Bài giảng Thư viện học đại cương

Mục tiêu môn học:

- Về kiến thức: Giúp học sinh xác định vai trò,

chức năng của thông tin thư mục trong xã hội và thực

hành được hoạt động thông tin thư mục.

- Về kỹ năng: Giúp học sinh nắm được những lý

luận cơ bản của thư mục học; Hiểu được đặc điểm, chức

năng của thông tin thư mục.

- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Có thể tổ

chức hoạt động thông tin thư mục trong các loại thư viện

khác nhau

Bài giảng Thư viện học đại cương trang 1

Trang 1

Bài giảng Thư viện học đại cương trang 2

Trang 2

Bài giảng Thư viện học đại cương trang 3

Trang 3

Bài giảng Thư viện học đại cương trang 4

Trang 4

Bài giảng Thư viện học đại cương trang 5

Trang 5

Bài giảng Thư viện học đại cương trang 6

Trang 6

Bài giảng Thư viện học đại cương trang 7

Trang 7

Bài giảng Thư viện học đại cương trang 8

Trang 8

Bài giảng Thư viện học đại cương trang 9

Trang 9

Bài giảng Thư viện học đại cương trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 126 trang viethung 14800
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Thư viện học đại cương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Thư viện học đại cương

Bài giảng Thư viện học đại cương
7 
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI 
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG 
BÀI GIẢNG 
MÔN HỌC: THƯ VIỆN HỌC ĐẠI CƯƠNG 
NGHỀ: THƯ VIỆN 
(Áp dụng cho Trình độ trung cấp) 
LƯU HÀNH NỘI BỘ 
NĂM.................. 
8 
MỤC LỤC 
Table of Contents 
BÀI GIẢNG ................................................................................... 7 
Chương 1: Chức năng nhiệm vụ của thư viện trong xã hội ....... 9 
1. Khái niệm ................................................................................... 9 
2. Vai trò của thư viện trong đời sống xã hội ............................ 22 
3. Nhân viên thư viện ................................................................... 40 
Chương 2: Bản chất, đối tượng nghiên cứu và cấu trúc của 
Thư viện học ................................................................................. 53 
2.1. Đối tượng nghiên cứu của thư viện học .............................. 53 
2.2. Thư viện học là một môn khoa học độc lập ........................ 61 
2. Cấu trúc của thư viện học ....................................................... 64 
3. Mối quan hệ của thư viện học với các khoa học khác .......... 77 
Chương 3: Chính sách thư viện Việt Nam ................................ 86 
Chương 4: Mạng lưới thư viện công cộng ở Việt Nam ........... 201 
9 
NỘI DUNG CHI TIẾT CỦA CỦA TÀI LIỆU 
GIẢNG DẠY 
BÀI GIẢNG MÔN HỌC 
Thư viện học đại cương 
Mục tiêu môn học: 
- Về kiến thức: Giúp học sinh xác định vai trò, 
chức năng của thông tin thư mục trong xã hội và thực 
hành được hoạt động thông tin thư mục. 
- Về kỹ năng: Giúp học sinh nắm được những lý 
luận cơ bản của thư mục học; Hiểu được đặc điểm, chức 
năng của thông tin thư mục. 
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Có thể tổ 
chức hoạt động thông tin thư mục trong các loại thư viện 
