Báo cáo ca bệnh: chẩn đoán bệnh bạch cầu tế bào lympho T hạt lớn bằng kỹ thuật flow cytometry tại trung tâm huyết học và truyền máu, bệnh viện Bạch Mai

Bệnh bạch cầu lymphocytic hạt lớn (LGL) là một rối loạn tăng sinh hệ bạch huyết mãn tính, biểu hiện

sự gia tăng mãn tính không rõ nguyên nhân (>6 tháng) của các tế bào lympho dạng hạt lớn (LGL) trong

máu ngoại vi. Bệnh bạch cầu lymphocyte hạt lớn tế bào T được đặc trưng bởi sự tham gia của các tế bào

T gây độc tế bào- có hạt). Các tế bào ung thư của bệnh này hiển thị kiểu miễn dịch tế bào T trưởng

thành, với phần lớn các trường hợp cho thấy kiểu miễn dịch tế bào T CD4- / CD8 +, TCR dương tính.

Báo cáo ca bệnh: chẩn đoán bệnh bạch cầu tế bào lympho T hạt lớn bằng kỹ thuật flow cytometry tại trung tâm huyết học và truyền máu, bệnh viện Bạch Mai trang 1

Trang 1

Báo cáo ca bệnh: chẩn đoán bệnh bạch cầu tế bào lympho T hạt lớn bằng kỹ thuật flow cytometry tại trung tâm huyết học và truyền máu, bệnh viện Bạch Mai trang 2

Trang 2

Báo cáo ca bệnh: chẩn đoán bệnh bạch cầu tế bào lympho T hạt lớn bằng kỹ thuật flow cytometry tại trung tâm huyết học và truyền máu, bệnh viện Bạch Mai trang 3

Trang 3

Báo cáo ca bệnh: chẩn đoán bệnh bạch cầu tế bào lympho T hạt lớn bằng kỹ thuật flow cytometry tại trung tâm huyết học và truyền máu, bệnh viện Bạch Mai trang 4

Trang 4

Báo cáo ca bệnh: chẩn đoán bệnh bạch cầu tế bào lympho T hạt lớn bằng kỹ thuật flow cytometry tại trung tâm huyết học và truyền máu, bệnh viện Bạch Mai trang 5

Trang 5

pdf 5 trang minhkhanh 11620
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo ca bệnh: chẩn đoán bệnh bạch cầu tế bào lympho T hạt lớn bằng kỹ thuật flow cytometry tại trung tâm huyết học và truyền máu, bệnh viện Bạch Mai", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo ca bệnh: chẩn đoán bệnh bạch cầu tế bào lympho T hạt lớn bằng kỹ thuật flow cytometry tại trung tâm huyết học và truyền máu, bệnh viện Bạch Mai

