Bài giảng Tổ chức và quản lý Lễ hội

1.Ưu điểm trong việc tổ chức và quản lý lễ hội truyền thống trong thời

gian qua

Sự thay đổi văn hóa nào cũng tác động hai mặt đối với xã hội. Trong thời

gian qua, công tác tổ chức và quản lý lễ hội có một số ưu điểm.

Xác định và củng cố bản sắc văn hóa Việt Nam trong quá trình đất nước ta

đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước: Trong bối cảnh toàn cầu

hóa với sự hội nhập nhanh chóng của nền kinh tế xã hội và văn hóa của các quốc

gia, việc phục hồi và phát triển lễ hội truyền thống có một vai trò rất quan trọng

trong việc xác định căn cước của nền văn hóa Việt Nam. Thông qua các sinh hoạt

lễ hội, nhiều phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc được bảo lưu, tạo sức đề

kháng vững chắc cho văn hóa bản địa.

Bài giảng Tổ chức và quản lý Lễ hội trang 1

Trang 1

Bài giảng Tổ chức và quản lý Lễ hội trang 2

Trang 2

Bài giảng Tổ chức và quản lý Lễ hội trang 3

Trang 3

Bài giảng Tổ chức và quản lý Lễ hội trang 4

Trang 4

Bài giảng Tổ chức và quản lý Lễ hội trang 5

Trang 5

Bài giảng Tổ chức và quản lý Lễ hội trang 6

Trang 6

Bài giảng Tổ chức và quản lý Lễ hội trang 7

Trang 7

Bài giảng Tổ chức và quản lý Lễ hội trang 8

Trang 8

Bài giảng Tổ chức và quản lý Lễ hội trang 9

Trang 9

Bài giảng Tổ chức và quản lý Lễ hội trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 18 trang viethung 12160
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tổ chức và quản lý Lễ hội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Tổ chức và quản lý Lễ hội

