Ảnh hưởng của mật độ đến tỷ lệ sống và sinh trưởng của cá chiên (bagarius rutilus) nuôi lồng giai đoạn 70 - 500g tại hạ lưu Sông Lô, tỉnh Phú Thọ

Nghiên cứu này nhằm đánh giá ảnh hưởng của mật độ lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá chiên rutilus (Ng & Kottelat, 2000) giai đoạn 70-500g nuôi lồng tại vùng hạ lưu sông Lô - Phú Thọ. Cá Chiên Bagarius thí nghiệm có chiều dài ban đầu từ 22,0-23,0 cm/con và khối lượng từ 70-72 g/con được bố trí nuôi trong các lồng đặt trên sông, mỗi lồng có thể tích 9,0m3. Thí nghiệm được bố trí với 3 nghiệm thức về mật độ, nghiệm thức 1 (NT1): Mật độ thả 12 con/m3, NT2: Mật độ thả 16 con/m3; NT3: Mật độ thả 20 con/m3, các thí nghiệm kéo dài trong thời gian 5 tháng. Kết quả thí nghiện cho thấy cá chiên sinh trưởng nhanh và đạt tỷ lệ sống cao nhất ở NT1, cá đạt khối lượng 542,68 g/con, chiều dài 35,42 cm/con và tỷ lệ sống 85,5%, ở NT3 cá sinh trưởng chậm, tỷ lệ sống thấp, đạt khối lượng 512,37 g/con và tỷ lệ sống đạt 68,5%. Cá chiên nuôi với mật độ cao tăng trưởng chậm hơn so với cá mật độ thấp, sự sai khác có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Từ kết quả thí nghiệm cho thấy mật độ nuôi từ 12-16 con/m3 là phù hợp với cá chiên thương phẩm giai đoạn 70 -500g nuôi lồng

Ảnh hưởng của mật độ đến tỷ lệ sống và sinh trưởng của cá chiên (bagarius rutilus) nuôi lồng giai đoạn 70 - 500g tại hạ lưu Sông Lô, tỉnh Phú Thọ trang 1

Trang 1

Ảnh hưởng của mật độ đến tỷ lệ sống và sinh trưởng của cá chiên (bagarius rutilus) nuôi lồng giai đoạn 70 - 500g tại hạ lưu Sông Lô, tỉnh Phú Thọ trang 2

Trang 2

Ảnh hưởng của mật độ đến tỷ lệ sống và sinh trưởng của cá chiên (bagarius rutilus) nuôi lồng giai đoạn 70 - 500g tại hạ lưu Sông Lô, tỉnh Phú Thọ trang 3

Trang 3

Ảnh hưởng của mật độ đến tỷ lệ sống và sinh trưởng của cá chiên (bagarius rutilus) nuôi lồng giai đoạn 70 - 500g tại hạ lưu Sông Lô, tỉnh Phú Thọ trang 4

Trang 4

Ảnh hưởng của mật độ đến tỷ lệ sống và sinh trưởng của cá chiên (bagarius rutilus) nuôi lồng giai đoạn 70 - 500g tại hạ lưu Sông Lô, tỉnh Phú Thọ trang 5

Trang 5

Ảnh hưởng của mật độ đến tỷ lệ sống và sinh trưởng của cá chiên (bagarius rutilus) nuôi lồng giai đoạn 70 - 500g tại hạ lưu Sông Lô, tỉnh Phú Thọ trang 6

Trang 6

Ảnh hưởng của mật độ đến tỷ lệ sống và sinh trưởng của cá chiên (bagarius rutilus) nuôi lồng giai đoạn 70 - 500g tại hạ lưu Sông Lô, tỉnh Phú Thọ trang 7

Trang 7

pdf 7 trang minhkhanh 10320
Bạn đang xem tài liệu "Ảnh hưởng của mật độ đến tỷ lệ sống và sinh trưởng của cá chiên (bagarius rutilus) nuôi lồng giai đoạn 70 - 500g tại hạ lưu Sông Lô, tỉnh Phú Thọ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ảnh hưởng của mật độ đến tỷ lệ sống và sinh trưởng của cá chiên (bagarius rutilus) nuôi lồng giai đoạn 70 - 500g tại hạ lưu Sông Lô, tỉnh Phú Thọ

