Ảnh hưởng của thức ăn, chế độ cho ăn lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của tu hài (lutraria rhynchaena jonas, 1844) giai đoạn xuống đáy đến kích cỡ 5mm

Tu hài (Lutraria rhynchaena Jonas, 1844) là loài động vật thân mềm (ĐVTM)

hai mảnh vỏ có hàm lượng dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao. Theo kết quả phân tích

sinh hóa của tu hài, thành phần các chất chính có trong thịt thân mềm xác định theo

phần trăm khối lượng tươi như sau: Protein 11,63%; đường 0,42%; khoáng 1,22%;

nước 82,3%. Tu hài có khả năng thích ứng với sự thay đổi rộng của nhiệt độ và nồng

độ muối, có thể sống bình thường ở độ mặn từ 20 - 34‰, nhiệt độ 18 - 33oC. Tu hài

phân bố khá rộng, trải dài từ vùng biển phía Tây, Nam nước Úc đến một số nước

Châu Á như Trung Quốc, Thái Lan, Philippine và Việt Nam [2, 4]. Đặc biệt, tu hài

có phương thức ăn lọc các mùn bã hữu cơ và các sinh vật phù du trong nước, nên

nuôi tu hài vừa đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng vừa giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ

vật chất hữu cơ. Những năm gần đây, nghề nuôi tu hài ở nước ta phát triển rộng

khắp và theo quyết định số1628/QĐ-BNN-TCTS ngày 20 tháng 7 năm 2011của Bộ

Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tu hài được xác định là đối tượng xuất khẩu

chủ lực trong giai đoạn 2010 - 2020 [1].

Nghề nuôi tu hài phát triển đã làm tăng nhu cầu cung cấp con giống. Hiện nay,

sản xuất giống tu hài ở Việt Nam đã đạt được một số thành quả đáng kể. Tuy nhiên,

việc sản xuất giống vẫn gặp không ít khó khăn với tỷ lệ sống thấp trong giai đoạn ấu

trùng và giai đoạn xuống đáy, tỷ lệ hao hụt cao trong quá trình vận chuyển, chất

lượng con giống không ổn định. Những khó khăn đó một phần là do quy trình sản

xuất giống, đặc biệt là giai đoạn biến thái xuống đáy chưa hoàn thiện, thức ăn chưa

đảm bảo. Do đó, những nghiên cứu về thức ăn cho con giống tu hài cần được thực

hiện nhằm hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất giống, tạo ra con giống đạt chất

lượng cao.

Ảnh hưởng của thức ăn, chế độ cho ăn lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của tu hài (lutraria rhynchaena jonas, 1844) giai đoạn xuống đáy đến kích cỡ 5mm trang 1

Trang 1

Ảnh hưởng của thức ăn, chế độ cho ăn lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của tu hài (lutraria rhynchaena jonas, 1844) giai đoạn xuống đáy đến kích cỡ 5mm trang 2

Trang 2

Ảnh hưởng của thức ăn, chế độ cho ăn lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của tu hài (lutraria rhynchaena jonas, 1844) giai đoạn xuống đáy đến kích cỡ 5mm trang 3

Trang 3

Ảnh hưởng của thức ăn, chế độ cho ăn lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của tu hài (lutraria rhynchaena jonas, 1844) giai đoạn xuống đáy đến kích cỡ 5mm trang 4

Trang 4

Ảnh hưởng của thức ăn, chế độ cho ăn lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của tu hài (lutraria rhynchaena jonas, 1844) giai đoạn xuống đáy đến kích cỡ 5mm trang 5

Trang 5

Ảnh hưởng của thức ăn, chế độ cho ăn lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của tu hài (lutraria rhynchaena jonas, 1844) giai đoạn xuống đáy đến kích cỡ 5mm trang 6

Trang 6

Ảnh hưởng của thức ăn, chế độ cho ăn lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của tu hài (lutraria rhynchaena jonas, 1844) giai đoạn xuống đáy đến kích cỡ 5mm trang 7

Trang 7

Ảnh hưởng của thức ăn, chế độ cho ăn lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của tu hài (lutraria rhynchaena jonas, 1844) giai đoạn xuống đáy đến kích cỡ 5mm trang 8

