Báo động gia tăng bệnh trầm cảm ở người trẻ

Trầm cảm ngày nay là một trong những rối loạn tâm thần phổ biến và có xu hướng ngày một tăng

ở nhiều nước trên Thế giới, nhất là ở các nước đang phát triển. Trầm cảm là một vấn đề lớn cần

được quan tâm, đặc biệt trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu của cộng đồng. Việt Nam, cho

đến nay đã có những nghiên cứu về sức khỏe tâm thần, có thể kết quả ở mỗi giai đoạn nghiên cứu

là khác nhau, nhưng xu hướng chung là đa số người trẻ gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần đặc

biệt các biểu hiện về trầm cảm đáng lo ngại. Nhiều người với triệu chứng của bệnh trầm cảm

không tự nhận mình bị trầm cảm. Một số người không tự nhận thức những triệu chứng này, trong

khi những người khác có thể gặp khó khăn trong việc thừa nhận mình bị trầm cảm. Đây có lẽ là một

vấn đề tế nhị. Chính vì thế, mà vấn đề cấp thiết này cần ngành y tế và gia đ nh, xã hội phải có

những giải pháp giúp ngăn ngừa căn bệnh này.

Báo động gia tăng bệnh trầm cảm ở người trẻ trang 1

Trang 1

Báo động gia tăng bệnh trầm cảm ở người trẻ trang 2

Trang 2

Báo động gia tăng bệnh trầm cảm ở người trẻ trang 3

Trang 3

Báo động gia tăng bệnh trầm cảm ở người trẻ trang 4

Trang 4

Báo động gia tăng bệnh trầm cảm ở người trẻ trang 5

Trang 5

Báo động gia tăng bệnh trầm cảm ở người trẻ trang 6

Trang 6

pdf 6 trang viethung 8320
Bạn đang xem tài liệu "Báo động gia tăng bệnh trầm cảm ở người trẻ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo động gia tăng bệnh trầm cảm ở người trẻ