Ảnh hưởng của mật độ đến tỷ lệ sống và sinh trưởng của cá chiên (bagarius rutilus) nuôi lồng giai đoạn 70 - 500g tại hạ lưu Sông Lô, tỉnh Phú Thọ
77
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Tập 20, Số 3 (2020): 77-84TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG
Tập 20, Số 3 (2020): 77-84
JOURNAL OF SCIENCE AND TECHNOLOGY 
HUNG VUONG UNIVERSITY
Vol. 20, No. 3 (2020): 77-84
Email: tapchikhoahoc@hvu.edu.vn Website: www.hvu.edu.vn
*Email: tuantrieuanh85@gmail.com
ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ ĐẾN TỶ LỆ SỐNG VÀ SINH TRƯỞNG 
CỦA CÁ CHIÊN (Bagarius rutilus) NUÔI LỒNG GIAI ĐOẠN 70-500g 
TẠI HẠ LƯU SÔNG LÔ, TỈNH PHÚ THỌ
Triệu Anh Tuấn1*, Thái Thanh Bình2, Trần Anh Tuấn1, Cù Văn Đông1
1Phòng Khoa học và Công nghệ, Trường Đại học Hùng Vương, Phú Thọ
2Trường Cao đẳng Kinh tế, Kỹ thuật và Thủy sản, Bắc Ninh
Ngày nhận bài: 14/9/2020; Ngày chỉnh sửa: 09/10/2020; Ngày duyệt đăng: 16/10/2020
Tóm tắt
Nghiên cứu này nhằm đánh giá ảnh hưởng của mật độ lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá chiên Bagarius rutilus (Ng & Kottelat, 2000) giai đoạn 70-500g nuôi lồng tại vùng hạ lưu sông Lô - Phú Thọ. Cá Chiên 
thí nghiệm có chiều dài ban đầu từ 22,0-23,0 cm/con và khối lượng từ 70-72 g/con được bố trí nuôi trong các 
lồng đặt trên sông, mỗi lồng có thể tích 9,0m3. Thí nghiệm được bố trí với 3 nghiệm thức về mật độ, nghiệm 
thức 1 (NT1): Mật độ thả 12 con/m
3, NT2: Mật độ thả 16 con/m
3; NT3: Mật độ thả 20 con/m
3, các thí nghiệm kéo 
dài trong thời gian 5 tháng. Kết quả thí nghiện cho thấy cá chiên sinh trưởng nhanh và đạt tỷ lệ sống cao nhất ở 
NT1, cá đạt khối lượng 542,68 g/con, chiều dài 35,42 cm/con và tỷ lệ sống 85,5%, ở NT3 cá sinh trưởng chậm, 
tỷ lệ sống thấp, đạt khối lượng 512,37 g/con và tỷ lệ sống đạt 68,5%. Cá chiên nuôi với mật độ cao tăng trưởng 
chậm hơn so với cá mật độ thấp, sự sai khác có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Từ kết quả thí nghiệm cho thấy mật 
độ nuôi từ 12-16 con/m3 là phù hợp với cá chiên thương phẩm giai đoạn 70 -500g nuôi lồng. 
Từ khóa: Cá chiên, mật độ, tăng trưởng, nuôi lồng.
1. Đặt vấn đề
Cá chiên (Bagarius rutilus Ng & Kottelat, 
2000) là một trong những loài cá nước ngọt 
bản địa, quý hiếm có giá trị dinh dưỡng, giá 
trị kinh tế cao [1], và được xếp vào nguy cấp 
bậc 2 [2]. Thịt cá chiên thơm ngon, giá thành 
cao nên loài cá này được nuôi ở nhiều nơi 
ở các tỉnh phía Bắc như Tuyên Quang, Hà 
Giang, Phú Thọ, Hòa Bình [3].
Ở tỉnh Phú Thọ, vài năm trở lại đây số 
lượng người nuôi cá chiên tăng cao, đặc biệt 
là người dân thuộc các huyện Đoan Hùng, 
Phù Ninh, Thanh Thủy, Thành phố Việt Trì... 
với hình thức nuôi chủ yếu là nuôi lồng đặt 
dưới sông. Diện tích mặt nước nuôi tại địa 
phương trung bình đạt từ 2.000-3.000m2, 
người nuôi chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, 
sự hiểu biết và việc ứng dụng các giải pháp 
kỹ thuật vào thực tế điều kiện mô hình nuôi 
78