Bài giảng Tổ chức và quản lý Lễ hội
1 
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI 
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG 
BÀI GIẢNG 
MÔN HỌC/ MÔ ĐUN: Tổ chức và quản lý Lễ hội 
 NGÀNH/NGHỀ: Quản lý văn hóa 
( Áp dụng cho Trình độ trung cấp.) 
LƯU HÀNH NỘI BỘ 
NĂM 2017 
2 
LỜI GIỚI THIỆU 
Thực tế cho thấy, trong việc tổ chức và quản lý lễ hội vừa qua có cả những 
mặt đã thực hiện tốt và chưa thực hiện tốt. Chúng tôi cho rằng quản lý lễ hội, ngoài 
việc đảm bảo cho công tác tổ chức lễ hội được vận hành suôn sẻ còn phải phát huy 
được những mặt đã làm được và hạn chế những mặt chưa làm được do việc tổ chức 
lễ hội mang lại. 
1.Ưu điểm trong việc tổ chức và quản lý lễ hội truyền thống trong thời 
gian qua 
Sự thay đổi văn hóa nào cũng tác động hai mặt đối với xã hội. Trong thời 
gian qua, công tác tổ chức và quản lý lễ hội có một số ưu điểm. 
Xác định và củng cố bản sắc văn hóa Việt Nam trong quá trình đất nước ta 
đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước: Trong bối cảnh toàn cầu 
hóa với sự hội nhập nhanh chóng của nền kinh tế xã hội và văn hóa của các quốc 
gia, việc phục hồi và phát triển lễ hội truyền thống có một vai trò rất quan trọng 
trong việc xác định căn cước của nền văn hóa Việt Nam. Thông qua các sinh hoạt 
lễ hội, nhiều phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc được bảo lưu, tạo sức đề 
kháng vững chắc cho văn hóa bản địa. 
Khi các thói quen sinh hoạt văn hóa của người dân đang dần thay đổi theo 
hướng hiện đại hóa, nghiêng về việc hưởng thụ văn hóa thông qua các phương tiện 
truyền thông mới (truyền hình, phát thanh, internet), giải trí cá nhân hoặc 
nhóm như xem ca nhạc, uống cafe, xem phim, đi dã ngoại hoặc đam mê với các 
trò chơi điện tử trên máy tính, thì việc tổ chức, phục hồi và phát triển các lễ hội 
truyền thống, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc là một tín hiệu đáng mừng cho 
văn hóa nước nhà. Một nghiên cứu cho thấy người dân đánh giá về lễ hội làng như 
sau: là môi trường giữ gìn truyền thống văn hóa của làng (75,6%); là dịp để vui 
chơi, gặp gỡ (61,3%); để gắn bó các thành viên trong làng (58,3%); là dịp bày tỏ 
lòng biết ơn đối với người có công với làng (49,1%); là dịp cầu tài, cầu lộc 
(35,7%); là dịp các dòng họ thể hiện (26,6%); là dịp khẳng định danh tiếng của 
làng (25,8%); là dịp cầu ước sở nguyện riêng (21,1%) (1). Như vậy, khi người dân 
còn quan tâm đến việc giữ gìn truyền thống văn hóa của làng mình, cộng đồng 
mình, thì rõ ràng lễ hội truyền thống giúp xác định và củng cố bản sắc văn hóa 
Việt Nam. 
2. Những điểm chưa làm được 
Thương mại hóa thái quá: Thương mại hóa thái quá lễ hội trở thành vấn đề 
được xã hội quan tâm. Lý do chính là việc quá chạy theo đồng tiền mà bất chấp 
những hậu quả tiêu cực có thể tác động đến lễ hội- với tư cách một hiện tượng văn 
hóa tín ngưỡng. Chẳng hạn nhiều người lợi dụng việc tổ chức lễ hội truyền thống 
để kiếm lợi bằng cách kinh doanh các loại hình dịch vụ ăn theo lễ hội như ăn, nghỉ, 
bán hàng thu tiền với giá quá đắt, quảng cáo tràn lan, buôn thần bán thánh Thực 
trạng này không chỉ tồn tại ở các lễ hội có qui mô lớn, mà còn len lỏi đến lễ hội ở 
các vùng quê. 
Thực ra, thương mại hóa lễ hội chưa chắc đã trở thành vấn đề đối với việc 
quản lý lễ hội nếu nó không vượt ngưỡng một cách thái quá. Không nên đấu thầu 
3 
