Bài giảng Sản xuất giống và nuôi cá biển

Cá biển là loại thực phẩm có giá trị được thị trường ưa chuộng. Một số loài cá biển có

hàm lượng acid béo cao, đặc biệt là hàm hàm lượng DHA và EPA rất cần thiết cho con

người.

Trong vài thập kỷ gần đây, nuôi biển trên thế giới đã có những bước phát tiến nhảy vọt.

Một số quốc gia có nền công ngiệp khai thác cá hiện đại đã chuyển sang nuôi biển và

đa thu được nhiều thành tựu quan trọng như Nauy, Nhật Bản. Việc chuyển hướng từ

khai thác sang nuôi trồng đã đánh dấu một bước chuyển biến quan trọng trong việc

chur động tạo ra nguồn thực phẩm cung cấp cho xã hội, cải thiện cuộc sống của con

người, giảm dần sự lệ thuộc vào tự nhiên.

Sự phát triển về nuoi trồng hải sản ngày nay của Nauy là kết quả tất yếu của một quá

trình phát triển. Từ những năm 60 trở về trước, Nauy chỉ có một số trang trại nuôi ca

nước ngọt. Nuôi biển chỉ mới được bắt đầu từ những năm cuối của thập kỷ 60.

Tại Châu á, Nhật Bản là quốc gia có lịch sử phất triển nuôi biển khoảng trên 200 năm

được bắt đầu bằng việc lưa giữ một số loài cá như cá trích, cá trổng trong lồng tre, lồng

gỗ đơn giản. Đến nay, công nghệ nuôi biển của Nhật Bản đã đạt đến trình độ tiên tiến

với nhiều kiểu lồng có kích cỡ khác nhau làm từ những loại vật liệu mới như sợi tổng

hợp hoặc thép phủ nilon chống rỉ. Các công nghệ khác như công nghệ thức ăn, công

nghệ sản xuất giống cũng được chú trọng phát triển và thu được nhiều thành tựu.

Tại Nhật Bản, chỉ tính riêng sản lượng cá Cam nuôi đã tăng từ 2.579 tấn trong năm

1961 nên 30.774 tấn năm 1968. Năm 1997, Nhật Bản có 1.724 trang trại nuôi cá Cam

với 15.898 lồng đạt sản lượng 138.000 tấn (Takashma & Arimoto, 2000)

Bài giảng Sản xuất giống và nuôi cá biển trang 1

Trang 1

Bài giảng Sản xuất giống và nuôi cá biển trang 2

Trang 2

Bài giảng Sản xuất giống và nuôi cá biển trang 3

Trang 3

Bài giảng Sản xuất giống và nuôi cá biển trang 4

Trang 4

Bài giảng Sản xuất giống và nuôi cá biển trang 5

Trang 5

Bài giảng Sản xuất giống và nuôi cá biển trang 6

Trang 6

Bài giảng Sản xuất giống và nuôi cá biển trang 7

Trang 7

Bài giảng Sản xuất giống và nuôi cá biển trang 8

Trang 8

Bài giảng Sản xuất giống và nuôi cá biển trang 9

Trang 9

Bài giảng Sản xuất giống và nuôi cá biển trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 81 trang minhkhanh 10341
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Sản xuất giống và nuôi cá biển", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Sản xuất giống và nuôi cá biển