Trang 8

Ảnh hưởng của thức ăn, chế độ cho ăn lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của tu hài (lutraria rhynchaena jonas, 1844) giai đoạn xuống đáy đến kích cỡ 5mm trang 9

Trang 9

Ảnh hưởng của thức ăn, chế độ cho ăn lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của tu hài (lutraria rhynchaena jonas, 1844) giai đoạn xuống đáy đến kích cỡ 5mm trang 10

Trang 10

pdf 10 trang minhkhanh 7200
Bạn đang xem tài liệu "Ảnh hưởng của thức ăn, chế độ cho ăn lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của tu hài (lutraria rhynchaena jonas, 1844) giai đoạn xuống đáy đến kích cỡ 5mm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ảnh hưởng của thức ăn, chế độ cho ăn lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của tu hài (lutraria rhynchaena jonas, 1844) giai đoạn xuống đáy đến kích cỡ 5mm

Ảnh hưởng của thức ăn, chế độ cho ăn lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của tu hài (lutraria rhynchaena jonas, 1844) giai đoạn xuống đáy đến kích cỡ 5mm
 Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 08, 6 - 2015 38
ẢNH HƯỞNG CỦA THỨC ĂN, CHẾ ĐỘ CHO ĂN LÊN SINH 
TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA TU HÀI (Lutraria rhynchaena 
Jonas, 1844) GIAI ĐOẠN XUỐNG ĐÁY ĐẾN KÍCH CỠ 5mm 
PHAN THỊ THƯƠNG HUYỀN (1), NGÔ ANH TUẤN (2), 
PHÙNG BẢY (1), NANCY NEVEJAN (3), HUỲNH ĐỨC TÂM (1) 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Tu hài (Lutraria rhynchaena Jonas, 1844) là loài động vật thân mềm (ĐVTM) 
hai mảnh vỏ có hàm lượng dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao. Theo kết quả phân tích 
sinh hóa của tu hài, thành phần các chất chính có trong thịt thân mềm xác định theo 
phần trăm khối lượng tươi như sau: Protein 11,63%; đường 0,42%; khoáng 1,22%; 
nước 82,3%. Tu hài có khả năng thích ứng với sự thay đổi rộng của nhiệt độ và nồng 
độ muối, có thể sống bình thường ở độ mặn từ 20 - 34‰, nhiệt độ 18 - 33oC. Tu hài 
phân bố khá rộng, trải dài từ vùng biển phía Tây, Nam nước Úc đến một số nước 
Châu Á như Trung Quốc, Thái Lan, Philippine và Việt Nam [2, 4]. Đặc biệt, tu hài 
có phương thức ăn lọc các mùn bã hữu cơ và các sinh vật phù du trong nước, nên 
nuôi tu hài vừa đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng vừa giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ 
vật chất hữu cơ. Những năm gần đây, nghề nuôi tu hài ở nước ta phát triển rộng 
khắp và theo quyết định số1628/QĐ-BNN-TCTS ngày 20 tháng 7 năm 2011của Bộ 
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tu hài được xác định là đối tượng xuất khẩu 
chủ lực trong giai đoạn 2010 - 2020 [1]. 
Nghề nuôi tu hài phát triển đã làm tăng nhu cầu cung cấp con giống. Hiện nay, 
sản xuất giống tu hài ở Việt Nam đã đạt được một số thành quả đáng kể. Tuy nhiên, 
việc sản xuất giống vẫn gặp không ít khó khăn với tỷ lệ sống thấp trong giai đoạn ấu 
trùng và giai đoạn xuống đáy, tỷ lệ hao hụt cao trong quá trình vận chuyển, chất 
lượng con giống không ổn định. Những khó khăn đó một phần là do quy trình sản 