lễ hội mà chỉ có thể cho đấu thầu dịch vụ phục vụ lễ hội, theo những nguyên tắc 
nhất định để dịch vụ không làm mất đi ý nghĩa văn hóa của lễ hội. 
Chủ trương xã hội hóa các hoạt động văn hóa, khuyến khích các thành phần 
kinh tế tham gia vào công cuộc bảo tồn và phát huy giá trị di tích, lễ hội, khuyến 
khích các địa phương lấy di tích nuôi di tích, lấy lễ hội nuôi lễ hội là đúng. Tuy 
nhiên, huy động nguồn lực kinh tế từ mọi thành phần trong xã hội không đồng 
nghĩa với việc các lễ hội truyền thống bị biến dạng, không giữ được bản sắc vốn có 
của nó. 
Mê tín dị đoan, đốt vàng vàng mã tràn lan: “Mê tín () là người bạn song 
hành của tín ngưỡng”(4). Dù không thể khẳng định rằng còn lễ hội truyền thống thì 
còn mê tín dị đoan, nhưng chắc chắn, trong việc quản lý lễ hội truyền thống, vấn 
đề hạn chế mê tín dị đoan luôn cần đặt ra. Qua thời gian, tệ nạn mê tín dị đoan 
không những không biến mất cùng với các biện pháp quản lý hành chính mà ngày 
càng trở nên trầm trọng hơn với việc bùng nổ trở lại của hiện tượng lên đồng hay 
đốt vàng mã tràn lan. Dù ngành văn hóa thông tin đã có những chế tài cho việc xử 
lý các vi phạm này qua nghị định xử phạt hành chính các hành vi vi phạm trong 
hoạt động văn hóa thông tin, nhưng xem ra, những hoạt động này khó có khả năng 
giảm đi trong những năm sắp tới. 
Một số hủ tục phục hồi: Phục hồi các lễ hội truyền thống thường gắn liền với 
việc phục hồi những lệ, tục đã gắn bó với người dân của các cộng đồng từ lâu đời. 
Lễ hội truyền thống được mở đồng nghĩa với việc người dân có những ngày nghỉ 
ngơi, tham gia các sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Đây cũng là dịp để nhiều hủ tục 
có không gian và thời gian trỗi dậy. “Do hình thức tổ chức khá đặc biệt vốn có từ 
xưa, nên mỗi dịp mở hội hiện nay, ý thức phường hội, phe giáp, đình đám nảy sinh. 
Nạn cờ bạc, hút xách, chè chén phung phí, tệ mê tín dị đoan được dịp hoạt động. 
Trong không khí cởi mở của hội lễ dễ có tâm lý hòa đồng, nhìn mọi sự việc bằng 
con mắt ưu ái, coi như không có hại, nhưng chính nó đang là loại “dịch vụ ăn 
khách” làm vẩn đục bầu không khí trong lành của ngày hội và ảnh hưởng đến tâm 
lý và cuộc sống của từng người trong xã hội. Xóc thẻ, viết sớ công khai, đánh bạc 
là những hiện tượng có nhiều ở một số lễ hội”(5). 
Việc tu bổ di tích được thực hiện một cách sơ sài, làm biến dạng di tích; 
cảnh quan xung quanh di tích bị xâm hại: Sau một thời gian dài không được quan 
tâm tu bổ, bị sử dụng sai mục đích, bị lấn chiếm, nhiều di tích đã xuống cấp 
nghiêm trọng, thậm chí bị phá hủy hoàn toàn. Công việc phục dựng các di tích với 
mục đích lấy lại hình dáng và không gian ban đầu không phải là một nhiệm vụ đơn 
giản. Một số di tích được xây dựng đã phá vỡ cảnh quan di tích, lấn ... do quảng bá du lịch, do tâm lý muốn vượt 
trội của các nhà lãnh đạo địa phương,...) nên quy mô của các hội làng cũng được 
mở rộng cả về không gian và thời gian. Nhiều lễ hội không còn là lễ hội làng mà 
đang có xu hướng biến thành lễ hội vùng, thậm chí là lễ hội chung của huyện. Đối 
tượng người đến dự hội không chỉ là dân làng, không chỉ là một dân tộc mà là 
nhiều dân tộc, có cả du khách nước ngoài tham dự. 
Lễ hội Gầu Tào ở Pha Long, huyện Mường Khương, Lào Cai trước đây chỉ 
là lễ hội của vùng Pha Long nhưng ngày nay đã trở thành lễ hội chung của người 
Hmông ở các huyện miền Đông tỉnh Lào Cai. Lễ hội Gầu Tào không chỉ thu hút 