khác nhau. 
Nội dung: 
Chương 1: Chức năng nhiệm vụ của thư viện 
trong xã hội 
1. Khái niệm 
Thuật ngữ “thư viện” xuất phát từ chữ Hy Lạp 
bibliotheca. “Biblio” nghĩa là sách, “theca” nghĩa là nơi 
bảo quản. Hiểu theo nghĩa đen, thư viện là nơi bảo quản 
sách, là nơi tàng trữ sách báo. Người Trung Hoa cổ cho 
rằng “thư ” là sách, “viện” là nơi tàng trữ. Trong Từ điển 
tiếng Việt, thư viện được định nghĩa là “nơi tàng trữ, giữ 
10 
gìn sách báo, tài liệu và tổ chức cho bạn đọc sử dụng”1; 
hoặc “ thư viện là nơi công cộng chứa sách xếp theo một 
thứ tự nhát định để tiện cho người ta đến đọc và tra 
cứu”2. Hiểu theo nghĩa bóng, thư viện được coi là “kho 
tàng chứa tất cả của cải tinh thần của loài người”, “là 
trường học tư tưởng của con người, dạy cho Con người 
có năng lực lao động, là nơi tẩy sạch sự dốt nát”, “ là trí 
nhớ không hủy diệt nổi của loài người ”3.... 
Trong thời đại mới, thư viện vẫn luôn luôn được 
coi là tòa lâu đài trí tuệ của nhân loại, nơi lưu giữ và bảo 
tồn những giá trị văn hóa của loài người, là một bộ phận 
của nền văn hóa và mang thêm sắc thái mới - là trung 
tâm thông tin, là một bộ phận cấu thành quan trọng trong 
hệ thống thông tin - tư liệu của các nước, là nơi thu thập 
và thỏa mãn nhu cậu thông tin cho quảng đại quần chúng. 
Tổ chức Giằo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc 
(UNESCO):định nghĩa: “Thư viện, không phụ thuộc vào 
tên gọi cửa nó, là bất cứ bộ SƯU tập có tổ chức nào của 
sách, ấn phẩm định kỳ hoặc các tài liệu khác, kể cả đồ 
họa, nghe- nhìn, và nhân viên phục vụ có trách nhiệm tổ 
1 Từ điển tiếng Việt,- H.:Trung tâm Từ điển ngôn ngữ, 1992,- 
ư.953. 
2 Từđiển tiếng Việt,- H.: Khoa học xã hội, 1994.- tr. 772. 
3 Thơ và danh ngôn về sách.- H.: Văn học, 1997,- 284 tr. 
11 
chức cho bạn đọc sử dụng các tài liệu đó nhằm mục đích 
thông tin, nghiên cứu khoa học, giáo dục hoặc giải trí”4. 
 1.1. Cấu tạo của thư viện 
Thư viện được tạo thành từ bôn yếu tô': vốn tài 
liệu, cán bộ thư viện, người sử dụng, cơ sở vật chất kỹ 
thuật. Các yếu tố này có mối quan hệ qua lại, tác động 
chặt chẽ lẫn nhau. 
a) Vốn tài liệu thư viện 
Khậi niệm“tóỉ liệu ’’(Document) trong các thư 
viện và cơ quan thông tin được hiểu là “vật mang tin 
(Information medium), trên đó ghi cố định thông tin và 
được xem như một đối tượng xử lý trong quá trình xử lý 
thông tin và tư liệu’’4; hoặc “tài liệu là một dạng vật chất 
đã ghi nhận những thông tin ở dạng thành văn, âm thanh, 
hình ảnh nhằm mục đích bảo quản và sử dụng”5. 
Bộ sưu tập tài liệu là những tài liệu được sưu 
tầm, tập hợp theo một hoặc nhiều chủ đề, nội dung nhất 
định. Bộ sưu tập tài liệu có thể bao gồm một sô' hoặc 
đầy đủ các dạng tài liệu như: tài liệu ghi ưên giấy, tài 
liệu glựrtrên phim, bặng từ, đĩa từ, đĩa quang và các vật 
mang tịn khác. 
Vốn tài liệu thư viện hay còn gọi là Bộ sưu tập 
thư viện (Library collection) là những tài liệu được sưu 
4 Tiêu chuẩn Việt Nam - Hoạt động thông tin tư liệu.-ìi.: 
Viện Tiêu chuẩn Việt Nam,1995.-tr. 3. 
5 Pháp lệnh thư viện . Báo Nhân dân ngày 17/02/2001.- ừ. 