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Triệu Anh Tuấn và ctv.
cá chiên của người dân còn rất nhiều hạn 
chế, chưa có quy trình kỹ thuật nuôi. Mật độ 
thả giống ngẫu nhiên, kích thước con giống 
không đồng đều, điều này đã ảnh hưởng 
không nhỏ đến năng suất và hiệu quả kinh tế.
Hàng năm sản lượng cá chiên thương 
phẩm không đủ đáp ứng cho nhu cầu tiêu 
thụ của thị trường, do việc khai thác loài cá 
này bằng nhiều hình thức và do ô nhiễm môi 
trường nước đang làm nguồn lợi loài cá này 
giảm sút nghiêm trọng trong khi nhu cầu tiêu 
thụ ngày càng tăng cao [4]. Do vậy, cá chiên 
đang là đối tượng được quan tâm trong sản 
xuất giống và nuôi thương phẩm.
Hiện nay, nghề nuôi cá chiên đang phát 
triển ở các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, 
Phú Thọ và Thanh Hóa [4]. Tuy nhiên, đây 
là loài cá dữ, bắt mồi chủ động và ăn động 
vật, chúng có thể ăn thịt lẫn nhau khi nuôi 
với mật độ không phù hợp. Do vậy vấn đề 
đặt ra cần phải nghiên cứu để xác định được 
mật độ nuôi phù hợp cho cá chiên giai đoạn 
nuôi thương phẩm là vấn đề rất cần thiết, 
trong kỹ thuật nuôi cá chiên thì mật độ thả 
có ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ sống và khả năng 
sinh trưởng của cá. Việc xác định được mật 
độ nuôi phù hợp nhằm đảm bảo cho cá sinh 
trưởng tốt, rút ngắn thời gian nuôi, tăng tỷ lệ 
sống và nâng cao sản lượng nuôi. Từ những 
lý do trên nghiên cứu này thực hiện nhằm 
xác định được loại thức ăn phù hợp đối với 
cá chiên để từ đó phát triển bền vững nghề 
nuôi cá chiên.
Chính vì vậy, nghiên cứu này thực hiện 
nhằm xác định được mật độ nuôi phù hợp đối 
với cá chiên để đảm bảo cho cá sinh trưởng 
tốt, rút ngắn thời gian nuôi, tăng tỷ lệ sống, 
nâng cao sản lượng nuôi và nâng cao hiệu 
quả của quá trình nuôi thương phẩm, từ đó 
phát triển bền vững nghề nuôi cá chiên.
2. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Vật liệu nghiên cứu
Cá chiên được lựa chọn đạt các tiêu chí: 
kích thước đồng đều, khoẻ mạnh, không bị 
xây sát và dị tật được thu từ sông Lô, nuôi 
thuần hóa trước khi tiến hành thí nghiệm. 
Cá thí nghiệm có khối lượng dao động từ 
70-72 g/con, chiều dài thân từ 22-23 cm/con.
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: Từ 04/2019 đến 
8/2019. 
- Địa điểm nghiên cứu: Thí nghiệm được 
triển khai tại sông Lô, thuộc huyện Phù 
Ninh, Phú Thọ. Các thí nghiệm được triển 
khai trong các lồng (kích thước: 3 × 1,5 
× 2 m) đặt trên sông. Khung lồng sử dụng là 
ống thép mạ kẽm có đường kính 27 mm, lưới 
giăng được sử dụng là lưới dù, mắt lưới (2 × 
2 mm) luôn được giữ căng bảo đảm diện tích 
thực và tăng khả năng thông thoáng với môi 
trường bên ngoài. Các lồng được bố trí đặt 
dưới sông nơi có độ sâu trung bình 8m, vật 
tốc dòng chảy đo được đạt trung bình 0,38 ± 
0,054 m/s.
2.3. Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí với 3 nghiệm thức 
(NT) về mật độ gồm: NT1 mật độ 12 con/m
3; 
NT2 mật độ 16 con/m
3; NT3 mật độ 20 con/m
3 . 
Mỗi nghiệm thức được nuôi trong các lồng, 
