Báo cáo Tổng quan về chính sách chăm sóc người già thích ứng với thay đổi cơ cấu tuổi tại Việt Nam
Già hoá dân số đánh dấu thành công của chuyển đổi nhân khẩu học nhờ kết
hợp giảm nhanh, giảm mạnh mức chết và mức sinh trong đó giảm mức sinh là
yếu tố quyết định nhất dẫn đến làm thay đổi cơ cấu tuổi, phân bố dân số của từng
nhóm tuổi (tỷ lệ người trưởng thành và người cao tuổi tăng lên trong cơ cấu dân
số, tỷ lệ dân số trẻ so với tổng dân số giảm rõ rệt) và tuổi trung vị của dân số
không ngừng tăng lên. Để xem xét đánh giá vấn đề dân số già hóa, các nhà nhân
khẩu học dựa vào các chỉ số như tuổi thọ bình quân, tỷ lệ dân số 60 tuổi trở lên,
65 tuổi trở lên, tuổi trung vị1.
Ở hầu hết các nước phát triển, từ 65 tuổi trở lên được coi là người cao tuổi.
Tuy nhiên với nhiều nước đang phát triển thì mốc tuổi này không phù hợp. Hiện
tại chưa có một tiêu chuẩn thống nhất cho các quốc gia, tuy nhiên Liên Hợp quốc
chấp nhận mốc để xác định dân số già là từ 60 tuổi trở lên trong đó phân ra làm
ba nhóm: Sơ lão (60-69 tuổi), trung lão (70-79 tuổi) và đại lão (từ 80 tuổi trở
lên).
Ở Việt Nam, Pháp lệnh người cao tuổi quy định những người từ 60 tuổi trở
lên được coi là người cao tuổi. Khái niệm người cao tuổi được sử dụng thay cho
người cao tuổi vì thực tế nhiều người từ 60 tuổi trở lên, vẫn còn hoạt động, vì vậy
cụm từ "người cao tuổi " bao hàm tính kính trọng, động viên hơn so với cụm từ
"người cao tuổi". Tuy nhiên về khoa học thì người cao tuổi hay người cao tuổi
đều được dùng với ý nghĩa như nhau. Trong báo cáo này, những người từ 60 tuổi
trở lên được coi là người cao tuổi.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo Tổng quan về chính sách chăm sóc người già thích ứng với thay đổi cơ cấu tuổi tại Việt Nam
BỘ Y TẾ TỔNG CỤC DÂN SỐ VÀ KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH QUỸ DÂN SỐ LIÊN HỢP QUỐC BÁO CÁO TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH CHĂM SÓC NGƯỜI GIÀ THÍCH ỨNG VỚI THAY ĐỔI CƠ CẤU TUỔI TẠI VIỆT NAM Nhóm nghiên cứu: PGS. TS. PHẠM THẮNG Viện trưởng Viện Lão khoa Quốc gia, Bộ Y tế TS. ĐỖ THỊ KHÁNH HỶ Phó viện trưởng Viện Lão khoa Quốc gia , Bộ Y tế Email: vienlaokhoa@vnn.vn Hà Nội-2009 1 I. GIÀ HÓA DÂN SỐ: VẤN ĐỀ TOÀN CẦU TRONG THẾ KỶ 21 1. Xu hướng già hóa trên thế giới Già hoá dân số đánh dấu thành công của chuyển đổi nhân khẩu học nhờ kết hợp giảm nhanh, giảm mạnh mức chết và mức sinh trong đó giảm mức sinh là yếu tố quyết định nhất dẫn đến làm thay đổi cơ cấu tuổi, phân bố dân số của từng nhóm tuổi (tỷ lệ người trưởng thành và người cao tuổi tăng lên trong cơ cấu dân số, tỷ lệ dân số trẻ so với tổng dân số giảm rõ rệt) và tuổi trung vị của dân số không ngừng tăng lên. Để xem xét đánh giá vấn đề dân số già hóa, các nhà nhân khẩu học dựa vào các chỉ số như tuổi thọ bình quân, tỷ lệ dân số 60 tuổi trở lên, 65 tuổi trở lên, tuổi trung vị1... Ở hầu hết các nước phát triển, từ 65 tuổi trở lên được coi là người cao tuổi. Tuy nhiên với nhiều nước đang phát triển thì mốc tuổi này không phù hợp. Hiện tại chưa có một tiêu chuẩn thống nhất cho các quốc gia, tuy nhiên Liên Hợp quốc chấp nhận mốc để