xuất giống, đặc biệt là giai đoạn biến thái xuống đáy chưa hoàn thiện, thức ăn chưa 
đảm bảo. Do đó, những nghiên cứu về thức ăn cho con giống tu hài cần được thực 
hiện nhằm hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất giống, tạo ra con giống đạt chất 
lượng cao. 
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu 
Đối tượng nghiên cứu: Con giống tu hài (Lutraria rhynchaena Jonas, 1844). 
Nghiên cứu được thực hiện trong thời gian từ tháng 1 năm 2014 đến tháng 5 năm 
2014 tại khu thực nghiệm - Phòng sinh học thực nghiệm - Viện Nghiên cứu Nuôi 
trồng thủy sản III - 33 Đặng Tất - Nha Trang - Khánh Hòa. 
 Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 08, 6 - 2015 39
2.2. Phương pháp nghiên cứu 
Khi ấu trùng tu hài biến thái chuyển sang giai đoạn sống đáy, hệ thống nước 
trồi (upwelling) được dùng để ương. Hệ thống nước trồi bao gồm những bể hình 
phễu có thể tích 100 L. Trong mỗi bể thí nghiệm, một ống nhựa PVC đường kính 15 
cm, cao 30 cm, dưới đáy có bọc lưới 220 μm để cho ấu trùng không lọt được xuống 
dưới bể được đặt ở giữa, 900 ấu trùng spat được chứa trong mỗi ống PVC. Nước 
luôn luôn được tuần hoàn giữa ống PVC và bể hình phễu theo nguyên tắc trồi từ 
dưới đáy ống lên. Lưu tốc dòng chảy là 40 ml/phút. 
Mật độ con giống khi ương: 5 con/cm2 
Lượng thức ăn được chia cho ấu trùng trong mỗi nghiệm thức là: 2 lần/ngày 
(sáng và chiều). 
Kiểm tra các yếu tố môi trường (nhiệt độ (oC), pH, độ mặn (‰)): 2 lần/ngày 
vào lúc 8 giờ sáng và 2 giờ chiều. 
Xác định tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng 7 ngày/lần. 
Chế độ thay nước: Thay nước 100%/2 ngày/lần. 
Mỗi nghiệm thức thí nghiệm lặp lại 3 lần. 
Nghiên cứu được thực hiện với hai thí nghiệm sau: 
2.2.1. Ảnh hưởng của thức ăn lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của con giống 
tu hài giai đoạn sống đáy (spat) đến kích cỡ 5 mm 
Mật độ thức ăn ban đầu 100.000 tb/ml và được tăng dần theo nhu cầu sử dụng 
của ấu trùng spat đến con giống 5 mm. Công thức kết hợp các loại thức ăn được bố 
trí theo các nghiệm thức (NT) như sau: 
NT1: Isochrysis galbana+Chaetoceros calcitrans+Tetraselmis chuii theo tỷ lệ 1:1:1 
NT2: Isochrysis galbana+Skeletonema costatum+Tetraselmis chuii theo tỷ lệ 1:1:1 
NT3: Dicrateria sp.+Chaetoceros calcitrans+Tetraselmis chuii theo tỷ lệ 1:1:1 
NT4: Dicrateria sp.+Skeletonema costatum+Tetraselmis chuii theo tỷ lệ 1:1:1 
2.2.2. Ảnh hưởng của chế độ cho ăn lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của tu hài 
giai đoạn sống đáy (spat) đến kích cỡ 5 mm 
Từ kết quả thí nghiệm về thức ăn ở trên, loại thức ăn tốt nhất (các loài tảo) sẽ 
được sử dụng cho thí nghiệm này với 4 chế độ ăn khác nhau được bố trí như sau: 
- Chế độ ăn 1: 35.000; 40.000; 45.000; 50.000 tế bào tảo/ml/ngày, tương ứng 
với các thời gian thí nghiệm là: 1-7; 8-14; 15-21; 22 ngày - con giống 5 mm. 
 Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 08, 6 - 2015 40
- Chế độ ăn 2: 70.000; 80.000; 90.000; 100.000 tế bào tảo/ml/ngày, tương ứng 
