Bi kịch nhân vật trong tiểu thuyết sóng ở đáy sông của Lê Lựu
Bi kịch là sự xung đột giữa cái đẹp và cái xấu, giữa khát vọng con người với cuộc sống
không thể thay đổi, không đáp ứng được, là sự dằn vặt về tinh thần mà khó có thể giải thoát
được. Bi kịch nhân vật diễn ra trong một tình huống cực kì căng thẳng mà nhân vật phát
triển theo chiều hướng khác nhau. Trong tiểu thuyết Sóng ở đáy sông, nhà văn Lê Lựu miêu
tả nhân vật với những gian khổ, thiếu thốn lẫn mất mát trong cuộc sống gia đình, về cuộc
sống mưu sinh cũng như về tình yêu đôi lứa mà nhân vật phải nếm trải. Đó là câu chuyện
dài về cuộc đời đau thương của nhân vật Núi, một con người giàu ý chí vươn lên nhưng
không ngừng vấp phải những ngang trái của tình người và trói buộc của những hủ tục,
khiến cuộc đời anh rơi vào cảnh bế tắc, bi đát. Qua câu chuyện giàu tình tiết, nhà văn Lê
Lựu đã gởi đi một thông điệp đầy tinh thần nhân đạo về ý nghĩa của tình yêu và vai trò của
gia đình đối với việc hình thành nhân cách và quyết định hạnh phúc của con người.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bi kịch nhân vật trong tiểu thuyết sóng ở đáy sông của Lê Lựu
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 09 - 2020 205 BI KỊCH NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT SÓNG Ở ĐÁY SÔNG CỦA LÊ LỰU Phan Văn Tiến*, Nguyễn Thị Tuyết Nghi, La Thị Mỹ Hạnh và Phan Mộng Giúp Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Tây Đô (*Email: phanvantien1984@gmail.com) Ngày nhận: 11/6/2020 Ngày phản biện: 11/8/2020 Ngày duyệt đăng: 21/9/2020 TÓM TẮT Bi kịch là sự xung đột giữa cái đẹp và cái xấu, giữa khát vọng con người với cuộc sống không thể thay đổi, không đáp ứng được, là sự dằn vặt về tinh thần mà khó có thể giải thoát được. Bi kịch nhân vật diễn ra trong một tình huống cực kì căng thẳng mà nhân vật phát triển theo chiều hướng khác nhau. Trong tiểu thuyết Sóng ở đáy sông, nhà văn Lê Lựu miêu tả nhân vật với những gian khổ, thiếu thốn lẫn mất mát trong cuộc sống gia đình, về cuộc sống mưu sinh cũng như về tình yêu đôi lứa mà nhân vật phải nếm trải. Đó là câu chuyện dài về cuộc đời đau thương của nhân vật Núi, một con người giàu ý chí vươn lên nhưng không ngừng vấp phải những ngang trái của tình người và trói buộc của những hủ tục, khiến cuộc đời anh rơi vào cảnh bế tắc, bi đát. Qua câu chuyện giàu tình tiết, nhà văn Lê Lựu đã gởi đi một thông điệp đầy tinh thần nhân đạo về ý nghĩa của tình yêu và vai trò của gia đình đối với việc hình thành nhân cách và quyết định hạnh phúc của con người. Từ khóa: Bi kịch nhân vật, tiểu thuyết Sóng Ở Đáy Sông Trích dẫn: Phan Văn Tiến, Nguyễn Thị Tuyết Nghi và La Thị Mỹ Hạnh, 2020. Bi kịch nhân vật trong tiểu thuyết Sóng Ở Đáy Sông của Lê Lựu. Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô. 09: 205-220. *Ths. Phan Văn Tiến – Giảng viên Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Tây Đô Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 09 - 2020 206 1. GIỚI THIỆU Bi kịch được xem là sự đối thoại với hài kịch, nó phản ánh không phải bằng sự tự sự mà bằng hành động của nhân vật chính, mối quan hệ không thể điều hòa giữa cái thiện và cái ác, cái cao cả và cái thấp hèn. Ta cần phân biệt rõ ràng giữa bi kịch và nỗi đau thương mất mát. Bi kịch thường gắn liền với đau thương, mất mát nhưng không phải mọi đau thương, mất mát đều là bi kịch. Nó diễn ra trong một tình huống cực kì căng thẳng mà nhân vật thường chỉ thoát ra khỏi nó bằng cái chết bi thảm và gây nên những suy tư và xúc động mạnh mẽ đối với công chúng. Theo Aristotle, “bi kịch là những sự bắt chước hành động hệ trọng và trọn vẹn nhằm dùng hành động chứ không phải bằng kể chuyện, bằng cách gây nỗi xót thương và nỗi sợ hãi để thực hiện sự thanh lọc những nỗi xúc động tương tự” (Lê Bá Hán, 1997). Nhà văn Lê Lựu là một trong những cây bút tiêu biểu của nền văn học Việt Nam sau 1975, với những tác phẩm làm thay đổi cách suy nghĩ, cách nhìn, cách đánh giá của con người về cuộc sống. Lê Lựu là một trong những người đi tiên phong trong phong trào đổi mới văn chương. Nhà văn chính là người đã vẽ ra cho các thế hệ văn sĩ phía sau ông những hướng đi cho sự phát triển của tiểu thuyết nói chung và các thể loại khác nói riêng. Những sáng tác của ông giàu giá trị nhân văn và có tầm ảnh hưởng lớn trên văn đàn như: Người cầm súng (truyện ngắn - 1970), Phía mặt trời (truyện ngắn - 1972), Campuchia một câu hỏi lớn (truyện ngắn - 1979), Mặt trận của người lính (truyện ngắn - 1968), Đồng bằng chiến sĩ (truyện ký, 1980), Mở rừng (tiểu thuyết - 1977), Ranh giới (tiểu thuyết - 1977), Thời xa vắng (tiểu thuyết - 1986), Đại tá không biết đùa (tiểu thuyết - 1990), Chuyện làng Cuội (tiểu thuyết - 1993), Sóng ở đáy sông (tiểu thuyết - 1994), Hai nhà (tiểu thuyết - 2000), Một thời lầm lỗi (bút kí - 1988), Trở lại nước Mỹ (bút kí - 1989), Đặc biệt, tiểu thuyết Sóng ở đáy sông được nhà văn Lê Lựu sáng tác vào năm 1994. Đây là tiểu thuyết được ông viết theo đơn đặt hàng của nhà xuất bản Hải Phòng. Nó không chỉ là nơi ông trưởng thành nghề văn mà trong những năm 90 của thế kỉ XX, Lê Lựu là một nhà văn có những mối quan hệ rộng rãi với những người lãnh đạo thành phố. Ông được tạo mọi điều kiện để có cơ hội sống và thâm nhập sâu hơn vào đời sống của con người nơi đây. Từ đó, ông tích lũy được nhiều kinh nghiệm thực tiễn cho bản thân về con người cũng như vùng đất Cảng. Chính vì những hiểu biết sâu sắc ấy, cộng thêm ngòi bút sắc sảo của mình mà trong một lần gặp chánh phó giám đốc nhà xuất bản hai bên đã thỏa thuận: “Lê Lựu viết cho nhà xuất bản Hải Phòng một cuốn tiểu thuyết, mà từ nhân vật đến cốt truyện đều xảy ra tại Hải Phòng” (Nguyễn Bích Thu, 1996). Tiểu thuyết Sóng ở đáy sông, một câu chuyện dài về cuộc đời đau thương của nhân vật Núi khi phải chịu nhiều thiệt thòi, bất hạnh từ lúc nhỏ cho đến khi trưởng thành mà vẫn không tìm thấy