xác định dân số già là từ 60 tuổi trở lên trong đó phân ra làm ba nhóm: Sơ lão (60-69 tuổi), trung lão (70-79 tuổi) và đại lão (từ 80 tuổi trở lên). Ở Việt Nam, Pháp lệnh người cao tuổi quy định những người từ 60 tuổi trở lên được coi là người cao tuổi. Khái niệm người cao tuổi được sử dụng thay cho người cao tuổi vì thực tế nhiều người từ 60 tuổi trở lên, vẫn còn hoạt động, vì vậy cụm từ "người cao tuổi " bao hàm tính kính trọng, động viên hơn so với cụm từ "người cao tuổi". Tuy nhiên về khoa học thì người cao tuổi hay người cao tuổi đều được dùng với ý nghĩa như nhau. Trong báo cáo này, những người từ 60 tuổi trở lên được coi là người cao tuổi. Già hoá diễn ra khi mức sinh giảm trong khi triển vọng sống duy trì không đổi hoặc tăng lên ở các độ tuổi già. Trong giai đoạn 1950-2005, không chỉ mức tử vong sơ sinh giảm mà mức tử vong ở tất cả những nhóm tuổi khác cũng giảm. Mức sinh giảm ở hầu hết các nước trên thế giới. Thế kỷ XX đã chứng kiến một cuộc cách mạng về tăng tuổi thọ. Tuổi thọ bình quân của thế giới đã tăng thêm 20 năm, dự kiến đạt mức 67,2 tuổi năm 2010 và 75,4 tuổi vào năm 2050. Kết quả là 1 Tuổi trung vị là tuổi chia dân số thành hai nhóm bằng nhau về lượng; có nghĩa là một nửa số dân thuộc nhóm trẻ hơn và một nửa già hơn độ tuổi đó. 2 dân số của nhiều quốc gia sẽ già hoá nhanh chóng và số lượng quốc gia phải đối mặt với thực trạng này ngày càng tăng. Thành tựu này cùng với kết quả tăng trưởng dân số trong nửa đầu của thế kỷ XXI, dự báo trong giai đoạn 2005-2050, một nửa lượng dân số gia tăng là do tăng số người trên 60 tuổi (60+), số trẻ em dưới 15 tuổi sẽ giảm nhẹ. Dân số 60+ của thế giới sẽ tăng gấp ba từ 673 triệu (246 triệu sống ở các quốc gia phát triển) năm 2005 lên 2 tỷ vào năm 2050 (406 triệu ở các quốc gia phát triển). Tỷ lệ người cao tuổi tăng từ 10% năm 1998 lên 15% năm 2025. Già hoá dân số sẽ trở thành một vấn đề lớn ở các nước đang phát triển, nơi mà dân số sẽ bị già hoá nhanh chóng trong nửa đầu của thế kỷ XXI. Các nước đang phát triển sẽ là nơi có tỉ lệ người cao tuổi tăng cao nhất và nhanh nhất, theo dự báo số người cao tuổi ở khu vực này sẽ tăng gấp 4 lần trong vòng 50 năm tới. Tỷ lệ người cao tuổi theo dự báo sẽ tăng từ 8% lên 19% vào năm 2025, trong khi đó tỷ lệ trẻ em sẽ giảm từ 33% xuống 22%. Hơn một nửa dân số tuổi 80+ sống ở những nước đang phát triển, dự báo sẽ tăng lên 71% vào năm 20502. Tốc độ già hóa tại các nước đang phát triển ngày càng nhanh hơn tại các nước phát triển (ví dụ Pháp mất khoảng 75 năm còn ở Singapore chỉ mất 19 năm), dẫn đến xảy ra nguy cơ “Già trước khi giàu” chứ không phải “Giàu trước khi già”. Tuổi trung vị của thế giới dự báo sẽ tăng từ 28 2005 lên 38 tuổi 2050. Điều quan trọng hơn là nhóm dân số già nhất (80+) tăng nhanh hơn nhiều. Nếu dân số 60+ dự kiến tăng gấp ba vào năm 2050 thì nhóm dân số này tăng xấp xỉ 5 lần, từ 88 triệu năm 2005 lên 402 triệu năm 20503 . Trong số người cao tuổi thì phụ nữ nhiều hơn nam giới. Tuổi càng tăng, sự khác biệt này càng lớn. Hiện trạng của phụ nữ già ở khắp nơi trên thế giới đòi hỏi sự ưu tiên trong các hành động chính sách. Sự