Bài giảng Trắc địa ảnh - Nguyễn Bích Ngọc

CHƯƠNG I

KHÁI NIỆM VỀ PHƯƠNG PHÁP ĐO ẢNH

Nội dung chính của chương này là giới thiệu bản chất của phương pháp đo

ảnh. Trình bày nội dung cơ bản của các phương pháp đo ảnh:

Phương pháp đo ảnh tương tự, phương pháp đo ảnh giải tích và phương

pháp đo ảnh số.

Qui trình công nghệ của phương pháp đo ảnh.

Sự hình thành và phát triển của ngành Trắc địa ảnh trên thế giới và Việt

Nam. Ứng dụng của phương pháp đo ảnh trong nền kinh tế quốc dân và quốc phòng.

Bài giảng Trắc địa ảnh - Nguyễn Bích Ngọc trang 1

Trang 1

Bài giảng Trắc địa ảnh - Nguyễn Bích Ngọc trang 2

Trang 2

Bài giảng Trắc địa ảnh - Nguyễn Bích Ngọc trang 3

Trang 3

Bài giảng Trắc địa ảnh - Nguyễn Bích Ngọc trang 4

Trang 4

Bài giảng Trắc địa ảnh - Nguyễn Bích Ngọc trang 5

Trang 5

Bài giảng Trắc địa ảnh - Nguyễn Bích Ngọc trang 6

Trang 6

Bài giảng Trắc địa ảnh - Nguyễn Bích Ngọc trang 7

Trang 7

Bài giảng Trắc địa ảnh - Nguyễn Bích Ngọc trang 8

Trang 8

Bài giảng Trắc địa ảnh - Nguyễn Bích Ngọc trang 9

Trang 9

Bài giảng Trắc địa ảnh - Nguyễn Bích Ngọc trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 70 trang viethung 9660
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Trắc địa ảnh - Nguyễn Bích Ngọc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Trắc địa ảnh - Nguyễn Bích Ngọc