Bài giảng Sản xuất giống và nuôi cá biển
 1
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 
TRƯỜNG CAO ĐẲNG THỦY SẢN 
-----o0o----- 
BÀI GIẢNG 
 Môn học: Sản xuất giống và nuôi cá biển 
 Ngành: Nuôi trồng thủy sản 
 Trình độ: Cao đẳng 
Năm 2016 
 2
BÀI MỞ ĐẦU 
I. Tình hình nuôi cá biển trên thế giới và tại Việt Nam 
1. Tình hình nuôi cá biển trên thế giới 
Cá biển là loại thực phẩm có giá trị được thị trường ưa chuộng. Một số loài cá biển có 
hàm lượng acid béo cao, đặc biệt là hàm hàm lượng DHA và EPA rất cần thiết cho con 
người. 
Trong vài thập kỷ gần đây, nuôi biển trên thế giới đã có những bước phát tiến nhảy vọt. 
Một số quốc gia có nền công ngiệp khai thác cá hiện đại đã chuyển sang nuôi biển và 
đa thu được nhiều thành tựu quan trọng như Nauy, Nhật Bản... Việc chuyển hướng từ 
khai thác sang nuôi trồng đã đánh dấu một bước chuyển biến quan trọng trong việc 
chur động tạo ra nguồn thực phẩm cung cấp cho xã hội, cải thiện cuộc sống của con 
người, giảm dần sự lệ thuộc vào tự nhiên. 
Sự phát triển về nuoi trồng hải sản ngày nay của Nauy là kết quả tất yếu của một quá 
trình phát triển. Từ những năm 60 trở về trước, Nauy chỉ có một số trang trại nuôi ca 
nước ngọt. Nuôi biển chỉ mới được bắt đầu từ những năm cuối của thập kỷ 60. 
Tại Châu á, Nhật Bản là quốc gia có lịch sử phất triển nuôi biển khoảng trên 200 năm 
được bắt đầu bằng việc lưa giữ một số loài cá như cá trích, cá trổng trong lồng tre, lồng 
gỗ đơn giản. Đến nay, công nghệ nuôi biển của Nhật Bản đã đạt đến trình độ tiên tiến 
với nhiều kiểu lồng có kích cỡ khác nhau làm từ những loại vật liệu mới như sợi tổng 
hợp hoặc thép phủ nilon chống rỉ. Các công nghệ khác như công nghệ thức ăn, công 
nghệ sản xuất giống cũng được chú trọng phát triển và thu được nhiều thành tựu. 
Tại Nhật Bản, chỉ tính riêng sản lượng cá Cam nuôi đã tăng từ 2.579 tấn trong năm 
1961 nên 30.774 tấn năm 1968. Năm 1997, Nhật Bản có 1.724 trang trại nuôi cá Cam 
với 15.898 lồng đạt sản lượng 138.000 tấn (Takashma & Arimoto, 2000). 
Bảng: Sản lượng cá cam nuôi tại Nhật Bản (Furukawa, 1970) 
Năm Tấn 
1961 2,579 
1962 4,758 
1963 5,083 
1964 9,493 
1965 18,083 
1966 19,629 
1967 26,712 
1968 30,774 
Một số quốc gia khác tại Châu á như Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Philippines 
cũng có những phát triển mạnh trong nuôi trồng hải sản với sản lượng cá nuôi liên tục 
 3
tăng trong những năm gần đây. Những nước này có thị trường tiêu thụ hải sản lớn và 
thường phải nhập khẩu thêm từ các nước khác cho nhu cầu tiêu dùng. 
Bảng: Sản lượng cá biển của một số nước trên thế giới 
Quốc gia Số lồng 
SL cá biển 
(tấn) 
Năm Nguồn 
Nauy 550.000 1998 (Hjelt, 2000) 
Nhật Bản 250.000 1997 (Takashma & Arimoto, 2000). 
úc 186.000 1998 O,Sullivan & Roberts, 1999 
Hàn Quốc 40.000 1999 Kim,2000 
Philippine 1000 10.000 1999 Marte et al, 2000 
