ lệ suy dinh dưỡng năng lượng và thời 
gian mắc bệnh (p >0,05). Tình trạng suy dinh dưỡng năng lượng khác biệt theo loại ung thư, hay gặp ở 
ung thư thực quản, dạ dày, sau đó là phổi (tỷ lệ lần lượt là 28,57; 25,00; 21,63%). 
Kết luận: Tình trạng suy dinh dưỡng năng lượng có liên quan với nồng độ albumin huyết tương và 
khác biệt theo loại ung thư. 
T฀ khóa:
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 403 
dưỡng ở bệnh nhân ung thư[1]. Ngay cả khi nguy cơ 
suy dinh dưỡng được xác nhận, suy dinh dưỡng 
nặng vẫn chưa được giải quyết đầy đủ. Ngay tại 
châu Âu một số nghiên cứu cho thấy chỉ có 1 trong 3 
bệnh nhân ung thư có suy dinh dưỡng được hỗ trợ 
dinh dưỡng một cách thích đáng[9], chưa có con số 
chính thức tại Việt Nam. 
Xuất phát từ thực tế đó, nhằm xây dựngchế độ 
dinh dưỡng trước và trong quá trình điều trị cho 
bệnh nhân ung thư, chúng tôi thực hiện đề tài này 
nhằm mục tiêu: Đánh giá tình trạng suy dinh dưỡng 
năng lượng ở bệnh nhân ung thư đang đượcđiều trị 
tại Trung tâm Ung Bướu - Bệnh viện Quân Y 103. 
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁPNGHIÊN CỨU 
Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 
Gồm 157 bệnh nhân ung thư đã được chẩn 
đoán xác định điều trị tại Trung tâm Ung Bướu - 
Bệnh viện Quân Y 103 từ tháng10/2018 đến tháng 
5/2019. 
Phương pháp nghiên cứu 
Nghiên cứu mô tả cắt ngang. 
Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu: Bệnh 
nhân được chẩn đoán lần đầu hoặc đã được chẩn 
đoán và điều trị ung thư của một số cơ quan: phổi, 
thực quản, dạ dày, đại tràng, trực tràng Tuổi của 
bệnh nhân >18, không phân biệt giới tính, thời gian 
bị bệnh, giai đoạn bệnh. 
Tiêu chuẩn loại trừ: Bệnh nhân bị ung thư không 
phải các cơ quan nói trên. Bệnh nhân mới điều trị 
phẫu thuật < 1 tháng. Đã điều trị máu, huyết tương 
trong vòng 1 tháng. Mắc các bệnh cấp tính, sốt, 
nhiễm trùng, đột quỵ não, suy tim cấp tính, xơ gan 
và các bệnh nội tiết khác đi kèm như basedow, 
cushing Bệnh nhân từ chối tham gia nghiên cứu. 
Các chỉ tiêu nghiên cứu 
Tuổi, cân nặng, chỉ số sinh hóa: Albumin (g/l) và 
cholesterol (mmol/lit), thời gian mắc bệnh. 
Các tiêu chuẩn áp dụng trong nghiên cứu 
Bệnh nhân được chẩn đoán suy dinh dưỡng 
năng lượng khi có từ 3 trong 4 tiêu chuẩn dưới 
đây[6]. Mỗi nhóm tiêu chuẩn phải có ít nhất 1 trong 
các tiêu chuẩn cần thiết của nhóm đó. 
Tiêu chuẩn sinh hóa 
Albumin huyết thanh < 38g/l; cholesterol toàn 
phần < 100mg/dl. 
Tiêu chuẩn khối cơ thể 
Chỉ số BMI <23kg/m2 (với người trên 65 tuổi) và 
5% 
trong 3 tháng hoặc >10% trong 6 tháng; tỷ lệ mỡ cơ 
thể < 10% 
Tiêu chuẩn khối cơ 
Giảm khối lượng cơ >5% trong 3 tháng hoặc 
>10% trong 6 tháng; giảm chu vi vòng đô cánh tay 
(giảm 10% so với con số lý thuyết trong cộng đồng) 
tăng creatinin. 