lão hoá tác động lên phụ nữ và nam giới một cách không giống nhau. Ý thức được điều này là yếu tố cần thiết để đảm bảo sự bình đẳng nam nữ một cách đầy đủ và phát triển các biện pháp hiệu quả nhằm giải quyết vấn đề. Do vậy, điều quan trọng là đưa sự khác nhau về giới vào tất cả các chính sách, chương trình và luật pháp. 2 Liên Hợp Quốc, Triển vọng dân số thế giới phiên bản 2006 3 Liên Hợp Quốc, Triển vọng dân số thế giới phiên bản 2006 3 Có sự khác biệt lớn về phân bố dân số giữa các nước phát triển và đang phát triển. Trong khi phần lớn người cao tuổi ở các nước phát triển sống ở thành thị, thì phần lớn người cao tuổi ở các nước đang phát triển sống tại khu vực nông thôn. Theo dự báo, đến năm 2025, 82% dân số ở các nước phát triển sẽ sống ở thành thị, trong khi đó ở các nước đang phát triển tỷ lệ này chưa đến 50%. Có sự khác nhau đáng kể giữa các nước phát triển và đang phát triển về kiểu hộ gia đình mà trong đó người cao tuổi sinh sống. Ở các nước đang phát triển phần lớn người cao tuổi sống trong gia đình có nhiều thế hệ. Sự khác biệt này ngụ ý rằng các hoạt động chính sách đối với người cao tuổi sẽ không giống nhau giữa các nước đã và đang phát triển. 2. Xu hướng già hóa tại Việt Nam: Già hoá dân số sẽ là một thách thức lớn mà Việt Nam sẽ phải đối mặt trong thời gian tới. Do những thành tựu đạt được trong lĩnh vực y tế và kế hoạch hoá gia đình, mức sinh của nước ta đã giảm mạnh từ trung bình 4,8 con 1979 xuống 2,33 con ... a, thể thao, môi trường; - Thông tư số 135/2008/TT-BTC ngày 31/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ. Môi trường chính sách hiện nay đã tạo rất nhiều điều kiện để nâng cao chất lượng sống, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ cho người cao tuổi. Tuy nhiên, theo đánh giá của Viện chiến lược và chính sách y tế, Bộ Y tế, việc triển khai thực hiện các chính sách chăm sóc sức khỏe người cao tuổi cho thấy: - Các chính sách chăm sóc sức khỏe người cao tuổi được ban hành đã thể hiện rõ được tính ưu việt của Đảng và Nhà nước. Người cao tuổi đã được quan 25 tâm chăm sóc tốt hơn. Điều này đặc biệt rõ nét đối với những người cao tuổi tàn tật, cô đơn không nơi nương tựa và người cao tuổi từ 90 tuổi trở lên. - Việc tổ chức triển khai thực hiện Pháp lệnh người cao tuổi và một số chính sách chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ở một số địa phương còn gặp nhiều khó khăn do: + Việc ban hành các văn bản hướng dẫn của các ngành có liên quan chưa kịp thời và chưa cụ thể, do vậy tuyến cơ sở còn gặp khó khăn trong triển khai thực hiện chính sách. + Thiếu sự phối hợp liên ngành trong triển khai thực hiện chính sách đặc biệt ở tuyến cơ sở do thiếu văn bản chỉ đạo hướng dẫn triển khai cụ thể của địa phương đối với từng cấp. - Việc phổ biến văn bản chính sách ở tuyến xã chưa được thực hiện đầy đủ tới tất cả các đối tượng có liên quan. - Việc triển khai thực hiện còn gặp nhiều khó khăn ở hầu hết các địa phương do thiếu kinh phí, nguồn nhân lực cũng như nhận thức về chính sách chưa đầy đủ của một số nhà lãnh đạo địa phương. Do vậy, quyền lợi của người cao tuổi chưa được đảm bảo như quy định. - Thiếu sự gắn kết chặt chẽ giữa tổ chức Hội người cao tuổi các cấp trong triển khai thực hiện chính sách. - Chưa có hoạt động kiểm tra giám sát quá trình triển khai thực hiện chính sách ở hầu hết các địa phương. 