Bài giảng Trắc địa ảnh - Nguyễn Bích Ngọc
ĐẠI HỌC HUẾ 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM 
***** 
BÀI GIẢNG 
TRẮC ĐỊA ẢNH 
(Phục vụ giảng dạy ngành Quản lý đất đai) 
Nhóm giảng viên biên soạn: ThS.GVC. Nguyễn Bích Ngọc 
ThS.Hồ Việt Hoàng, ThS. Nguyễn Thành Nam, ThS. Nguyễn Đình Tiến 
Huế, 2021 
PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the watermark
CHƯƠNG I 
KHÁI NIỆM VỀ PHƯƠNG PHÁP ĐO ẢNH 
Nội dung chính của chương này là giới thiệu bản chất của phương pháp đo 
ảnh. Trình bày nội dung cơ bản của các phương pháp đo ảnh: 
Phương pháp đo ảnh tương tự, phương pháp đo ảnh giải tích và phương 
pháp đo ảnh số. 
Qui trình công nghệ của phương pháp đo ảnh. 
Sự hình thành và phát triển của ngành Trắc địa ảnh trên thế giới và Việt 
Nam. Ứng dụng của phương pháp đo ảnh trong nền kinh tế quốc dân và quốc 
phòng. 
1.1. Bản chất và nhiệm vụ của phương pháp đo ảnh 
Phương pháp đo đạc chụp ảnh còn được gọi là phương pháp trắc địa ảnh là 
một phương pháp đo gián tiếp thông qua ảnh hoặc các nguồn thông tin thu được 
của đối tượng đo (bề mặt tự nhiên của trái đất). Nhiệm vụ của phương pháp đo ảnh 
là xác định trạng thái hình học của đối tượng đo bao gồm: Vị trí, hình dạng, kích 
thước và mối quan hệ tương hỗ của đối tượng đo, biểu diễn các đối tượng đo dưới 
dạng bình đồ hoặc bản đồ. Vì vậy phương pháp đo ảnh được tóm tắt bằng hai quá 
trình cơ bản sau đây: 
Quá trình thứ nhất: là thu nhận hình ảnh hoặc các thông tin ban đầu của 
đối tượng đo được thực hiện trong một thời điểm nhất định bằng các phương pháp 
khác nhau, đó là: 
Chụp ảnh đối tượng đo bằng máy chụp ảnh và ghi nhận hình ảnh của các 
đối tượng đo trên vật liệu cảm quang (phim cứng hoặc phim mềm). Quá trình thu 
nhận hình ảnh theo cách này hình ảnh thu được tuân theo qui luật của phép chiếu 
xuyên tâm và các qui luật vật lý trong hệ thống máy chụp ảnh. Ngoài ra nó còn 
chịu ảnh hưởng của quá trình gia công ảnh (kỹ thuật in, rửa ảnh). 
Thu nhận các thông tin bức xạ của đối tượng đo bằng các loại máy quét 
khác nhau (máy quét quang cơ hoặc máy quét điện tử). Hình ảnh thu được dưới 
dạng tín hiệu và được lưu giữ trên băng từ. Các quá trình trên được thực hiện nhờ 
PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the watermark
các thiết bị được đặt trên mặt đất hoặc trên không được gọi là chụp ảnh mặt đất 
hoặc chụp ảnh trên không. 
Chụp ảnh mặt đất: 
Là thiết bị chúp ảnh được đặt trên mặt đất 
(Các máy chụp ảnh mặt đất - Hình 1.1) 
Hình 1.1. Các máy chụp ảnh mặt đất 
(Nguồn: Giáo trình Trắc địa ảnh viễn thám, TS. Đàm Xuân Hoàn) 
Chụp ảnh trên không: Là thiết bị chụp ảnh được đặt trên vật mang, vật 
mang có thể là máy bay, vệ tinh nhân tạo, các con tàu vũ trụ hoặc các trạm vũ trụ 
quốc tế. 
Thông thường là các ảnh chụp từ máy bay còn được gọi là ảnh hàng không, 
ảnh được chụp từ các vệ tinh nhân tạo gọi là ảnh vệ tinh. Như vậy tư li ệu đầu vào 
của ảnh đo là ảnh mặt đất, ảnh hàng không hoặc là ảnh vệ tinh. Tuy nhiên các loại 
ảnh được thể hi ện ở 2 dạng đó là ảnh tương tự và ảnh số. 
Quá trình thứ 2: Là dựng lại và đo đạc các mô hình của đối tượng đo từ 
ảnh chụp hoặc từ các thông tin thu được có thể phát hi ện bằng một trong 3 
phương pháp cơ bản trên hệ thống thiết bị tương ứng, đó là: 
Phương pháp đo ảnh tương tự 