6. 
12 
tầm, tập hợp theo một hoặc nhiều chủ đề, nội dung nhất 
định, được xử lý theo qui tắc, qui trình khoa học của 
nghiệp vụ thư viện để tổ chức phục vụ người đọc đạt 
hiệu quả cao và được bảo quản. 
Vốn tài liệu thư viện còn được hiểu là di sản thư 
tịch. Di sản thư tịch nghĩa là toàn bộ sách, báo, văn bản 
chép tay, bản đồ, tranh, ảnh và các loại tài liệu khác đã 
và dạng được lưu hành, được giữ gìn trong các thư viện. 
Vôn tài liệu là yếu tố đầu tiên cấu thành thư viện. 
Trong các thư viện thời cổ đại, trung đại, vốn tài liệu bao 
gồm các sách ghi trên đá, đất sét, giấy papirut, da thú, 
xương thú, thẻ tre, mai rùa, gỗ, đồng ... sau đó là sách in 
(thế kỷ XV). Từ cuối thế kỷ XIX trở đi, trong các thư 
viện ngoài sách (vật mang tin chủ yếu), vốn tài liệu còn 
bao gồm các vật mang tin khác như microfim, microfis, 
băng từ, đĩa từ, CD-ROM .... vốn tài liệu được các thư 
viện coi là tài sản quí, là tiềm lực, là sức mạnh và niềm 
tự hào của các thư viện. Nội dung của vốn tài liệu càng 
phong phú, loại hình tài liệu càng đa dạng thì khả năng 
đáp ứng nhu cầu đọc càn ... c yụ xã hội. Một số thư viện 
tinh đã đồng thời sử dụng hai hệ thống tra 
cứu: mục lục truyền thống và mục lục điện 
tử. Việc ứng dụng công nghệ tin học đang 
được triển khái rộng rãi và đem lại hiệu 
quả cao trong công tác nghiệp vụ cũng như 
phục vụ bạn đọc. Các thư viện khoa học 
tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh) thư viện 
Bà Rịa - Vũng Tàu, Cần Thơ, Bình Định, 
Hải Dương, Phú Yên.... Ịà những thư viện 
tỉnh tiêu biểu trong việc đưa máy vi tính ra 
phục vụ bạn đọc tra cứu tìm tin và là 
những thư viện có chỉ sốphục vụ bạn đọc 
cao. 
Nhìn chung, các thư viện tình với 
241 
mức độ khác nhau, trong những điều kiện 
khác nhau đều cế gắng phát huy sức mạnh 
cửa kho tàng sách báo để phục vụ tốt yêu 
cầu nâng cao trình độ dân trí, góp phần 
thực hiện nhiệm vụ xây dựng nền văn hóa 
Việt Nam tiên tiến, đậm đà bàn sắc dân tộc, 
góp phần đẩy mạnh quá trình công nghiệp 
hốa, hiện đại hóa ở các địa phương.
242 
3.2. Chức năng nhiệm vụ của các loại hình thư viện công cộng ở Việt Nam 
2.2. Các chức năng của thư viện ửnh 
Thư viện tỉnh thực hiện các chức năng tàng trữ, chức năng luân chuyển 
sách báõ, chức năng địa chí, chức năng thông tin - thư viện - thư mục và chức 
năng hướng đẫn nghiệp vụ trong phạm vi tỉnh. 
Thư viện tỉnh là trung tâm tàng trữ sách báo lớn nhất của tỉnh: 
Là thư viện trung tâm của tỉnh, thư viện tỉnh có nhiệm vụ tàng trữ sách 
báo mang tính chất tổng hợp bao gồm tật cả các bộ môn tri thức, nhằm đáp ứng 
nhu cầù đọc của cán bộ và nhân dân địa phương. Tuy nhiên mức độ tàng trữ sách 
báo thuộc các Knh vực tri thức của các tỉnh rất khác nhau, tùy thuộc vào đặc 
điểm phát triển kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật, đối tượng phục vụ chính, sự 
phát triển ưu thế của một ngành nào đó của từng tình, thành phần dân tộc, các 
đặc điểm dân cư V.V.... 
Nguồn bổ sung của thư viện tình bao gềm: 
- Chế độ nhận lưu chiểu văn hóa phẩm của địa phương từ các nhà in và 