Báo động gia tăng bệnh trầm cảm ở người trẻ
1993 
BÁO ĐỘNG GIA TĂNG BỆNH TRẦM CẢM Ở NGƯỜI TRẺ 
Đinh Thị Mỹ Hương 
Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh 
Giáo viên ướng dẫn: ThS. Dươ Việt Anh ư 
TÓM TẮT 
Trầm cảm ngày nay là một trong những rối loạn tâm thần phổ biến và có xu hướng ngày một tăng 
ở nhiều nước trên Thế giới, nhất là ở các nước đang phát triển. Trầm cảm là một vấn đề lớn cần 
được quan tâm, đặc biệt trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu của cộng đồng. Việt Nam, cho 
đến nay đã có những nghiên cứu về sức khỏe tâm thần, có thể kết quả ở mỗi giai đoạn nghiên cứu 
là khác nhau, nhưng xu hướng chung là đa số người trẻ gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần đặc 
biệt các biểu hiện về trầm cảm đáng lo ngại. Nhiều người với triệu chứng của bệnh trầm cảm 
không tự nhận mình bị trầm cảm. Một số người không tự nhận thức những triệu chứng này, trong 
khi những người khác có thể gặp khó khăn trong việc thừa nhận mình bị trầm cảm. Đây có lẽ là một 
vấn đề tế nhị. Chính vì thế, mà vấn đề cấp thiết này cần ngành y tế và gia đ nh, xã hội phải có 
những giải pháp giúp ngăn ngừa căn bệnh này. 
Từ khóa: Khả năng nhận thức, nghiên cứu, trầm cảm, tâm thần, triệu chứng. 
1 ĐẶT VẤN ĐỀ 
Xã hội ngày càng phát triển kéo theo rất nhiều sự thay đổi trong đời sống con người, cùng với nó là 
phát sinh ra nhiều mối nguy hiểm tiềm năng cho sức khỏe tâm trí và để lại những hậu quả nặng nề 
hơn những bệnh khác. Đó là một loạt các trạng thái khác nhau, từ những rối nhiễu tâm trí như lo 
âu, trầm cảm, ám ảnh hay các chứng hoang tưởng, tâm thần phân liệt, động kinh Trong đó, 
trầm cảm là một hiện tượng bệnh lý xuất hiện ngày càng nhiều trong cuộc sống hiện nay. Và tỷ lệ 
người mắc bệnh trầm cảm_đặc biệt là người trẻ đang ngày càng gia tăng. Nhưng việc nhận thức 
và điều trị cho căn bệnh này đang gặp nhiều khó khăn, do một phần rào cản từ chính người bệnh. 
Vậy căn bệnh này nguy hiểm như thế nào? Nguyên nhân do đâu mà căn bệnh này lại gia tăng 
nhanh như vậy và cần có những biện pháp kế hoạch nào nhằm phòng ngừa và ngăn chặn căn 
bệnh này? 
2 NỘI DUNG 
2.1 Khái niệm bệnh trầm cảm và triệu chứng của nó 
Trầm cảm là bệnh lý tâm thần phổ biến nhất trong xã hội hiện đại, hay còn biết đến với cái tên là 
‚căn bệnh của thời đại‛. Trầm cảm là chứng rối loạn tâm trạng gây ra cảm giác buồn bã, thất vọng, 
tự cô lập bản thân, ảnh hưởng đến suy nghĩ và hành động của cá nhân kéo dài dai dẳng trong một 
thời gian dài. 
1994 
Trầm cảm chỉ thực sự được quan tâm vào một vài năm gần đây khi mà người ta thấy rằng tỷ lệ 
người tự sát ngày càng tăng cao đặc biệt là ở giới trẻ, và thủ phạm dẫn đến những cái chết thương 
tâm này không ai khác chính là trầm cảm. 
+ Triệu chứng chính: 
– Khí sắc trầm. 
– Mất mọi quan tâm và thích thú. 
– Tăng mệt mỏi sau một cố gắng nhỏ. 
+ Các triệu chứng phổ biến khác: 
– Giảm sút sự tập trung và sự chú ý. 
– Giảm sút tính tự trọng và lòng tự tin. 
– Những ý tưởng bị tội và không xứng đáng, hành vi tự huỷ hoại hoặc tự sát. 
– Nhìn vào tương lai thấy ảm đạm và bi quan. 
– Rối loạn giấc ngủ, ăn ít ngon miệng (có thể có ăn nhiều). 
2.2 Trầm cảm và những con số đáng báo động 
Sở dĩ trầm cảm được coi như ‚một sát thủ giấu mặt trong xã hội hiện đại‛ là bởi những con số thống 
kê về tỷ lệ người mắc căn bệnh này ngày càng tăng và hiện chưa có dấu hiệu dừng lại. Theo WHO 
có khoảng 350 triệu người trên Thế giới mắc bệnh trầm cảm và có khoảng 850,000 người tự tử vì 
bệnh này. Và theo WHO dự đoán đến hết năm 2020, trầm cảm sẽ xếp hạng 2 trong số những căn 