Tiêu chuẩn dinh dưỡng 
Lượng proteincung cấp < 0,6g/kg/ngày trong 
vòng ít nhất 2 tháng gần đây; năng lượng cung cấp 
< 25kcal/kg/ngày trong vòng ít nhất 2 tháng gần đây. 
Thực tế trong đề tài hiện khảo sát được một số 
chỉ tiêu 
Albumin < 38g/l. 
Cholesterol toàn phần < 3,9mmol/l. 
BMI < 22kg/m2 (< 65 tuổi) hoặc < 23kg/m2 
(≥65 tuổi). 
Giảm trọng lượng có thể >5%/ 3 tháng hoặc 
>10%/ 6 tháng. 
Chẩn đoán suy dinh dưỡng năng lượng khi có 3 
trong 4 tiêu chuẩn nêu trên. 
KẾTQUẢ VÀ BÀN LUẬN 
Bảng 1. Đặc điểm suy dinh dưỡng năng lượng và 
tuổi của bệnh nhân nghiên cứu 
Nhóm tuổi Không (n, %) Có (n, %) Tổng (n, %) 
< 30 0 0 0 
31 - 40 3 (75,00) 1 (25,00) 4 (100) 
41 - 50 13 (61,90) 8 (38,06) 21 (100) 
51 - 60 34 (79,06) 9 (20,93) 43 (100) 
> 60 72 (80,89) 17 (19,11) 89 (100) 
p > 0,05 
Số liệu bảng 1 cho thấy tỷ lệ suy dinh dưỡng 
năng lượng không khác biệt theo tuổi, tỷ lệ suy dinh 
dưỡng năng lượng gặp nhiều nhất ở nhóm 41 - 50 
tuổi (38,06%) nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa 
thống kê (p > 0,05). Thông thường, tỷ lệ suy dinh 
dưỡng năng lượng có tỷ lệ cao ở người cao tuổi bởi 
đây là những đối tượng có hiện tượng tăng quá trình 
dị hóa, có nhiều bệnh lý mạn tính kèm theo, suy 
giảm chức năng tiêu hóa. Kết quả nghiên cứu của 
Evans (2005) cho thấy tỷ lệ suy dinh dưỡng ở các 
bệnh nhân lão khoa nằm viện nói chung là 12 - 
50%[4]. Kết quả của chúng tôi cũng tương tự như kết 
quả này, tỷ lệ suy dinh dưỡng năng lượng ở nhóm 
bệnh nhân trên 60 tuổi là 19,14%. Như vậy, tỷ lệ suy 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 404 
dinh dưỡng năng lượng ở bệnh nhân ung thư không 
có sự khác biệt theo tuổi của bệnh nhân. Nguyên 
nhân của hiện tượng này có thể là do vẫn đề tuổi tác 
tác động vào tình trạng dinh dưỡng nhiều hơn là vấn 
đề bệnh lý. 
Bảng 2. Đặc điểm suy dinh dưỡng năng lượng và 
nồng độ cholesterol 
Nồng độ 
Cholesterol Không (n, %) Có (n, %) Tổng (n, %) 
Bình thường 126 (80,77) 30 (19,23) 156 (100) 
Giảm 0 1 (100) 1 (100) 
P > 0,05 
Định lượng nồng độ cholesterol ở bệnh nhân 
nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy tỷ lệ suy dinh 
dưỡng năng lượng không khác biệt theo sự biến đổi 
nồng độ cholesterol (bảng 2). Một trong yếu tố có 
liên quan mật thiết đến tình trạng suy dinh dưỡng 
năng lượng đó là chế độ dinh dưỡng nghèo nàn và 
các chỉ số dinh dưỡng trong máu giảm thấp. Do đó, 
tình trạng suy dinh dưỡng năng lượng có liên quan 
rõ rệt với nồng độ cholesterol huyết tương. Nồng độ 
cholesterol càng giảm thấp thì tỷ lệ suy dinh dưỡng 
năng lượng càng cao. Kết quả nghiên cứu này trái 
ngược với luận điểm mà Zarny (1995), Zhang (2017) 
chỉ ra: nồng độ cholesterol là một chỉ số hữu ích rất 
giá trị đánh giá suy dinh dưỡng[10]. Nguyên nhân có 
thể là do cỡ mẫu còn nhỏ (chỉ có 1 bệnh nhân bị suy 
giảm nồng độ cholesterol) nên không đủ để thể hiện 
rõ sự khác biệt. 