thể tích mỗi lồng 9,0 m3, được đặt trên sông, 
mỗi thí nghiệm được lặp lại 3 lần. Nguồn 
79
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Tập 20, Số 3 (2020): 77-84
thức ăn là cá tạp (tép dầu), các nghiệm thức 
được bố trí cùng 1 điều kiện chăm sóc, khẩu 
phần cho ăn bằng 5-7% khối lượng thân cá/
ngày, cho ăn 1 lần/ngày vào lúc 18h00 chiều. 
Thường xuyên kiểm tra môi trường nước 
trong các lồng nuôi.
Các chỉ tiêu về môi trường: Nhiệt độ được 
xác định bằng nhiệt kế bách phân, độ trong 
được đo bằng đĩa Secchi giá trị độ sâu được 
đọc 2 lần, lần 1 khi hạ từ từ xuống đến khi 
không nhìn thấy đĩa. Các chỉ tiêu pH, hàm 
lượng oxi hòa tan (DO) và TAN được xác 
định bằng các bột test kit Sera của Đức theo 
hướng dẫn của nhà sản xuất. Các yếu tố môi 
trường được đo 2 lần/ngày vào buổi sáng 8h 
và 16h, mỗi lần 2 mẫu. Vận tốc dòng chảy 
được xác định bằng khảng cách (S) điểm đầu 
và điểm cuối của lồng nuôi v=S/t (t- thời gian 
tính bằng giây).
2.4. Một số chỉ tiêu theo dõi
Cá chiên được thu mẫu định kỳ 1 tháng/
lần, số lượng 30 con/nghiệm thức để kiểm 
tra tăng trưởng về khối lượng và kích thước. 
Kiểm tra tỷ lệ sống. 
Khối lượng của cá trong thí nghiệm được 
xác định vào thời điểm trước, trong quá trình 
thí nghiệm và sau khi kết thúc thí nghiệm.
Kích thước chiều dài của cá được đo bằng 
thước kẹp panmer hiệu Mitutoyo của Nhật 
độ chính xác 0,01 mm. Khối lượng được xác 
định bằng cân phân tích có độ nhảy 0,01g. 
Tính toán và xử lý số liệu tăng trưởng dựa 
theo Jara R. (1997)[6], Cao fujun (2009) [7].
+ Tốc độ tăng trưởng chiều dài tuyệt đối 
(mm/ngày):
ADGL = (L2 - L1)/(t2 - t1)
+ Tốc độ tăng trưởng chiều dài đặc trưng 
của cá chiên (%/ngày):
SGRL (%) = (lnL2 - ln L1)×100/(t2 - t1). 
+ Tốc độ tăng trưởng khối lượng tuyệt 
đối (g/ngày):
ADGW (g/ngày) = (W2 - W1)/(t2 - t1).
+ Tốc độ tăng trưởng đặc trưng của cá 
chiên (%/ngày):
SGRW (%/ngày) = (lnW2 - lnW1)×100/ 
(t2 - t1). 
Trong đó : L2, L1, W2, W1 là chiều dài và 
khối lượng tương ứng của cá chiên tại các 
thời gian t2, t1 (t1: thời gian ban đầu; t2: thời 
gian sau thí nghiệm).
+ Hệ số phân đàn (Coeffi-cient Variation): 
CV = δ/Ẋ × 100(%): (δ: độ lệch chuẩn; Ẋ: 
giá trị trung bình).
+ Tỷ lệ sống của cá chiên (%) .
SR (%) = (Số cá thu hoạch/Số cá thả ban 
đầu)×100 (%)
Các chỉ số về sinh trưởng được đánh giá 1 
tháng 1 lần, mỗi lần thu ngẫu nhiên tối thiểu 
30 mẫu ở mỗi lồng, giá trị đại diện của mỗi 
chỉ tiêu là giá trị trung bình của 30 mẫu.
2.5. Xử lý số liệu
Các số liệu về tỷ lệ sống, tăng trưởng 
theo ngày và đặc trưng được tính toán giá 
trị trung bình, độ lệch chuẩn và phân tích 
one-way ANOVA tìm sự khác biệt giữa các 
giá trị trung bình bằng so sánh LSD với phần 
mềm Excel. Các giá trị số liệu được xử lý 
thống kê với độ tin cậy 95% (α=0,05).
80
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Triệu Anh Tuấn và ctv.
3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
3.1. Biến động một số yếu tố môi trường
Các yếu tố môi trường sống có ảnh hưởng 