nhà xuất bản địa phương nộp cho Sở Văn hóa Thông tin 2 bản; 
- Bổ sung qua hệ thống các cơ quan phát hành sách báo ở trung ương, địa 
phương các tài liệu xuâ't bản trong và ngoài nước, đáp ứng những đặc điểm, yêu 
cầu của địa phương về chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học; 
- Trao đổi, tặng biếu giữa các thư viện; 
- Thu thập trong nhân dân. 
Các nguồn bổ sung này bẳo đảm cho các thư viện tỉnh thực hiện tốt được 
chức năng tàng trữ lâu dài các xuất bản phẩm của địa phương và về địa phương. 
Thư viện tinh được hưởng chế độ cung cấp ưu tiên các loại sách xuất bản 
trong nứđc (theo quyết định số 15/VH-QĐ ngày 07/02/1972 của Bộ Văn hóa). 
Trong quá trình thu thập tài liệu, thư viện tinh được quyền thu nhận các bản sao 
tài liệu tổng kết các phong ưào cách mạng, bản sao các chỉ thị, nghị quyết của 
Đảng bộ, chính quyền khi đã quá thời gian bảo mật, bản sao luận văn tốt nghiệp 
đại học, của sinh viên các trường đại học ở địa phương. 
Trong các thư viện tinh, riêng thư viện khoa học tổng hợp thành phế Hồ 
Chí Minh do đặc điểm lịch sử để lại (trước năm 1975 là Thư viện quốc gia của 
Việt Nam cộng hòa), cho đến nay vẫn thực hiện trao đổi tài liệu với 16 thư viện 
Quốc gia và hơn 40 tổ chức quốc tế. 
Thư viện tỉnh là trung tâm luân chuyển sách báo rộng rãi nhất trong tỉnh, là 
trung tâm thông tin tổng hợp cứa tỉnh: 
Là thư viện công cộng nhà nước lớn nhất ở địa phương, thư viện tinh 
phục vụ yêu cầu của nhiều nhốm người đọc khác nhau: cán bộ lãnh đạo quản lý 
các cấp, ban, ngành, cán bộ chuyên môn ttong các ngành kinh tế quốc dân, cán 
bộ nghiên cứu khoa học, cán bộ giảng dạy, học sinh, sinh viên, công nhân, nông 
dân v.v... 
Thư viện tinh đặc biệt chú ưọng phục vụ cán bộ các cơ quan lãnh đạo 
Đảng và chính quyền, cán bộ làm công tác nghiên cứu, giảng dạy, chỉ đạo sản 
xuất. 
Tùy theo trụ sở, cơ sở vật chát, ưang thiết bị và nhu cầu đọc, các thư viện 
243 
tinh tổ chức phục vụ tại chỗ với hệ thống phòng đọc tổng hợp và các phòng đọc 
chuyên ngành, phòng báo, tạp chí, phòng mượn; có thư viện đã có phòng đọc cho 
người khiếm thị (thư viện khoa học tổng hợp thành phố Hồ Chí minh). 
Bẻn cạnh đó các thư viện tính đẩy mạnh công tác tuyên truyền giới thiệu sách báo mới, 
sách báo theo chuyên đề, tổ .chức điểm sách, thi đọc sách, xâỳ dựng và chỉ đạo phong 
trào đọc sách báo ở Cơ sở. Hầu hết các thư viện tỉnh đều cố gắng bám sát nhiệm vụ 
chính trị, kinh tế, văn hóa của. tỉnh,-đặc biệt chú ý đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền 
giáo dục về văn hóa xã hội, khoa học kỹ thuật nhân dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn hàng 
năm. Ngoài ra thư viện tình còn thỏa mãn nhu cầu luân chuyển sách báo rộng rãi trong 
phạm vi tỉnh bằng chế độ cho mượn sách giữà các thư viện hoặc cho mượn qua đường 
bưu điện, cho mượn tập thể đối vơi các cồng, nông lâm trường, xí nghiệp, trường‘học, 
các đơn vị bệ đội, các đồn biên phòng V.V.... 
Việc luân chuyển sách báo ngớăịíthư viện có xu hương phát triển mạnh trong 
những năm gần đây. Một số thư viện tỉnh đã tổ chức kho sách lưu động, phụd vự bằng 