người Hmông ở huyện Mường Khương, Bắc Hà ở Lào Cai mà còn thu hút người 
Hmông ở huyện Sín Mần, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang và cả cư dân người 
Hmông ở châu Vân Sơn, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc cũng như người Hmông ở 
vùng Thượng Lào và người Hmông phía Bắc Thái Lan về dự. Đối tượng người 
tham dự lễ hội càng ngày càng có xu hướng tăng nhanh. Năm 2000, Lễ hội Gầu 
Tào của người Hmông ở Pha Long chỉ có khoảng 500 người tham dự thì đến năm 
2011 đã có hàng vạn người tham dự. 
Lễ hội Chùa Hương đầu thế kỷ XXI thu hút được vài chục vạn người nhưng 
đến năm 2008 đã đón 1,3 triệu lượt khách và đến năm 2012 đón khoảng 2 triệu 
lượt khách. Một Lễ hội Roóng Poọc của người Giáy thôn Tả Van, huyện Sa Pa từ 
cuối thế kỷ XX trở về trước chỉ là hội làng, có vài trăm người tham dự nhưng đến 
nay đã trở thành lễ hội của cả vùng hạ huyện Sa Pa. Chủ nhân của lễ hội trước đây 
là người Giáy thì đến giờ bên cạnh người Giáy còn có cộng đồng người Hmông, 
Dao, Tày cùng tham gia tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí trong lễ hội. 
15 
Đặc biệt, sau khi được quảng bá trên các trang web du lịch thì Lễ hội Roóng Poọc 
đã trở thành điểm đến của hàng trăm du khách với nhiều quốc tịch khác nhau. Như 
vậy, quy mô của lễ hội ngày càng mở rộng cả về số lượng người tham gia đã gây 
sự quá tải về không gian tổ chức lễ hội. Các cánh đồng tổ chức lễ hội xuống đồng 
cổ xưa hay các ngọn đồi tổ chức Lễ hội Gầu Tào của thế kỷ XX cũng như sân đình 
làng ở vùng đồng bằng đều trở nên quá tải khi đón hàng vạn du khách tham dự. Từ 
sự quá tải này đã nảy sinh hàng loạt những vấn đề bức xúc về vệ sinh môi trường, 
sự chen lấn xô đẩy, quá tải các dịch vụ ăn, nghỉ, hành lễ, về cách điều hành tổ chức 
(ban tổ chức bất lực trong tổ chức các chương trình lễ hội),... 
Chủ thể lễ hội: các lễ hội từ miền núi cho đến đồng bằng hiện nay đã có sự 
biến đổi về chủ thể tổ chức lễ hội. Trước đây trong các lễ hội làng cổ truyền, người 
dân thực sự là chủ thể của lễ hội. Cộng đồng người dân địa phương đều háo hức 
tập luyện hàng tháng trời để mong được tham gia gánh vác một việc nào đó, hoặc 
sắm một vai nào đó trong nhiệm vụ tổ chức lễ hội. Người được khiêng kiệu, rước 
lễ là một vinh dự cho cả phe, giáp, dòng họ. Các hội làng hầu hết do chủ làng và 
hội đồng quản lý của làng thực hiện. Nhưng hiện nay, hầu hết các lễ hội ở làng 
quê, miền núi đều do chính quyền các cấp chỉ đạo sát sao. Lễ hội ở miền núi dù là 
lễ hội của một làng hay lễ hội của một số gia đình nhưng đều có chủ tịch hoặc phó 
chủ tịch xã đứng ra khai mạc, đọc diễn văn. Nhiều lễ hội đồng bằng, ban tổ chức 
thuê các công ty sự kiện, các đoàn nghệ thuật đứng ra dàn dựng chương trình, đứng 
ra làm dịch vụ tổ chức. Người dân, chủ thể của lễ hội, bị “gạt ra rìa” và chỉ đóng 
vai trò thụ động như các du khách. Thậm chí có tỉnh tổ chức festival nhưng từ việc 
trang trí khánh tiết, biểu diễn nghệ thuật, tổ chức các hoạt động đều không cần sự 
tham gia của ngành văn hóa, thể thao. Hoặc nếu ngành văn hóa được tham gia thì 
cũng với tư cách đi làm thuê cho các công ty sự kiện. Như vậy, vai trò của cộng 
đồng địa phương, vai trò của người dân – chủ thể sáng tạo của lễ hội cổ truyền, đã 
bị đánh mất. 
Lễ hội cổ truyền đang có xu hướng biến đổi cả về mục đích, chức năng và 
