Áp dụng bảng phân loại u tuyến giáp của tổ chức y tế thế giới năm 2017 cho nhóm u tuyến giáp dạng nang

Đặt vấn đề: Nhóm u tuyến giáp dạng nang (FNs) là một thách thức trong chẩn đoán giải phẫu bệnh (GPB). Mới đây, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa công bố bảng phân loại u tuyến giáp năm 2017với điểm nổi bật là nhóm tổn thương giáp biênlần đầu tiên được cập nhập trong một bảng phân loại u tuyến giáp. Nhóm tổn thương giáp biên này tập trung chủ yếu vào các thuật ngữ mới dành cho nhóm u tuyến giáp dạng nang như “u tuyến giáp dạng nang với đặc điểm nhân giống carcinôm tuyến giáp dạng nhú (PTC)”(NIFTP) và u tuyến giáp tiềm năng ác tínhkhông rõ (UMP)a. Bảng phân loại WHO 2017 tạora một thay đổi trong chẩn đoán cũng như điều trị và theo dõi u tuyến giáp. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu nhằm hồi cứu sự thay đổi khi áp dụng bảng WHO 2017 so với phân loại trước đây. Mục tiêu: Áp dụng bảng phân loại u tuyến giáp của WHO năm 2017 trong chẩn đoán u tuyến giáp đặc biệt là nhóm u tuyến giáp dạng nang. Thiết lập sơ đồ chẩn đoán nhóm u tuyến giáp dạng nang. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả, dựa trên 113 trường hợp nhân giáp có kết quả GPB thuộc nhóm u tuyến giáp dạng nang của bệnh nhân được phẫu thuật tuyến giáp tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM và Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM trong năm 2016. Chúng tôi chọn 77 trường hợp u lành tuyến giáp dạng nang (FA), 32 trường hợp carcinôm tuyến giáp dạng nhú biến thể nang (FVPTC) và 4 trường hợp u tuyến giáp dạng nang khác và chúng tôi tái phân loại theo WHO 2017. Kết quả: So với phân loại cũ, chúng tôi phân loại FNs rõ ràng hơn, FVPTC được phân thành FVPTC loại xâm nhiễm (IFVPTC) và loại trong vỏ bao (EFVPTC), trong đó EFVPTC được chia thành 2 nhóm NIFTP và EFVPTC không phải NIFTP. Trong nhóm FVPTC, IFVPTC chiếm ưu thế (90% theo phân loại cũ và 83,3% theo WHO 2017). Đồng thời áp dụng các thuật ngữ trong nhóm u giáp biên NIFTP và UMP vào chẩn đoán. Điều này dẫn đến thay đổi tiên lượng sau tái phân loại như sau tỷ lệ lành tính giảm 33,9%; thay vào đó tỷ lệ u ác tính tăng 8% và tỷ lệ nhóm u giáp biên mới được cập nhập tăng 24,6%. Ngoài ra, qua việc áp dụng các tiêu chuẩn chẩn đoán chúng tôi thiết lập được sơ đồ chẩn đoán nhóm u tuyến giáp dạng nang

Áp dụng bảng phân loại u tuyến giáp của tổ chức y tế thế giới năm 2017 cho nhóm u tuyến giáp dạng nang trang 1

Trang 1

Áp dụng bảng phân loại u tuyến giáp của tổ chức y tế thế giới năm 2017 cho nhóm u tuyến giáp dạng nang trang 2

Trang 2

Áp dụng bảng phân loại u tuyến giáp của tổ chức y tế thế giới năm 2017 cho nhóm u tuyến giáp dạng nang trang 3

Trang 3

Áp dụng bảng phân loại u tuyến giáp của tổ chức y tế thế giới năm 2017 cho nhóm u tuyến giáp dạng nang trang 4

Trang 4

Áp dụng bảng phân loại u tuyến giáp của tổ chức y tế thế giới năm 2017 cho nhóm u tuyến giáp dạng nang trang 5

Trang 5

Áp dụng bảng phân loại u tuyến giáp của tổ chức y tế thế giới năm 2017 cho nhóm u tuyến giáp dạng nang trang 6