được sự bình yên và hạnh phúc. Nhà văn đã rất tinh tế trong việc miêu tả tình tiết Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 09 - 2020 207 trong tác phẩm, nó luôn có sức hấp dẫn và thu hút người đọc. Tìm hiểu bi kịch nhân vật trong tiểu thuyết Sóng ở đáy sông của Lê Lựu, chúng ta sẽ có cách nhìn về bi kịch nhân vật trong văn học, về phong cách viết văn và quan niệm của nhà văn về cuộc sống. 2. NHỮNG BIỂU HIỆN VỀ BI KỊCH NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT SÓNG Ở ĐÁY SÔNG CỦA LÊ LỰU Bi kịch trong tiểu thuyết của Lê Lựu là những vấn đề hoàn toàn mới, được ông nhìn dưới những góc độ khác nhau từ những mối quan hệ bình thường trong cuộc sống. Nó là những nỗi đau khổ, bất hạnh của con người khi gặp bế tắc, là những bước ngoặt cuộc đời, bắt các nhân vật phải cam chịu chứ không thể làm khác được. Điều này được nhà văn Lê Lựu tái hiện sống động trong tiểu thuyết Sóng ở đáy sông qua: bi kịch nhân vật trong cuộc sống trong gia đình, trong cuộc sống mưu sinh, trong tình yêu đôi lứa. 2.1. Bi kịch nhân vật trong cuộc sống trong gia đình Trong tiểu thuyết Sóng ở đáy ... để anh có cơ hội tiếp xúc với cô. Hiền đã để ý đến anh chàng thành phố này từ rất lâu, chính vì lâu nên cô biết rất rõ về Núi: “Anh về đây hàng năm giờ rồi, ai còn lạ. Học giỏi, làm nghề nông cũng giỏi, cả tổng đều biết. Chỉ có anh là không để ý đến dân nhà quê cục mịch chúng em.” (Lê Lựu, 1994). Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 09 - 2020 216 Ngay từ lúc gặp và yêu Núi, Hiền đã tìm hiểu và biết rất nhiều về anh nhưng có một điều mà đến khi biết thì mọi chuyện đã quá muộn. Mọi thứ như sụp đổ khi biết giữa cô và Núi có mối quan hệ huyết thống với nhau, người mà cô yêu phải gọi mình là cô họ: “Cô Hiền ngang vai mẹ anh”(Lê Lựu, 1994). Cả đất trời như tối sầm lại, nếu đúng như thế thì anh đã mắc phải tội loạn luân khi ở với cô mình và khiến cô có thai: “Hắn thấy người mình như rời ra” (Lê Lựu, 1994). Niềm hạnh phúc của tình yêu vẫn còn đong đầy trong Núi vẹn nguyên, đâu ngờ giờ đây lại phải đối mặt với một sự thật quá xót xa: “Hắn nghe, nước mắt chảy xuống má từ lúc nào không để ý” (Lê Lựu, 1994). Trớ trêu là Hiền có huyết thống cách nhau đến bảy đời, mặc dầu pháp luật quy định ba đời đã có thể lấy nhau nhưng: “Luật Nhà nước là cho nơi khác, để chỗ tỉnh người ta theo, còn làng mình chín mười đời mà bằng vai phải lứa đã không lấy được nhau huống hồ cháu lại lấy cô.” (Lê Lựu, 1994). Sự lầm lỡ đã khiến Hiền ôm nỗi đau mà đi biệt xứ vì mối tình ngây dại, nhưng vô tình làm dang dở của cô cả đời con gái. Còn Núi thì sau cuộc tình ấy đúng thật là anh không mất gì nhưng với anh đó là mối tình đầu, là những yêu thương xuất phát từ sự chân thành của một con người luôn trân trọng hạnh phúc. Bởi Núi là một con người có trách nhiệm, anh không hề chối bỏ trách nhiệm với Hiền khi cô báo có thai, anh vạch ra con đường tương lai cho cả hai để xây dựng hạnh phúc