2.6. Thách thức thứ sáu: Năng lực cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi còn hạn chế Hiện nay, mạng lưới y tế của Việt Nam từ trung ương đến địa phương đã được củng cố. Nhiều dịch vụ y tế mới được nghiên cứu và đưa ra áp dụng trong thực tế. Những vấn đề như bảo hiểm y tế, nâng cao các hoạt động hỗ trợ cho việc chi trả của người dân đối với các dịch vụ y tế nhất là với những người nghèo, dân tộc thiểu số dành được sự quan tâm lớn của nhà nước. Các Quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo cũng đã được thành lập đặc biệt dành cho vùng nông thôn và dân tộc thiểu số, có tác động tích cực tới việc chăm sóc sức khỏe cho người nghèo, nâng cao khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế cũng như giảm gánh năng tài chính cho người nghèo. Tuy nhiên, việc triển khai Quỹ khám chữa bệnh 26 còn gặp nhiều khó khăn do chất lượng dich vụ y tế tuyến xã còn hạn chế, kiến thức về các vấn đề sức khỏe và chăm sóc sức khỏe của người dân còn chưa đầy đủ, và hạn chế trong các hoạt động truyền thông26 Tình hình chăm sóc y tế còn yếu; mạng lưới y tế phục vụ người cao tuổi chưa có; số nhân viên y tế phục vụ tại cộng đồng vừa thiếu về số lượng vừa yếu về nghiệp vụ và kỹ năng trong khi nhu cầu chăm sóc y tế lại rất lớn. Theo con số điều tra của Viện Lão khoa Quốc gia tại ba địa bàn Hà Nội, Thừa Thiên Huế và Bà Rịa-Vũng Tàu, phần lớn người cao tuổi đều trả lời là không được bác sỹ và nhân viên y tế tới nhà khám, cụ thể là ở Phương Mai- Hà Nội là 51%, Phú Xuân-Thừa Thiên Huế là 83,6%, ở Hoà Long- Bà Rịa Vũng Tàu là 78,3%. Có tới 75,8% các cụ cho rằng mình cần được khám chữa bệnh tốt hơn so với hiện tại. Tỷ lệ này cao nhất ở Phương Mai 86,6%, Hoà Long 72,7% cuối cùng là Phú Xuân 68,2%. Năm 2006, Viện Lão khoa Quốc gia đã tiến hành khảo sát điều tra các sở y tế trong toàn quốc. Kết quả cho thấy mới có 22,4% số tỉnh có bệnh viện có chuyên khoa Lão khoa với nguồn nhân lực gồm 139 bác sĩ, nghiên cứu viên và 237 điều dưỡng viên. Cả nước mới có 5 cơ sở chuyên chăm sóc y tế lâu dài cho người cao tuổi, hơn một nửa số tỉnh có cơ sở lưu trú cho đối tượng chính sách, người cao tuổi neo đơn không nơi nương tựa (trung tâm xã hội thuộc Bộ LĐ-TB- XH). Cả nước mới có 2 cơ sở đào tạo có bộ môn Lão khoa, số lượng các hình thức đào tạo chuyên đề, ngắn hạn, các công trình nghiên cứu cũng như các ấn phẩm chuyên ngành hầu như còn rất ít. Chăm sóc người cao tuổi là lĩnh vực liên ngành, nhưng hiểu biết của nhân viên y tế về các khía cạnh chính sách, chương trình và sự phối hợp giữa các cơ cấu tổ chức y tế và xã hội là còn hạn chế. III. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ, ĐỊNH HƯỚNG GIẢI PHÁP 3.1. Khuyến nghị 1: Tăng cường sức khỏe và chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi, phòng bệnh bao gồm ngăn ngừa và quản lý các loại bệnh thường xảy ra khi tuổi cao. Tăng cường sức khoẻ là quá trình giúp cho con người kiểm soát và cải thiện sức khỏe của bản thân. Đương nhiên quá trình này phải được tiến hành 26 Viện chiến lược và chính sách y tế, Đàm Viết Cương và cộng sự, Đánh giá tình hình chăm sóc sức khỏe cho người nghèo tại năm tỉnh miền núi phía bắc và Tây Nguyên ( 27 trong suốt cuộc đời. Ở đây, vai trò của bản thân người cao tuổi và gia đình là rất quan trọng. Tập luyện thích hợp, ăn uống điều độ, không hút thuốc, không uống rượu và sử dụng thuốc một cách khôn ngoan ở tuổi già có thể giúp ngăn ngừa bệnh tật và giảm chức năng, giúp kéo dài tuổi thọ và tăng chất lượng sống. Những bệnh thường thấy ở người cao tuổi là các bệnh không lây truyền và chấn thương. Phòng bệnh bao gồm cả “cấp 1, tiên phát” (ví dụ tránh hút thuốc), “cấp 2, thứ phát” (khám sàng lọc để phát hiện sớm bệnh mãn tính) và “cấp ba” (quản lý lâm sàng thích hợp đối với các bệnh). Tất cả các cách thức phòng bệnh này giúp giảm nguy cơ bị tàn phế. Đối với mọi lứa tuổi, các chiến lược phòng bệnh- kể cả đối với các bệnh lây truyền - đều dẫn tới tiết kiệm được chi phí, tiền của. Tàn phế liên quan với tuổi già và bệnh mãn tính có thể phòng ngừa hoặc trì hoãn nếu như chấp thuận các hành vi, lối sống lành mạnh. Không hút thuốc lá, tăng vừa phải mức độ vận động cũng đã có thể làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim mạch và các bệnh khác. a) Đẩy mạnh các hoạt động giáo dục truyền thông để người cao tuổi có kiến thức tự tăng cường và chăm sóc sức khỏe; cải thiện chuẩn mực sống và tình trạng sức khỏe tốt hơn ngay từ khi còn trẻ. Tạo sự thay đổi trong nhận thức và hành vi hướng tới sự đồng thuận của dư luận và thực hành của cá nhân, tăng cường hỗ trợ của cộng đồng không chỉ về phòng ngừa tàn phế mà cả vấn đề giảm thiểu những rào cản mà người tàn phế thường phải đối mặt. b) Tăng cường quản lý và kiểm soát các bệnh mãn tính; ứng dụng các kỹ thuật mới trong chẩn đoán và điều trị sớm, điều trị lâu dài các bệnh mãn tính như tim mạch, tăng huyết áp, thoái khớp, tiểu đường, ung thư c) Tăng cường hỗ trợ người cao tuổi sử dụng các dụng cụ trợ giúp - từ những dụng cụ cá nhân đơn giản như gậy, khung đỡ, tay vịn đến những công nghệ cho mọi người như điện thoại - làm giảm tính phụ thuộc của những người bị tàn phế. 3.2 Khuyến nghị 2: Đảm bảo cho mọi người cao tuổi có thể tiếp cận một cách bình đẳng với các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ. a) Phân bổ bình đẳng các nguồn lực về y tế và phục hồi chức năng cho người cao tuổi, đặc biệt là người cao tuổi nghèo, ở khu vực nông thôn và vùng sâu vùng 28 xa, bao gồm các cách tiếp cận có thể chi trả được đối với những thuốc thiết yếu cũng như những biện pháp điều trị khác. b) Bảo đảm sự tiếp cận bình đẳng đối với hệ thống chăm sóc chính thức qua các dịch vụ y tế và xã hội. c) Tăng khả năng tiếp cận một cách bình đẳng với dịch vụ chăm sóc cho người cao tuổi nghèo, cũng như ở các vùng nông thôn, vùng xa bằng cách giảm hoặc miễn phí, cung cấp các chế độ bảo hiểm và những biện pháp hỗ trợ tài chính khác. d) Khẩn trương xây dựng và củng cố mạng lưới y tế chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi, đặc