Báo cáo ca bệnh: chẩn đoán bệnh bạch cầu tế bào lympho T hạt lớn bằng kỹ thuật flow cytometry tại trung tâm huyết học và truyền máu, bệnh viện Bạch Mai
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 87 
BÁO CÁO CA BỆNH: CHẨN ĐOÁN 
BỆNH BẠCH CẦU TẾ BÀO LYMPHO T HẠT LỚN 
BẰNG KỸ THUẬT FLOW CYTOMETRY TẠI 
TRUNG TÂM HUYẾT HỌC VÀ TRUYỀN MÁU, BỆNH VIỆN BẠCH MAI 
ĐỖ THỊ VINH AN1, VŨ VĂN TRƯỜNG1, NGUYỄN TUẤN TÙNG1 
Địa chỉ liên hệ: Đỗ Thị Vinh Anh 
Email: vinhanhbm@gmail.com 
Ngày nhận bài: 02/10/2020 
Ngày phản biện: 03/11/2020 
Ngày chấp nhận đăng: 05/11/2020 
1 Trung tâm Huyết học - Truyền máu, Bệnh viện Bạch Mai 
TỔNG QUAN 
Bệnh bạch cầu tế bào lympho T hạt lớn (T - cell 
Large granular lymphocytic leukemia - T - LGLL) là 
một rối loạn tăng sinh số lượng lympho hạt lớn mạn 
tính không rõ nguyên nhân (>6 tháng) ở máu ngoại 
vi, thường có từ 2 - 20G/l[1,2]. 
Bệnh bạch cầu tế bào lympho T hạt lớn CD8 + 
là một bệnh tăng sinh mạn tính của T lympho bao 
gồm sự tăng sinh lympho và lympho có hạt và 
T - gamma lympho[3]. 
Hầu hết số ca bệnh có độ tuổi 45 - 75 tuổi 
(73%)[4,5]. Bệnh có thể gây tăng sinh lympho ở máu 
ngoại vi, trong tủy xương, có thể tổn thương gan, 
lách hoặc bề mặt da, ít khi gặp hạch to bệnh lý[6]. 
Phần lớn các ca bệnh không rõ nguyên nhân, 
có thể ghi nhận giảm bạch cầu trung tính, có thể 
thiếu máu hoặc không, số lượng tiểu cầu không ghi 
nhận nhiều thay đổi[7]. Tuy nhiên, với các ca bệnh có 
số lượng lympho dưới 2G/l sẽ thường gặp các tiêu 
chuẩn khác thích hợp với chẩn đoán bệnh này[8,9,10]. 
Về mặt hình thái, gặp trong máu ngoại vi và tủy 
xương các lympho có nguyên sinh chất rộng và 
nhiều hạt ưa azur. Trong tủy xương, khoảng >50% 
số ca tăng đơn dòng lympho. Có thể gặp hình ảnh 
tăng lympho có hạt trong lách[11]. 
Về miễn dịch học, có các dấu ấn của tế bào 
lympho T trưởng thành gồm CD3+, CD8+, CD2+, 
một vài trường hợp biến đổi có thể có CD4+, TCR-
gamma delta +, CD5+, CD7+. CD57 và CD16+ 
mạnh > 80% quần thể[1,9,10]. 
Về điều trị, hàng đầu là các liệu pháp ức chế 
miễn dịch, bằng Methotrexate (có hoặc không có kết 
hợp Prednisolone), hoặc các thuốc khác như 
Cyclosporin, Cyclophosphamide. Aletuzumab đang 
được nghiên cứu cho điều trị các trường hợp dai 
dẳng, hoặc Calcitrol (thể hoạt động của vitamin D) 
cũng có hiệu quả theo một số dữ liệu thống 
kê[12,13,14]. 
BÁO CÁO CA BỆNH 
Bệnh nhân nữ, 49 tuổi, vào viện vì sốt, bụng 
chướng. Tiền sử: chẩn đoán và điều trị xơ gan cổ 
trướng chưa rõ nguyên nhân khoảng 1 năm nay 
bệnh viện Xanh pôn. 
Diễn biến: 1 năm nay, có biểu hiện bụng to tăng 
dần, thi thoảng có sốt về chiều, gầy sút cân, đi khám 
được chẩn đoán Xơ gan cổ trướng chưa rõ nguyên 
nhân. Cách 3 tháng, được làm huyết tủy đồ và sinh 
thiết tủy xương, kết quả: Tăng sinh lympho trong tủy, 
chuyển khám tại Trung tâm Huyết học và Truyền 
máu, bệnh viện Bạch Mai. 2 ngày nay, biểu hiện sốt 
khoảng 38 độ C, vào viện. 