ở phía trước: “Anh sẽ xin cho em học nghề ở nhà máy nào đấy. Bố anh quen rất nhiều giám đốc” (Lê Lựu, 1994). Tất cả những suy tính của anh vẫn không thể thực hiện được. Những áp lực mà Hiền chịu đựng đã khiến cô không thể cùng anh vun đắp hạnh phúc như hai người hẹn ước: “Đến sáng ngày hôm qua thì người anh thứ hai và mẹ cô phải đưa cô lên Hà Nội để đêm đi chuyến tàu vào Quảng Bình, Vĩnh Linh, Thanh Hóa hay Nghệ An gì đấy” (Lê Lựu, 1994). Dẫu cho thế nào đi nữa, Núi vẫn luôn rất trân trọng tình yêu với Hiền, đó không phải là những cảm xúc nhất thời, càng không phải là sự vui đùa để tìm những khoái lạc. Anh không hề muốn nó tan vỡ, cũng không muốn người mình yêu phải ra đi với những nỗi đau mà anh không thể cùng chia xớt. Điều mà Núi phải đối mặt đó chính là tục lệ, lễ nghi từ đời này sang đời khác của làng, của xã. Núi thật đau đớn, vì tình yêu chỉ vừa mới chớm nở của anh lại bị vùi dập, bởi những hủ tục như thế, tại sao phải bắt anh gánh chịu tội danh phạm đạo với cô mình, một người cô có quan hệ đã bảy đời. Tại sao bao nhiêu cay đắng cuộc đời cứ đổ dồn lên anh như thế? Anh có thể đạp lên dư luận mà sống nhưng Hiền thì không và cô quyết định ra đi với giọt máu của anh. Tình yêu đầu tan vỡ đã để lại trong Núi những sự nuối tiếc và cả sự ân hận trong khoảng thời gian dài. Lần đầu được biết thế nào là tình yêu, lại phải trả một cái giá quá đắt đã khiến anh như chẳng còn dám tin vào nó và cũng chẳng muốn yêu bất cứ ai. Anh cũng chẳng dám mơ rằng một ngày nào đó, bản thân sẽ có được vợ nên anh trân trọng và xem Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 09 - 2020 217 đó là một mối quan hệ nghiêm túc. Có lẽ, Núi sống buông thả trong ngần ấy thời gian đã khiến anh thèm muốn một cuộc sống bình yên bên mái nhà với những việc làm lương thiện. Hạnh phúc cứ tiếp nối hạnh phúc, anh nhận được tin Mai đã mang bầu, mừng như bắt được vàng và cảm thấy đời mình như thế là quá đủ: “Hờ hờ hợ... Con bố đây. Con bố... Thế là chúng mình có con rồi.” (Lê Lựu, 1994). Đứa con của Núi đang từng ngày thành hình khiến người làm cha thêm có động lực mà phấn đấu, lao động một cách chân chính: “Sáng: chồng dậy sớm đi thuê xích lô mua các thứ bông bưởi, cam quýt hoặc mít dứa, na ổi,... Mùa nào thức ấy, đem về chờ sẵn ở đầu chợ An Dương đợi vợ khệ nệ “vác bụng ra đứng bán” (Lê Lựu, 1994). Cuộc sống vợ chồng cứ thế mà diễn ra và theo từng ngày, mặc cho: “Giữa những đống rác xông ra mùi cóc chết hoặc trong một liều quán bên rãnh nước thải, chứa đựng hàng trăm thứ hôi đang rữa ra, sủi lên lều xều như không có chỗ nào khắm thối đến thế, phải lấy bao tải trùm kín mặt, vừa âu yếm nhau vừa lấy tay bịt mũi, lại thấy thắm thiết vợ chồng” (Lê Lựu, 1994). Cái thai cứ lớn dần theo niềm hạnh phúc đang dâng trong lòng Núi. Anh không sợ cực, không sợ khổ, chỉ cần con anh được khỏe mạnh chào đời thì dẫu có cực hơn hiện tại gấp trăm nghìn lần cũng chịu. Nhưng kiểu vợ chồng ăn ở với