với các thời gian thí nghiệm là: 1-7; 8-14; 15-21; 22 ngày - con giống 5 mm. 
- Chế độ ăn 3: 105.000; 120.000; 135.000; 150.000 tế bào tảo/ml/ngày, tương 
ứng với các thời gian thí nghiệm là: 1-7; 8-14; 15-21; 22 ngày - con giống 5 mm. 
- Chế độ ăn 4: 140.000; 160.000; 180.000; 200.000 tế bào tảo/ml/ngày, tương 
ứng với các thời gian thí nghiệm là: 1-7; 8-14; 15-21; 22 ngày - con giống 5 mm. 
2.3. Phương pháp thu thập và xử lí số liệu 
2.3.1. Phương pháp thu mẫu: Thu mẫu xác định kích thước và tỷ lệ sống 7 
ngày/lần. Với mẫu có kích thước bé sử dụng kính hiển vi đo kích thước. Khi kích 
thước đạt trên 2mm sử dụng thước kẹp có chia độ để đo. Xác định tỷ lệ sống của ấu 
trùng bằng cách cân tổng khối lượng ấu trùng sống thu được, sau đó lấy 1 g để đếm 
số lượng ấu trùng, rồi nhân với tổng khối lượng ấu trùng thu được và tính tỷ lệ sống, 
việc lấy mẫu được lặp lại 3 lần và tính giá trị trung bình. 
2.3.2. Xác định các thông số môi trường 
Nhiệt độ (oC) đo bằng nhiệt kế thủy ngân, độ mặn (‰): Xác định bằng khúc xạ 
kế, pH xác định bằng test pH. 
2.3.3. ... etraselmis chuii tu hài tăng trưởng 
chậm nhất, đến ngày thứ 36 chiều dài trung bình đạt 4.695 ± 13,1 μm. Các nghiệm 
thức còn lại là 1, 2, và 3 đều đạt chiều dài trung bình trên 5.000 μm, trong đó, 
nghiệm thức 1 thức ăn gồm: Isochrysis galbana+Chaetoceros calcitrans+ 
Tetraselmis chuii, tu hài giống đạt chiều dài trung bình cao nhất là 5.238 ± 22,2 μm. 
Theo Brown (1997), việc lựa chọn loài vi tảo sử dụng cho một đối tượng 
ĐVTM phải dựa vào sự tương quan giữa kích thước loài tảo và khả năng lọc ở từng 
giai đoạn của đối tượng đó cũng như giá trị dinh dưỡng của tảo. Thành phần của các 
acid béo không no HUFA nhất là EPA 20:5(n-3) (Eicosapentaenoic acid), ARA 
20:4(n-6) (Arachidonic acid) và DHA 22:6(n-3) (Docosahexaenoic acid) là yếu tố 
quan trọng để xác định giá trị dinh dưỡng của các loài tảo sử dụng thức ăn cho động 
vật biển [6]. Thông thường, người ta cần phối hợp nhiều loài tảo khác nhau làm thức 
ăn thay cho việc dùng đơn loài để ấu trùng có tốc độ sinh trưởng tốt hơn và rút ngắn 
thời gian biến thái. Cho đến nay, theo các nghiên cứu đều xác định mỗi loài tảo khác 
nhau thì chúng có giá trị dinh dưỡng khác nhau, một loài tảo có thể thiếu ít nhất là 
một thành phần dinh dưỡng cần thiết, ví dụ tảo I. galbana, có nhiều DHA, ít EPA 
nhưng ngược lại khuê tảo như Chaetoceros sp chứa nhiều EPA và ít DHA [3]. Trong 
sản xuất giống các đối tượng ĐVTM hai mảnh vỏ, tảo I. galbana được xem là thành 
phần thức ăn không thể thiếu trong suốt quá trình phát triển của ấu trùng. Khi chuyển 
sang giai đoạn ấu trùng spat đến con non thức ăn của chúng là sự kết hợp của tảo I. 
galbana với các loài tảo Tetraselmis sp và các loài tảo khác như Chaetoceros sp. [8]. 
Mặc dù chưa có các thí nghiệm về các loài tảo làm thức ăn cho tu hài giống, 
song trong các công trình nghiên cứu sản xuất nhân tạo giống tu hài tại Việt Nam của 
các tác giả Lê Xân (2010), Trần Trung Thành (2008) thì thức ăn cho ấu trùng và 