cấu trúc. Mục đích của các hội làng là cầu người yên vật thịnh, lễ hội được tổ chức 
nhằm đáp ứng nhu cầu tâm linh, nhu cầu vui chơi, giải trí của người dân trong thời 
điểm nông nhàn. Nhưng hiện nay, do tác động của cơ chế thị trường, lễ hội lại có 
mục đích quảng cáo cho các thành thị và địa phương, hoặc là nơi cầu may rủi, cầu 
lợi lộc cho cá nhân, cầu thăng quan tiến chức,... Biến đổi của lễ hội còn thể hiện ở 
sự nghèo nàn, đơn điệu trong các hình thức giải trí nhưng lại cực đoan, “nở rộ” 
trong các hình thức tín ngưỡng, mê tín. Quan hệ giữa ban tổ chức lễ hội và du 
khách thập phương là quan hệ dịch vụ, tận thu được nhiều nguồn tiền, dẫn đến tình 
trạng “chặt chém” ở các dịch vụ ăn nghỉ. 
Lễ hội hiện nay có phổ biến được xem xét dưới góc độ cấu trúc. Lễ hội có 
hai phần: phần lễ và phần hội (dẫu sao cách xem xét dưới góc độ cấu trúc như vậy 
chưa hẳn thỏa đáng vì bản chất phần hội cũng đan xen, hướng theo phần lễ). Theo 
GS.TS Ngô Đức Thịnh: “Tính tổng thể của lễ hội không phải là thực thể “chia 
đôi” như người ta đã quan niệm, mà nó nảy sinh và tích hợp các hiện tượng văn 
hóa phát sinh để tạo nên một tổng thể lễ hội... Không có một loại lễ hội nào mà 
16 
không có nghi lễ giữ vai trò gốc rễ”. Nhưng hiện nay, xuất hiện rất nhiều hình thức 
mít – tinh kỷ niệm không có “phần hội”, không có sự tham gia của cộng đồng mà 
chỉ là sự kiện của chính quyền cũng gọi là lễ hội. Hoặc có sự kiện chỉ mang tính 
hội hè nhằm quảng bá tới du khách, người mua hàng mà vẫn gọi là lễ hội... Như 
vậy, cấu trúc của lễ hội cũng biến dạng. 
Các giải pháp quản lý lễ hội 
Trước thực trạng các xu hướng biến đổi của lễ hội đang diễn ra nhanh chóng 
như hiện nay, xuất hiện hai luồng dư luận trái chiều. Một số cơ quan thông tin đại 
chúng cho rằng việc tổ chức và quản lý lễ hội vô cùng lộn xộn, mất bản sắc văn 
hóa dân tộc, gây ra nhiều hậu quả tai hại và đề xuất các biện pháp mang tính hành 
chính như “cấm”, “bỏ”. Thậm chí có người chưa hiểu rõ xu hướng biến đổi của lễ 
hội là một yêu cầu khách quan khi chuyển sang cơ chế thị trường nên sốt ruột đề ra 
các giải pháp mang tính chất chữa cháy là chính. Hoặc cũng có khuynh hướng coi 
nhẹ vai trò quản lý nhà nước, cần để cho người dân tự do làm chủ, tự do tổ chức lễ 
hội. Cả hai luồng dư luận như vậy đều không đánh giá đúng thực tế. Từ kinh 
nghiệm tổ chức và quản lý lễ hội ở các tỉnh, chúng tôi đề xuất một số giải pháp như 
sau: 
Về quan điểm: Cần nhận thức sự biến đổi của lễ hội cổ truyền cũng như 
xuất hiện nhiều loại hình tổ chức sự kiện mới là một yếu tố khách quan trong đời 
sống văn hóa hiện nay. Vì thế không nên có quan điểm cứng nhắc, lấy các nguyên 
lý tổ chức lễ hội truyền thống làm khuôn mẫu cho việc tổ chức các lễ hội, tổ chức 
các sự kiện như hiện tại. Ở lĩnh vực này cần bám sát thực tiễn, tổng kết thực tiễn 
trên cơ sở lý luận về quản lý văn hóa. Trong đó cần đặc biệt nhấn mạnh vai trò chủ 
thể của cộng đồng người dân tổ chức lễ hội. Người dân phải được tham gia các quá 
trình tổ chức lễ hội, phải được trao quyền tổ chức lễ hội hiệu quả. Đồng thời cũng 
không coi nhẹ việc quản lý của nhà nước đối với lễ hội. 
Xây dựng mô hình tổ chức quản lý các lễ hội truyền thống hiệu quả 
Hiện nay, có nhiều nhà khoa học cho rằng nên trả lại lễ hội cho dân? Vậy có cần tổ 
chức lễ hội không? Các mô hình quản lý như thế nào? PGS Từ Thị Loan (2012) 
đưa ra một số mô hình, chúng tôi đề xuất một số vấn đề cụ thể như sau: 