Malaysia 58.500 5.621 1997 Shariff & Gopinath, 2000 
Việt Nam 18.000 540 1998 Tuan et al, 2000 
 24.000 2.626 2002 Luu, 2002 
Nuôi trồng hải sản còn là phương án hữu hiệu đảm bảo cân bằng sinh thái góp phần bảo 
vệ môi trường nếu như được tổ chức và kiểm soát trong phạm vi nuôi bền vững. Khi 
nhu cầu tiêu dùng về các loại hải sản được đáp ứng, áp lực khai thác từ tự nhiên sẽ 
giảm đặc biệt là những đối tượng hải sản quý hiếm. Đây sẽ là điều kiện để bảo tồn 
nguồn lợi và sự cân bằng sinh thái tự nhiên. Tuy nhiên, việc phát triển nuôi trồng hải 
sản tuỳ tiện, thiếu sự quản lý và tổ chức một cách khoa học có thể dẫn đến những tác 
động xấu tới môi trường sinh thái và nguồn lợi. Vấn đề ô nhiễm, môi trường những tác 
động nguồn gen và đa dạng sinh học...có thể sẽ trở thành những hiểm hoạ nếu như con 
người không nhận thức được và xem xét một cách nghiêm túc. 
2. Tình hình nuôi cá biển tại Việt Nam 
 Nghề nuôi cá lồng biển ở Việt Nam có từ khá lâu nhưng không phát triển bởi thị 
trường và con giống không chủ động. Từ 1990 đến nay nghề nuôi cá lồng biển có xu 
thế tăng nhanh, dọc biên giới từ Móng Cái đến Hà Tiên vùng biển nào cũng có cơ sở 
thu gom và nuôi giữ cá biển. Khu vực Hải Phòng, Quảng Ninh là nơi có số lượng bè cá 
nhiều nhất, dịch vụ thu gom mua bán của các tư thương ở đây cũng rất phát triển. Tính 
đến giữa năm 1995 số lượng bè cá ở khu vực này lên tới vài chục chiếc với tổng số 
khoảng 300  400 ô lồng. Khu vực biển miền Trung, từ Đà Nẵng đến Bình Thuận có 
khoảng 200 lồng và khu vực Đông Tây Nam Bộ có trên 100 ô lồng. Số liệu thống kê số 
lồng bè và sản lượng nuôi cá lồng biển ở Việt Nam năm 1995 là. 
Khu vực Số lượng lồng 
( cái ) 
Sản lượng 
( tấn ) 
Quảng Ninh 
 Vịnh Hạ Long 
125 
80 
40 
 4
 Vân Đồn 
 Các nơi khác 
Hải Phòng 
 Cát Bà 
 Đồ Sơn 
Thừa Thiên - Huế 
Đà Nẵng 
 Sơn Trà 
 Các nơi khác 
Nha Trang 
Bình Thuận - Kiên Giang 
15 
30 
130 
120 
10 
120 
130 
80 
50 
60 
70 
30 
5 
8 
25 
15 
 Tổng số: 636 lồng 123 tấn 
II. Tiềm năng và triển vọng nghề nuôi cá lồng biển ở Việt Nam 
1. Tiềm năng vùng nuôi 
Theo đánh giá của FAO nghề nuôi cá lồng biển của Việt Nam còn non trẻ so với 
các nước trong khu vực Đông Nam á. Tuy nhiên, chúng ta có đầy đủ tiềm năng để phát 
triển nghề này. Việt Nam có đường bờ biển dài trên 3.600 km, dọc ven biển có nhiều 
eo, vịnh kín gió, có trên 4.000 hòn đảo lớn nhỏ với điều kiện tự nhiên thuận lợi cho 
nuôi trồng, đặc biệt là khu vực Vịnh Hạ Long vùng biển từ Nha Trang đến Phan Thiết 
và vùng biển phía Tây Nam Bộ là những vùng biển có tiềm năng rất lớn cho việc nuôi 
cá lồng biển. Vì vậy nếu được đầu tư đúng mức, ngư dân và các cơ sở sản xuất tiếp 
nhận được kỹ thuật nuôi tiên tiến và khi đã chủ động sản xuất nhân tạo giống cá biển 
thì nghề nuôi cá lồng biển của Việt Nam sẽ có những bước nhảy vọt, tạo việc làm và 
