Ảnh hưởng văn hóa nhật trong văn học qua các biểu tượng trong tiểu thuyết cố đô của Kawabata

Bài viết nhằm tìm hiểu những biểu hiện của yếu tố văn hóa Nhật Bản trong tiểu

thuyết Cố đô của Kawabata thông qua các biểu tượng nổi bật: “cố đô”, “kimono”, “hoa

anh đào”. Xuất phát từ quan niệm sáng tác nghệ thuật và mong muốn kiến tạo các giá trị

văn hóa thông qua hệ thống biểu tượng của nhà văn, nên việc lựa chọn và giải mã các

biểu tượng trong tác phẩm là cách tiếp cận phù hợp giúp người đọc hiểu sâu sắc hơn về vẻ

đẹp văn hóa và con người Nhật Bản

Ảnh hưởng văn hóa nhật trong văn học qua các biểu tượng trong tiểu thuyết cố đô của Kawabata trang 1

Trang 1

Ảnh hưởng văn hóa nhật trong văn học qua các biểu tượng trong tiểu thuyết cố đô của Kawabata trang 2

Trang 2

Ảnh hưởng văn hóa nhật trong văn học qua các biểu tượng trong tiểu thuyết cố đô của Kawabata trang 3

Trang 3

Ảnh hưởng văn hóa nhật trong văn học qua các biểu tượng trong tiểu thuyết cố đô của Kawabata trang 4

Trang 4

Ảnh hưởng văn hóa nhật trong văn học qua các biểu tượng trong tiểu thuyết cố đô của Kawabata trang 5

Trang 5

Ảnh hưởng văn hóa nhật trong văn học qua các biểu tượng trong tiểu thuyết cố đô của Kawabata trang 6

Trang 6

Ảnh hưởng văn hóa nhật trong văn học qua các biểu tượng trong tiểu thuyết cố đô của Kawabata trang 7

Trang 7

Ảnh hưởng văn hóa nhật trong văn học qua các biểu tượng trong tiểu thuyết cố đô của Kawabata trang 8

Trang 8

Ảnh hưởng văn hóa nhật trong văn học qua các biểu tượng trong tiểu thuyết cố đô của Kawabata trang 9

Trang 9

Ảnh hưởng văn hóa nhật trong văn học qua các biểu tượng trong tiểu thuyết cố đô của Kawabata trang 10

Trang 10

pdf 10 trang minhkhanh 10080
Bạn đang xem tài liệu "Ảnh hưởng văn hóa nhật trong văn học qua các biểu tượng trong tiểu thuyết cố đô của Kawabata", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ảnh hưởng văn hóa nhật trong văn học qua các biểu tượng trong tiểu thuyết cố đô của Kawabata