giống tu hài là các loài tảo có kích thước nhỏ như Nannochloropsis, Chaetoceros 
gracilis, C. calcitrans, C. mulleri, Isochrysis galbana, Platymonas [2, 5]. 
Từ kết quả thí nghiệm, thức ăn phù hợp cho sự phát triển của ấu trùng tu hài 
giai đoạn spat đến con giống 5mm là sự kết hợp của các loài tảo trong NT1 
(Isochrysis galbana + Chaetoceros calcitrans + Tetraselmis chuii). 
3.2.2. Ảnh hưởng của thức ăn lên tỷ lệ sống của tu hài giai đoạn spat đến 
con giống kích cỡ 5mm 
Ấu trùng được ương trong hệ thống nước trồi, mật độ ban đầu 5 con/cm2. Sau 
36 ngày thí nghiệm tỷ lệ sống của tu hài ở các nghiệm thức thức ăn 1, 2, 3 và 4 đạt 
lần lượt là: 50,1 ± 1,46%; 46,1 ± 0,85%; 47,7 ± 2,34%; và 42,0 ± 0,13%. Kết quả 
nghiên cứu được trình bày ở hình 2. 
 Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 08, 6 - 2015 43
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
1 8 15 22 29 36
thời gian thí nghiệm (ngày)
Tỷ
 lệ
 số
ng
 (%
)
NT 1 NT 2 NT 3 NT 4
Hình 2. Tỷ lệ sống của tu hài giai đoạn spat đến con giống kích cỡ 5mm 
Hình 2 cho thấy, tỷ lệ sống của con giống ở các nghiệm thức giảm xuống 
nhanh sau tuần ương đầu tiên. Tỷ lệ sống giảm nhanh nhất là ở NT 2 và NT 4, từ 
100% giảm xuống còn 69,1 ± 0,34% và 68,7 ± 1,52%. Tỷ lệ sống ở NT 1 giảm ít 
hơn so với các nghiệm thức khác (81,0 ± 4,50%). Sự giảm nhanh tỷ lệ sống trong 
tuần thí nghiệm đầu tiên có thể do ấu trùng biến thái thay đổi hình thức sống, từ 
sống nổi sang sống đáy. Ngoài ra, một lý do khác ảnh hưởng đến tỷ lệ sống thấp của 
ấu trùng là chúng đang sống trong bể ương lớn ở giai đoạn trôi nổi được chuyển 
sang bể ương nhỏ phù hợp cho giai đoạn sống đáy. Do đó, một số ấu trùng có thể 
sốc trước điều kiện nuôi và chết. Từ tuần thí nghiệm 2 (15 ngày) đến khi kết thúc thí 
nghiệm (36 ngày) tỷ lệ sống của ấu trùng giảm chậm hơn vì lúc này ấu trùng đã hoàn 
toàn chuyển sang phương thức sống đáy, thích ứng được với điều kiện nuôi mới, và 
lúc này yếu tố ảnh hưởng lên tỷ lệ sống của chúng chính là thức ăn. 
Kết quả sau 36 ngày thí nghiệm cho thấy sự kết hợp các loại thức ăn khác nhau 
đã ảnh hưởng lên tỷ lệ sống của ấu trùng (p < 0,05). Tỷ lệ sống ấu trùng cao nhất là ở 
NT 1, đạt 50,1 ± 1,46%, tỷ lệ sống thấp nhất là ở NT4 đạt 42,0 ± 0,13%. Tuy nhiên, 
theo phép kiểm định thống kê ANOVA tỷ lệ sống của tu hài đến ngày thứ 36 ở các 
nghiệm thức thức ăn 1, 2 và 3 khác nhau không có ý nghĩa về mặt thống kê (p > 0,05), 
nghiệm thức 2 và 4 khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Kết quả kiểm 
định có thể lý giải rằng giai đoạn hậu ấu trùng thức ăn của chúng không đòi hỏi dinh 
dưỡng cao như giai đoạn ấu trùng cho nên sự ảnh hưởng của các loại thức ăn lên tỷ lệ 
sống của chúng là không lớn. Tuy nhiên, hỗn hợp các loài tảo cho tu hài giai đoạn ấu 
trùng spat đến con giống cỡ 5mm đạt tỷ lệ sống cao nhất là sự kết hợp của các loài 
tảo Isochrysis galbana+Chaetoceros calcitrans+Tetraselmis chuii. Kết quả cũng cho 
thấy, trong sản xuất tu hài đại trà ở giai đoạn hậu ấu trùng nếu thiếu loài tảo 
 Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 08, 6 - 2015 44
Isochrysis galbana thì chúng ta có thể dùng loài tảo Dicrateria sp, hoặc thiếu tảo 
Chaetoceros calcitrans có thể dùng tảo Skeletonema costatum để thay thế (dựa trên 
nghiên cứu của Cotteau P., Sorgeloos P. (1992)) [7]. Bởi vì tảo Dicrateria sp là một 
loài tảo thuộc họ Isochrysidaceae (thuộc nhóm tảo silic cùng với tảo Isochrysis 
galbana) có giá trị dinh dưỡng cao, đã được sử dụng nhiều trong các trại giống 
ĐVTM. Tảo Skeletonema costatum cũng chứa hàm lượng EPA, DHA cao và hàm 
lượng Vitamin C làm tăng sức đề kháng cho vật nuôi so với tảo Chaetoceros 
calcitrans, tuy nhiên tế bào của nó có kích thước lớn (10 x 5μm), tế bào dạng chuỗi 
nên thường được sử dụng cho ĐVTM giai đoạn con giống, còn giai đoạn hậu ấu 
trùng tảo Chaetoceros calcitrans vẫn được sử dụng phổ biến hơn [6, 8]. 
3.3. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ cho ăn lên tăng trưởng và 
tỷ lệ sống của ấu trùng tu hài giai đoạn spat đến con giống 5mm. 
3.3.1. Ảnh hưởng của chế độ cho ăn lên sinh trưởng của tu hài giai đoạn 
spat đến con giống 5mm 
Từ kết quả của thí nghiệm về thức ăn cho tu hài giống đã được trình bày ở 
trên, thức ăn tốt nhất cho ấu trùng tu hài từ spat đến con giống 5mm là các loài tảo 
Isochrysis galbana + Chaetoceros calcitrans + Tetraselmis chuii được sử dụng cho 
các chế độ ăn của thí nghiệm này. Thí nghiệm với 4 chế độ cho ăn khác nhau, ương 
trong hệ thống upwelling, với điều kiện môi trường nuôi như nhau. Kết quả thí 
nghiệm được trình bày ở hình 3. 
0
1000
2000
3000
4000
5000
6000
1 8 15 22 29 36
Thời gian thí nghiệm (ngày)
C
hi
ều
 d
ài
 v
ỏ t
ru
ng
 b
ìn
h 
(μm
)
Chế độ ăn 1 Chế độ ăn 2 Chế độ ăn 3 Chế độ ăn 4
Hình 3. Tăng trưởng chiều dài của tu hài ở các chế độ ăn khác nhau 
 Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 08, 6 - 2015 45
Kết quả thí nghiệm cho thấy chế độ cho ăn ảnh hưởng lên sinh trưởng của tu 
hài giai đoạn ấu trùng spat đến con giống 5mm (p < 0,05). Nhu cầu tiêu thụ thức ăn 
của tu hài ở giai đoạn này rất lớn, sau 36 ngày thí nghiệm ở chế độ cho ăn 3 chiều 
dài ấu trùng đạt cao nhất (5.757 ± 5,7 μm), khác biệt có ý nghĩa thống kê với các chế độ 
ăn 1 (4.657 ± 6,7 μm), chế độ ăn 2 (4.762 ± 5,3 μm) và chế độ ăn 4 (4.429 ± 5,9 μm). 
Chiều dài của ấu trùng ở chế độ cho ăn 4 đạt thấp nhất (4.429 ± 5,9 μm). Như vậy, 
với chế độ cho ăn ít hoặc nhiều quá đều không phù hợp: Lượng thức ăn ít sẽ không 
đáp ứng đủ lượng thức ăn cho tu hài, không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng để giúp 
chúng phát triển tốt; lượng thức ăn nhiều tu hài không sử dụng hết sẽ dư thừa và 
lắng tụ lại trong bể nuôi, gây ô nhiễm môi trường nuôi, ảnh hưởng đến sức khỏe tu 
hài, tu hài sinh trưởng chậm. 
Vì vậy, từ kết quả nghiên cứu chế độ cho ăn thích hợp nhất cho ương nuôi tu 
hài từ ấu trùng spat đến con giống 5mm là: 105.000; 120.000; 135.000; 150.000 tế 
bào/ml tương ứng với các thời gian thí nghiệm là 1 - 7; 8 - 14; 15 - 21; 22 - 36. 