- Mô hình quản lý, và tổ chức lễ hội do cộng đồng tự quản, có sự giám sát 
của nhà nước ở cơ sở. 
Đây là mô hình quản lý và tổ chức lễ hội bước đầu có sự tham gia của nhà 
nước. Chủ thể tổ chức của các lễ hội này nhất thiết phải là người dân trong cộng 
đồng. Vai trò quản lý của nhà nước thể hiện ở chỗ: giám sát và chỉ đạo, giải quyết 
kịp thời những vướng mắc xảy ra. Mặt khác, vai trò quản lý nhà nước cũng cần 
được phân cấp dần tới cộng đồng và thể chế hóa bằng hệ thống hương ước, quy 
ước chung của làng. Thậm chí, có thể sử dụng và phát huy vai trò của già làng, 
trưởng bản hoặc người có uy tín trong dòng họ, cộng đồng. Đồng thời, vai trò của 
quản lý của nhà nước cũng thể hiện ở chỗ thường xuyên giám sát, theo dõi diễn 
biến của các lễ hội để nắm bắt những thay đổi trong đời sống tín ngưỡng của đồng 
bào để đảm bảo không có hiện tượng lợi dụng tín ngưỡng để thực hiện hình thức 
mê tín dị đoan hoặc xuyên tạc, truyền bá phản cách mạng. Đồng thời vai trò của 
17 
nhà nước cũng thể hiện ở việc đảm bản trật tự, an ninh xã hội trong thời gian tổ 
chức lễ hội. Kinh phí tổ chức những lễ hội này hoàn toàn do nhân dân đóng góp. 
- Mô hình kết hợp vai trò tự quản của cộng đồng với sự giúp đỡ của nhà 
nước 
Đối với một số lễ hội của làng, liên làng có quy mô ngày càng mở rộng và 
đang được nâng lên thành các lễ hội để phục vụ du lịch. Ở một số địa phương, cần 
có xây dựng mô hình phối hợp chặt chẽ giữa vai trò của cộng đồng với vai trò quản 
lý của nhà nước. 
Trong mô hình này, các hoạt động lễ và hội vẫn do cộng đồng quyết định và thực 
hiện là chính, tuy nhiên, đã có sự chỉ đạo, định hướng và tham gia của các ban, 
ngành chính quyền và đoàn thể. Kinh phí tổ chức lễ hội cũng được Nhà nước tài 
trợ một phần. Vai trò của nhà nước thể hiện rõ trong vấn đề đảm bảo an ninh, trật 
tự, an toàn thực phẩm 
- Mô hình quản lý, tổ chức lễ hội có sự chỉ đạo chặt chẽ của nhà nước 
Hiện nay, nhiều sự kiện văn hóa tổ chức theo quy mô lễ hội như lễ hội quảng bá 
sản phẩm, lễ kỷ niệm, năm du lịch quốc gia Các lễ hội này đều có Ban tổ chức 
do lãnh đạo chính quyền (tỉnh, huyện, thành phố) làm trưởng ban. Cả bộ máy 
chính quyền tổ chức lễ hội từ khâu kịch bản, luyện tập, dàn dựng, khai hội, màn bế 
mạc Loại hình này tổ chức có vẻ hoành tráng, nhưng người dân ít được tham gia 
hoặc tham gia với vai trò thụ động, có “lễ” mà không thành “hội”. 
Về đào tạo nguồn nhân lực tổ chức, quản lý lễ hội 
Vấn đề tổ chức các sự kiện, các lễ hội hiện nay là vấn đề rất quan trọng. 
Nhưng thực trạng ở các tỉnh hiện nay, từ cấp cơ sở lên đến tỉnh (cả Bộ VHTTDL) 
đều rất thiếu đội ngũ cán bộ có khả năng về quản lý, chỉ đạo và trực tiếp tổ chức 
các sự kiện, các lễ hội. Chương trình tổ chức lễ hội chưa được giảng dạy thành một 
ngành học trong hệ thống trường cao đẳng cộng đồng, trường cao đẳng sư phạm và 
trường trung cấp văn hóa nghệ thuật. Ngay số cán bộ am hiểu về việc tổ chức lễ 
hội ở ngành VHTTDL rất ít. Hầu như hiện nay chưa có ai là chuyên gia về vấn đề 
này. Chỉ có một vài người có kinh nghiệm và khả năng tổ chức của ngành. Lớp trẻ 
chưa được đào tạo qua trường lớp và thực tiễn. 
Vì vậy, một nhiệm vụ cấp bách đối với ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch 
là phải tăng cường đào tạo nguồn nhân lực ở nhiều cấp độ khác nhau: 
Ở cấp tỉnh: Lựa chọn một vài cán bộ có khả năng cử đi học ở các viện 