Trang 6

pdf 6 trang minhkhanh 10840
Bạn đang xem tài liệu "Áp dụng bảng phân loại u tuyến giáp của tổ chức y tế thế giới năm 2017 cho nhóm u tuyến giáp dạng nang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Áp dụng bảng phân loại u tuyến giáp của tổ chức y tế thế giới năm 2017 cho nhóm u tuyến giáp dạng nang

Áp dụng bảng phân loại u tuyến giáp của tổ chức y tế thế giới năm 2017 cho nhóm u tuyến giáp dạng nang
ĐẦU VÀ CỔ 
TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 
126 
ÁP DỤNG BẢNG PHÂN LOẠI U TUYẾN GIÁP CỦA 
TỔ CHỨC Y TẾ THẾ GIỚI NĔM 2017 CHO NHÓM U TUYẾN GIÁP 
DẠNG NANG 
HUỲNH THỊ LIÊN1, NGUYỄN VĔN THÀNH2, ÂU NGUYỆT DIỆU3, NGÔ QUỐC ĐẠT4 
TÓM TẮT 
Đặt vấn đề: Nhóm u tuyến giáp dạng nang (FNs) là một thách thức trong chẩn đoán giải phẫu bệnh 
(GPB). Mới đây, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa công bố bảng phân loại u tuyến giáp nĕm 2017với điểm nổi 
bật là nhóm tổn thương giáp biênlần đầu tiên được cập nhập trong một bảng phân loại u tuyến giáp. Nhóm tổn 
thương giáp biên này tập trung chủ yếu vào các thuật ngữ mới dành cho nhóm u tuyến giáp dạng nang như “u 
tuyến giáp dạng nang với đặc điểm nhân giống carcinôm tuyến giáp dạng nhú (PTC)”(NIFTP) và u tuyến giáp 
tiềm nĕng ác tínhkhông rõ (UMP)a. Bảng phân loại WHO 2017 tạora một thay đổi trong chẩn đoán cũng như 
điều trị và theo dõi u tuyến giáp. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu nhằm hồi cứu sự thay đổi khi áp dụng bảng 
WHO 2017 so với phân loại trước đây. 
Mục tiêu: Áp dụng bảng phân loại u tuyến giáp của WHO nĕm 2017 trong chẩn đoán u tuyến giáp đặc biệt 
là nhóm u tuyến giáp dạng nang. Thiết lập sơ đồ chẩn đoán nhóm u tuyến giáp dạng nang. 
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả, dựa trên 113 trường hợp nhân 
giáp có kết quả GPB thuộc nhóm u tuyến giáp dạng nang của bệnh nhân được phẫu thuật tuyến giáp tại Bệnh 
viện Đại học Y Dược TP.HCM và Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM trong nĕm 2016. Chúng tôi chọn 77 trường 
hợp u lành tuyến giáp dạng nang (FA), 32 trường hợp carcinôm tuyến giáp dạng nhú biến thể nang (FVPTC) và 
4 trường hợp u tuyến giáp dạng nang khác và chúng tôi tái phân loại theo WHO 2017. 
Kết quả: So với phân loại cũ, chúng tôi phân loại FNs rõ ràng hơn, FVPTC được phân thành FVPTC loại 
xâm nhiễm (IFVPTC) và loại trong vỏ bao (EFVPTC), trong đó EFVPTC được chia thành 2 nhóm NIFTP và 
EFVPTC không phải NIFTP. Trong nhóm FVPTC, IFVPTC chiếm ưu thế (90% theo phân loại cũ và 83,3% theo 
WHO 2017). Đồng thời áp dụng các thuật ngữ trong nhóm u giáp biên NIFTP và UMP vào chẩn đoán. Điều này 
dẫn đến thay đổi tiên lượng sau tái phân loại như sau tỷ lệ lành tính giảm 33,9%; thay vào đó tỷ lệ u ác tính 
tĕng 8% và tỷ lệ nhóm u giáp biên mới được cập nhập tĕng 24,6%. Ngoài ra, qua việc áp dụng các tiêu chuẩn 
chẩn đoán chúng tôi thiết lập được sơ đồ chẩn đoán nhóm u tuyến giáp dạng nang. 