bệnh phổ biến toàn cầu. Lứa tuổi phổ biến mắc bệnh này là từ 18-45 tuổi. 
Theo thống kê của một số nước châu Âu, rối loạn trầm cảm dao động từ 3 - 4% dân số. Một 
nghiên cứu ở Ucraina của Tintle N (2011) cho kết quả 14,4% phụ nữ và 7,1% nam giới độ tuổi từ 50 trở 
lên bị trầm cảm. 
Ở Hoa Kỳ, tỷ lệ mắc trầm cảm theo nhiều nghiên cứu vào khoảng 5 - 6%. Theo Laura A. Pratt 
(2006), trong vòng 2 tuần lễ có 5,4% người từ 12 tuổi trở lên bị trầm cảm. Và vào năm 2014, có 
khoảng 17,6 nghìn người bị trầm cảm, nhưng có tới hơn 2/3 người bị trầm cảm không nhận ra mình 
có bệnh và không điều trị được. 
Ở Canada, theo Scott B Patten (2006), tỷ lệ trầm cảm chung trong cả cuộc đời là 12,2%, trầm cảm 
trong năm qua là 4,8%, trầm cảm trong 30 ngày qua là 1,8%. Trầm cảm chủ yếu phổ biến ở phụ nữ 
(5%) hơn ở nam giới (2,9%). Tỷ lệ mắc trầm cảm cao nhất ở nhóm tuổi từ 15 đến 25 tuổi. 
Ở các nước châu Á – Thái Bình Dương, theo tác giả Chiu E (2004), tỷ lệ mắc trầm cảm trong 
vòng 1 tháng từ 1,3% đến 5,5%, trong vòng 1 năm qua từ 1,7% đến 6,7% và tỷ lệ mắc trầm cảm trong 
cả cuộc đời từ 1,1% đến 19,9% trung bình là 3,7%, thấp hơn nhiều khu vực trên thế giới. 
Tại Việt Nam, theo nghiên cứu của Quỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF), khoảng 8% - 29% trẻ em vị thành 
niên Việt Nam mắc các bệnh về sức khỏe tâm thần. Và theo nhiều nghiên cứu trong nước khác, 
1995 
87% số trẻ em trong mẫu nghiên cứu có vấn đề về tâm lý. Nghiên cứu với 202 trẻ em, trong đó có 
22,8% số trẻ em trầm cảm; 23,7% số trẻ muốn tự tử; 10,4% tâm thần; 4% tự kỷ và 2,5% lo âu. Như 
vậy, ước tính tại Việt Nam có ít nhất 3 triệu thanh, thiếu niên có các vấn đề về sức khỏe tâm lý, tâm 
thần nhưng chỉ có khoảng 20% trong số đó nhận được hỗ trợ y tế và điều trị cần thiết. 
Một thống kê cho thấy có đến 6% dân số tại TP.HCM bị bệnh trầm cảm. Nếu trước kia người mắc 
trầm cảm đa phần nằm trong độ tuổi từ 60 - 65 tuổi, thì hiện nay trầm cảm đang có xu hướng trẻ 
hóa với độ tuổi từ 15-27 tuổi. 
Trầm cảm cũng là một trong những nguyên nhân làm gia tăng số người tự tử ở Việt Nam. Ước tính 
mỗi năm có hàng chục ngàn người tự tử do trầm cảm, gấp 2,5 lần so với số người chết vì tai nạn 
giao thông. 
Theo số liệu được đưa ra từ trang suicide.org, số lượng người trẻ tự tử đã gia tăng đến mức đáng 
báo động: 
– Cứ mỗi 100 phút, lại có một người trẻ tự tay chấm dứt cuộc đời mình. 
– Tự tử đứng thứ 3 trong số những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu khiến người trẻ trong độ 
tuổi 15 - 26. 
– 20% bạn trẻ tuổi teen đã bị trầm cảm ngay trước khi chạm đến tuổi trưởng thành. 
– 10% - 15% trường hợp bị trầm cảm nặng, thể hiện qua nhiều hơn một triệu chứng. 
– Chỉ 30% những ca trầm cảm được chữa trị. 
2.3 Nguyên nhân 
Xã hội: Tốc độ phát triển nhanh đến chóng mặt của cuộc sống hiện đại khiến áp lực công việc gia 
tăng, bộ não làm việc quá tải, cảm giác cô độc. Và thậm chí ngay cả khi đã có cho mình một công 
việc, mọi chuyện vẫn chưa dừng lại. Nạn bắt nạt chốn công sở, bất mãn trong công việc, sự cạnh 
tranh cho cùng một vị trí, tâm lý kèn cựa, ghen tức lẫn nhau... đều tạo thành những áp lực không 
tên. Chưa kể, quá lệ thuộc vào mạng xã hội, tỷ lệ người bị stress ở Việt Nam tăng lên nhanh chóng 
và tâm lý "xấu che, tốt khoe" lúc này giống như đổ thêm dầu vào lửa. 
Gia đ nh, bạn bè và nhà trường: 
– Sức ép của cha mẹ đối với con cái trong việc học hành, thi cử làm các em dễ rơi vào trạng 
thái căng thẳng với tất cả mọi chuyện, đôi lúc không kiểm soát được suy nghĩ của mình. 
– Không khí nặng nề trong gia đ nh thiếu hạnh phúc cũng là nguyên nhân chính dẫn đến 