nhau, hợp thành một cặp theo kiểu chắp vá mà không hề có tình yêu thì làm sao tránh khỏi những bất đồng khi cả hai không hề hiểu gì nhau. Hai vợ chồng cứ suốt ngày hết cãi vã rồi lại chửi nhau bằng những câu tục tĩu, hay thậm chí đánh nhau chỉ vì những chuyện tưởng chừng nhưng rất bình thường. Với nỗi khát khao hạnh phúc, Núi bỏ qua và học cách chấp nhận hết, vì đó là bản tính của cả hai. Trước giờ luôn là như thế, anh có sửa cũng chẳng được và nó cũng không quan trọng, vì lúc này với Núi đứa con đang lớn lên từng ngày mới là quan trọng nhất. Cuối cùng thì mọi chuyện lại hoàn toàn rẽ sang hướng khác, mặc dù đã lường trước nhưng vẫn không thể kiểm soát được: “Cho đến khi mang bầu đến tháng thứ bẩy cô ta nói phải đi mười ngày về thăm bố mẹ rồi trở lại đẻ. Sau này hắn mới biết nó lừa hắn. Bao nhiêu lần nó định bỏ về, hắn đều đe sẽ giết và tìm mọi cách để nó không mang đứa con của hắn đi.” (Lê Lựu, 1994). Mặc cho Núi có đe dọa và ngăn cản, Mai vẫn bỏ đi cùng đứa con sắp đến ngày sinh, anh vừa đau buồn, vừa tức giận mà lại không biết tìm chị ở đâu. Phải chăng, cái anh cần bây giờ chỉ là con, chỉ cần Mai sinh đứa con cho anh thì cô muốn đi đâu anh cũng không cản. Cái nỗi đau trong quá khứ giờ lại tiếp diễn lần thứ hai trong cuộc đời Núi: “Hai lần định lấy vợ, hai lần sắp có con, đều mất” (Lê Lựu, 1994). Đang trong lúc đau buồn vì vợ bỏ theo người đàn ông khác thì duyên số lại đưa đẩy Núi gặp lại Hồng, người bạn thân của Hiền lúc còn ở dưới quê. Cô có chồng nhưng chồng lại mất, giờ gặp lại bạn cũ và hai người lại đến với nhau trong khi vợ Núi chỉ vừa đi có vài ngày: Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 09 - 2020 218 “Cô đã tỏ rõ mình là người chủ gia đình. Cô đưa hắn đi mua vải may lại vỏ chăn, mua màn, gối, riđô, mắc áo, đưa tiền hắn đi mua bộ quần áo mới,...” (Lê Lựu, 1994). Sự đảm đang, dịu dàng đó của Hồng làm Núi chỉ biết ước ao và tưởng mình đang nằm mơ vì mới đấy mà anh lại có thêm một người vợ, một người phụ nữ khác xa người vợ vừa mới bỏ anh mà đi. Hồng vun vén cho căn nhà của cả hai, bày ra cách để kiến tiền và làm ăn rất khấm khá, khiến anh rất hãnh diện về cô. Cứ tưởng hạnh phúc bình dị đó sẽ ở yên đó với anh nhưng không, Mai lại quay về với đứa con mới sinh trên tay. Cô thấy Hồng trong căn nhà của mình và thế là một trận đánh ghen với sự chứng kiến của những “người háng xóm hóng chuyện”. Núi đứng hình trước đứa con mà không hề màng đến Hồng đang bị cô vợ hung hăng của mình đánh đuổi. Anh vẫn đứng im như một pho tượng, nhu nhược và sợ hãi không một lời biện hộ cho Hồng, mặc cho Mai dùng những lời lẽ khó nghe để chửi. Điều đó có gì khó hiểu đâu, khi người vợ đầy mưu tính ấy rất rõ điểm yếu của Núi chính là đứa con, cô dùng đứa con như một tấm bùa hộ mạng để quay về căn nhà mà Hồng và Núi đã dày công xây đắp thời gian qua. Bao nhiêu tiền bạc, vốn liếng làm ăn cô đều giành hết, Hồng ra đi với bàn tay trắng cùng sự nhục nhã