Ảnh hưởng văn hóa nhật trong văn học qua các biểu tượng trong tiểu thuyết cố đô của Kawabata
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 52.2020 
71 
ẢNH HƯỞNG VĂN HÓA NHẬT TRONG VĂN HỌC QUA CÁC BIỂU TƯỢNG TRONG TIỂU THUYẾT CỐ ĐÔ CỦA KAWABATA 
Nguyễn Thị Thanh Nga1 
TÓM TẮT 
Bài viết nhằm tìm hiểu những biểu hiện của yếu tố văn hóa Nhật Bản trong tiểu thuyết Cố đô của Kawabata thông qua các biểu tượng nổi bật: “cố đô”, “kimono”, “hoa anh đào”. Xuất phát từ quan niệm sáng tác nghệ thuật và mong muốn kiến tạo các giá trị văn hóa thông qua hệ thống biểu tượng của nhà văn, nên việc lựa chọn và giải mã các biểu tượng trong tác phẩm là cách tiếp cận phù hợp giúp người đọc hiểu sâu sắc hơn về vẻ đẹp văn hóa và con người Nhật Bản. 
 Từ khóa: Biểu tượng, Văn hóa Nhật Bản, tiểu thuyết Cố đô, Kawabata. 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Văn học là một bộ phận của văn hóa, chịu chi phối ảnh hưởng trực tiếp từ văn hóa đồng thời là phương diện tồn tại và bảo lưu văn hóa. Chúng tôi nhận thấy, tác phẩm của Kawabata là những chỉnh thể nghệ thuật ngôn từ độc đáo, tái hiện một cách sinh động đời sống tinh thần dân tộc, là sản phẩm kết tinh cao nhất của văn hóa một tộc người, một đất nước. Vì vậy, việc tìm hiểu và khám phá những ảnh hưởng văn hóa trong tác phẩm của nhà văn là việc làm cần thiết. Mỗi quốc gia, dân tộc trên thế giới đều có những nét đặc sắc riêng về văn hóa và yếu tố tạo nên sắc diện văn hóa đó chính là các biểu tượng. Do đó để khám phá ra vẻ đẹp của mỗi dân tộc không gì khác hơn là tìm hiểu về biểu tượng văn hoá. Có thể nói, việc sử dụng biểu tượng để dẫn dắt mạch cảm xúc của nhân vật cũng như duy trì kết cấu toàn bộ tác phẩm là thủ pháp đặc trưng cho nhiều tác phẩm của Kawabata, trong đó có tác phẩm Cố đô. 
2. NỘI DUNG 
2.1. Biểu tượng và biểu tượng văn hóa 
2.1.1. Biểu tượng 
Biểu tượng là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu lí luận nhắc đến, trở thành hướng nghiên cứu phổ biến và đã đạt được nhiều thành tựu nhất định trong vấn đề tương tác: ngôn ngữ - văn hóa - văn học. Theo Từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học do Hoàng Phê chủ biên, biểu tượng có hai nghĩa: nghĩa thứ nhất là “hình ảnh tượng trưng”, nghĩa thứ hai là “hình thức của nhận thức, cao hơn cảm giác, cho ta hình ảnh sự vật còn giữ lại trong đầu óc khi tác động của sự vật vào giác quan ta đã chấm dứt” [12; tr.67]. Như vậy có thể coi biểu tượng là những hình ảnh tượng trưng do con người tạo ra, tồn tại trong đời sống con người và có tác động đến đời sống văn hóa của con người. 
 1 Khoa Khoa học Xã hội, Trường Đại học Hồng Đức; Email:nguyenthithanhnga@hdu.edu.vn 
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 52.2020 
72 
Biểu tượng trong văn học là loại biểu tượng mang tính đa nghĩa và được xây dựng bằng ngôn từ nghệ thuật. “Các hình ảnh hiện ra trong tác phẩm văn chương tự nó trở thành các kí hiệu, tín hiệu nghệ thuật để tái hiện con người và cuộc đời một dân tộc” [3; tr.17]. Theo nghĩa rộng, tác phẩm văn học là một biểu tượng, là một ký hiệu thẩm mỹ mà tác giả gửi đến cho người đọc. Việc giải mã biểu tượng góp phần giúp chúng ta hiểu được những giá trị riêng biệt mà tác phẩm mang lại. Theo nghĩa hẹp, biểu tượng trong một tác phẩm văn học là một nhân vật đặc biệt, được hiện diện dưới nhiều hình thức khác nhau, có thể là con vật, đồ vật, hình ảnh, hình tượng gọi chung là các dạng thức biểu hiện ý nghĩa của tác phẩm văn học. Xét ở góc độ này, biểu tượng là một thủ pháp đặc biệt để tác giả thể hiện ý đồ sáng tạo của mình. Trong khuôn khổ bài viết, chúng tôi cũng lựa chọn tiếp cận biểu tượng trong tiểu thuyết Cố đô của Kawabata từ góc độ này. 