chứng trầm cảm cho con cái. 
– Với những thế hệ còn đang đi học, trường lớp là một trong những nơi khiến họ gặp áp lực 
nhất. Bị bắt nạt, nỗi ám ảnh về điểm số, niềm khao khát xây dựng hình ảnh của bản thân... 
tất cả đều là nguyên nhân khiến nhiều bạn trẻ rơi vào trạng thái bức bối, lo lắng và tuyệt 
vọng. 
1996 
Chính bản thân người bệnh: 
– Ở tuổi vị thành niên, lứa tuổi học đường là các em sẽ bước vào thời kỳ dậy thì, tâm sinh lý ở 
khoảng thời gian này đang thay đổi nên các em chưa có đủ khả năng nhận thức toàn diện 
về một vấn đề gặp phải. Các em dễ bị ảnh hưởng từ chính những suy nghĩ tiêu cực, ảnh 
hưởng đến cảm xúc và hành vi cá nhân. 
– Ở lứa tuổi học đường mắc trầm cảm còn do lối sống không lành mạnh: những thói quen xấu 
ở tuổi thanh thiếu niên như lười vận động, nghiện điện tử, thức khuya, ăn uống không điều 
độ, sử dụng các loại chất kích thích... là những nguyên nhân gây suy giảm thể chất, suy 
nhược thần kinh dẫn đến trầm cảm. 
– Đặc điểm di truyền: Những người có người thân bị trầm cảm thường có nguy cơ mắc trầm 
cảm cao hơn so với những người bình thường. 
– Tính cách: Những người có tâm lý yếu thường khó đối phó được với những trở ngại trong cuộc 
sống. 
– Trẻ em bị chấn thương tâm lý. 
– Từng bị trầm cảm bởi tỷ lệ tái phát chiếm khoảng 50% số ca. 
2.4 Hậu quả 
Trầm cảm là rối loạn tâm lý gây ra tâm trạng buồn rầu, chán nản, mệt mỏi, uể oải, mất hứng thú 
kéo dài. Nếu tình trạng này lặp đi lặp lại trong một thời gian dài sẽ dẫn đến những hậu quả 
nghiêm trọng cho người mắc như: suy giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ, các rối loạn tâm thần khác. 
Số liệu thống kê cho biết, khi mắc bệnh, nhiều người trẻ đều tự đối phó với bệnh trầm cảm. Tuy 
nhiên nhận thức phổ biến của người trầm cảm lại luôn nghĩ mình sẽ khỏi bệnh mà không cần ai 
giúp. Hiện chưa có một nghiên cứu riêng biệt về kỳ thị, phân biệt đối xử trên thanh, thiếu niên có 
vấn đề về rối loạn tâm thần, nhưng có thể dễ dàng nhận thấy nhóm này sẽ phải chịu sức ép rất lớn 
khiến các em sẽ có cuộc sống ngày càng khép kín và bế tắc hơn. 
Trầm cảm thật sự nguy hiểm, còn nguy hiểm hơn cả ung thư. Người mắc bệnh ung thư, nếu họ có ý 
chí, nghị lực sống thì dù cơ hội sống là vô cùng nhỏ nhoi 1% họ vẫn khao khát được sống. Nhưng ở 
người trầm cảm lại khác, dù họ không mắc bất kì bệnh nan y nào, nhưng họ lại cảm thấy chán 
ghét mọi thứ, thậm chí ngay cả chính bản thân họ, những người mà họ đã từng yêu thương họ 
cũng không còn thiết tha nữa. Họ không lưu luyến gì với cuộc sống hiện tại, họ cảm thấy cô độc, 
tinh thần suy sụp, không lối thoát và hậu quả là họ luôn muốn tìm đến cái chết. 
2.5 Giải pháp 
Để có thể ngăn ngừa được căn bệnh nguy hiểm này, ngành tâm thần cần được đầu tư một cách 
đồng bộ và chuyên nghiệp, đồng thời tuyên truyền cách phòng ngừa và phát hiện sớm trầm cảm, 
từ đó có hướng xử trí kịp thời. 
1997 
Việc cân bằng giữa công việc và nghỉ ngơi là vô cùng quan trọng để giảm các nguy cơ phát sinh 
các rối loạn tâm lý liên quan tới trầm cảm, trong đó có trầm cảm. Các biện pháp giảm trầm cảm, 
tái tạo sức lao động có thể đơn giản là tập thể dục thể thao, tập yoga, gặp gỡ bạn bè, tập tĩnh tâm 
hoặc học một môn nghệ thuật mới (vẽ, âm nhạc . 
Theo các chuyên gia, sự phối hợp, tham gia của các bên như xã hội, y tế và giáo dục trong các 
chương trình về sức khỏe tâm thần cho thanh, thiếu niên là vô cùng cần thiết. Cần nâng cao kiến 
thức và giảm định kiến của mọi người về bệnh trầm cảm và các phương pháp điều trị bệnh trầm 
cảm là rất quan trọng, để bệnh có thể được phát hiện sớm và điều trị sớm. Đây là hành động thiết 