rất lớn tới sinh trưởng và phát triển của cá, 
đặc biệt là cá chiên, loài rất nhạy cảm với 
điều kiện môi trường. Kết quả theo dõi một 
số yếu tố môi trường trong các nghiệm thức 
thí nghiệm, nhiệt độ môi trường nước nằm 
trong khoảng 26,0-29,75oC, DO dao động 
5,8 - 5,95, pH ổn định (7,8). Hàm lượng các 
chất amoni hòa tan trong nước ổn định và đạt 
giá trị 0,32 mg/l.
Vận tốc dòng chảy phía ngoài lồng dao 
động trong khoảng 0,38 ± 0,054 m/s và vận 
tốc này giảm ở phía trong lồng nuôi, vận tốc 
trung bình khoảng phía trong lồng nuôi dao 
động 0,30 ± 0,015 m/s; vận tốc phía trong 
lồng giảm do lực cản của lưới vây quanh 
lồng nuôi. Vận tốc nước tương đối ổn định 
qua các tháng thí nghiệm.
Các giá trị này đều nằm trong giới hạn 
cho phép nuôi cá nước ngọt và thích hợp cho 
sự sinh trưởng và phát triển của cá chiên [8]. 
3.2. Tỷ lệ sống của cá chiên ở các mật độ 
khác nhau
Kết quả nghiên cứu cho thấy mật độ 
nuôi có ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cá 
chiên nuôi lồng (Bảng 1). Tỷ lệ sống trung 
bình của cá ở cá nghiệm thức thí nghiệm 
dao động từ 68,5 - 85,5%, các nghiệm thức 
đều có sự sai khác thống kê (p < 0,05). Tỷ 
lệ sống cao nhất ở NT1 (85,5%), tiếp đến là 
NT2 (76,2%) và thấp nhất ở NT3 tỷ lệ sống 
đạt 68,5% (Hình 1). 
Hình 1. Tỷ lệ sống của cá chiên ở 3 nghiệm thức mật độ
Tỷ lệ sống của cá chiên ở NT1 trong 
nghiên cứu này cao hơn so với các kết quả 
nghiên cứu trước đây. Trong nghiên cứu của 
Hồ Sĩ Hiệp (2015) khi nuôi cá chiên thương 
phẩm ở cùng giai đoạn khi sử dụng nguồn 
thức ăn là cá tạp đạt 64,7% [9], Lê Minh Hải 
(2012) nuôi thương phẩm cá chiên trong ao 
đất đạt 58,6% [10], so với một số đối tượng 
cá da trơn khác cũng cho kết quả cao hơn 
như ở cá ngạnh 68,67 - 80,2% [11].
81
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Tập 20, Số 3 (2020): 77-84
2.3. Ảnh hưởng của mật độ lên sinh trưởng 
của cá chiên giai đoạn 70-500g nuôi lồng
2.3.1. Tăng trưởng khối lượng của cá chiên 
Kết quả theo dõi tăng trưởng khối lượng 
của cá chiên trong các nghiệm thức được 
trình bày trong Bảng 1.
Khối lượng cá đưa vào thí nghiệm dao 
động từ 71,15 - 71,25 g/con, sự sai khác 
không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) giữa các 
lô thí nghiệm. Trong quá trình nuôi cá chiên 
có sự tăng trưởng khác nhau ở các nghiệm 
thức thí nghiệm. Sau 150 ngày nuôi, tốc độ 
tăng trưởng về khối lượng của cá chiên được 
mô tả ở Hình 2, mật độ thả 12 con/m3 cho kết 
quả cao nhất (542,68 g/con), tiếp đến là mật 
độ thả 16 con/m3 (529,02 g/con) và thấp nhất 
là mật độ thả 20 con/m3 (512,37 g/con), giữa 
các nghiệm thức sự sai có ý nghĩa thống kê 
(p > 0,05).
Bảng 1. Sinh trưởng, tỷ lệ sống của cá chiên khi thí nghiệm ở các mật độ khác nhau
Chỉ tiêu
Nghiệm thức mật độ
NT1 NT2 NT3
Khối lượng ban đầu (g) 71,25 ± 0,30 71,15 ± 0,20 71,20 ± 0,25
Khối lượng cuối (g) 542,68a ± 2,95 529,02b ± 3,33 512,37c ± 4,16
ADGW (g/ngày) 3,14
a ± 0,021 3,05b ± 0,020 2,94c ± 0,025
SGRW (%/ngày) 1,35