Kết luận: Nên áp dụng bảng phân loại u tuyến giáp WHO 2017 vào thực hành chẩn đoán với sơ đồ chẩn 
đoán u tuyến giáp dạng nang. 
Từ khóa: Bảng phân loại u tuyến giáp của Tổ chức Y tế Thế giới nĕm 2017, nhóm u tuyến giáp dạng nang. 
ABSTRACT 
The study of applying the 2017 who classification of thyroid tumors for follicular neoplasms 
Background:Follicular neoplasms (FNs) is the great challenge in the practice for pathology diagnostic. 
Recently, World Health Organization (WHO) has been updated the classification of thyroid tumors, 4th edition in 
2017 in whichborderline tumors group was included for the first time in a classification system of thyroid tumors. 
This borderline group focuses on new terminologies of for follicular neoplasms like Noninvasive Follicular 
Thyroid Neoplasm with Papillary-Like Nuclear Features (NIFTP) and Uncertain Malignant Potential 
tumors (UMP)b.The new classification not only makea change to thediagnosis, but also alterthe treatment 
and management of patients withthese tumors. 
Objective: To apply the 2017 WHO classification of thyroid tumors for practicing in diagnosis thyroid 
1
 ThS.BS. Bệnh viện Đà Nẵng 
2
 ThS.BS. Trưởng Khoa Giải Phẫu bệnh - Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM 
3
 TS. BS. Phó Trưởng Khoa Giải Phẫu bệnh - Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM 
4
 Đại học Y Dược TP.HCM 
ĐẦU VÀ CỔ 
TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 
127 
tumors especially for follicular neoplasms. To study pathological features of NIFTP and FVPTC. And to make a 
diagnostic algorithm for follicular neoplasms. 
Method and material: This was a cross-sectional study that based on 113 fofficular neoplasms cases 
collected at Ho Chi Minh City Medicine and Pharmacy University Hospital and Ho Chi Minh City Oncology 
Hospital in 2016. We selected 72 cases of follicular adenoma (FA), 32 cases of follicular variant of papillary 
thyroid carcinoma (FVPTC), and 4 cases of other follicular neoplasms and we reclassificated them in 
accordance WHO 2017. 
Result: In comparison to the old classification system, the follicular neoplasm was classified more clearly. 
FVPTC was categorised to invasive/ infiltrative follicular variant of papillary thyroid carcinoma (IFVPTC) and 
encapsulated follicular variant of papillary thyroid carcinoma (EFVPTC). The EFVPTC group was further 
divided into two categories, noninvasive follicular thyroid neoplasm with papillary-like nuclear features (NIFTP) 
and EFVPTC without NIFTP. In the FVPTC group, IFVPTC was more prevalent, constituting 90% of all cases in 
accordance to the old classification system and 83.3% of all cases in accordance to WHO Classification system 
2017. We also use the new terminologies in borderline tumor group with NIFTP and UMP to perform pathology 
diagnostics. This result to the change in the prognostic stratification in which the rate of benign tumour dropped 