Bảng 3. Đặc điểm suy dinh dưỡng năng lượng và 
nồng độ albumin 
Nồng độ Albumin Không (n, %) Có (n, %) Tổng (n, %) 
Bình thường 118 (100) 0 118 (100) 
Giảm 8 (20,51) 31 (79,49) 39 (100) 
P < 0,01 
Bảng 3 cho thấy tỷ lệ suy dinh dưỡng năng 
lượng khác biệt theo sự biến đổi nồng độ albumin. 
Albumin là thành phần quan trọng của protein huyết 
tương, nó có liên quan mật thiết tới tình trạng dinh 
dưỡng và cơ bắp của cơ thể. Tình trạng suy dinh 
dưỡng năng lượng nói chung có tương quan tỷ lệ 
nghịch với nồng độ albumin huyết tương, theo đó, 
nếu nồng độ albumin huyết tương càng thấp thì tỷ lệ 
suy dinh dưỡng năng lượng càng cao và mức độ 
suy dinh dưỡng năng lượng càng nặng[5]. Điều này 
càng thể hiện rõ hơn ở bệnh nhân ung thư khi tỷ lệ 
suy dinh dưỡng năng lượng ở bệnh nhân ung thư có 
giảm albumin huyết tương lên đến 79,49%. Mối liên 
quan giữa suy dinh dưỡng năng lượng với nồng độ 
albumin ở bệnh nhân ung thư không chỉ là mối quan 
hệ nhân - quả đơn thuần theo chiều thuận mà có các 
mối liên quan theo chiều ngược lại, mang tính đa 
chiều, phức tạp hơn nữa. 
Kết quả này có sự phù hợp với luận điểm và kết 
quả của Forse (1980), Marcason (2017)[5],[7]. Điều 
này có rất có giá trị tiên lượng trong điều trị. Người 
ta thấy những bệnh nhân ung thư có chỉ số albumin 
thấp thì khả năng đáp ứng với điều trị sẽ kém và tỷ 
lệ tử vong cao hơn[8]. Do đó, tất cả các bệnh nhân có 
dấu hiệu của suy dinh dưỡng năng lượng, nhất là có 
nồng độ albumin ở mức thấp, cần được điều trị dinh 
dưỡng trước tối thiểu 1 tuần hoặc bắt buộc điều trị 
song hành, để có đáp ứng với các biện pháp điều trị 
ung thư tốt hơn. 
Bảng 4. Đặc điểm suy dinh dưỡng năng lượng và 
cân nặng của bệnh nhân 
Cân nặng Không (n, %) Có (n, %) Tổng (n, %) 
Bình thường 47 (100) 0 47 (100) 
Giảm 79 (71,82) 31 (28,18) 110 (100) 
P < 0,01 
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy tỷ lệ suy dinh 
dưỡng năng lượng khác biệt theo sự biến đổi cân 
nặng ở bệnh nhân ung thư (bảng 4): Tỷ lệ suy dinh 
dưỡng năng lượng gặp nhiều ở các bệnh nhân ung 
thư có cân nặng giảm (28,18%). Điều đó có nghĩa là: 
triệu chứng giảm cân của bệnh nhân ung thư có thể 
là một dấu hiệu để tiên lượng khả năng suy dinh 
dưỡng năng lượng của bệnh nhân. Nó có giá trị là 
một căn cứ giúp đánh giá và tiên lượng hiệu quả 
điều trị ung thư. 