tăng thu nhập cho đông đảo ngư dân vùng ven biển, đem lại nguồn hàng xuất khẩu lớn 
cho đất nước. 
2. Tiềm năng về đối tượng nuôi 
 Biển Việt Nam có rất nhiều loài cá có giá trị kinh tế để phát triển nghề nuôi cá 
lồng trên biển. 
- Cá song (Grouper) : Trong 7 loài cá song có mặt ở nước ta là Song mỡ (Ep ... gày/1lần, mồi lần thay 50% lượng nước ao. Riêng ao nuôi đơn do 
cung cấp thức ăn nên có thể có thức ăn dư thừa làm nhiễm bẩn nước khi đó cần cấp 
thêm nước hàng ngày. Chế độ thay nước thay ít nhất thay được 2 lần/ tuần. 
Thường xuyên theo dõi các yếu tố môi trường, duy trì chỉ số của nước trong suốt thời 
gian nuôi: 
 pH: 7.5- 8.5 
Oxy hòa tan: 4- 9mg/l 
Độ mặn: 10  300/00 
Nhiệt độ: 26  32oC 
NH3 : < 1mg/l 
Sử dụng máy quạt nước khi oxy hòa tan xuống thấp dưới 4 mg/l. Nếu không có sục khí, 
thay 50% nước hoặc dùng mái chèo đập nước bằng tay. 
f. Thu hoạch 
Cá được bán còn sống cho các nhà hàng hoặc xuất khẩu. Cá thu hoach thường sau 8 - 
12 tháng nuôi khi cá đạt cỡ 500 - 1000g/con. 
Dùng lưới để thu hoạch cá, thu hoạch vào sáng sớm hoặc chiều tối, khuấy nước mạnh 2 
giờ trước khi thu hoach để tránh cơ của cá bị cứng. 
 75
Bài 5: Kỹ thuật nuôi cá măng 
5.1. Đặc điểm sinh học của cá măng 
5.1.1 Phân loại và hình thái 
5.1.1.1. Phân Loại 
Lớp: Vertebrata 
Bộ: Gonorhynchiformes 
Họ: Chanidae 
Giống: Chanos 
Loài: Chanos chanos 
5.1.1.2. Hình thái 
Cá măng có thân dài và dẹp bên, đầu to, vừa, mõm nhọn tù và tròn, mắt dày. Lỗ mũi 
cách xa nhau, miệng nhỏ ở phía trước, không có răng, không có râu. Hàm trên hơi thô, 
khe mang rộng vừa phải, màng nắp mang rời nhau và tách khỏi ức, lược mang nhiều và 
nhỏ. 
Cá có vẩy tròn, khó rụng, gốc vây lưng và vây hậu môn có vẩy bẹ, gốc vây ngực và vây 
bụng có vẩy nách, vẩy đường bên phát triển. Cá có một vây lưng, vây ngực thấp, vây 
bụng nhỏ, vây đuôi rộng chia làm hai thuỳ sâu. Lưng có màu xanh lục, lườn và bụng có 
màu trắng, mép vây lưng, vây hậu môn và vây đuôi đều có viền đen, vây ngực và vây 
bụng đen ở gốc. Chiều dài thân cá không kể đuôi gấp 3,5 lần chiều cao. 
Hình: Cá măng (Chanos chanos) (Forsskồl, 1775) 
5.1.2 Phân bố 
Cá măng là loài cá rộng nhiệt, phân bố khắp vùng biển nhiệt đới và á nhiệt đới, từ ấn 
Độ Dương đến Thái Bình Dương. ở Việt Nam cá phân bố ở phía đông vịnh Bắc bộ và 
vùng biển trung bộ (Khánh Hoà đến Thuận Hải) cá lớn nhanh ở nhiệt độ 28 – 300C, 
nhiệt độ dưới 150C cá phải được trú đông. 
Cá măng rất rộng muối, cá trưởng thành sống ngoài khơi. ấu trùng sau khi nở sẽ di 
chuyển vào bờ và lớn lên ở vùng đầm, cửa sông, nước lợ hay có thể vào sâu trong sông, 
 76
hồ nước ngọt. ở độ mặn trên 450/00 cá sẽ chậm lớn, độ mặn tốt nhất cho sự tăng trưởng 
là 27- 280/00. 
5.1.3 Dinh dưỡng 
Trong tự nhiên cá măng chủ yếu là ăn phiêu sinh vật. Vì thế cá cũng có cấu trúc mang 
với rất nhiều lược mang có tác dụng lọc và tập trung thức ăn. Tuy nhiên, cá con rất ít ăn 