TÓM TẮT 
Bệnh bạch cầu lymphocytic hạt lớn (LGL) là một rối loạn tăng sinh hệ bạch huyết mãn tính, biểu hiện 
sự gia tăng mãn tính không rõ nguyên nhân (>6 tháng) của các tế bào lympho dạng hạt lớn (LGL) trong 
máu ngoại vi. Bệnh bạch cầu lymphocyte hạt lớn tế bào T được đặc trưng bởi sự tham gia của các tế bào 
T gây độc tế bào- có hạt). Các tế bào ung thư của bệnh này hiển thị kiểu miễn dịch tế bào T trưởng 
thành, với phần lớn các trường hợp cho thấy kiểu miễn dịch tế bào T CD4- / CD8 +, TCR dương tính. 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 88 
Tình trạng khi vào viện: tỉnh, thể trạng gầy, da 
niêm mạc hồng nhạt, không XHDD, tuần hoàn bàng 
hệ +, không sờ thấy hạch ngoại vi, phù hai chân. 
Tim đều, M 98ck/p, tiếng tim rõ, HA 100/60mmHg. 
Phổi không rale, rì rào phế nang giảm 2 đáy. Bụng 
chướng nhiều, mềm, gan to dưới bờ sườn, lách to 
độ 3. 
Về Xét nghiệm huyết học 
Máu ngoại vi 
Bảng 1. Kết quả chỉ số xét nghiệm máu ngoại vi 
 Trước điều trị Sau điều trị 
Ngày 21/07 05/08 06/09 
Hb (g/l) 102 117 100 
TC (G/l) 98 82 76 
BC (G/l) 8.2 12.63 6.7 
TT (%) 23 30 65.8 
Lym (%) 74 65 30.7 
PT (%) 95 109 
rAPTT 1.29 1.21 
FIB 2.57 
Hình 1. Tế bào lympho trên tiêu bản máu ngoại vi 
của bệnh nhân 
Huyết tủy đồ (24/07): Tế bào tủy 119.36G/l, mật độ tế bào tủy tăng, tăng lympho (33%), kích thước không 
đồng đều, nhân thô, nguyên sinh chất có hạt. 
Hình 2. Hình ảnh trên tiêu bản máu tủy đồ của bệnh nhân 
Sinh thiết tủy xương (28/07): Mật độ tế bào tăng, các khoang sinh máu đều tăng lympho, hình thái biến đổi, 
kích thước không đồng đều. 
Hình 3. Hình ảnh trên tiêu bản máu sinh thiết tủy xương của bệnh nhân 
Công thức nhiễm sắc thể: 46,XY[20]. 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 89 
Flow cytometry: Quần thể mang dấu ấn CD45+ chiếm 90.2% tế bào quần thể gating. Quần thể lympho chiếm 
49.5%, dương tính với các dấu ấn dòng tế bào T như CD2, CD8, CyCD3, CD5, CD7 và các dấu ấn CD56, 
CD16 dương tính, TCR- delta gamma dương tính. 
Hình 4. Đặc điểm các dấu ấn miễn dịch trên Flow của bệnh nhân 
BÀN LUẬN 
Bệnh nhân trong báo cáo của chúng tôi là nữ, 
49 tuổi, có biểu hiện lâm sàng là mệt mỏi, gan to, và 
được điều trị theo hướng xơ gan khoảng 1 năm 
(không hiệu quả). Trong quá trình điều trị, bệnh nhân 
được phát hiện có tăng lympho và được chuyển 
khám chuyên khoa Huyết học. Tại đây, bệnh nhân 
được làm xét nghiệm huyết tủy đồ, sinh thiết tủy 
xương và xác định dấu ấn miễn dịch bằng Flow 
Cytometry. 
Bệnh nhân được làm đầy đủ các xét nghiệm vi 
sinh: HBV, HCV, CMV, EBV, Dengue có kết quả âm 
tính. Cấy nấm, vi khuẩn máu âm tính. Như vậy, đã 
loại trừ được các nguyên nhân gây tăng lympho do 
virus, vi khuẩn, 
Trong máu ngoại vi, gặp 74% lympho, trong đó 
> 50% tế bào lympho có hạt ưa azur trong nguyên 
sinh chất (Hình 1). Trong tủy, gặp 33% lympho 
(Hình 2), trong đó hầu hết là lympho có nguyên sinh 