by 33 % while the rate of malignant tumour rose by 8 %, and the rate of newly classified borderline tumour 
increased by 24.6 %. In addition, the application of the new diagnostic standards help us to establish the 
protocol for the pathology diagnostic of follicular thyroid neoplasm. 
Conclusions: the WHO thyroid tumors classification system should be adapt and protocol for pathology 
diagnostic of follicular thyroid neoplasms should be adopt to the real clinical setting. 
Key words: the classification of World Health Organization of thyroid tumors, 4th edition in 2017, follicular 
neoplasms, Noninvasive Follicular Thyroid Neoplasm with Papillary-Like Nuclear Features(NIFTP). 
(b) U ...  biến, chiếm khoảng 20-30%. Tiêu chuẩn 
chẩn đoán FVPTC là đặc điểm biến đổi nhân vẫn 
chưa được thống nhất nên thường gây sự nhầm lẫn 
với u lành tuyến giáp dạng nang (FA) nhất là đối với 
FVPTC trong vỏ bao (EFVPTC) (9). 
FVPTC được xem là biến thể tiên lượng tốt 
nhất, đặc biệt là loại EFVPTC(14). Khác với FVPTC 
loại xâm nhiễm (IFVPTC) có diễn tiến lâm sàng gần 
giống PTC thông thường, EFVPTC với tiên lượng 
cực kỳ tốt, đặc biệt là EFVPTC không xâm nhập 
(NiEFVPTC). 
Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy NiEFVPTC 
có tỷ lệ tái phát, di cĕn rất thấp với thời gian theo dõi 
lâu dài mặc dù bệnh nhân chỉ được cắt thùy tuyến 
giáp đơn thuần- giống như một u lành tuyến giáp 
dạng nang (FA) thông thường. Vì vậy, NiEFVPTC 
không được xem là một ung thư nữa (13) . 
Nĕm 2016, tạp chí JAMA Oncology đưa ra thuật 
ngữ mới “U tuyến giáp dạng nang với đặc điểm nhân 
giống PTC” (NIFTP) để thay thế cho thực thể 
NiEFVPTC nhằm giảm việc điều trị quá mức đối với 
một loại ung thư có diễn tiến lành tính (14). 
Nĕm 2017, dựa trên những hiểu biết mới gần 
đây về bệnh học, diễn tiến lâm sàng và bệnh sinh 
phân tử, bảng phân loại u tuyến giáp của Tổ chức Y 
tế Thế giới (WHO) đã chính thức cập nhập thuật ngữ 
NIFTP và UMP vào nhóm u giáp biên của tuyến giáp 
ĐẦU VÀ CỔ 
TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 
128 
giúp hướng tới việc điều trị và theo dõi phù hợp hơn 
(12). 
Hiện tại ở Việt Nam, bệnh lý tuyến giáp được 
nghiên cứu nhiều nhưng chưa có nghiên cứu nào đề 
cập đến nhóm u tuyến giáp dạng nang cũng như đặc 
điểm biến đổi nhân trong nhóm u này (1), (2), (3). Bên 
cạnh đó, chưa có nghiên cứu nào áp dụng bảng 
phân loại WHO 2017. Chúng tôi nghiên cứu đặc 
điểm GPB của nhóm u tuyến giáp dạng nang cùng 
với đặc điểm biến đổi nhân và áp dụng thuật ngữ 
bảng phân loại WHO 2017 với mục tiêu sau: (1) áp 
dụng bảng phân loại WHO 2017 cho nhóm bướu 
tuyến dạng nang và (2) thiết lập sơ đồ chẩn đoán 
các loại u tuyến giáp dạng nang. 
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Đối tượng nghiên cứu 
113 mẫu bệnh phẩm nhân giáp của bệnh nhân 
được phẫu thuật tại Bệnh viện Đại học Y Dược 
thành phố Hồ Chí Minh và Bệnh viện Ung Bướu TP 
Hồ Chí Minh trong nĕm 2016 được lựa chọn theo 
tiêu chuẩn sau: 