phiêu sinh thực vật, phần lớn là mùn bã hữu cơ và các chất vẩn trong nước hay đáy 
thuỷ vực (Banno, 1980). Cá có tập tính ăn ban ngày và cao điểm vào lúc 7h và 13h 
(Banno, 1980). Trong phòng thí nghiệm cá con không ăn vào ban đêm, nhưng dần dần 
ăn được vào ban đêm khi trở thành cá giống.Tuy nhiên, cá lớn vẫn chủ yếu ăn vào ban 
ngày, cá bắt đầu ăn bên ngoài từ ngày thứ 3 sau khi nở, khi đã hết noãn hoàng. 
Sau 3 tuần tuổi cá măng có đặc tính ăn các loại lab-lab bao gồm các loại tảo lam, tảo 
lục, tảo khuê, giáp xác, ấu trùng côn trùng, giun đất và các chất vẩn. Ngoài ra, trong 
điều kiện nuôi cá măng cá cũng có thể thích nghi và sử dụng tốt các thức ăn nhân tạo. 
5.1.4 Sinh trưởng 
Cá măng là loài có kích cỡ trung bình, cỡ khai thác thông thường 2-3kg cỡ tối đa bắt 
gặp có thể 13kg, cá có tốc độ lớn khá nhanh.Trong điều kiện tự nhiên, 10-14 ngày sau 
khi nở cá đạt 2,5- 3 cm, khi cá nhiều lab- lab cá có thể đạt 0,3- 0,4 kg sau 4 tháng nuôi. 
5.1.5 Sinh sản 
Tuỳ từng vùng với điều kiện tự nhiên khác nhau, tuổi thành thục của cá măng 
cũng khác nhau. Cá cái thông thường thành thục ở 5- 6 năm tuổi, cá đực ở 4 năm tuổi. 
Kích cỡ cá đực thành thục dài khoảng 0,9m cá cái khoảng 1m, trọng lượng 2- 3 kg. 
Trong điều kiện thí nghiệm, cá nuôi vỗ trong bè ngoài biển sẽ thành thục sớm hơn cá 
nuôi trong ao hay bể. Khi còn nhỏ rất khó phân biệt đực cái. Khi thành thục có thể phân 
biệt dựa vào các lỗ niệu sinh dục và hậu môn: cá cái có 3 lỗ, cá đực có 2 lỗ. 
Mùa vụ sinh sản của cá bắt đầu từ tháng 4- 5. Mùa vụ sinh sản cá thể kéo dài và 
đẻ nhiều lần trong năm. Đến mùa sinh sản, cá di cư ra vùng 40 m, xa bờ 20 hải lý. Bãi 
đẻ có nhiệt độ và độ mặn ổn định ở 280C và 340/00. Cá thường di cư sinh sản vào những 
kỳ trăng non lúc nước cường. Cá đẻ vào ban đêm, trước khi cá đẻ chúng thường ghép 
đôi với tỉ lệ 1 cá cái và 2 cá đực. Sự kích thích liên tục của 2 cá đực làm cá cái đẻ rốc. 
Sức sinh sản của cá rất lớn, cá cái 1m có thể đẻ 3 – 4 triệu trứng. Trứng cá măng thuộc 
dạng bán trôi nổi do không có giọt dầu. Kích thước trứng khoảng 1,2mm. Sau khi đẻ 
24giờ trứng bắt đầu nở. ấu trùng có chiều dài 4- 4,5mm với hạt noãn hoàng to. Trong 3 
ngày đầu, ấu trùng dinh dưỡng bằng noãn hoàng sau đó chuyển sang dinh dưỡng ngoài. 
Sự phát triển của phôi, phát triển và tập tính sống của ấu trùng qua các giai đoạn như 
sau: 
Bảng : Sự phát triển phôi của ấu trùng 
Thời gian sau khi thụ tinh 
(giờ : phút) 
Giai đoạn phát triển 
0:00 Trứng thụ tinh, hình cầu, không dính, trong suốt. Có hạt 
noãn hoàng nhỏ, màu vàng không có giọt dầu 
 77
1:10 2 tế bào 
1:16 4 tế bào 
5:40 Phôi vị 
8:00 Sau phôi vị, hình thành 50% noãn hoàng 
10:45 Sau phôi vị, nút noãn hoàng và vệt phôi rõ ràng 
14:45 Phân biệt đựơc phôi hình chữ C với đốt thân. Túi mắt và 
túi tai hình thành 