thực nhằm nâng cao nhận thức cho thanh, thiếu niên cách chăm sóc sức khỏe bản thân, cũng như 
dạy các em cách hỗ trợ bạn bè cùng trang lứa và cho cả thầy cô, gia đ nh. 
Khi gặp một người có dấu hiệu của việc bị trầm cảm, giúp đỡ họ là điều cần thiết. Trầm cảm là một 
căn bệnh có thể ‚chữa lành‛, nhưng cần phải làm càng sớm càng tốt. Chúng ta có thể cần đến sự 
trợ giúp của các bác sĩ. Nhưng hãy nhớ, cô đơn dẫn đến trầm cảm, và cô đơn thì không thể chữa 
lành bằng thuốc được. Liều thuốc phù hợp nhất cho họ là sự cởi mở, chia sẻ với những người xung 
quanh. 
Vậy nên, chúng ta có thể thử giúp họ bằng những điều sau đây: 
– Động viên người trầm cảm chia sẻ những vấn đề khúc mắc trong cuộc sống. Cho họ thấy, 
bạn là người có thể tin tưởng được, và sẵn sàng trợ giúp họ khi cần thiết. 
– Lắng nghe, thấu hiểu, không chỉ trích và đánh giá về quá khứ của họ. 
– Nhờ cậy thêm sự trợ giúp của gia đ nh, bạn bè xung quanh. Đừng cố gắng làm tất cả mọi 
thứ một mình. 
3 KẾT LUẬN 
Xã hội ngày càng phát triển, con người cũng từng bước đi lên cùng với sự phát triển ấy. Thế nhưng, 
điều đáng buồn là những mối nguy hiểm phát sinh cho sức khỏe tâm trí con người ngày càng 
nhiều và tỷ lệ người mắc bệnh trầm cảm cũng gia tăng đến mức báo động ở nước ta. Sự đáng sợ 
của trầm cảm là căn bệnh tưởng chừng chỉ có thể diễn ra trong tâm trí bạn, nhưng nó lại có sức 
‚sát thương‛ vô cùng lớn không chỉ với tâm lý, sức khỏe của người mắc mà còn có khả năng ‚giết 
chết‛ một người bất cứ lúc nào. Hiện nay, ngành y tế hay xã hội, gia đ nh, nhà trường cũng ngày 
càng quan tâm đến căn bệnh nguy hiểm này. Trước tình hình đó, gia đ nh và xã hội cần có những 
biện pháp phối hợp tích cực nhằm ngăn chặn bệnh này xảy ra. Sự quan tâm phòng chống bệnh 
trầm cảm không chỉ là nhiệm vụ của ngành y tế mà thuộc về mọi gia đ nh, nhà trường và toàn xã 
hội nói chung. Và việc nâng cao kiến thức về bệnh trầm cảm là việc vô cùng quan trọng đối với tất 
cả mọi người. 
1998 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Báo nhân dân ngày 31/01/2019: ‚Báo động bệnh trầm cảm ở giới trẻ‛ 
[2] (https://nhandan.com.vn/baothoinay/baothoinay-xahoi/baothoinay-xahoi-
songtre/item/39100402-bao-dong-benh-tram-cam-o-gioi-tre.html) 
[3] Đại học Y ” Dược Thái Nguyên, tác giả Nguyễn Thanh Cao: ‚Thực trạng trầm cảm và một số 
yếu tố nguy cơ đến trầm cảm ở người trưởng thành tại phường sông cầu, thị xã bắc kạn năm 
2011 và đề xuất một số giải pháp‛, tr.04-05 
[4] (
dh/file_goc_770524.pdf) 
[5] PGS.TS Phạm Văn Mạnh, Ths. Lê Sao Mai: ‚Trầm cảm‛ 
[6] (
3m.pdf) 
[7] Tintle N., B. Bacon, S. Kostyuchenko, Z. Gutkovich, E. J. Bromet (2011), "Depression and its 
correlates in older adults in Ukraine", Int J Geriatr Psychiatry, 26, (12), pp. 1292-1299. 
[8] (https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/?term=Depression+and+its+correlates+in+older+a
dults+in+Ukraine) 
[9] Laura A. Pratt, Debra J. Brody. (2008), ‚Depression in the United States household population, 
2005”2006‛, NCSH Brief, 7, pp. 1-8. 
[10] (https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/19389321) 
[11] Scott B Patten. (2006), ‚Descriptive epidemiology of major depression in Canada‛, Journal, Vol 
51, No 2, February 2006, (Issue), pp. 80-90. 
[12] (https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/16989107) 
[13] Chiu E. (2004), ‚Epidemiology of depression in the Asia Pacific region‛, Australas Psychiatry, 12 
Suppl, pp. 4-10. 
[14] (https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/15715830) 

File đính kèm:

  • pdfbao_dong_gia_tang_benh_tram_cam_o_nguoi_tre.pdf