Tiêu chuẩn chọn bệnh 
Các nhân giáp được chẩn đoán GPB: 
U lành tuyến giáp dạng nang. 
Carcinôm tuyến giáp dạng nhú biến thể nang. 
Một số u tuyến giáp dạng nang khác (bao gồm 
những thuật ngữ khác trong nhóm u tuyến giáp dạng 
nang). 
Tiêu chuẩn loại trừ 
Các trường hợp có chẩn đoán lâm sàng ung 
thư tuyến giáp thứ phát hoặc ung thư giáp tái phát. 
Các trường hợp có kết quả GPB là carcinôm 
tuyến giáp dạng nang. 
Phương pháp nghiên cứu 
Thiết kế nghiên cứu 
Cắt ngang mô tả. 
Phương pháp đánh giá 
Chúng tôi tiến hành thu thập tiêu bản nhuộm 
Hematoxylin – Eosin (HE) và mẫu mô u vùi nến; đọc 
tiêu bản HE cũ và đánh giá chất lượng tiêu bản; thực 
hiện cắt mỏng, nhuộm HE trong trường hợp chất 
lượng tiêu bản không tốt hoặc chưa đủ dữ liệu chẩn 
đoán; đánh giá các biến số sau: 
Tuổi và giới tính: theo phiếu chỉ định GPB. 
Đặc điểm đại thể: kích thước nhân giáp. 
Đặc điểm vi thể 
Tính chất xâm nhập 
Giới hạn u: Bao gồm vỏ bao; không có vỏ bao 
nhưng giới hạn u rõ; u xâm nhiễm rõ; không xác định 
được vỏ bao. Với những u có vỏ bao hoặc giới hạn 
rõ. 
Xâm nhập: Đánh giá sự xâm nhập mạch máu 
và xâm nhập vỏ bao. Tiêu chí đánh giá xâm nhập 
mạch máu và xâm nhập vỏ bao được minh họa bởi 
hình 1 và hình 2. 
Hình 1. Hình biểu diễn tiêu chuẩn chẩn đoán xâm 
nhập mạch máu trong các loại u tuyến giáp dạng 
nang 
(Nguồn: Diagnostic Histopathology of Tumors, 2013 
(7)) 
Hình 2. Hình minh họa tiêu chuẩn xâm nhập vỏ bao 
(Nguồn: Diagnostic Histopathology of Tumors, 
2013 (7)) 
Đặc điểm cấu trúc 
Ghi nhận các cấu trúc khác ngoài cấu trúc dạng 
nang đối với những u không phải u dạng nang đơn 
thuần bao gồm cấu trúc nhú tĕng sản, cấu trúc nhú 
PTC (nhú thật sự và nhú chưa trưởng thành), dạng 
đặc, dạng đảo, dạng bè. Ngoài ra, ghi nhận sự hiện 
diện của thể cát. 
Đặc điểm 6 tiêu chí phụ trong chẩn đoán 
FVPTCtheo JAMA Oncology nĕm 2016 gồm: chất 
keo giáp đặc; nang tuyến méo mó, không đều; xơ 
hóa trong u; dấu hiệu “Sprinkling”; các nang tách ra 
từ mô đệm; và đại bào nhiều nhân trong nang. 
ĐẦU VÀ CỔ 
TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 
129 
Đặc điểm biến đổi nhân: áp dụng các tiêu chí 
được công bố trên JAMA Oncologynĕm 2016: 
3 tiêu chí biến đổi nhân với 6 kiểu biến đổi bao 
gồm: (1) biến đổi kích thước, hình dạng: nhân lớn, 
chen chúc, chồng lấp; nhân hình bầu dục, (2) biến 
đổi màng nhân: màng nhân không đều; màng nhân 
có rãnh; thể giả vùi, và (3) biến đổi nhiễm sắc chất: 
nhân sáng (Hình 3). 
Điểm biến đổi nhân: 0-3 điểm. Với mỗi tiêu chí 
biến đổi nhân, có biểu hiện/ biểu hiện đầy đủ được 
tính 1 điểm; không biểu hiện/ không rõ ràng được 
tính 0 điểm. Cộng điểm 3 tiêu chí được điểm biến 
đổi nhân. 
Mức độ lan rộng biến đổi nhân: lan tỏa, khu trú 
nhiều ổ hay khu trú một ổ. 
Hình 3. Các mức biểu hiện các tiêu chí biến đổi 
nhân và cách tính điểm biến đổi nhân 
1 Biến đổi hình dạng, kích thước nhân. 
2 Biến đổi màng nhân. 
3 Biến đổi nhiễm sắc chất. 