21:40 Phân biệt được phôi, phôi bắt đầu cử động 
25:45 Nở, phôi hoàn chỉnh ló đầu ra khỏi vỏ trứng 
Bảng: Đặc điểm các giai đoạn ấu trùng 
Ngày sau 
khi nở 
Chiều dài 
(mm) 
Đặc điểm 
0 4,27 0,11 ấu trùng mới nở, mắt chưa có sắc tố, chưa có miệng. Hậu 
môn chưa mở và nằm sau khối noãn hoàng. Noãn hoàng 
lớn và nở đến gần đầu. Sắc tố xuất hiện rải rác trong túi 
noãn hoàng và trên chóp đầu. ấu trùng lơ lửng trong nước, 
đầu trúc xuống, bụng hướng lên và từ từ chìm xuống, Sau 
đó, búng ngược 3600 lên trên và bơi trên mặt nước 
1 5,14 0,11 Mắt vẫn chưa có sắc tố, noãn hoàn giảm. Vây ngực bắt đầu 
phát triển, miệng và hậu môn vẫn chưa mở. 
2 5,18 0,12 Mắt bắt đầu có sắc tố. Miệng và hậu môn mở. Noãn hoàn 
giảm mạnh. 
3 5,22 0,12 Sắc tố mắt phát triển mạnh, noãn hoàng hoàn toàn bị tiêu 
biến. Tính ăn rõ ràng. ấu trùng hướng quang vào ban ngày 
nhưng trôi nổi vào ban đêm. 
4 – 5 5,29 0,26 
đến 
 5,31 0,24 
Buồng tim phát triển. ấu trùng khoẻ và bắt mồi chủ động . 
Giai đoạn nguy kịch bắt đầu từ ngày thứ tư 
6 – 7 5,51 0,24 
đến 
5,62 0,48 
Vây ngực phát triển tốt. Vây đuôi chia đôi rõ ràng. Kết 
thúc giai đoạn nguy kịch vào ngày thứ 7 
8 –9 6,33 0,42 
đến 
 6,38 0,44 
Nắp mang bắt đầu hình thanh. Bắt đầu sinh trưởng nhanh. 
10 6,72 0,42 Vây lưng và vây hậu môn phân biệt. Vây đuôi phân biệt. 
Cơ thể rất trong. ấu trùng bơi lội thành đàn 
11 7,52 0,57 Gốc vây lưng và vây hậu môn phân biệt với gốc vây đuôi. 
Cơ thể trong và có những dạng sắc tố của cá non tự nhiên 
12 – 13 7,00 0,57 Gốc vây đuôi tách biệt hoàn toàn với vây lưng và vây hậu 
 78
đến 
7,96 0,85 
môn. Sắc tố trên phần lưng của thân tăng nhưng sắc tố 
trong màng bụng ở phía lưng giảm trừ ở vùng trên bóng 
hơi 
14 – 15 8,26 1,15 
đến 
10,51 0,73 
ấu trùng bơi lội vòng quanh rất nhanh nhẹn suốt ngày. 
Hướng quang mạnh vào ban đêm. 
16 – 17 10,67 0,66 
đến 
11,87 0,68 
Sắc tố trên vùng đầu tăng. Ruột gấp khúc nhiều hơn. ấu 
trùng rất hoạt động và phóng nhảy thình lình. 
18 – 19 12,44 0,63 
đến 
13,36 0,53 
Ruột gấp khúc nhiều. ấu trùng không nhạy cảm nữa với 
ánh sáng. ấu trùng ăn tảo bám trên thành bể. 
20 – 21 13,63 0,27 
đến 
14,09 0,60 
Sắc tố rải rác khắp nửa trên của cơ thể và dày đặc trên 
mang bụng. ấu trùng chịu đựng tốt với các thao tác và có 
thể vận chuyển để thả vào ao ương. 
5.2 Kỹ thuật nuôi 
5.2.1. Kỹ thuật vớt cá bột, cá giống 
Bãi đẻ cá bột cá măng chủ yếu nằm ở các tỉnh miền Trung từ Đà Nẵng đến Vũng Tàu 
nhất là ở ba tỉnh Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận. Cá bột thương xuát hiện ở các 
Vịnh ít sóng gió, độ mặn 20- 2520/00, pH 7,5- 8,5, chất đáy cát, cát pa một ít bùn và là 
nơi có nhiều sinh vật phù du phát triển, bãi thoáng, hàm lượng oxy hoà tan cao trên 4 
mg/lít. 
Mùa vụ vớt: hàng năm có 2 vụ vớt cá bột măng 
 Vụ 1: Từ tháng 4 đến tháng 6 cá vớt vụ này có chất lượng tốt, số lượng nhiều. 