2.1.2. Biểu tượng văn hóa 
Văn hoá là một khái niệm mang nội hàm rộng với nhiều cách hiểu khác nhau, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất, tinh thần của con người. Hiện nay có rất nhiều định nghĩa về văn hoá, mỗi định nghĩa phản ánh một cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau. Nhưng nhìn trong tổng thể chúng tôi nhận thấy có những nét tương đồng “Văn hoá là tổng thể các giá trị vật chất và tinh thần do con người tác động đến tự nhiên - xã hội và bản thân trong quá trình lịch sử lâu dài. Nó tích tụ và thể hiện diện mạo, bản sắc của cộng đồng” [3; tr.26]. Vì vậy, dù chính thức khẳng định hay ngầm định các nhà nghiên cứu văn hoá đều quan tâm đến những biểu tượng văn hoá bởi lẽ nó là đơn vị cơ bản của văn hoá, là hạt nhân di truyền xã hội và quan trọng hơn là nó sinh ra nhờ năng lực biểu tượng hoá của con người. Con người tư duy bằng biểu tượng, giao tiếp bằng biểu tượng và thể hiện tâm tư, tình cảm sâu kín nhất cũng như những thăng hoa, những khát vọng của mình cũng bằng biểu tượng. Vì thế khi ta lí giải được những biểu tượng văn hoá có nghĩa là ta đã tìm thấy những giá trị khoa học và nhân văn của cả dân tộc. 
 2.2. Văn hóa Nhật qua biểu tượng trong Cố đô 
Văn hóa Nhật thiên về tình cảm và cái đẹp. Chúng tôi nhận thấy, trong từng văn phẩm của Kawabata luôn thấm đẫm giá trị văn hóa truyền thống lâu đời xứ Phù Tang, cái đẹp luôn được ca ngợi, đề cao và trân trọng. Thế giới biểu tượng và những tinh hoa vẻ đẹp Nhật được Kawabata thể hiện độc đáo và sâu sắc qua tiểu thuyết Cố đô - một trong ba tác phẩm đoạt giải Nobel vào năm 1968. Tiểu thuyết Cố đô là một thế giới muôn màu muôn vẻ về thiên nhiên, cuộc sống và con người Nhật, với tất cả tấm lòng say mê, trân trọng và ngợi ca của tác giả. Cố đô nhẹ nhàng giống như một bài thơ trữ tình chất chứa cảm xúc cùng những suy tư, trăn trở của nhà văn về số phận của cái đẹp truyền thống trước những biến động đương thời. Giải mã thế giới biểu tượng trong tiểu thuyết Cố đô giúp chúng ta có cái nhìn đúng đắn và toàn diện hơn về vẻ đẹp đất nước và con người Nhật Bản. Lựa chọn tìm hiểu ảnh hưởng văn hóa Nhật trong văn học thông qua việc giải mã các biểu tượng trong tác phẩm Cố đô, bởi chúng tôi nhận thấy vẻ đẹp văn hóa truyền thống và đặc trưng tư duy của con người Nhật Bản được thể hiện khá độc đáo và có sức hấp dẫn. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 52.2020 
73 
2.2.1. Cố đô (Kyoto) - không gian văn hóa truyền thống, biểu tượng cho kí ức dân tộc, cho giá trị của quá khứ 
Kyoto, kinh đô cũ của Nhật Bản, chính là bối cảnh thực của tiểu thu ...  yêu dưới ngòi bút độc đáo của Kawabata. Hơn nữa, nhìn vào một chiếc áo kimono, ta có cảm tưởng nhìn được vào một thế giới thu nhỏ, thế giới được tạo ra từ những họa tiết sinh động trên tà áo, trên chiếc thắt lưng. Sự dụng công của người nghệ sĩ trên các họa tiết cho thấy sự hòa hợp gắn bó với thiên nhiên của con người Nhật Bản, mỗi chiếc kimono cũng như được hòa cùng nhịp với thời gian, với hoa cỏ, với các lễ hội. Có lẽ đây chính là lí do khiến Cố đô có nét tương đồng, gần gũi với những khoảnh khắc thoáng qua của đất trời trong thơ Haiku. 
Kimono biểu tượng cho sự mai một của nghề truyền thống 