3.3.2. Ảnh hưởng của chế độ cho ăn lên tỷ lệ sống của tu hài từ giai đoạn 
spat đến con giống 5mm 
Với mật độ ương ban đầu ở các lô thí nghiệm là như nhau 5 con/cm2, sau 36 
ngày thí nghiệm tỷ lệ sống của tu hài ở các chế độ cho ăn 1, 2, 3 và 4 đạt lần lượt là: 
41,5 ± 0,34 %; 45,6 ± 0,36%: 51,1 ± 0,43% và 40,0 ± 0,77%. Kết quả thí nghiệm về 
tỷ lệ sống của tu hài ở 4 chế độ cho ăn khác nhau được trình bày ở hình 4. 
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
1 8 15 22 29 36
Thời gian thí nghiệm (ngày)
T
ỷ l
ệ s
ốn
g 
(%
)
Chế độ ăn 1 Chế độ ăn 2 Chế độ ăn 3 Chế độ ăn 4
Hình 4. Tỷ lệ sống của tu hài ở các chế độ ăn khác nhau 
 Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 08, 6 - 2015 46
Qua hình 4 thấy rằng, từ ngày thí nghiệm thứ nhất đến ngày thứ 8 do chuyển 
giai đoạn từ phương thức sống nổi sang sống đáy nên tỷ lệ sống của ấu trùng giảm 
nhanh, chế độ cho ăn 3 cho tỷ lệ sống cao nhất là 81,3 ± 0,67%, chế độ cho ăn 4 cho 
tỷ lệ sống thấp nhất là 75,0 ± 1,89%. Sau ngày thí nghiệm thứ 8 đến khi kết thúc thí 
nghiệm là 36 ngày, thời gian này tu hài đã thích nghi được với đời sống đáy nên tỷ 
lệ sống của chúng giảm xuống không quá nhanh như trước. Kết quả thí nghiệm về 
chế độ cho ăn đã ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của tu hài giống (p < 0,05), chế độ cho ăn 
3 tu hài có tỷ lệ sống cao nhất (51,1 ± 0,43%) và chế độ cho ăn 4 tu hài có tỷ lệ sống 
thấp nhất (40,0 ± 0,77%). 
Từ kết quả nghiên cứu về tăng trưởng và tỷ lệ sống của tu hài ở 4 chế độ cho ăn 
khác nhau cho thấy, với chế độ cho ăn 3 là 105.000; 120.000; 135.000; 150.000 tế 
bào/ml tương ứng với các thời gian thí nghiệm là 1 - 7; 8 - 14; 15 - 21; 22 - 36, tu hài 
giai đoạn spat đến con giống kích cỡ 5 mm có tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống cao nhất. 
4. KẾT LUẬN 
- Công thức kết hợp các loại thức ăn cho tăng trưởng và tỷ lệ sống của con 
giống tu hài từ giai đoạn spat đến kích cỡ 5mm cao nhất là: Isochrysis galbana + 
Chaetoceros calcitrans + Tetraselmis chuii. Sau 36 ngày thí nghiệm chiều dài trung 
bình của tu hài giống đạt 5.238 ± 22,2 μm, tỷ lệ sống 50,1 ± 1,46%. 
- Chế độ ăn cho tu hài spat đến con giống kích cỡ 5mm đạt tăng trưởng và tỷ 
lệ sống cao nhất là 105.000; 120.000; 135.000; 150.000 tế bào/ml, tương ứng với 
các thời gian thí nghiệm là 1-7; 8-14; 15-21; 22-36. Sau 36 ngày thí nghiệm chiều 
dài trung bình của tu hài giống đạt 5.757 ± 5,7μm, tỷ lệ sống 51,1 ± 0,43%. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Phùng Bảy, Quy hoạch phát triển nuôi nhuyễn thể hàng hóa tập trung đến 
năm 2020, Báo cáo tổng kết đề án, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III, 
2011, tr.59-83 
2. Trần Trung Thành, Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản và thử 
nghiệm sản xuất giống Tu hài (Lutraria rhynchaena Jonas, 1844) tại Khánh 
Hòa, Luận văn thạc sỹ nông nghiệp, Đại học Nha Trang, 2008, tr.9-64. 
3. Nguyễn Thị Xuân Thu và cộng tác viên, Tảo đơn bào- cơ sở thức ăn của động 
vật thủy sản, Tuyển tập các công trình nghiên cứu khoa học công nghệ (1984-