 Vụ 2: Từ tháng 8 đến tháng 10, thời gian này mưa nhiều, độ mặn giảm thấp, chất 
lượng và tốc độ sinh trưởng của cá kém hơn vụ một. 
Phương pháp vớt: có thể sử dụng các dụng cụ và phương pháp vớt như sau: 
 Dùng vải màn tuyn làm thành lưới kéo, 2 người cầm 2 cán lưới kéo ngược hướng 
gió, ngược hướng nước chảy, cho lưới ngập nước để nghiêng 1 góc 450, khi cá vào 
nhiều nhấc cán lên dồn cá về một góc dùng ca để múc cá, chú ý luôn luôn để cá ngập 
nước để trnáh tử vong cho cá. 
 Vợt tam giác (còn gọi là nhũi, te) cầm cán vợt đẩy ngược hướng gió, ngược dòng 
nước chảy để đưa cá vào lưới khi cá vào nhiều nhấc đầu vợt lên dồn cá vào phía sau 
dùng ca để múc cá. 
 Lưới bắt cá hương lên cá giống 
Cầm lưới chắn cá, dải dây bao đầu cá (dây bao đàn cá là dây xâu các vỏ ngao sò khi 
kéo sẽ phát ra tiếng động làm cho cá sợ) rồi kéo dây dồn cá về phía lưới, cuối cùng 
dùng lưới bao đàn cá và dùng vợt vớt cá. 
5.2.2. Ương cá giống trong ao đất 
Tuỳ điều kiện ương nuôi mà qui mô ao ương nuôi có thể thay đổi. Tuy nhiên, hệ thống 
ương nuôi thường có ao ương nuôi chiếm 4 – 10%. Để có nơi cho cá trú ẩn và thuận 
tiện cho thu hoạch, ao đầm nuôi cần thiết kê mương bao rộng 2- 5 m, sâu 0,75 m. 
5.2.2.1. Chuẩn bị ao 
 79
a. Tạo lab-lab 
- Rải phân chuồng khắp đáy ao, đầm với liều lượng 500- 2000kg/ha. 
- Cho nước vào 5 cm, sau đó phơi khô. 
- Cho nước vào tiếp 7,5- 10 cm. 
- Bón phân 16-20-0 với lượng 100kg/ha hay 18-46-0 với lượng 50kg/ha. 
- Mỗi ngày thêm 5 cm nước, sau đó làm đầy đến mức mong muốn. 
b. Tạo phiêu sinh vật 
- Tháo cạn nước, sau đó thêm đầy nước trong vòng 24 giờ. 
- Thêm nước đến độ sâu 60 cm. 
- Bón phân vô cơ với lượng 22 kg (18-16-0)/ ha; 50 kg (16-20-0)/ ha; 25 kg (16-20-0) 
cùng với 25 kg (0-20-0)/ ha. 
5.2.2.2. Chọn giống và thả giống 
Chọn không bị dị hình, không có dấu hiệu bệnh lý và loại bỏ các loài cá dữ. 
Cỡ cá thả và mật độ thả: 
 Từ bột (1- 2 cm) lên cá hương (2- 3 cm). Mật độ 100- 300 con / m2. 
 Từ cá hương 2- 3 cm lên cá giống 4- 6 cm; mật độ thả 50- 80 con/ m2 hoặc 6- 8 
cm; mật độ thả 30- 50 con/ m2. 
5.2.2.3. Quản lý và chăm sóc 
Quản lý chất lượng nước: trong điều kiện thích hợp là yếu tố quyết định đến sự thành 
công của việc nuôi. 
Nồng độ muối tăng cao do mực nước thấp và khi độ mặn trên 600/00 sẽ gây sốc 
cho cá, do đó cần chủ động cấp nước kịp thời. 
 Trong những ngày mưa hay trời mát kéo dài, lab- lab có thể bị chết và dẫn đến 
thiếu oxy, do đó cần có biện pháp sử lý khi cần thiết như thay nước, sục khí... 
 Để duy trì sự phát triển của lab-lab trong ao đầm, định kỳ 7- 10 ngày bón 15 kg 
(16-20-0). Trước khi thu hoạch 20 mươi ngày nên ngừng bón phân. 
 Bón phân vô cơ với lượng 22 kg (18-16-0)/ ha; 50 kg (16-20-0)/ ha; 25 kg (16-
20-0) cùng với 25 kg (0-20-0)/ ha. Mỗi tuần bón liều lượng trên để duy trì độ trong 20- 
30 cm. Ngừng bón phân 2 tuần trước khi thu hoạch. 