Kimono vốn được làm thủ công, hoàn toàn từ bàn tay khéo léo và tâm huyết của những người thợ tài ba. Nhưng trước cuộc xâm lăng của văn hóa Âu Mỹ, cùng máy móc thiết bị hiện đại, kimono được sản xuất hàng loạt, tạo ra những sản phẩm kém về chất lượng, thừa thãi và rẻ tiền. “Hãy xem những ai là người chuyên sản xuất thắt lưng bây giờ. Những người ấy, như Izukura chẳng hạn, có hẳn một công xưởng thực sự hiện đại - một xí nghiệp bốn tầng theo lối Âu Châu. Đằng ấy, họ dệt tới năm trăm cái thắt lưng mỗi ngày... Cứ cung cách này thì vài chục năm nữa, những thợ làm quen máy dệt tay chắc sẽ biến sạch” [10; tr.616]. Nghề dệt may rơi vào khoảng trống khiến không ít gia đình lâm vào cảnh túng đói, cuộc sống rơi vào bế tắc. Cố đô đã từng là nơi chen chúc, chật chội của những xưởng dệt vải tý hon, là âm thanh ầm ầm của tiếng máy hoạt động thâu đêm suốt sáng. Vậy mà “Từ mùa thu năm ngoái đến hết mùa xân năm nay, nhiều hãng buôn vẫn mua vải may kimono sản xuất ở Nhixidghin đã theo nhau phá sản” [10; tr.717]. Điều này cho thấy giá trị văn hóa truyền thống đang có nguy cơ mai một, suy vi. Cái đẹp đang kêu cứu. Takichiro đau xót, 
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 52.2020 
77 
trăn trở, cố trụ lại bằng cách vào chùa để tiêu dao ngày tháng, kì thực để quên đi công việc kinh doanh, cùng sự xô bồ của cuộc sống mà ông không thể nào thích nghi được: “Tôi không thể nào chịu đựng được khi người ta cứ dùng những từ ngữ nước ngoài trong nghề chúng ta. Ở Nhật từ thượng cổ đã có cách cảm thụ màu sắc riêng biệt, tinh tế có cần diễn đạt bằng lời đâu” [10; tr.615]. Có thể thấy, mĩ cảm tinh tế vốn là điểm mạnh của cư dân thành phố nay đã biến đổi theo trào lưu Phương Tây hiện đại. “Sự thật là, thời gian gần đây người ta đâm ra cứ cố tình sáng chế thứ quần áo có họa tiết phi hài hòa”. Thị hiếu của người dân cũng trở nên tầm thường đi đến nỗi để tồn tại cửa hiệu ông Takichiro cũng chỉ “rặt đồ trang phục bán cho người tiêu dùng thông thường”... Mọi nét đẹp văn hóa của Cố đô đang dần dần bị thương mại hóa. Nghề dệt tay ở một mức độ nào đấy là một nghệ thuật. Những đường dệt tinh xảo, chứa đựng cả tâm huyết của người thợ trong đó đã không còn được ưa chuộng, trân trọng. Người ta đua nhau khoác lên người thứ vải in hàng loạt mà mẫu mã luôn chạy theo thời thượng, thay đổi từng ngày. Takichiro cố để thay đổi thực tại, nhưng mọi cố gắng không chống lại được sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ Phương Tây. Cuối cùng Takichiro phải đóng cửa tiệm dệt trong day dứt, vô vọng. Tác giả kể tỉ mỉ câu chuyện Takichiro đã phải rời nhà đến ở trong ni viện u tịch để phác thảo ra những họa tiết cổ trên thắt lưng áo kimono cho cô con gái sắp bước vào tuổi hai mươi. Sau khi vẽ được họa tiết ưng ý, Takichiro lại chọn một xưởng dệt thủ công để thể hiện những mẫu hàng ấy. Ông dồn hết tâm huyết tình cảm dành cho cô con gái vào tác phẩm nghệ thuật của mình, và cô con gái nhỏ cũng đầy tinh tế, cảm nhận được sâu sắc sự ấm áp ấy của cha khi cho rằng đó là “những tìm tòi đến tận những ngóc ngách sâu thẳm của tâm linh con người” [10; tr.609]. Tác phẩm ấy, dẫu dưới con mắt khoáng đạt của chàng trai trẻ Hideo cũng chưa thật sự hoàn hảo, nó cần phải tiếp thêm chút hơi ấm cho bức phác thảo không một chút sinh khí của ông. Nhưng người đọc vẫn dễ dàng nhận thấy Takichiro là một người hết mình cho những giá trị của quá khứ, kì công trong việc lưu giữ những nét đẹp truyền thống của dân tộc. Takichiro trở thành một kẻ lữ hành quen