4 (Nguồn: JAMA Oncology (2016) (14)) 
Tổng kết 
Bảng tiêu chuẩn chẩn đoán NIFTP theo JAMA 
Oncology 2016(14): 
Tiêu chuẩn bắt buột Tiêu chuẩn loại trừ 
U giới hạn rõ/ trong vỏ bao Thể cát 
U dạng nang Cấu trúc nhú >1% 
BĐN 2-3 điểm Cấu trúc dạng bè, đặc, đảo 
 >30% 
Không xâm nhập 
 mạch máu và vỏ bao 
Phồng bào/ trụ cao 
 Hoại tử u. 
 Phân bào >3/10 QTL 
Chẩn đoán sau tái phân loại: Áp dụng theo 
WHO 2017. 
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 
Áp dụng bảng phân loại WHO 2017 
Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận kết quả áp 
dụng WHO 2017 như sau: 
Phân nhóm và dưới nhóm các loại u trong 
nhóm u tuyến giáp dạng nang; đặc biệt là FVPTC 
được phân thành loại IFVPTC (chiếm ưu thế nổi trội) 
và EFVPTC không phải là NIFTP. Đồng thời, chúng 
tôi áp dụng các thuật ngữ NIFTP và UMP vào chẩn 
đoán.Hiện tại, ở TP. Hồ Chí Minh cũng như ở Việt 
Nam, chẩn đoán carcinôm tuyến giáp thường chỉ 
dừng lại ở việc chẩn đoán loại carcinôm là dạng nhú, 
dạng nang, dạng tủy hay dạng không biệt hóa vì có 
sự khác biệt trong điều trị giữa các nhóm trên. Thậm 
chí, theo hướng dẫn của Hiệp hội tuyến giáp Hoa Kỳ 
(ATA) nĕm 2009 và cập nhập nĕm 2015 vẫn gộp 
chung PTC và carcinôm tuyến giáp dạng nang vào 
một nhóm là carcinôm tuyến giáp biệt hóa (DTC) để 
điều trị với các phác đồ tương tự nhau và khác với 
các loại carcinôm còn lại(4, 15). Bảng phân loại mới 
này là sự kết hợp chặc chẽ những hiểu biết mới về 
mô bệnh học, đặc điểm lâm sàng và đặc điểm di 
truyền của u tuyến giáp, qua đó giúp quản lý tốt 
bệnh nhân có u tuyến giáp(12). Do đó, với việc áp 
dụng bảng phân loại này, chúng tôi phân nhóm các 
loại u rõ ràng, cụ thể giúp bác sĩ lâm sàng điều trị và 
tiên lượng bệnh nhân thích hợp hơn. 
So sánh kết quả sau khi áp dụng phân loại mới 
(Bảng 1), cho thấy có sự thay đổi kết quả chẩn đoán. 
Nguyên nhân của sự khác biệt trên phải kể đến sự 
khác nhau trong quan điểm chẩn đoán của các nhà 
GPB, một số yêu cầu tiêu chuẩn chặc chẽ hơn trong 
chẩn đoán PTC ví như biến đổi nhân thật rõ ràng và 
phải có sự hiện diện của cấu trúc nhú(6). Ngoài ra, 
sư khác nhau trong quan điểm chẩn đoán còn khác 
nhau giữa các vùng trên thế giới đặc biệt là giữa khu 
vực Âu Mỹ và châu Á chúng ta(5, 10). Bên cạnh đó, 
còn nhiều yếu tố khác dẫn đến sự khác biệt trong 
chẩn đoán trước và sau tái phân loại, đôi khi giữa 
lành tính và ác tính. 
Bảng 1. So sánh các loại u trước và sau áp dụng 
WHO 2017 
Loại u Phân loại cũ WHO 2017 
FVPTC 32 36 
PTC* + FC 0 5 
NIFTP 1 12 
UMP 1 19 
FA 77 41 
Phình giáp** 2 0 
ĐẦU VÀ CỔ 
TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 
130 
*: PTC cổ điển và các biến thể khác ngoài biến 
thể nang. 
**: tổn thương u tuyến dạng nang thật sự. 
Bảng 2. Kết quả áp dụng WHO 2017 theo từng 
nhóm nghiên cứu 
WHO 2017 Phân loại cũ 
FVPTC FA FNs 
FA 0 41 0 
NIFTP 0 10 2 
UMP 2 16 1 
IFVPTC 28 2 1 
EFVPTC* 1 4 0 
FC 1 2 0 
PTC** 0 2 0 
Tổng 32 77 4 
*: EFVPTC không phải là NIFTP. 