Phương pháp đo ảnh giải tích 
Phương pháp đo ảnh số. 
Như vậy, thực chất của phương pháp đo ảnh là ghi lại hình ảnh của đối 
tượng đo trên vật liệu ảnh (ảnh tương tự) hoặc ghi lại trên băng từ (ảnh số) và 
PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the watermark
dựng lại mô hình lập thể của đối tượng đo và tiến hành đo vẽ trên các mô hình đó, 
biểu diễn các đối tượng đo theo nội dung của bản đồ. Quá trình này có thể thực 
hiện bằng một trong các phương pháp ở trên. 
1.2. Nguyên lý cơ bản của phương pháp đo ảnh 
Như chúng ta đã biết có 2 phương pháp ghi nhận hình ảnh của đối tượng đo 
dưới hai dạng: ảnh tương tự và ảnh số. 
Ảnh tương tự: Ảnh tương tự là loại ảnh mà hình ảnh của nó được ghi lại 
trên vật liệu ảnh. Đây là kết quả của quá trình chụp ảnh nhờ vào các máy chụp ảnh 
hàng không, máy chụp ảnh mặt đất. 
Ảnh số: Ảnh số là loại ảnh mà hình ảnh của nó không được ghi lại trên vật 
liệu ảnh mà ghi lại trên băng từ dưới dạng tín hiệu. Ngày nay nhờ các máy quét 
ảnh người ta có thể biến ảnh tương tự thành ảnh số và ngược lại. Việc xử lý và 
khai thác ảnh tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng ảnh. Trong chương trình môn học 
này chỉ đề cập đến các phương pháp đo ảnh với mục đích thành lập bản đồ địa 
hình, bản đồ địa chính ở các tỷ lệ khác nhau. Có 3 phương pháp đo ảnh, đó là: 
1. Phương pháp đo ảnh tương tự 
Sau khi chụp được các cặp ảnh lập 
thể người ta tiến hành nắn ảnh bằng các 
máy nắn ảnh (hình 1.2). Dùng ảnh đã nắn 
để điều vẽ ảnh, đưa ảnh vào máy đo vẽ 
(máy quang cơ) dựng lại mô hình lập thể, 
tăng dầy điểm khống chế ảnh và tiến hành 
đo vẽ trên các mô hình lập thể. 
2. Phương pháp đo ảnh giải tích 
Phương pháp đo ảnh giải tích (gọi 
tắt là phương pháp giải tích) về nguyên lý cơ bản phương pháp giải tích giống như 
phương pháp tương tự chỉ khác là việc tăng dầy điểm khống chế ảnh bằng phương 
pháp quang cơ được thay bằng phương pháp giải tích. Việc phát triển hệ thống đo 
ảnh giải tích dựa trên cơ sở chặt chẽ giữa thiết bị đo ảnh có độ chính xác cao với 
Hình 1.2. Máy nắn ảnh SEG.1 
(Nguồn: Giáo trình Trắc địa ảnh viễn thám, TS. 
Đàm Xuân Hoàn) 
PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the watermark
máy tính điện tử và các phần mềm chuyên dụng. Phương pháp đo ảnh giải tích có 
2 nhiệm vụ chủ yếu là: 
- Xây dựng lưới tam giác ảnh không gian nhằm tăng dầy điểm khống chế 
ảnh. Nhiệm vụ này được gọi là phương pháp xử lý điểm trong đo ảnh. 
- Sử dụng máy đo ảnh giải tích thông qua điều khiển số để đo đạc xác định 
hình dạng, vị trí, độ lớn và mối quan hệ tương hỗ giữa các yếu tố hình học của đối 
tượng đo và tự động đo vẽ theo các nội dung cơ bả ... c hiện một trong những điều kiện cơ bản 
là mỗi mắt chỉ nhìn một hình ảnh của cặp ảnh lập thể. Muốn thực hiện được điều kiện cơ 
bản này người ta có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để tách tia ngắm của từng 
mắt với từng ảnh riêng biệt của cặp ảnh lập thể. Căn cứ vào phương thức tách tia ngắm 
của 2 mắt ta có các phương pháp nhìn lập thể như sau: 
1. Phương pháp kính lập thể 
Trong hệ thống kính này người ta dùng hệ thống quang học để tách tia ngắm của 2 
mắt. Có 2 loại kính lập thể sau: 
a. Kính lập thể đơn giản: 
Cấu tạo của kính lập thể đơn giản chỉ gồm 2 thấu kính được đặt trên 2 giá nhỏ 