Ngoài thức ăn chủ yếu là lab-lab, trong quá trình ương nuôi cũng cần có bổ sung thêm 
cám gạo, bột mì... với tỉ lệ 4- 10% trọng lượng cá nuôi. Cho ăn 2 lần trong ngày sáng 
và chiều. Thường cho ăn bổ sung là chế độ vỗ béo cá trước khi thu hoạch. 
5.2.2.4. Thu hoạch 
Sau thời gian ương 30- 60 ngày, cá đạt cỡ 2- 3 cm; 4- 6 cm và lớn hơn 6 cm. Tiến hành 
thu hoạch. 
Tháo bớt nước, dùng lưới kéo để thu haọch. 
5.2.3 Kỹ thuật nuôi cá măng thương phẩm 
5.2.3.1. Ao nuôi 
Có hình chữ nhật, diện tích 1000- 10000m2, đảm bảo độ sâu 1- 1,5 m nước. 
Đáy là cát bùn, bùn cát. 
 80
Đảm bảo các yếu tố môi trường: Độ mặn 5- 300/00; nhiệt độ nước 26- 32
0C; pH 7- 8,5; 
độ trong 30- 40 cm. 
a/Cải tạo ao 
Tát cạn hoặc tháo cạn nước ao. 
Cày, xới lớp đất trên mặt đáy ao, sâu xuống 5- 10cm. 
San bằng đáy ao và tạo độ nghiêng về phía cống hoặc mương thu hoạch cá. 
Bón vôi CaCO3 với lượng 1 - 3 tấn/ha hoặc 200 - 300 kg CaO/ha. 
Bón phân hữu cơ liều lượng 1 - 2 tấn/ha. 
Lắp lưới chắn, lấy nước vào ao, sau 3- 5 ngày thì thả giống. 
b/ Thả giống 
Chọn không bị dị hình, không có dấu hiệu bệnh lý. 
Cỡ giống: 3- 5 cm trở lên. 
Mật độ thả 3- 5 con/ m2. 
c/ Quản lý và chăm sóc 
Bón phân gây màu nước: Bón phân vô cơ với lượng 22 kg (18-16-0)/ ha; 50 kg 
(16-20-0)/ ha; 25 kg (16-20-0) cùng với 25 kg (0-20-0)/ ha. 
Cho cá ăn bổ sung các loại bột, thức ăn tổng hợp liều lượng 5- 6% trọng lượng 
thân. lượng thức ăn có thể điều chỉnh dựa vào sự phát triển của sinh thực vật phù du. 
Thay nước: theo chất lượng nước và thay định kỳ 3- 5 ngày thay một lần với lượng 30- 
50% lượng nước trong ao. 
 Luôn theo dõi sự phát triển của thực vật phù du, không để hiện tượng tảo tàn 
trong ao. 
d/ Thu hoạch 
Sau thời gian 6- 10 tháng nuôi cá đạt cỡ 500- 1000g/ con thì thu hoạch. Dùng lưới kéo 
để thu hoach. 
5.2.3.2. Kỹ thuật nuôi cá măng thương phẩm trong lồng 
Nghề nuôi cá lồng đã đạt thành công từ nhiều nơi và đang hứa hẹn nhiều triển vọng. 
Cũng như hình thức nuôi lồng khác, chọn vị trí thích hợp là bước khởi đầu quan trọng 
và cần đảm bảo ít sóng gió, có dòng chảy vừa phải, tránh nơi bèo trôi dạt, chất đáy là 
sét pha thịt và sâu ít nhất 1,5 m. 
Khu nuôi được rào bằng khung, cọc tre và nhiều lớp lưới với cỡ mắt thích hợp. Diện 
tích ương khoảng 10% tổng diện tích ương nuôi. 
- Kớch cở lồng/bố: 5-6 x 5-7 x 4-5 m 
- Mật độ thả: 20-50 con/m3 
- Kớch cỡ cỏ thớch hợp là 6-7 cm 
- Sau khi ương khoảng 2 tháng, cá đạt 12.5 cm thỡ chuyển đến khu nuôi thịt. Trong giai 
đoạn ương, bổ sung cám gạo 2 lần mỗi ngày với tỉ lệ 5% trong lượng thân cá. Trong 
 81
thời gian nuôi thịt, không cần thiết cho cá ăn trừ khi vào những tháng trời lạnh hay hai 
tuần trước khi thu hoạch để vỗ béo cá. 
- Thời gian nuụi: 90-120 ngày 
- Năng suất: 8-12 kg/m3/vụ 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_san_xuat_giong_va_nuoi_ca_bien.pdf