trước bao ánh mắt gièm pha và những lời xúc phạm nặng nề của Mai và những người khác: “Đời cháu cũng đã khổ nhiều lắm, gặp cảnh tội nghiệp của hắn, cháu thấy mình có thể cùng vun đắp lại, chứ đâu phải cháu là kẻ sống cốt để cho hắn chơi bời giải trí khuây khỏa lúc vợ không có nhà” (Lê Lựu, 1994). Núi căm hận vợ bao nhiêu thì lại càng yêu thương con bấy nhiều, nên vì thế mà anh không thể đuổi cô đi khi đứa con thơ vẫn còn đang cần bú sữa mẹ. Hàng ngày, người cha vì thương con mà cố gắng nhường nhịn người vợ hư đốn, anh cần mẫn làm việc nhưng Mai thì chẳng chịu yên phận, cô cứ phải chọc Núi nổi điên mới chịu nỗi. Rồi vào một ngày, cũng vì cái thói nói chuyện hỗn hào mà anh đã đánh cô đến mức bể đầu phải nhập viện: “Cái ghế con vẫn ngồi ăn cơm, chỉ là tiện tay hắn vớ được. Hắn đập vào đầu nó, cũng không có chủ định dùng chỗ góc ghế đập. Nhưng góc ghế lại làm một mảng da đầu sâu hoắm, con vợ hắn ngã vật ra.” (Lê Lựu, 1994). Vợ nhập viện, Núi phải vừa chăm con vừa bồi bổ cho cô vợ bị anh đánh đến đổ máu. Trớ trêu thay, trong khi Núi phải đi làm vất vả để kiếm tiền bồi bổ lại cho cô “béo đỏ phây phây” thì một lần nữa, cô bỏ cha con Núi mà đi. Lần này thì đi thực sự vì cô đã rảnh rang rồi: “Người ta bảo ả đã lên ngồi trong cabin chiếc xe tải đi từ tám hoánh rồi” (Lê Lựu, 1994). Mai cứ hết lần này tới lần khác đến rồi biến mất, khiến cuộc sống của Núi trở nên rối bời. Mọi thứ lại một lần nữa đổ vỡ, lại thất vọng, lại mất lòng tin, lại phải sống một mình với biết bao lo toan và bế tắc. Trong lúc đau buồn vì vợ bỏ theo người đàn ông khác thì duyên số lại đưa đẩy Núi gặp lại Hồng, người bạn thân của Hiền lúc còn ở dưới quê. Cô có chồng nhưng chồng lại mất, giờ gặp lại Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 09 - 2020 219 bạn cũ chẳng hiểu lí do gì đã khiến hai người lại đến với nhau trong khi vợ Núi chỉ vừa đi có vài ngày: “Cô đã tỏ rõ mình là người chủ gia đình. Cô đưa hắn đi mua vải may lại vỏ chăn, mua màn, gối, riđô, mắc áo, đưa tiền hắn đi mua bộ quần áo mới,...” (Lê Lựu, 1994). Sự đảm đang, dịu dàng đó của Hồng làm Núi chỉ biết ước ao và tưởng mình đang nằm mơ, vì mới đấy mà anh lại có thêm một người vợ, một người phụ nữ khác xa người vợ vừa mới bỏ anh đi. Hồng vun vén cho căn nhà của cả hai, bày ra cách để kiến tiền và làm ăn rất khấm khá, khiến anh rất hãnh diện về cô. Như vậy, trong tình yêu đôi lứa thì Núi là người không được may mắn và gặp nhiều trắc trở. Anh luôn khao khát một tình yêu chân thành, một mái ấm gia đình hạnh phúc nhưng cũng không được. Bởi tình yêu của Núi là thứ tình yêu ngang trái, chấp vá nên chẳng bao giờ duy trì được lâu, dù anh đã cố gắng hết sức. 3. KẾT LUẬN Qua tiểu thuyết Sóng ở đáy sông, bằng cái nhìn đầy thấu cảm, nhà văn Lê Lựu phản ánh những bi kịch mà nhân vật phải trải qua trong cuộc sống gia đình và tình yêu đôi lứa. Tác phẩm toát lên giá trị nhân đạo và ý nghĩa nhân văn sâu sắc khi tác giả nhấn mạnh