chất rộng, có hạt. Hình ảnh sinh thiết tủy xương gặp 
nhiều lympho trong các khoang sinh máu (Hình 3). 
Với hình ảnh tế bào như trên, bệnh nhân được nghĩ 
tới bệnh bạch cầu mạn dòng lympho (thường tế bào 
lympho B), và sẽ được điều trị bằng phác đồ có 
Rituximab, Fludarabin,... 
Khi xác định các dấu ấn miễn dịch bằng 
phương pháp Flow Cytometry, chúng tôi nhận thấy 
trong quần thể lympho, hầu hết là lympho T trưởng 
thành, dương tính với các dấu ấn CD2, CD5, CD7. 
Tuy nhiên, dấu ấn T-CD8+ rất mạnh trong quần thể 
lympho trên (>70%), và dương tính đồng thời với 
CD56, CD16. Dấu ấn TCR-dg cũng dương tính 
mạnh ở quần thể lympho trên (Hình 4). Theo tiêu 
chuẩn chẩn đoán của Tổ chức y tế thế giới - WHO 
(2016), đây là hình ảnh dấu ấn miễn dịch của bệnh 
bạch cầu lympho tế bào T hạt lớn[6] và được điều trị 
hàng đầu bằng Methotrexat (có hoặc không có kết 
hợp với Prednisolone), thay vì điều trị như phác đồ 
của bệnh bạch cầu mạn dòng lympho thông 
thường[12,13,14]. 
Sau khi được chẩn đoán như trên và điều trị 
bằng Methotrexat, bệnh nhân đã có những đáp ứng 
tốt, như hết sốt, bụng giảm cổ trướng, tỉ lệ bạch cầu 
trung tính tăng (Bảng 1). 
KẾT LUẬN 
Bệnh bạch cầu lympho tế bào T hạt lớn là một 
trong các trường hợp hiếm gặp (khoảng 2 - 3% tổng 
số bệnh nhân bệnh lý bệnh bạch cầu tế bào lympho 
trưởng thành), đã được xác định bằng các dấu ấn 
miễn dịch thông qua Flow Cytometry. 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 90 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Elaine Sarkin Jaffe; Nancy Lee Harris; World 
Health Organization; International Agency for 
Research on Cancer; Harald Stein; J.W. 
Vardiman (2001). Pathology and genetics of 
tumours of haematopoietic and lymphoid tissues. 
World Health Organization Classification of 
Tumors. 3. Lyon: IARC Press. 
ISBN 978-92-832-2411-2. 
2. Kwong YL, Wong KF (September 1998). 
"Association of pure red cell aplasia with T large 
granular lymphocyte leukaemia". J. Clin. Pathol. 
51 (9): 672–5. doi:10.1136/jcp.51.9.672. PMC 
500904. PMID 9930071. 
3. Epling-Burnette PK, Sokol L, Chen X, et al. 
(December 2008). "Clinical improvement by 
farnesyltransferase inhibition in NK large 
granular lymphocyte leukemia associated with 
imbalanced NK receptor signaling". Blood. 112 
(12): 4694–8. doi:10.1182/blood-2008-02-
136382. PMC 2597136. PMID 18791165. 
4. Shah, M V; Hook, C C; Call, T G; Go, R S 
(August 2016). "A population-based study of 
large granular lymphocyte leukemia". Blood 
Cancer Journal. 6 (8): e455. 
doi:10.1038/bcj.2016.59. ISSN 2044-5385. PMC 
5022177. PMID 27494824. 
5. Bareau, B; Rey, J; Hamidou, M; Donadieu, J; 
Morcet, J; Reman, O; Schleinitz, N; Tournilhac, 
O; et al. (2010). "Analysis of a French cohort of 
patients with large granular lymphocyte 
leukemia: A report on 229 cases". 
Haematologica. 95 (9): 1534–41. 
doi:10.3324/haematol.2009.018481. PMC 
2930955. PMID 20378561. 