biệt là mạng lưới kiểm soát các bệnh mãn tính ở người cao tuổi. 3.3. Khuyến nghị 3: Tăng cường năng lực quốc gia về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi a) Ưu tiên đầu tư phát triển Viện Lão khoa Quốc gia, là cơ sở đầu ngành chuyên chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, chịu trách nhiệm chỉ đạo về chuyên môn kỹ thuật cho toàn bộ hệ thống lão khoa trên phạm vi cả nước. b) Thiết lập mạng lưới lão khoa trên phạm vi toàn quốc, bao gồm việc thành lập và đưa vào hoạt động các khoa lão khoa tại các bệnh viện theo Thông tư số 02/2004/TT-BYT ban hành ngày 20/01/2004 về việc hướng dẫn thực hiện công tác chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi của Bộ Y tế. c) Đưa nhiệm vụ kiểm soát bệnh không lây truyền, mãn tính vào nội dung chăm sóc sức khoẻ nhân dân tại tuyến cơ sở, gắn với các nhiệm vụ của công tác y tế dự phòng, dân số và kế hoạch hóa gia đình. d) Xây dựng các mô hình chuẩn Chăm sóc cho người cao tuổi dựa vào công đồng; từng bước phát triển mạng lưới và nâng cao năng lực chăm sóc người cao tuổi tại nhà (bao gồm các hình thức như tình nguyện viên/ cán bộ y tế cơ sở chăm sóc người cao tuổi tại nhà, chương trình hỗ trợ phục hồi chức năng, cung cấp dụng cụ trợ giúp, dịch vụ chăm sóc tạm thời, trung tâm chăm sóc ban ngày) 29 e) Từng bước xây dựng và quản lý thống nhất mạng lưới Trung tâm điều dưỡng người cao tuổi trên cơ sở nhu cầu thực tế và điều kiện cơ sở hạ tầng của từng địa phương. 3.4. Khuyến nghị 4: Tăng cường công tác đào tạo và nghiên cứu liên quan đến sức khỏe người cao tuổi a) Thành lập bộ môn Lão khoa tại các cơ sở đào tạo y khoa để phát triển chuyên ngành Lão khoa, đào tạo nguồn nhân lực cho tương lai. b) Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo Điều dưỡngLão khoa phù hợp với nhu cầu nguồn nhân lực của mạng lưới chăm sóc người cao tuổi và điều kiện thực tế của vùng miền trong từng giai đoạn; đưa các nội dung về những nguyên tắc cơ bản, cách tiếp cận trong chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi vào các chương trình đào tạo sinh viên y khoa, y tá điều dưỡng cũng như những cán bộ y tế khác. c) Cung cấp thông tin và nội dung giáo dục về già hoá tích cực vào các chương trình đào tạo, tập huấn dành cho nhân viên dịch vụ dân số, y tế, xã hội và truyền thông. d) Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo Người chăm sóc không chính thức; cung cấp thông tin, tập huấn về cách thức chăm sóc người cao tuổi cho thành viên gia đình, bạn bè đồng niên và những người chăm sóc không chính thức khác. e) Thí điểm các mô hình cung ứng Điều dưỡngLão khoa cho thị trường lao động quốc tế. f) Tăng cường nghiên cứu, giám sát thực hiện các chính sách để có những điều chỉnh thích hợp đồng thời đẩy mạnh nghiên cứu, thực hiện chuyển giao công nghệ quản lý và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi 3.5. Khuyến nghị 5: Xây dựng chính sách thích ứng với xã hội già Trong bối cảnh đất nước còn nghèo; các chương trình bảo hiểm xã hội thiếu bền vững, phạm vi bao phủ hết sức hạn chế; đối tượng hưởng lợi của mạng an sinh xã hội chủ yếu là