các phương tiện đa dạng như ô tô, thuyền, xe đạp, xe máy... 
Trong giai đoạn tin học hóa, các thư viện khoa học tổng hợp tình đahg cố gắng 
chủ độngphối hợp chặt chẽ với các phòng, trung tâm thông tin khoa học kỹ. thuật của 
các Sở ‘Khoa học Công nghệ và Môi trường để phát huy tiềm lực' thông tin và nhanh 
chóng nối mạng để tiếp nhậií dòng tin phong phú ở các trurig tâm thông tin bêh ngoài, 
thực hiện chức năng luân chuyển rộng rãi nguồn lực thông tin trong phạm vi tỉnh. 
Để thực hiện tốt chức năng là trung tâm thông tin tổng hợp và luân chuyển 
thông tin, thư viện tỉnh phải: 
- Điều tra và xác định rõ các nhu cầu thông tin của cán bộ lãnh đạo quản lý, 
nhu cầu thông tìri kinh tế xã hội (cải cách hành chính, chuyển đổi cơ câu kinh tế, thị 
trường lao động, kế hoạch hóa, thông tin vễ sản phẩm mổi, kỹ thuật và công nghệ 
tiên tiến, thông tin thương mại .Ạ 
- Đề ra chính sách bổ sung thích hợp về cơ cấu, loại hình và khối lượng tài 
liệu để tạo được khẳ năng cung cấp đầy đủ,kịp thời, chính xác thông tin cho 
người đọc - người dùng tin; phối hợp chặt chẽ với phòng thông tin hoặc Trung 
tâm thông tin các sđ, ban, ngành trong phạm vi tĩnh nhằm kiểm soát, thu thập, 
xử lý và bảo quản tốt nguồn tài liệu công bố và không công bố sản sinh tại địa 
phương, trong đố đặc biệt chú ý các tư liệu liên quan tới các đề tài, chương trình, 
dự án nghiên cứu trọng điểm, các số liệu điều ưa cơ bản về địa phương. 
- Tổ chức hoàn thiện bộ máy ưa cứu thông tin và từng 
bước thực hiện, phát triển các dịch vụ thông tin thư viện nhằm thỏa mãn nhu cầu 
ngày càng đa dạng của người đọc. Bên cạnh việc phục vụ bằng các hình thức 
thông tin - thư mục truyền thống, tăng cường phục vụ bằng các chương trình 
nghe nhìn, sao chụp, nhân bản 
Trong việc đổi mđi phương thức phục vụ, nhiều thư viện tỉnh đã xây dựng 
chương trình điểm sách, giới thiệu sách ưên đài phát thanh, truyền hình tình 
(Tây Ninh, An Giang, Kiên Giang). Cố thư viện thực hiện giải đáp thông tin qua 
điện thoại, cung cấp thông tin cho bạn đọc theo phương thức đặt hàng (Thư viện 
cần Thơ)? 
Thư viện tỉnh là trung tâm công tác địa chí của tĩnh-. 
Công tác địa chí là công tác đặc thừ và rất quan ưọng của thư viện tình. 
Nội dung công tác này bao gồm việc sưu tầm một cách cố kế hoạch và hệ thống 
244 
tất cả những tư liệu, những ấn phẩm về địa phương nhằm phục vụ việc nghiên 
cứu toàn diện các vấn đề của địa phương như tài nguyên thiên nhiên, các vấn đề 
phát triển kinh tế, công nghiệp, nông lâm ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, đời sống 
văn hóa xã hội, lịch sử địa phương V.V.... 
Tài liệu địa chí là những tài liệu có nội dung liên quan đến địa phương, phản 
ánh bất kỳ lĩnh vực nào, vấn đề nào của địa phương không phân biệt ngôn ngữ, thời 
gian xuất bản và nơi xuất bản. 
Chế độ nộp lưu chiểu xuất bản phẩm của địa phương cho thư viện tỉnh là nguồn 
tài liệu địa chí rất quan trọng bên cạnh nguồn bổ sung qua hệ thống phát hành, sao 
chụp tài liệu quý hiếm và mối quan hệ với các cơ quan, nhân dân trong phạm vi tỉnh để 
có được nguồn tài liệu không công bố. 