a ± 0,001 1,33b ± 0,001 1,31c ± 0,001
Chiều dài ban đầu (cm) 22,15 ± 0,20 22,20 ± 0,15 22,15 ± 0,15
Chiều dài cuối (g) 35,42a ± 1,39 34,29b ± 1,37 33,82c ± 1,45
ADGL (cm/ngày) 0,088
a ± 0,025 0,080b ± 0,025 0,078 ± 0,032 
SGRL (%/ngày) 0,313
a ± 0,003 0,289b ± 0,001 0,282c ± 0,002
CVW 0,54 0,62 0,81
CVL 3,92 4,00 4,28
Tỷ lệ sống (%) 85,5 ± 0,68 76,2 ± 0,60 68,5 ± 0,67
Ghi chú: Số liệu biểu diễn ở dạng giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn. Các chữ cái giống nhau trong cùng một hàng thì 
khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Tốc độ tăng trưởng tương đối theo khối 
lượng của cá đối với các công thức mật độ 
được ghi nhận thấp nhất ở NT3 (1,31%/ngày) 
và cao nhất ở NT1 (1,35 %/ngày) (p > 0,05). 
Kết quả trong nghiên cứu này thấp hơn so với 
kết quả trong nghiên cứu của Võ Văn Bình 
và cs (2014) ở cùng mật độ khi sử dụng thức 
ăn là tép dầu có hàm lượng protein 40% cho 
nuôi cá chiên nuôi lồng với thời gian nuôi 
5 tháng. Xét tốc độ tăng trưởng khối lượng 
bình quân ngày của các nghiệm thức trong 
thí nghiệm giảm dần từ NT1 (3,14 g/ngày) 
đến NT3 (2,94 g/ngày), sự khác biệt có nghĩa 
thống kê (p > 0,05). Tăng trưởng khối lượng 
bình quân ngày của NT1 trong nghiên cứu 
này (3,14 g/ngày) tương đương với kết quả 
nghiên cứu của Nguyễn Văn Chung (2017) 
[12], cao hơn nghiên cứu của Nguyễn Văn 
Bình và ctv (2014). Nguyên nhân của sự 
khác biệt này có thể do cá chiên là loài cá 
dữ, ăn thịt do đó khi nuôi cá với mật độ cao 
trong quá trình nuôi có sự phân đàn mạnh 
ảnh hưởng tới sự tăng trưởng về khối lượng 
của cá chiên trong các nghiệm thức.
82
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Triệu Anh Tuấn và ctv.
Hệ số phân đàn CVW về khối lượng của 
cá cao nhất ở TN3 khi nuôi với mật độ 20 
con/m3 và giảm xuống qua NT2 và NT1 khi 
nuôi với các mật độ thấp hơn theo kết quả tại 
Bảng 1. Có thể thấy cá chiên được nuôi với 
mật độ thấp cá phát triển đồng đều, ít cạnh 
tranh nên hệ số phân đàn thấp theo kết quả tại 
Hình 2. Như vậy mật độ nuôi đã ảnh hưởng 
phần nào đến tốc độ sinh trưởng của cá chiên 
nuôi lồng trong thí nghiệm này.
Hình 2. Tăng trưởng về trọng lượng của cá chiên ở 3 nghiệm thức thí nghiệm
2.3.2. Tăng trưởng chiều dài của cá chiên 
Kết quả nghiên cứu trong thí nghiệm này 
cho thấy mật độ nuôi đã ảnh hưởng phần nào 
đến tăng trưởng chiều dài của cá chiên nuôi 
lồng giai đoạn từ 70-500g. Tăng trưởng chiều 
dài của cá chiên được mô tả trong Bảng 1. Ở 
NT1 đạt giá trị cao nhất là 35,42 cm/con, tiếp 
đến là NT2 (34,29 cm/ngày) và thấp nhất ở 
NT3 đạt giá trị 33,82 cm/con. Sự khác biệt 
giữa các nghiệm thức có ý nghĩa thống kê 
(p > 0,05) Hình 3.
Tốc độ tăng trưởng chiều dài tuyệt đối và 
chiều dài đặc trưng của cá chiên có sự khác 
biệt giữa các nghiệm thức thí nghiệm, tăng 
trưởng lớn nhất ở NT1 (0,088 cm/ngày; 0,313 
%/ngày), tiếp đến là NT2 (0,080 cm/ngày; 
0,289 %/ngày) và thấp nhất ở NT3 (0,078 cm/
ngày; 0,282 %/ngày). Điều này có thể lý giải 