Bảng 5. Đặc điểm suy dinh dưỡng năng lượng và 
thời gian mắc bệnh ung thư 
Thời gian 
mắc bệnh Không (n, %) Có (n, %) Tổng (n, %) 
< 1 71 (81,60) 16 (18,40) 87 (100) 
1- 2 22 (70,96) 9 (29,04) 31 (100) 
2 - 3 16 (88,88) 2 (11,12) 18 (100) 
3 - 4 7 (70,00) 3 (30,00) 10 (100) 
4 - 5 4 (100) 0 4 (100) 
> 5 5 (71,42) 2 (28,57) 7 (100) 
P > 0,0,5 
Trong nghiên cứu này, chúng tôi nhận thấy tỷ lệ 
suy dinh dưỡng năng lượng không khác biệt theo 
thời gian mắc bệnh (bảng 5). Về mặt lý thuyết, nếu 
thời gian mắc bệnh ung thư càng dài thì càng gia 
tăng nguy cơ bị mất năng lượng, biến chứng ở nhiều 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 405 
cơ quan, thể chất tinh thần giảm. Tức là tỷ lệ suy 
dinh dưỡng năng lượng sẽ cao. Tuy nhiên, kết quả 
nghiên cứu lại chưa thấy rõ sự khác biệt. Nguyên 
nhân có thể là do số lượng đối tượng còn hạn chế 
(chỉ có 4 bệnh nhân ở giai đoạn mắc bệnh 4 - 5 
năm) nên chưa làm rõ được sự khác biệt. 
Bảng 6. Đặc điểm suy dinh dưỡng năng lượng và 
loại ung thư 
Loại ung thư Không (n, %) Có (n, %) Tổng (n, %) 
Phổi 58 (78.37) 16 (21.63) 74 (100) 
Thực quản 15 (71.43) 6 (28.57) 21 (100) 
Dạ dày 15 (75,00) 5 (25,00) 20 (100) 
Đại tràng 22 (88,00) 3 (12,00) 25 (100) 
Trực tràng 16 (94,11) 1 (5,89) 17 (100) 
P < 0,05 
Tỷ lệ suy dinh dưỡng năng lượng khác biệt theo 
loại bệnh ung thư, trong đó hay gặp ở ung thư thực 
quản, dạ dày, sau đó là phổi (tỷ lệ lần lượt là 28,57; 
25,00; 21,63%), tỷ lệ suy dinh dưỡng năng lượng ít 
gặp hơn ở ung thư đại tràng, trực tràng (tỷ lệ lần 
lượt là 12,00; 5,89%) (bảng 6). Kết quả của chúng 
tôi có sự tương đồng với kết quả nghiên cứu của Vũ 
Thị Trang (2014), nhóm đối tượng ung thư đường 
tiêu hóa có tỷ lệ suy dinh dưỡng năng lượng cao 
nhất ở trên tất cả các chỉ tiêu nghiên cứu[3]. Nguyên 
nhân có thể là do ung thư thực quản, dạ dày ảnh 
hưởng đến việc thèm ăn, khả năng nuốt và tiêu hóa 
của bệnh nhân, phản xạ nôn dễ bị kích thích ở các 
bệnh nhân này. Do đó, tình trạng suy dinh dưỡng 
năng lượng điển hình hơn. 
KẾT LUẬN 
Tỷ lệ suy dinh dưỡng năng lượng có xu hướng 
cao hơn ở nhóm người trên 50. 
Tuổi nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa 
thống kê (p > 0,05). 
Tỷ lệ bệnh nhân suy dinh dưỡng năng lượng 
không khác biệt theo sự biến đổi nồng độ cholesterol 
nhưng có sự khác biệt theo nồng độ albumin và cân 
nặng bệnh nhân. Theo đó tỷ lệ sinh dinh dưỡng 
năng lượng cao ở bệnh nhân bị giảm nồng độ 
albumin (79,49%) và sụt cân (28,18%). 