Hoạt động địa chí của thư viện tỉnh gồm : 
- Sưu tầm, tàng trữ, bảo quản tài liệu địa chí. 
- Biên soạn thư mục địa chí: thư mục thống kê, thư mục danh nhân của địa 
phương, các thư mục chuyên đề về từng vấn đề quan trọng của địa phương. 
- Giới thiệu, khai thác tài liệu địa chí: xây dựng hộp phích chuyên đề tài liệu 
địa chí hoặc kho tài liệu địa chí tùy theo đặc điểm của từng tỉnh, xây dựng cơ sở dữ 
liệu về tài liệu địa chí. 
Ý nghĩa của công tác địa chí: 
Công tác địa chí của thư viện tỉnh có ý nghĩa rất lớn vì: 
- Giúp cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của địa phương nắm được toàn 
diện và sâu sấc mọi đặc điểm của địa phương về chính trị, kinh tế, văn hóa, tập quán, 
phong tục, thành phần dân tộc, khí hậu, địa hình, ưu thế của từng vùng ... để từ đó 
phân bố hợp lý nhân lực, xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế và văn hóa của địa 
phương một cách sát thực. 
- Giúp cho công tác nghiên cứu lịch sử, giáo dục truyền thống yêu quê hương 
đất nước, đặc biệt đối với thế hệ ttẻ, giúp họ hiểu được những phong tục tập quán tốt 
đẹp cần phát huy, truyền thống của địa phương ttong sự nghiệp giữ gìn và xây dựng 
đất nước, gây dựng lòng tự hào chính đáng về quê hương của mình. 
- Giúp cho công tác nghiên cứu phát triển kinh tế khoa học kỹ thuật của địa 
phương, tận dụng, phát huy thế mạnh của địa phương trong từng lĩnh vực cụ thể nhằm 
nâng cao đời sống của nhân dân địa phương. 
Trong thực tiễn, nhiều thư viện tình đã xây dựng tốt kho tư liệu địa chí và biên 
soạn thư mục địa chí (Hà Nội, Nam Định, Hà Tây, Phú Yên, Thái Bình, thành phố Hồ 
Chí Minh...). 
Thư viện tỉnh là trung tâm nghiên cứu khoa học về thông tin, thư viện, thư mục, 
thông tin trong phạm vi tĩnh: 
Ở nước ta, hoạt động nghiên cứu khoa học của các thư viện tỉnh còn rất yếu, 
mang tính tự phát, không có cán bộ chuyên ttách. Các đề tài nghiên cứu khoa học (nếu 
có) thường được giao cho người cán bộ có kinh nghiệm hơn cả trong phòng nghiệp vụ 
hoặc các phòng chức năng tùy theo diện đề tài nghiên cứu. Hương nghiên cứu tập 
trung vào vấn đề tổ chức kho sách, nghiên cứu diện bổ sung, nghiên cứu các biện pháp 
củng cố và nâng cao chát lượng hoạt động của các thư viện quận, huyện, thư viện cơ 
sở. Mối quan tâm hàng đầu của các thư viện tình hiện nay là nhanh chóng ứng dụng 
công nghệ thông tin để điều hành quản lý người đọc, người mượn, bổ sung tài liệu, tạo 
245 
dựng cơ sở dữ liệu và phát triển các dịch vụ thông tin thư viện; xác định rõ vị trí, chức 
năng nhiệm vụ, mối quan hệ giữa thư viện (thuộc Sở Văn hóa Thông tin) và các trung 
tâm thông tin (thuộc Sở Khoa học Công nghệ và Môi ttường); tiếp tục củng cố và nâng 
cao chât lượng hoạt động của mạng lưới thư viện cơ sở, xây dựng và tiếp tục duy trì 
phong ưào đọc sách báo ưong đông đảo quần chúng nhân dân lao động. 
Thư viện tỉnh là trung tâm hướng dẫn nghiệp vụ trong phạm vi tỉnh'. 
Thư viện tỉnh, thành chịu trách nhiệm hướng dẫn nghiệp vụ cho các thư viện 
quận, huyện, thị và thông qua các thư viện này tác động đến thư viện phường xã, xây 