thuộc đi tìm cái đẹp trong sáng tác của Kawabata. Câu chuyện trong Cố đô là câu chuyện của quá khứ, của truyền thống, và con người luôn ở tâm thế của người muốn níu giữ trong cuộc hành hương đi tìm cái đẹp truyền thống. Quá khứ trở thành yếu tố cực kì quan trọng trong tác phẩm của Kawabata. Trong Cố đô, dường như các nhân vật luôn có xu hướng sống với quá khứ, hiện tại chỉ là duyên cớ để gọi về những gì đã qua. Và một Cố đô cổ kính thuần nhất dường như chỉ còn tồn tại trong hoài niệm, trong nỗi nhớ khắc khoải, khôn nguôi của con người về một miền kí ức. Không phải ngẫu nhiên, Kawabata kể một cách tỉ mỉ về sự kì công của ông Takichiro để lưu giữ được nét đẹp truyền thống của dân tộc trên họa tiết kimono. Những con người như Takichiro, Hideo, Riuxuke vẫn luôn đầy tâm huyết, say mê bất tận với từng sợi thắt lưng, với số phận của một ngành nghề truyền thống. Cùng với những băn khoăn trăn trở của những người thợ dệt, Kawabata đã chạm vào thời đại mà mọi giá trị tinh thần đang có nguy cơ suy vi, mai một. Điều này cho thấy, nỗi nhớ về quá khứ, những kí ức tươi đẹp vẫn luôn nhắc nhớ và ám ảnh không thôi đối với tâm hồn mỗi người Nhật, nó như một lời nhắc nhở người Nhật hãy luôn gìn giữ và trân trọng những gì là hồn cốt của dân tộc. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 52.2020 
78 
2.2.3. Hoa anh đào - biểu tượng của vẻ đẹp thiên nhiên và tâm hồn, tính cách Nhật 
Cùng với rượu sake, geisha, kimono... hoa anh đào cũng là một trong những biểu tượng rất Nhật Bản. Loại cây giản dị có độ cao trung bình. Cây anh đào không có cái vẻ hùng vĩ của cây thông, vẻ rực rỡ của cây mận và vẻ duyên dáng yểu điệu của cây liễu, song cây anh đào với hoa của nó nở rộ trong một tuần vào mùa xuân lại phù hợp với tính đa cảm của người Nhật, tới mức hoa anh đào đã trở thành đồng nghĩa với thế giới của loài hoa. Theo tinh thần của mùa hoa anh đào, mỗi năm một lần người Nhật Bản dành trọn vẹn mình cho một cuộc vui chơi thoải mái, thổ lộ hết mình như một ánh sao băng lóe sáng vậy. Hoa anh đào ngay khi đạt đến độ nở đẹp nhất của mình, những bông hoa bắt đầu rụng xuống, theo những cơn gió xuân bất chợt và trải xuống theo những giọt mưa xuân. Hoa anh đào rụng một cách khoan dung, buồn bã và hùng hồn. Khoan dung vì chỉ sau vài ngày nở rộ, bông hoa bắt đầu tàn héo. Buồn vì những cánh hoa rụng xuống, theo truyền thống vẫn nhắc người ta nhớ tới những cuộc đời ngắn ngủi. Hùng hồn vì bông hoa có cuộc đời ngắn ngủi này đã khẳng định một nét thẩm mỹ rất tự hào của người Nhật Bản, rằng những gì tốt đẹp trong thiên nhiên cũng như trong cuộc đời thường hiếm khi tồn tại lâu, rằng chính sự tàn phai sớm cũng là một nét đẹp và rằng nỗi luyến tiếc về những cuộc đời đã tắt lụi đúng ở đỉnh cao của nó chính là cái đẹp cao cả nhất. Theo “Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới”: “anh đào nở hoa - một cảnh tượng tự nhiên được sùng mộ nhất của cái đẹp trong trắng... Hoa của cây sakura là biểu tượng của sự trong trắng, trong sạch, chính vì lý do ấy mà nó trở thành biểu hiện của người võ sĩ, của lý tưởng hiệp sĩ...” không chỉ gợi những xúc cảm thẩm mỹ thuần túy, như người ta có thể giả định, căn cứ vào cây hoa anh đào ở Nhật Bản là một thứ cây chỉ ra hoa, không ra quả” [1; tr.9]. Trong tác phẩm Cố đô, hoa anh đào là một biểu tượng cho thiên nhiên nguyên sơ, trinh bạch đối lập với thế giới đô thị phồn hoa, ồn ào, bụi bặm. Câu chuyện về lễ hội hoa anh đào mùa xuân được Kawabata kể một cách say