**: PTC thể cổ điển và các biến thể khác ngoài 
biến thể nang. 
FNs: Các u tuyến giáp dạng nang khác. 
Tỷ lệ IFVPTC trong nhóm FVPTC loại cũ và 
WHO 2017 lần lượt là: 90,3% và 83,3%, không có 
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p=0,4; phép kiểm 
Chi bình phương). Tỷ lệ này rất cao so với khu vực 
Âu Mỹ, tuy nhiên khá tương đồng với khu vực châu 
Á. Ngược với khu vực châu Á, ở các nước Âu Mỹ, 
EFVPTC lại chiếm ưu thế so với IFVPTC (5, 14). Sự 
khác biệt trên do nhiều yếu tố, đầu tiên có lẽ do sự 
khác biệt địa lý và chủng tộc có thể ảnh hưởng đến 
các loại u tuyến giáp và các đặc điểm đột biến ở 
chủng tộc châu Á. Nghiên cứu Song và cs cho thấy 
sự khác biệt về kiểu hình di truyền ở chủng tộc châu 
Á trong đó tỷ lệ đột biến BRAF/ PTC cao hơn và tỷ lệ 
đột biến RAS thấp hơn liên quan tới tỷ lệ FVPTC 
thấp hơn so với khu vực Âu Mỹ(16). Thứ hai, giữa các 
chuyên gia GPB châu Á và khu vực Âu Mỹ có sự 
khác biệt trong ngưỡng chẩn đoán. Các nhà GPB 
châu Á thường có xu hướng chặc chẽ hơn trong 
chẩn đoán PTC, thường chẩn đoán FVPTC dựa vào 
tính chất xâm nhiễm nhiều hơn. 
Thay đổi tiên lượng: tỷ lệ lành tính giảm 33,9%; 
thay vào đó tỷ lệ u ác tính tĕng 8% và tỷ lệ nhóm u 
giáp biên mới được cập nhập tĕng 24,6%. 
Sơ đồ chẩn đoán u tuyến giáp dạng nang 
Áp dụng bảng phân loại WHO 2017 chúng tôi 
rút ra các bước chẩn đoán cũng như sơ đồ chẩn 
đoán u tuyến giáp dạng nang đặc biệt đối với những 
u có vỏ bao như sau: 
Cắt lọc bệnh phẩm 
Cắt lọc bệnh phẩm nhân giáp thực hiện theo 
quy trình chuẩn, có thể chọn cắt 5 mẫu mô (khối 
nến) hoặc 1 khối nến/ 3mm đường kính lớn nhất của 
nhân giáp. 
Trường hợp nghi ngờ tính xâm nhập u, có thể 
chỉ định cắt lọc thêm bệnh phẩm nhân giáp, chú ý 
vùng vỏ bao của nhân giáp. Khi cắt lọc thêm , nên 
cắt lọc thêm 5 khối nến hoặc cắt đủ 1 khối nến/3mm 
đường kính. 
Sơ đồ 1. Cách cắt lọc bệnh phẩm nhân giáp 
Chẩn đoán mô bênh học u tuyến giáp dạng nang 
trong vỏ bao 
Bước 1: Tiếp cận 
Không nên bỏ qua 6 tiêu chí chẩn đoán FVPTC 
bao gồm (1) Chất keo giáp đặc; (2) Nang méo mó, 
không đều; (3) Xơ hóa trong u; (4) Dấu hiệu 
“Sprinkling” (5) các nang tách ra từ mô đệm; (6) Đại 
bào đa nhân trong nang. Khi nhận thấy một vài đặc 
điểm trong các tiêu chí trên cần lưu ý đánh giá các 
tiêu chí đánh giá NIFTP ở bước tiếp theo. 
Bước 2: Chẩn đoán NIFTP và các u liên quan 
khác: 
*: Xét trên 10 quang trường lớn 
Sơ đồ 2. Chẩn đoán NIFTP và các loại u liên quan 
khác(8) 
Bước 3: Áp dụng phân loại u tuyến giáp WHO 
2017 với các thuật ngữ UMP: khi biến đổi nhân 
không rõ ràng và/hoặc nghi ngờ khả nĕng xâm nhập. 
ĐẦU VÀ CỔ 
TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 
131 
Sơ đồ 3. Chẩn đoán u tuyến giáp với thuật ngữ UMP 
KẾT LUẬN 
Nên áp dụng bảng phân loại WHO 2017 và sơ 
đồ chẩn đoán u tuyến giáp dạng nang. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Nguyễn Thị Chúc Biên, Ngô Quốc Đạt, Nguyễn 
Sào Trung (2015), "Áp dụng hệ thống phân loại 