Chưa thấy sự khác biệt thống kê về tỷ lệ suy 
dinh dưỡng năng lượng và thời gian mắc bệnh 
(p > 0,05). 
Tỷ lệ suy dinh dưỡng năng lượng khác biệt theo 
loại ung thư, hay gặp ở ung thư thực quản, dạ dày, 
sau đó là phổi (tỷ lệ lần lượt là 28,57; 25,00; 
21,63%). 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Đồng Khắc Hưng (2010), Ung thư học đại 
cương, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, 
tr. 30 - 55. 
2. Nguyễn Minh Thủy (2005), Giáotrình dinh dưỡng 
người, Mã số: CB320. NXB Đại học Cần Thơ, 
CầnThơ, tr. 30 - 50. 
3. Vũ Thị Trang (2014). Đánh giá tìnhtrạng dinh 
dưỡng của bệnh nhân ung thư tại trung tâm ung 
bướu và yhọc hạt nhân bệnh viện quân y 
103.Báo cáo khoa học Bệnh viện Quân y103, 
tháng 12/2015. 
4. Evans C (20085), Malnutrition in theElderly: A 
Multfactorial Failure toThrive. Perm J.; 9(3): 
38 - 41. 
5. Forse RA, Shizgal HM (1980), Serum albumin 
and nutritionalstatus JPEN J Parenter 
EnteralNutr.;4(5): 450 - 4. 
6. Manuel V (2013), Causes of protein-energy 
wasting In chronic kidneydisease, Nutritional 
management ofrenal disease, 3rd edition, 
Elsevier,pP. 159 - 167 
7. Marcason W (2017), ShouldAlbumin and 
Prealbumin Be Usedas Indicators for 
Malnutrition? JAcad Nutr Diet.; 117(7): 1144. 
8. Moujaess E, Fakhoury M, Assi Tef al (2017), The 
Therapeutic use ofhuman albumin in cancer - 
patients'management Crt Rev OncolHematol.; 
120: 203 - 209. 
9. Planas M, Alvarez-Hernandez J, Leon-Sanz M, 
(2016), PREDyCES®researchers Prevalence of 
hospitalmalnutriion ¡in cancer patients: asub-
analysis of the PREDyCES®study. SupportL 
Care Cancer.2016; 24: 429 - 435. 
10. Zarny LA, Bernstein LH (19985), Serum 
Cholesterol: An Indicator ofMalnutrition Jj Ame 
Die Ass.; 95(9):A25, Supp.Zhang Z, Pereira SL, 
Luo M(2017), Evaluaton of BloodBiomarkers 
Associated with Risk ofMalnutrition ¡in Older 
Adults: ASystematc Review and Meta-Analysis. 
Nutrients.; 9(8): 829. 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 406 
SUMMARY 
Objective: Describing the protein-energy malnutrition status of cancer patientswho aretreated in Military 
Hospital 103. 
Methods: Cross - sectional descriptive study. The researchindexes: Age, weight, plasma cholesterol, 
albumin concentration, cancer period, type of cancer. 
Results: The rate of protein-energy malnutrition tends to higher in patients with age of over 50but no 
significance (p > 0.05). The rate of protein - energy malnutrition did not relate to plasmacholesterol 
concentration but related to plasma albumin concentration and weight loss, with therate of 79,49% và 28,18%, 
alternatively. We could find out the relation between the rate of protein - energy malnutrition and cancer period 
(p > 0.05). The rate of protein - energy malnutritionchanged to the type of cancer which the high rate is in 
esophagus, stomach cancer, is followedby lung cancer (ther rate was 28.57; 25.00; 21.63% alternatively). 
Conclusion: The status ofprotein - energy malnutrition is relation with plasma albumin concentration and 
changes to thetype of cancer. 
Keywords: Protein - energy malnutrition, cancer. 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_mot_so_dac_diem_suy_dinh_duong_nang_luong_o_benh.pdf