sưa và thói quen ngắm hoa anh đào ở các ngôi chùa cổ của người Nhật chính là nét đẹp văn hóa truyền thống. Chúng ta dễ dàng nhận thấy, quá khứ hiện ra sinh động trong hiện tại dưới hình thức các lễ hội: “Ở Kyoto là nơi có bao nhiêu chùa cổ Phật giáo và Thần đạo như vậy, hầu như không ngày nào là không có hội chùa lớn nhỏ. Cứ trông lịch tháng năm là đủ thấy - chả có ngày nào không khỏi ngày lễ” [10; tr.631]. Dù thời cuộc đổi khác, nhưng dường như đã trở thành nếp sống, người dân Cố đô vẫn cố gắng cùng gia đình duy trì những thói quen tao nhã là ngắm hoa ở những ngôi chùa cổ. Bốn mùa trong năm, mỗi mùa một vẻ, một mùa lễ hội khác nhau dân thành cổ đều có cách riêng để thưởng thức. Đặc biệt là mùa xuân, ngắm hoa anh đào nở, đây được coi là ngày hội dành cho sự giao hòa giữa tâm hồn con người và đất trời, với họ “Dù sao thế gian này cũng chẳng còn gì đẹp hơn anh đào nở hoa”; “hoa anh đào ở Omura được mệnh danh là trăng buổi bình minh, chúng khai hoa muộn hơn những nơi khác ở Cố đô” nhưng mãnh liệt khác thường; “phải chăng cũng là để Kyoto chưa phải vội chia tay với hoa?” [10; tr.584]... Điều này cho thấy, nỗi nhớ về quá khứ, những kí ức tươi đẹp vẫn luôn nhắc nhớ và ám ảnh không thôi đối với tâm hồn mỗi người Nhật, nó như một lời nhắc nhở người Nhật hãy luôn gìn giữ và trân trọng những gì đã là hồn cốt của dân tộc. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 52.2020 
79 
Trong Cố đô, hình ảnh hoa anh đào cũng chính là hình ảnh biểu tượng cho nét đẹp trong sáng, thanh tân của nhân vật Naeko. Một tâm hồn nhạy cảm, đắm say với thiên nhiên cảnh vật. Chiêm ngưỡng ngắm nhìn vẻ đẹp của thiên nhiên, của hoa anh đào bằng tình cảm sâu thẳm của một người con luôn rất đỗi yêu mến và tự hào về một thành cổ đầy thiêng liêng. “Cánh rừng nhỏ những cây anh đào rủ đã tô điểm cho khu vườn một vẻ riêng biệt. Không phải vô cớ mà giờ đây người ta nói: Cố đô có nhiều loài hoa, duy chỉ có hoa anh đào đủ thủ thỉ cùng ta: đấy mới đích xuân sang” [10; tr.585]. Có thể thấy, khung cảnh thiên nhiên đẹp đẽ đồng nhất với vẻ đẹp của tình người: “Thật vậy, cây anh đào đẹp lạ thường. Nó đứng đó, buông cành chẳng khác nào một cây liễu rủ. Chieko bước vào dưới tán che của nó, và một cơn gió nhẹ làm rớt xuống vai nàng, xuống bên chân nàng mấy cánh hoa. Những bông hoa rụng phủ đầy mặt đất phía dưới cây anh đào, bảy tám bông gì đó dập dờn trên mặt nước. Có sào trúc chống đỡ cành, vậy mà những đầu cành thanh mảnh, kết đầy hoa, vẫn rủ sát đất”. Nhưng dường như không gian thiên nhiên với vẻ đẹp vô thường của nó chính là nguyên nhân độc giả luôn đọc được trong tâm trạng nhân vật Kawabata là nỗi ám ảnh truyền thống về sự phù du ngắn ngủi của kiếp người. “Hoa anh đào cánh mỏng và chóng tàn, chỉ cần một cơn gió thoảng qua là đã rụng, ở Nhật Bản biểu trưng cho cái chết lý tưởng, không vương vấn với những lợi ích trần gian, và cả cho sự sống mong manh, vô thường” [1; tr.9]. Say sưa bởi vẻ đẹp khó cưỡng của hoa, nhưng ngay cả lúc đang chiêm ngưỡng con người đã cảm thấy cái bóng của sự tàn phai, cảm nhận cái buồn se sắt ám ảnh trước cảnh vật. Đặc biệt khi Cố đô đang oằn mình trước sự tấn công của văn hóa Phương Tây, thì những ám ảnh càng trở nên rõ nét đối với những con người thuộc về văn hóa Cố đô như ông Takichiro. Ngay cả cách mà con người đối xử với cỏ cây hoa lá cũng không còn cái tinh tế dịu dàng như xưa; người ta không còn thưởng hoa theo cách đã từng làm, giờ đây khách đến thưởng hoa thì ít mà “ăn