nghiên cứu, các trường đại học, các công ty tổ chức sự kiện lớn. Nội dung học theo 
hai chuyên ngành cụ thể. Chuyên ngành thứ nhất là về Quản lý lễ hội (chuyên 
ngành này yêu cầu các chuyên viên phải có khả năng độc lập nghiên cứu, chỉ đạo 
thực tiễn, có khả năng tham khảo kinh nghiệm ở một số nước và ở các địa phương 
vận dụng vào thực tiễn, có khả năng tham mưu xây dựng các văn bản mang tính 
chất quản lý mang đặc thù). Chuyên ngành thứ hai là đào tạo các tác giả có khả 
năng viết kịch bản lễ hội, xây dựng chương trình, đề án lễ hội hoặc đào tạo ra các 
tổng đạo diễn tổ chức các sự kiện, đào tạo một số nhạc sĩ, biên đạo, họa sĩ có khả 
năng sáng tác nhạc, sáng tác múa, sáng tác các logo trang trí lễ hội... Đây là nhiệm 
vụ khó khăn, hiện nay trừ một vài thành phố đào tạo được vài cán bộ như vậy, còn 
18 
hầu hết các tỉnh chưa đào tạo được đội ngũ này. Những người này là những người 
có năng khiếu về quản lý, về thực hành nghệ thuật, sáng tạo nghệ thuật. Cho nên 
bước đầu cần lựa chọn ở các đoàn nghệ thuật, các trung tâm văn hóa, các tác giả có 
năng khiếu cử đi học nâng cao trình độ. Thậm chí có thể bố trí họ học việc, làm trợ 
lý cho các chuyên gia quản lý, tổ chức lễ hội ở các thành phố, các công ty sự kiện 
lớn. 
Ở cấp huyện cần tăng cường đào tạo, tập huấn cho đội ngũ quản lý lễ hội ở 
phòng văn hóa - thông tin. Kiến thức quản lý lễ hội là kiến thức tổng hợp. Xu 
hướng biến đổi lễ hội là xu hướng thường xuyên, tất yếu, vì vậy các cán bộ quản lý 
cũng cần được tập huấn, cập nhật thường xuyên. Mặt khác, ở các trung tâm văn 
hóa các huyện cần đào tạo các biên dạo múa, các diễn viên có khả năng làm MC 
(dẫn chương trình). Đội ngũ này cũng cần phải lựa chọn những người có năng 
khiếu từ cơ sở gửi đi đào tạo ở các trường đại học, các trung tâm tổ chức sự kiện để 
học tập. 
Ở cấp xã, phường: Cần tập huấn các nguyên tắc, quy chế, các kiến thức 
chuyên môn về quản lý lễ hội cho cán bộ chuyên trách ban văn hóa xã phường và 
các cán bộ đoàn thể. Ở đây cũng cần bồi dưỡng, tập huấn những người có khả năng 
làm MC, tổ chức các sự kiện, trang trí, sử dụng âm thanh, ánh sáng phù hợp... Tuy 
nhiên, ở cấp xã phường cần đặc biệt chú ý đến đội ngũ già làng, nghệ nhân dân 
gian, những thầy cúng am hiểu về lễ hội cổ truyền. Vận động những người này 
truyền dạy cho lớp trẻ trong cộng đồng. Việc truyền dạy cũng cần phải có chế độ 
đối với người truyền dạy và học trò. Nhưng quan trọng nhất là phải chọn những 
người có phẩm chất, tâm huyết với văn hóa của dân tộc mình. Bài học thực tiễn ở 
các xã vùng cao chỉ rõ nhiều nơi lễ hội cổ truyền bị biến mất hoặc biến dạng là do 
thiếu đội ngũ nghệ nhân dân gian, thầy cúng am hiểu các nghi lễ về lễ hội này. Do 
đó, việc đào tạo nghệ nhân, thầy cúng là việc làm cấp bách. Nhưng quá trình đào 
tạo những người này lại là quá trình tự học, tự đào tạo, nhà nước chỉ đóng vai trò 
hỗ trợ bằng chế độ, bằng chính sách cụ thể. 
4. Tài liệu tham khảo: 
[1]- Trần Văn Ánh, Nguyễn Xuân Hồng, Nguyễn Văn Hy (2002), Công 
tác xây dựng đời sống Văn hoá cơ sở, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội. 
[2]- Viện Văn hoá dân gian (1992), Lễ hội cổ truyền, Nxb khoa học xã hội 
và nhân văn, Hà Nội 
 [3] - Phan Khanh (1992), Bảo tàng- Di tích - Lễ hội, Nxb thông tin, Hà 
Nội. 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_to_chuc_va_quan_ly_le_hoi.pdf