bethesda trong chẩn đoán tế bào học tuyến 
giáp", Tạp chí y học Tp. Hồ Chí Minh, tập 19(5), 
tr.71-77. 
2. Hứa Thị Ngọc Hà (2003), "Đối chiếu siêu âm- Tế 
bào học- Giải phẫu bệnh các nhân giáp", Tạp chí 
Y học Tp. Hồ Chí Minh, tập 7(3), tr.57-63. 
3. Nguyễn Sào Trung, Lê Minh Huy (2009), “Đối 
chiếu tế bào học-Giải phẫu bệnh nhân giáp”, Tạp 
chí Y học Tp. Hồ Chí Minh, tập 13(3), tr.58-63. 
4. Alexander EK, Bible KC, Haugen BR (2015), 
"2015 American Thyroid Association 
Management Guidelines for Adult Patients with 
Thyroid Nodules and Differentiated Thyroid 
Cancer". THYROID; 1(1), 1-133. 
5. Bychkov A, Hirokawa M, Jung CK et al. (2017), 
"Low Rate of Noninvasive Follicular Thyroid 
Neoplasm with Papillary-Like Nuclear Features 
in Asian Practice". Thyroid; 27(7), 983-984. 
6. Elsheikh TM, Asa SL, Chan JKC et al. (2008), 
"Interobserver and Intraobserver Variation 
Among Experts in the Diagnosis of Thyroid 
Follicular Lesions With Borderline Nuclear 
Features of Papillary Carcinoma". American 
Journal of Clinical Pathology; 130(5), 736-744. 
7. Fletcher CDM (2013). Diagnostic histopathology 
of tumors. 1: Churchill Livingstone. 
8. Kakudo K, Bai Y, Liu Z et al. (2012), 
"Classification of thyroid follicular cell tumors: 
with special reference to borderline lesions". 
Endocrine journal; 59(1), 1-12. 
9. Kakudo K, Bai Y, Liu Z et al. (2012), 
"Encapsulated papillary thyroid carcinoma, 
follicular variant: a misnomer". Pathology 
international; 62(3), 155-160. 
10. Kakudo K, Liu Z, Satoh S et al. (2017), "Non-
invasive Follicular Thyroid Neoplasm with 
Papillary-like Nuclear Features (NIFTP): 
Diagnosis and Differential Diagnoses". Journal of 
Basic and Clinical Medicine; 6(1). 
11. La Vecchia C, Malvezzi M, Bosetti C et al. 
(2015), "Thyroid cancer mortality and incidence: 
a global overview". International journal of 
cancer; 136(9), 2187-2195. 
12. Lam AK-y (2017), "Pathology of Endocrine 
Tumors Update: World Health Organization New 
Classification 2017—Other Thyroid Tumors". 
AJSP: Reviews & Reports; 22(4), 209-216. 
13. Match H (2016). Common Thyroid Tumor 
Downgraded to Non-Cancerous. 
14. Nikiforov YE, Seethala RR, Tallini G (2016), 
"Nomenclature Revision for Encapsulated 
Follicular Variant of Papillary Thyroid Carcinoma 
- A Paradigm Shift to Reduce Overtreatment of 
Indolent Tumors". JAMA Oncology; 2(8), 1023-
1029. 
15. Perros P (2010), "2009 American Thyroid 
Association Guidelines on Thyroid Nodules". 
Clinical Oncology; 22(6), 469-471. 
16. Song YS, Lim JA, Park YJ (2015), "Mutation 
Profile of Well-Differentiated Thyroid Cancer in 
Asians". Endocrinology and metabolism (Seoul, 
Korea); 30(3), 252-262. 
17. Williams ED (2000), "Two proposals regarding 
the Terminology of Thyroid Tumors". 
International Journal of Surgical Pathology; 8(3), 
181-183. 

File đính kèm:

  • pdfap_dung_bang_phan_loai_u_tuyen_giap_cua_to_chuc_y_te_the_gio.pdf