tầm quan trọng của gia đình đối với đối với nhân cách và hạnh phúc của một con người. Những đứa con chỉ có thể nên người khi chúng nhận được tình yêu thương và sự giáo dục tốt từ cha mẹ. Bằng ngược lại, chúng có thể đi sai đường và trở nên tha hóa, thành những kẻ bất lương. Còn tình cảm vợ chồng, nó không đơn giản chỉ là sự chung sống để có đôi, để không cô đơn mà nó là phải sự thấu hiểu và tôn trọng lẫn nhau. Con người ta sẽ tránh được những bi kịch cuộc đời nếu được sống trong những gia đình mà mọi người biết quan tâm và yêu thương nhau. Với ý nghĩa đó, Lê Lựu đã đóng góp cho nền văn học Việt Nam thêm một tác phẩm đặc sắc. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Văn Dương, Lê Đình Lục, Lê Hồng Vân, 2007. Giáo trình Mĩ học đại cương. Nxb. Giáo dục. 2. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, 1997. Từ điển thuật ngữ văn học. Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội. 3. Trần Mạnh Hảo, 2012. Nhà văn Lê Lựu đã bán linh hồn cho ai. chieulang.com.vn, Truy cập ngày 05/3/2020. 4. Phạm Nhật Linh, 2008. Tiểu thuyết Lê Lựu khi nhân vật bật lại tác giả. voca.cand.com.vn/doisong, Truy cập ngày 15/4/2019. 5. Nguyễn Văn Long, Lã Nhâm Thìn, 2009. Văn học Việt Nam 1975 – Những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy. Nxb. Giáo dục. 6. Lê Lựu, 1994. Sóng ở đáy sông. Nxb. Hải Phòng. 7. Đỗ Hải Ninh, 2013. Tiểu thuyết Lê Lựu thời đổi mới. Tạp chí Văn nghệ Quân Đội. Truy cập ngày 17/9/2019. 8. Nguyễn Bích Thu, 1996. Số phận của tiểu thuyết. Nxb. Tác phẩm mới. Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 09 - 2020 220 TRAGEDY CHARACTERS IN LE LUU’S NOVEL SONG O DAY SONG Phan Van Tien*, Nguyen Thi Tuyet Nghi, La Thi My Hanh and Phan Mong Giup Faculty of Linguistics and Literature, Tay Do University (*Email: phanvantien1984@gmail.com) ABSTRACT Tragedy is the conflict between beauty and evil, between human aspirations and irreversible, unfulfilled life. It is the spiritual torment that can not be liberated. Tragedy characters takes place in an extremely stressful situation where the character develops in a different direction. In the novel Song o day song, writer Le Luu describes the character with hardships, deprivations and losses in family life, a living life as well as the love of a couple that the character has to experience. It is a long story about the traumatic life of the Nui character, a man rich in the will to rise up but constantly encounter the contrary of human love and the bondage of customs, causing his life to fall into a standstill, stuck, tragic. Through a story rich in details, writer Le Luu has sent a message full of humanitarian spirit about the meaning of love and the role of the family in the formation of personality and the decision of human happiness. Keywords: Song O Day Song novel, tragedy characters
File đính kèm:
- bi_kich_nhan_vat_trong_tieu_thuyet_song_o_day_song_cua_le_lu.pdf