dùng để nhìn cặp ảnh có kích thước nhỏ. Kính lập thể đơn giản chủ yếu là tách tia ngắm 
để tạo nên hiệu ứng lập thể. Nhược điểm chủ yếu của loại kính này là khay đựng ảnh nhỏ 
không đặt được các ảnh có kích thước lớn và không mở rộng được hiệu ứng lập thể. Để 
khắc phục được các nhược điểm đó người ta chế tạo kính lập thể phản quang (hình 4.8a). 
b. Kính lập thể phản quang 
Trong hệ thống kính lập thể phản quang ngoài các thấu kính có tác dụng tăng hệ số 
phóng đại hình ảnh quan sát còn có các kính phản quang được đặt song song từng đôi 
một với góc nghiêng 450 so với trục nhìn thẳng đứng có tác dụng mở rộng cạnh đáy nhìn 
để tăng khoảng cách giữa 2 tấm ảnh của cặp ảnh lập thể (hình 4.8b). 
2. Phương pháp kính lọc 
Một trong những phương pháp nhìn lập thể thường được sử dụng là dùng kính lọc 
để tách tia ngắm của 2 mắt riêng biệt đối với từng ảnh của cặp ảnh lập thể. Hiện nay có 2 
PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the watermark
 loại kính lọc thường dùng là: kính lọc màu và kính phân cực. 
a. Phương pháp kính lọc mầu 
Đặc điểm của phương pháp này là dùng 2 loại màu đặc biệt để nhuộm 2 chùm tia 
chiếu của cặp ảnh lập thể đồng thời dùng 1 kính có 2 mầu tương ứng để nhìn chùm tia đã 
được nhuộm mầu. Do tính chất đặc biệt của các loại mầu này mà mỗi mắt chỉ nhìn thấy 
một loại tia sáng có màu tương ứng do đó tạo nên hiệu ứng lập thể nhân tạo. 
Hình 4.4. Nguyên lý nhìn lập thể bằng phương pháp lọc màu 
Nhược điểm chủ yếu của phương pháp nhìn lập thể bằng kính lọc mầu là sự tổn 
thất ánh sáng quá lớn của chùm tia chiếu sau khi qua kính lọc mầu. Vì vậy để đảm bảo 
khả năng nhìn rõ hình ảnh cần phải làm việc trong buồng tối. Do đó ảnh hưởng đến hiệu 
suất công tác và ảnh hưởng đến sức khoẻ của người công tác. 
b. Phương pháp kính phân cực ánh sáng 
Nguyên lý của phương pháp nhìn lập thể bằng kính phân cực ánh sáng là: 
Các tia chiếu của cặp ảnh lập thể được biến thành các chùm tia sáng có sóng giao 
PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the watermark
 động theo 1 hướng nhất định sau khi đi qua một kính lọc đặc biệt. Quá trình này được gọi 
là sự phân cực ánh sáng và kính lọc đặc biệt được gọi là kính phân cực. Do tính chất đặc 
biệt của sóng ánh sáng phân cực, nó chỉ đi qua được kính phân cực có hướng song song 
với mặt phẳng giao động của chùm tia sáng phân cực và hoàn toàn không đi qua được 
những kính phân cực có hướng vuông góc với mặt phẳng giao động của nó. 
Hình 4.5. SƠ đồ nhìn ỉập thể bằng kính phân cực 
Trên hình 4.5 mô tả nguyên lý nhìn lập thể bằng phương pháp phân cực ánh sáng, 
trong đó các chùm tia chiếu của ảnh trái và ảnh phải từ máy chiếu phát ra bị các kính 
phân cực đặt phía trước ống kính máy chiếu biến thành các chùm tia sáng phân cực có 
sóng giao động trên 2 mặt phẳng vuông góc với nhau. Thông thường chùm tia của ánh 
sáng trái được phân cực theo hướng thẳng đứng và chùm tia ảnh phải được phân cực theo 
hướng nằm ngang. Khi đó nếu người quan sát đeo 1 kính nhìn có 2 mắt kính phân cực, 
trong đó mắt kính phân cực theo hướng thẳng đứng và mắt kính phải phân cực theo 
hướng nằm ngang thì mỗi mắt chỉ nhìn thấy 1 hình ảnh tương ứng và xuất hiện thị sai 
sinh lý nhân tạo nên hình thành hiệu ứng lập thể. 
Phương pháp nhìn lập thể bằng kính phân cực ánh sáng có ưu điểm là đơn giản và 