uống rồi hát hò oang oang”. Để rồi, cứ sau mỗi mùa anh đào nở, cảnh vườn chùa trông thật thảm hại với những xác hoa phai úa trộn lẫn với biết bao rác rưởi mà du khách bỏ lại. Viết về hoa anh đào trong tâm thế của người nuối tiếc về giá trị truyền thống, về quá khứ tươi đẹp của dân tộc, người đọc càng thêm yêu mến, trân trọng tấm lòng nhà văn, tấm lòng một người con của nền văn hóa Cố đô. Vì vậy, hoa anh đào trở thành biểu tượng của giá trị nhân văn cao đẹp, đáng quý, đáng trân trọng của nền văn hóa Nhật Bản. 
3. KẾT LUẬN 
Có thể nói, kyoto, kimono, hoa anh đào trong Cố đô qua bàn tay nhào nặn tài hoa của Kawabata đã trở thành những biểu tượng gắn với niềm tự hào của người dân xứ sở hoa anh đào về nền văn hoá đặc sắc của họ. Vì vậy, việc tiếp cận tác phẩm của Kawabata ở góc độ biểu tượng thực sự đã giúp người đọc khám phá ra chiều sâu vẻ đẹp với nhiều điều bí ẩn của văn hóa truyền thống Nhật Bản trong tác phẩm cũng như đặc điểm phong cách nghệ thuật của nhà văn. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Phạm Vĩnh Cư, Nguyễn Xuân Giao, Lưu Huy Khánh, Nguyên Ngọc, Vũ Đình Đình, Nguyễn Văn Vỹ (dịch) (1997), Từ điển biểu tượng văn hoá thế giới, Nxb. Đà Nẵng, Đà Nẵng. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 52.2020 
80 
[2] Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ văn học, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. [3] Trần Lê Bảo (2011), Giải mã văn học từ mã văn hóa, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. [4] Trần Lê Bảo (2010), Giải mã tác phẩm “Người đẹp say ngủ” của Y.Kawabata (Từ chủ đề cứu thế), Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 3, trang 51-62. [5] Lê Nguyên Cẩn (2014), Tiếp cận văn học từ góc nhìn văn hóa, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. [6] Đinh Hồng Hải (2014), Nghiên cứu biểu tượng, một số hướng tiếp cận lý thuyết, Nxb. Thế giới, Hà Nội. [7] Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (chủ biên) (1992), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb. Giáo dục, Hà Nội. [8] Đào Thị Thu Hằng (2007), Văn hóa Nhật Bản và Yasunary Kawabata, Nxb. Giáo dục, thành phố Hồ Chí Minh. [9] Yasunary Kawabata (1998), Cuộc đời và tác phẩm, Nxb. Giáo dục, Hà Nội. [10] Yasunary Kawabata (2005), Tuyển tập tác phẩm, Nxb. Lao động - Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội. [11] Trần Tố Loan (2006), Cái đẹp truyền thống Nhật Bản trong sáng tác của Y. Kawabata, Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á, số 1, trang 67-71. [12] Viện ngôn ngữ học (2002), Hoàng Phê (chủ biên), Từ điển tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng - Trung tâm Từ điển học. 
THE INFLUENCE OF JAPANESE CULTURE ON LITERATURE - AN OBSERVATION FROM KAWABATA’S NOVEL “THE OLD CAPPITAL” 
Nguyen Thi Thanh Nga 
ABSTRACT 
This paper explores the indications of Japanese culture in The Old Capital by Kawabata, with typical emblems: old capital, kimono, cherry blossom. Based on the concept of artistic creation and the desire to create cultural values via the writer’s symbols, the approach of selecting and decoding emblems in literary writings is appropriate to help readers comprehend the beauty of Japanese culture and people. 
Keywords: Symbols, Japanese culture, The Old Capital, Kawabata. 
* Ngày nộp bài: 22/10/2020; Ngày gửi phản biện: 2/11/2020; Ngày duyệt đăng: 15/12/2020 

File đính kèm:

  • pdfanh_huong_van_hoa_nhat_trong_van_hoc_qua_cac_bieu_tuong_tron.pdf