do cá chiên là loài cá dữ, thiên về ăn động 
vật nên khi nuôi cá với mật độ cao sẽ dẫn tới 
phân đàn mạnh đã làm ảnh hưởng tới sinh 
trưởng của cá. Khi nuôi với mật độ thưa, hệ 
số phân đàn thấp, cá sinh trưởng đồng đều. 
Các giá trị sinh trưởng của cá chiên trong thí 
nghiệm này cao hơn so với kết quả nghiên 
cứu của Lê Minh Hải (2012) khi nuôi trong 
ao đất [10]. Kết quả hoàn toàn phù hợp với 
tăng trưởng của một số loài cá da trơn đã 
được nghiên cứu trước đó như cá ngạnh [11]. 
Như vậy mật độ nuôi cá trong nghiên cứu 
này đã ảnh hưởng phần nào tới sinh trưởng 
của cá chiên nuôi lồng giai đoạn 70-500g tại 
vùng hạ lưu sông Lô. Kết quả được biểu diễn 
cụ thể như Hình 3.
83
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Tập 20, Số 3 (2020): 77-84
Hình 3. Tăng trưởng về kích thước chiều dài của cá chiên ở 3 nghiệm thức thí nghiệm
4. Kết luận
Cá chiên giai đoạn đầu nuôi thương phẩm có 
thể thả nuôi với mật độ nuôi từ 12-16 con/m3, sử 
dụng thức ăn là cá tạp, tốc độ sinh trưởng của 
cá đạt 0,289-0,313 %/ngày. Khối lượng cá đạt 
529,02 - 542,68 g/con và chiều dài đạt 34,29 - 
35,42 cm/con đồng thời cho tỷ lệ sống cao nhất 
đạt từ 68,2 - 85,5% trong 5 tháng nuôi. 
Cần tiếp tục có những nghiên cứu về 
mật độ ở giai đoạn từ 500g trở lên cũng như 
phòng trị bệnh, các giải pháp kỹ thuật và thị 
trường nhằm nâng cao hiệu quả nuôi thương 
phẩm cá chiên trong điều kiện nhân tạo từ đó 
có khuyến cáo tới người nuôi.
Tài liệu tham khảo
[1] Ngô Trọng Lư & Thái Bá Hồ (2001). Kỹ thuật 
nuôi thủy đặc sản nước ngọt: Tập 1. Nhà xuất 
bản Nông nghiệp, Hà Nội. 
[2] Bộ Khoa học & Công nghệ (2000). Sách Đỏ 
Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, 
Hà Nội.
[3] Mai Đình Yên (1978). Định loại cá nước ngọt 
các tỉnh phía Bắc Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa 
học và Kỹ thuật, Hà Nội. 
[4] Phạm Báu (2000). Điều tra nghiên cứu hiện 
trạng và biện pháp bảo vệ, phục hồi một số loài 
cá hoang dã quí hiếm có nguy cơ tuyệt chủng 
trên hệ thống sông Hồng: Cá Anh vũ Semilabeo 
notabilis (Peters, 1880); Cá Bỗng Spinibarbus 
denticulatus (Oshima,1926); Cá Lăng chấm 
Hemibagrus guttatus (Lacépède, 1803); Cá 
Chiên Bagarius yarrelli (Sykes, 1841). Báo cáo 
kết quả đề tài cấp Nhà nước. Viện Nghiên cứu 
Nuôi trồng Thủy sản 1.
[5] Võ Văn Bình (2014). Nghiên cứu nuôi cá chiên 
trong ao nước chảy và trên lồng trên sông. Báo 
cáo kết quả đề tài cấp Nhà nước. Viện Nghiên 
cứu Nuôi trồng Thủy sản 1.
[6] Jara R., Pazos A. J., Abad M., Garcia-Martin L. 
O. & Sanchez J. L. (1997). Growth of clam seed 
(Ruditapes decussatus) reared in the wastewater 
effluent from a fish farm in Galicia (N. W. 
Spain). Aquaculture, 158, 247-262.
[7] Cao F., Liu Z. & Luo Z.J. (2009). Effects of sea 
water temperature and salinity on the growth and 
survival of juvenile Meretrix meretrix Linnaeus. 
Journal of Applied Ecology, 20(10), 2545-2550. 

File đính kèm:

  • pdfanh_huong_cua_mat_do_den_ty_le_song_va_sinh_truong_cua_ca_ch.pdf