hầu như không bị tổn thất ánh sáng do đó không phải làm việc trong buồng tối như kính 
lọc mầu. 
PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the watermark
 4.4. Nguyên lý đo lập thể 
4.4.1. Mô hình lập thể và tiêu đo 
Khi quan sát các hình ảnh tương ứng trên cặp ảnh lập thể theo nguyên tắc đã nêu sẽ 
hình thành hiệu ứng lập thể và xuất hiện một không gian tương ứng với vật thể đã được 
chụp ảnh. Không gian này được gọi là mô hình lập thể của đối tượng chụp. Có hai loại 
mô hình lập thể là mô hình lập thể hình học và mô hình lập thể quang học. 
1. Mô hình lập thể hình học 
Mô hình lập thể hình học là mô hình được tạo nên bởi mặt quỹ tích của các giao 
điểm của các cặp tia chiếu cùng tên trong cặp ảnh lập thể. Đặc điểm của mô hình học là: 
- Nó là mô hình thực của đối tượng chụp ảnh được thu nhỏ cho nên nó tồn tại 
khách quan, nhưng không trực tiếp nhìn thấy được. 
- Kích thước của mô hình phụ thuộc vào tỷ lệ ảnh, tiêu cự của buồng chiếu và 
khoảng cách giữa 2 buồng chiếu (gọi là cạnh đáy chiếu ảnh). Mô hình hình học luôn luôn 
đồng dạng với không gian vật. 
2. Mô hình lập thể quang học 
Mô hình lập thể quang học là mô hình được tạo nên bởi mặt quỹ tích các giao 
điểm của các cặp tia ngắm cùng tên của cặp ảnh lập thể 
Đặc điểm của mô hình quang học là: 
- Mô hình quang học chỉ hình thành khi quan sát các điểm ảnh cùng tên trên cặp 
ảnh lập thể. 
- Hình dạng và kích thước của mô hình lập thể hoàn toàn phụ thuộc vào vị trí 
quan sát của mắt. 
Như vậy, trong quá trình quan sát các cặp ảnh lập thể, mô hình lập thể hình học là 
cơ sở, còn mô hình lập thể quang học là phương tiện để nhận biết mô hình hình học mà 
thôi. 
2. Tiêu đo 
Trong đo ảnh tiêu đo là một vật chuẩn được gắn vào các thước đo dùng để xác 
định vị trí của điểm đo trên mô hình hình học của vật thể. (hình 4.13). Dựa vào phương 
thức đo ảnh để phân loại tiêu đo. Tiêu đo gồm 2 loại sau đây: 
PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the watermark
 a. Tiêu đo thực: 
Tiêu đo thực là dấu mốc thích hợp được chọn và đặt ngay trong không gian của 
mô hình lập thể. Tiêu đo thực có thể vận động đến bất kỳ vị trí nào của mô hình và được 
gắn với các thước đo toạ độ để xác định vị trí của điểm đo trên mô hình. 
b. Tiêu đo ảo: 
Tiêu đo ảo là mô hình quang học của 2 tiêu đo thực hoàn toàn giống nhau được đặt 
ngay tại vị trí của 2 điểm ảnh cùng tên trên mặt phẳng ảnh (hình 3.13b). 
Hiện nay trong các máy đo ảnh người ta dùng nhiều loại tiêu đo khác nhau về hình 
dạng và kích thước. 
3. Nguyên lý đo lập thể 
1. Nguyên lý đo lập thể bằng tiêu đo thực 
Nguyên lý đo lập thể bằng tiêu đo thực là vật chuẩn dùng làm tiêu đo (tiêu đo 
thực) được đặt ngay trên bàn đo và có thể vận động trực tiếp trong không gian của mô 
hình lập thể để xác định vị trí của giao điểm 2 tia ngắm cùng tên trên mô hình lập thể 
(hình 4.13a). 
Giả sử cần xác định vị trí không gian (XYZ) của điểm A trên mô hình lập thể được 
tạo nên từ cặp ảnh lập thể P1, P2. Ta dùng 1 bàn đo trên đó có tiêu đo thực M xê dịch 
trong không gian của mô hình để hứng nhận ảnh của 2 tia chiếu cùng tên a1S1 và a2S2 
đồng thời luôn thay đổi độ cao của bàn đo sao cho 2 hình ảnh cùng tên giao nhau tại tiêu 
đo M. Khi đó trên các thang số của hệ toạ độ XYZ sẽ xác định được toạ độ không gian 