2004), Trung tâm Nghiên cứu Thủy sản III, 2004, tr.405-423. 
4. Ngô Anh Tuấn, Giáo trình Kỹ thuật nuôi động vật thân mềm, Nxb. Nông 
Nghiệp Tp. Hồ Chí Minh, 2012, tr.207-215. 
5. Lê Xân và cộng tác viên, Sổ tay hướng dẫn sản xuất giống nhân tạo một số 
loài động vật thân mềm 2 mảnh vỏ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 
Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I, 2010, tr.2-21. 
 Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 08, 6 - 2015 47
6. Brown M. R., Jeffrey S. W., Volkman J. K., Dunstan G. A., Nutritional 
properties of microalgae for mariculture, Aquaculture, 1997, 151, p.315-331. 
7. Cotteau P. & Sorgeloos P., The use of algal subtitutes and the requiment for 
live algae in the hatchery and nursery rearing in bivalve molluscs: An 
international survey, Journal of Shellfish Research, 1992, 11, p.467-476. 
8. Utting S. D. & Spencer B. E., The hatchery culture of bivalve mollusc larvae 
and juveniles, Ministry of agriculture, fisheries and food dicrectorate of 
fisheries reseacher, Lowestoft, 1991, 68, p.1-31. 
SUMMARY 
THE EFFECTS OF FOOD AND FOOD DIETS ON THE GROWTH AND 
SURVIVAL OF OTTER CLAM (LUTRARIA RHYNCHAENA, JONAS 1844) 
FROM SPAT STAGE TO JUVENILE OF 5 mm SIZE 
This report presents the results of two studies on the effects of different algae 
species foods and food diets on the growth and survival rate of otter clam from the 
spat stage to 5mm- seed stage. 
The 5 algae species used to feed otter clam were Isochrysis galbana, Dicrateria 
sp, Chaetoceros calcitrans, Skeletonema costatum, Tetraselmis chuii. They were 
combined into four different trials, among them Tetraselmis chuii is used in all trials. 
The 36 day-trial result shows that the size and survival rate of otter clam in the trial 
done with Isochrysis galbana + Chaetoceros calcitrans + Tetraselmis chuii are the 
best (5.238 ± 2,22μm, 50,1 ± 1,46%). 
The otter clam spat was fed with four different food diets including (35.000; 
40.000; 45.000; 50.000 cells/mL/day); (70.000; 80.000; 90.000; 100.000 
cells/mL/day); (105.000; 120.000; 135.000; 150.000 cells/mL/day); (140.000; 
160.000; 180.000; 200.000 cells/mL/day) at day periods respectively 1-7; 8-14; 15-
21; 22-5mm-seed. As a result, in the diet of 105.000; 120.000; 135.000; 150.000 
cells/mL/da at 1-7; 8-14; 15-21; 22-36 days respectively, the size and survival rate 
of otter clam spat are the best (5.757± 5,7 μm, 51,1± 0,43%). 
Từ khóa: Tu hài, thức ăn, chế độ cho ăn, otter clam, Lutraria rhynchaena 
Jonas, 1844, food, food dosage. 
Nhận bài ngày 19 tháng 3 năm 2015 
Hoàn thiện ngày 12 tháng 5 năm 2015 
(1) Phòng Sinh học thực nghiệm, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III 
(2) Viện Nuôi trồng thủy sản, Trường Đại học Nha Trang 
(3) Trung tâm tham khảo Artemia và nuôi trồng thủy sản (ARC) - Phòng sản 
xuất động vật - Khoa khoa học sinh vật - Đại học Ghent (Bỉ) 

File đính kèm:

  • pdfanh_huong_cua_thuc_an_che_do_cho_an_len_sinh_truong_va_ty_le.pdf