dựng phong trào đọc sách báo rộng rãi trong phạm vi toàn tỉnh. Bên cạnh đó, thư viện 
tỉnh còn giúp đỡ nghiệp vụ cho thư viện của các ngành, các tổ chức, trường học nằm 
trong địa hạt của tỉnh. Có nhiều thư viện tỉnh tổ chức bổ sung, xử lý kỹ thuật tập trung, 
phân phối sách, hỗ trợ sách cho các thư viện huyện; cung cấp các vật tư chuyên dùng 
như sổ, phiếu, thẻ; bồi dưỡng và ưao đổi, hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ thư viện cơ 
sở; tham gia công tác đào tạo, huân luyện nghiệp vụ cho cán bộ thư viện ở địa phương. 
Trong chức năng hương dẫn nghiệp vụ của các thư viện tỉnh, thành phố trực 
thuộc trung ương, riêng thư viện khoa học tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh ngoài 
chức năng hướng dẫn nghiệp vụ cho mạng lưới thư viện quận, huyện và cơ sở thuộc 
thành phố Hồ Chí Minh , thư viện này được Vụ Thư viện và Thư viện quốc gia giao 
cho nhiệm vụ hỗ trợ nghiệp vụ cho thư viện các tỉnh phía Nam. 
2.3. Các nhiệm vụ của thư viện ứnh 
1. Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho ngươi đọc sử dụng tài liệu, sách báo tại các 
phòng đọc của thư viện và được mượn về nhà; tuyên truyền giới thiệu sách báo bằng 
các hình thức thông tin thư mục và hướng dẫn tta cứu; phục vụ cụ thể, kịp thời công 
tác nghiên cứu khoa học và chỉ đạo sản xuất đặc biệt là các lĩnh vực nông nghiệp, lâm 
nghiệp, ngư nghiệp; tích cực đưa sách báo đến phục vụ các khu kinh tế mới. 
2. Thu thập, tàng trữ đầy đủ và lâu dài các ấn phẩm địa phương và liên quan 
đến địa phương; bổ sung chọn lọc tài liệu nước ngoài có nội dung liên quan đến đặc 
điểm và yêu cầu của địa phương, đặc biệt là những sách báo về khoa học kỹ thuật sản 
xuất công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp. Thư viện các tỉnh miền núi 
phải xây dựng và tàng trữ lâu dài vốn tài liệu bằng chữ của các dân tộc thiểu số cư trú 
ở tỉnh mình. 
3. Trở thành thư viện kiểu mẫu về nghiệp vụ kỹ thuật trong phạm vi tỉnh; 
thường xuyên tổng kết, đúc rút kinh nghiệm và phổ biến, kinh nghiệm tiên tiến, giúp 
đỡ nghiệp vụ cho các thư viện huyện, xã; phối hợp hoạt động vơi các thư viện các 
ngành khác. 
4. Tài liệu tham khảo: 
1.Bùi Loan Thùy. Thư viện học đại cương / Bùi Loan Thuỳ, Lê Văn Viết.- Tp. 
Hồ Chí Minh: ĐH Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, 2001.- 302tr. 
2. Nguyễn Yến Vân. Thư viện học đại cương/ Nguyễn Yến Vân, Trịnh Kim Chi, 
Vũ Đình Giám.- H.: Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, 1981.- 180 tr. 3.. 
3. Cartaxxov, N.X. Thư viện học đại cương / N.X. Cartaxov, V.V Scvortxov; 
Nguyễn Thị Thư dịch.- Tp. Hồ Chí Minh: Trường CĐ Văn hóa Tp. Hồ Chí Minh, 
1999.-132tr. 
5. Ghi chú và giải thích (nếu có): 
246 
1. Tên mục: .... 
1.1. Tên tiểu mục:. 
1.1.1. Tên tiểu tiểu mục:.. 
 Sau mỗi bài, chương có thể có câu hỏi ôn tập đối với môn học lý thuyết; có phiếu 
thực hành đối với MH thực hành hoặc mô đun. 
( Chú ý: Tên mục, tên tiểu mục trong nội dung của từng bài, từng chương phải tương 
ứng với nội dung môn học, mô đun) 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_thu_vien_hoc_dai_cuong.pdf