của điểm A trên mô hình lập thể. 
2. Nguyên lý đo lập thể bằng tiêu đo ảo 
Tiêu đo ảo thực chất là hình ảnh lập thể của 2 tiêu đo thực được đặt trên mặt phẳng 
ảnh. 
Giả sử cần đo điểm A trên mô hình lập thể được tạo nên từ cặp ảnh lập thể P1P2. 
Ta dùng 2 tiêu đo hoặc hoàn toàn giống nhau về hình dạng và kích thước M1, M2 đặt 
trên mặt phẳng ảnh trái và ảnh phải. Các tiêu đo này được gắn vào các thước đo. Khi tiến 
hành đo lập thể ta xác định 2 tiêu đo theo các hướng toạ độ X và Y cho đến khi tiêu đo 
M1 trùng với điểm ảnh a1, tiêu đo M2 trùng với điểm ảnh a2. Khi đó nhờ hiệu ứng lập 
PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the watermark
 thể của mắt ta đồng thời nhìn thấy điểm mô hình A và tiêu đo ảo M hoàn toàn trùng khít 
lên nhau. Toạ độ của điểm A được xác định khi điểm A trùng với tiêu đo ảo M là toạ độ 
chính xác của A. 
4.4.2. Quá trình đo vẽ lập thể 
Để thấy rõ hơn quá trình đo vẽ lập thể, ta đi phân tích quá trình này trong 2 trường 
hợp: đo vẽ lập thể bằng tiêu đo ảo và tiêu đo thực. 
1. Quá trình đo vẽ lập thể bằng tiêu đo ảo 
Trong quá trình đo vẽ lập thể bằng tiêu đo ảo có thể xảy ra các trường hợp sau: 
Trường hợp a: 
Khi cả 2 tiêu đo thực M1M2 không trùng với các điểm ảnh cùng tên a1 và a2 trên 
ảnh trái vả ảnh phải, khi đó nhờ hiệu ứng lập thể ta thấy hình ảnh của đo M và điểm A 
trên mô hình lập thể là 2 điểm riêng biệt. 
Trường hợp b: 
Xê dịch các tiêu đo và làm trùng tiêu đo M2 với điểm ảnh phải a2 còn tiêu đo M1 
chưa trùng với điểm ảnh trái a1 mà nó nằm lệch về phía của điểm ảnh trái a1. Khi đó nhìn 
thấy hình ảnh của tiêu đo ảo M nằm cao hơn điểm mô hình A. (hình 4.15b). 
Trườn hợp c: 
Trường hợp tiêu đo ảo M2 trùng với điểm ảnh phải a2, nhưng tiêu đo trái M1 nằm 
lệch về phía trái điểm ảnh a1, khi đó ta sẽ nhìn thấy tiêu đo ảo M nằm ở vị trí thấp hơn 
điểm mô hình A. 
Trường hợp d: 
Trường hợp khi xê dịch 2 tiêu đo thực M1 và M2 đều trùng với điểm ảnh cùng tên 
a1 a2 trên ảnh trái và ảnh phải. Khi đó ta nhìn thấy tiêu đo ảo M hoàn toàn trùng với điểm 
A trên mô hình. 
2. Quá trình đo vẽ lập thể bằng tiêu đo thực 
Khi đo vẽ lập thể bằng tiêu đo thực cũng có thể xảy ra các trường hợp tương tự 
như khi đo vẽ bằng tiêu đo ảo, tức là tiêu đo có thể cao hơn hoặc thấp hơn điểm đo trên 
mô hình lập thể, nếu độ cao của bàn tiêu đo không phù hợp (hình 4.16a và 4.16b). Khi độ 
cao bàn tiêu đo bằng độ cao điểm mô hình thì khi đó ta xê dịch bàn tiêu đo để đưa tiêu đo 
PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the watermark
 thực ra trùng khít với điểm A trên mô hình lập thể (hình 4.16c). 
Từ việc phân tích các quá trình đo vẽ lập thể bằng tiêu đo thực và tiêu đo ảo ta rút 
ra kết luận: 
Quá trình đo một điểm bất kỳ trên mô hình lập thể là quá trình làm trùng các tiêu 
đo với 2 điểm ảnh cùng tên (trong phương pháp dùng tiêu đo ảo) hoặc 1 tiêu đo thực với 
2 tia chiếu cùng tên của điểm đo trên mô hình lập thể (trong phương pháp dùng tiêu đo 
thực). Độ chính xác của mô hình phụ thuộc vào sự trùng khít giữa tiêu đo và điểm mô 
hình. 
4.4.4. Độ chính xác đo lập thể 
1. Độ chính xác đo lập thể bằng tiêu đo thực 
Dựa vào đặc điểm của quá trình đo vẽ lập thể bằng tiêu đo thực cho thấy: 
Độ chính xác đo vẽ lập thể bằng tiêu đo thực chịu ảnh hưởng của các sai số sau: 