6. Kojić Katović, Sandra (2018). "T-Cell Large 
Granular Lymphocytic Leukemia – Case Report". 
Acta Clinica Croatica. 57 (2): 362–365. 
doi:10.20471/acc.2018.57.02.18. ISSN 0353-
9466. PMC 6531996. PMID 30431731. 
7. Chan W.C., Foucar K., Morice W.G., Matutes E. 
(2016). “T-cell large granular lymphocytic 
leukamia”. WHO, 348-350. 
8. Lamy T, Loughran TP (January 1998). "Large 
Granular Lymphocyte Leukemia". Cancer 
Control. 5 (1): 25 – 33. doi:10.1177/ 
107327489800500103. PMID 10761014. 
9. Chan WC, Link S, Mawle A, Check I, Brynes RK, 
Winton EF (November 1986). "Heterogeneity of 
large granular lymphocyte proliferations: 
delineation of two major subtypes". Blood. 68 
(5): 1142–53. PMID 3490288. 
10. Pandolfi F, Loughran TP, Starkebaum G, et al. 
(January 1990). "Clinical course and prognosis 
of the lymphoproliferative disease of granular 
lymphocytes. A multicenter study". Cancer. 65 
(2): 341 – 8. doi:10.1002/1097-0142 (19900115) 
65:2 3.0.CO;2-2. 
PMID 2403836. 
11. Lamy T, Loughran TP (July 2003). "Clinical 
features of large granular lymphocyte leukemia". 
Semin. Hematol. 40 (3): 185–95. doi:10.1016/ 
S0037-1963(03)00133-1. PMID 12876667. 
12. Sanikommu, Srinivasa R.; Clemente, Michael J.; 
Chomczynski, Peter; Afable, Manuel G.; Jerez, 
Andres; Thota, Swapna; Patel, Bhumika; Hirsch, 
Cassandra; Nazha, Aziz (2017-06-20). "Clinical 
features and treatment outcomes in large 
granular lymphocytic leukemia (LGLL)". 
Leukemia & Lymphoma. 59 (2): 416–422. 
doi:10.1080/10428194.2017.1339880. ISSN 
1042-8194. PMID 28633612. 
13. Rosenblum MD, LaBelle JL, Chang CC, Margolis 
DA, Schauer DW, Vesole DH (March 2004). 
"Efficacy of alemtuzumab treatment for refractory 
T-cell large granular lymphocytic leukemia". 
Blood. 103 (5): 1969–71. doi:10.1182/blood-
2003-11-3951. PMID 14976065. 
14. Olson, Kristine C.; Kulling, Paige M.; Olson, 
Thomas L.; Tan, Su-Fern; Rainbow, Rebecca J.; 
Feith, David J.; Loughran, Thomas P. (2016-10-
07). "Vitamin D decreases STAT 
phosphorylation and inflammatory cytokine 
output in T-LGL leukemia". Cancer Biology & 
Therapy. 18 (5): 290–303. 
doi:10.1080/15384047.2016.1235669. ISSN 
1538-4047. PMC 5499847. PMID 27715403. 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 91 
ABSTRACT 
Large granular lymphocytic (LGL) leukemia is a chronic lymphoproliferative disorder that exhibits an 
unexplained, chronic (>6 months) elevation in large granular lymphocytes (LGLs) in the peripheral blood. 
As the name suggests, T-cell large granular lymphocyte leukemia is characterized by involvement of cytotoxic-
T cells). The neoplastic cells of this disease display a mature T-cell immunophenotype, with the majority of 
cases showing a CD4-/CD8+ T-cell , TCR subset immunophenotype versus other permutations of those 
markers. 

File đính kèm:

  • pdfbao_cao_ca_benh_chan_doan_benh_bach_cau_te_bao_lympho_t_hat.pdf