nhóm dân số làm việc trong khu vực nhà nước, khu vực kinh tế chính thức và sống ở khu vực thành thị. Chăm sóc sức khỏe và lương hưu 30 ở khu vực tư nhân dường như trở lên quan trọng hơn trong mối liên kết giữa khu vực công và khu vực tư nhân trong cung cấp dịch vụ y tế. a) Cải cách khu vực công sẽ tập trung vào chăm sóc sức khỏe, lương hưu và an sinh xã hội; triển khai các cơ chế chia sẻ trách nhiệm, hỗ trợ tài chính cho người cao tuổi, đặc biệt là những người đã thực hiện tốt chính sách dân số trong những thập niên vừa qua; b) Xác định và chuẩn hoá tốt hơn các công cụ đánh giá chức năng và mức độ tàn phế làm cơ sở để hoạch định chính sách và lập kế hoạch can thiệp trong y học và y tế. c) Xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách, chương trình, hợp tác quốc tế để có thể đương đầu với sự bùng nổ của các bệnh không lây truyền, mãn tính. d) Xây dựng và thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi; xác định một số mục tiêu lượng hoá được, đặc trưng cho từng giới nhằm cải thiện tình trạng sức khỏe người cao tuổi, giảm thiểu các bệnh mạn tính, tàn phế và tử vong khi bước vào tuổi già. e) Tập trung nỗ lực huy động sự tham gia của cộng đồng và xã hội trong các chương trình, dự án tăng cường sức khỏe, phòng bệnh, kiểm soát gánh nặng bệnh gắn với các hoạt động phát triển cộng đồng. f) Xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế, cộng đồng, gia đình và cá nhân chăm sóc người cao tuổi, tham gia dịch vụ bảo hiểm nhân thọ; xây dựng chính sách khuyến khích phụ nữ tham gia vào lực lượng lao động cũng như các chương trình tiết kiệm, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm y tế ... 3.6. Khuyến nghị 6: Xây dựng một xã hội hài hoà cho mọi lứa tuổi a) Tạo dựng môi trường thân thiện với người cao tuổi o Tạo điều kiện làm việc thuận lợi cho người chăm sóc người tàn phế (thời gian làm việc linh hoạt), lao động tuổi 60+ (nơi làm việc không có vật cản, thời gian làm việc linh hoạt). o Đảm bảo an toàn, thuận tiện cho người cao tuổi trong sinh hoạt, đi lại và sử dụng các dịch vụ. o Đảm bảo an ninh tài chính cho người cao tuổi có hoàn cảnh đặc biệt. 31 o Thực hiện chương trình học tập suốt đời, luyện tập phục hồi chức năng, vui chơi giải trí. o Hỗ trợ sử dụng các phương tiện, thiết bị, dụng cụ trợ giúp người cao tuổi. o Nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi ứng xử với người cao tuổi trong mọi tình huống. b) Củng cố hình ảnh của người cao tuổi trong xã hội hiện đại. o Ghi nhận và tôn vinh những đóng góp của người cao tuổi với xã hội, gia đình. o Đề cao những tấm gương điển hình về người cao tuổi “sống vui, sống khoẻ, sống có ích”, gia đình “ Ông bà cha mẹ mẫu mực, con cháu thảo hiền”. o Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục đạo đức “Uống nước nhớ nguồn”. o Tăng cường mối liên kết giữa các thế hệ bằng các hoạt động phát triển, các sự kiện lớn tại cộng đồng. c) Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, thực hiện nghiêm pháp luật và các quy định bảo vệ và chăm sóc người cao tuổi.
File đính kèm:
- bao_cao_tong_quan_ve_chinh_sach_cham_soc_nguoi_gia_thich_ung.pdf