a. Sai số đoán nhận điểm trên mô hình lập thể 
Sai số đoán nhận điểm trên mô hình lập thể phụ thuộc vào khả năng phân biệt của 
mắt đối với hình ảnh của 2 tia chiếu cùng tên trên bàn tiêu đo. Độ lớn của sai số này 
tương ứng với lực nhìn không gian của mắt ẢYrnin. Do tồn tại sai số làm trùng điểm mà 
bàn tiêu đo có thể cao hơn hoặc thấp hơn điểm đo A trên mô hình lập thể (hình 4.17a và 
hình 4.17b). Từ đó đưa đến sai số độ cao của điểm mô hình là: 
AZ = - .AY.' ' (4.13) 
b'.p" 
Trong đó: Z là khoảng cách từ đáy nhìn đến điểm mô hình 
AYmin là lực nhìn không gian nhỏ nhất của mắt AYrnin = 30" 
b' là đáy mắt, b = 65 mm p'' = 206265''. 
PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the watermark
Trong trường hợp đo lập thể bằng hệ thống kính quan sát có hệ số mở rộng hiệu 
ứng lập thể là nv thì sai số đoán nhận điểm hình AZ sẽ giảm đi nv lần, tức là: 
AZ' = z •A|7m|in (4.14) 
nv.b'.p'' 
Như vậy, muốn nâng cao độ chính xác đo lập thể phải lựa chọn các loại máy đo 
ảnh có cạnh đáy chiếu ảnh và hệ thống phóng đại lớn. 
b. Sai số làm trùng tiêu đo với điểm đo trên mô hình 
Sau khi xác định được độ cao của điểm mô hình A, trên bàn tiêu đo sẽ có hình ảnh 
lập thể của điểm mô hình A và tiêu đo thực M (hình 4.17c) khi đó cần đưa tiêu đo M 
trùng với điểm mô hình A. Sai số của việc trùng tiêu đo này chính là độ chính xác vị trí 
mặt phẳng của điểm mô hình A, nó phụ thuộc vào lực nhìn không gian của mắt, tức là: 
AS = z AY'm (4.15) 
p'' 
Trong trường hợp đo lập thể bằng hệ thống quan sát có hệ số phóng đại tăng lên V 
lần. Khi đó độ chính xác làm trùng tiêu đo với điểm mô hình sẽ tăng lên V lần, tức là: 
AS' = z (4.16) 
V.p'' 
2. Độ chính xác đo lập thể bằng tiêu đo ảo 
Quy trình đo vẽ lập thể bằng tiêu đo ảo là làm trùng các tiêu đo thực M1, M2 với 
PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the watermark
 các điểm ảnh cùng tên a1a2 trên cặp ảnh lập thể. Nếu trong quá trình đo lập thể bằng tiêu 
đo ảo ta chỉ sử dụng tiêu đo ảo M để làm trùng với điểm đo A trên mô hình lập thể thì sai 
số đo ngắn phụ thuộc vào lực nhìn không gian của mắt (Aymin). Trong trường hợp đo 
ngắn qua hệ thống quang học có hệ số mở rộng cạnh đáy là n và độ phóng đại V thì độ 
chính xác của nó cũng được xác định bằng 2 công thức (4.14 và 4.16). 
Nếu trong phương pháp đo lập thể bằng tiêu đo ảo ta không dùng tiêu đo ảo để làm 
trùng điểm đo mà lần lượt nhìn từng mắt một để làm trùng các tiêu đo thực M1M2 với các 
điểm ảnh cùng tên a1a2 của ảnh trái và ảnh phải thì có thể xảy ra các sai lệch được biểu 
thị trên hình 4.18 và khi đó xuất hiện các loại sai số ngắm. Độ lớn của các sai số phụ 
thuộc vào lực phân biệt của mắt (S = 45'') và hệ số mở rộng hiệu ứng lập thể quan sát là n 
và v.Trong trường hợp đó công thức (4.14 và 4.16) có dạng: 
AZ = z f „ (4.17) 
n.vb'.p" 
z £ 
AS = , (4.18) 
v.p" 
Trong đó: s là lực phân biệt của mắt, s = 45'' 
Độ chính xác đo ngắm lập thể luôn luôn cao hơn độ chính xác đo ngắm 1 mắt 
trong cùng 1 điều kiện đo như nhau. Vì vậy trong đo ảnh cần vận dụng phương pháp đo 
ngắm lập thể để nâng cao độ chính xác. 
PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the watermark

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_trac_dia_anh_nguyen_bich_ngoc.pdf