Yếu tố văn hóa trong kịch bản văn học Lưu Quang Vũ

Văn hóa là một phạm trù rất rộng, biểu hiện của nó trong văn học cũng rất đa dạng, phong

phú. Trong bài viết này, chúng tôi chỉ tập trung nêu lên những bình diện văn hóa cơ bản,

một trong những yếu tố tạo nên thành công và sức sống lâu bền cho kịch bản văn học Lưu

Quang Vũ, đó là: Hệ thống ngôi nhân xưng, tên gọi phong phú, dân dã; Sử dụng các thể

loại văn học dân gian; Biểu hiện văn hóa qua các quan niệm nhân sinh và Những góc độ

văn hóa dân tộc đa dạng khác.

Yếu tố văn hóa trong kịch bản văn học Lưu Quang Vũ trang 1

Trang 1

Yếu tố văn hóa trong kịch bản văn học Lưu Quang Vũ trang 2

Trang 2

Yếu tố văn hóa trong kịch bản văn học Lưu Quang Vũ trang 3

Trang 3

Yếu tố văn hóa trong kịch bản văn học Lưu Quang Vũ trang 4

Trang 4

Yếu tố văn hóa trong kịch bản văn học Lưu Quang Vũ trang 5

Trang 5

Yếu tố văn hóa trong kịch bản văn học Lưu Quang Vũ trang 6

Trang 6

Yếu tố văn hóa trong kịch bản văn học Lưu Quang Vũ trang 7

Trang 7

Yếu tố văn hóa trong kịch bản văn học Lưu Quang Vũ trang 8

Trang 8

Yếu tố văn hóa trong kịch bản văn học Lưu Quang Vũ trang 9

Trang 9

Yếu tố văn hóa trong kịch bản văn học Lưu Quang Vũ trang 10

Trang 10

pdf 10 trang minhkhanh 5580
Bạn đang xem tài liệu "Yếu tố văn hóa trong kịch bản văn học Lưu Quang Vũ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Yếu tố văn hóa trong kịch bản văn học Lưu Quang Vũ

Yếu tố văn hóa trong kịch bản văn học Lưu Quang Vũ
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học – ĐH Huế Tập 7, Số 2 (2017) 
13 
YẾU TỐ VĂN HÓA TRONG KỊCH BẢN VĂN HỌC LƯU QUANG VŨ 
Lê Thị Minh Hiền 
Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế 
Email: minhhiendhkh@gmail.com 
TÓM TẮT 
Văn hóa là một phạm trù rất rộng, biểu hiện của nó trong văn học cũng rất đa dạng, phong 
phú. Trong bài viết này, chúng tôi chỉ tập trung nêu lên những bình diện văn hóa cơ bản, 
một trong những yếu tố tạo nên thành công và sức sống lâu bền cho kịch bản văn học Lưu 
Quang Vũ, đó là: Hệ thống ngôi nhân xưng, tên gọi phong phú, dân dã; Sử dụng các thể 
loại văn học dân gian; Biểu hiện văn hóa qua các quan niệm nhân sinh và Những góc độ 
văn hóa dân tộc đa dạng khác. 
Từ khóa: kịch bản văn học, Lưu Quang Vũ, yếu tố, văn hóa. 
Văn hóa với văn học vốn đã có sự gắn kết sâu sắc và không thể chia tách. Văn học là sự 
tự ý thức văn hóa. Văn học chẳng những là một bộ phận của văn hóa, chịu sự chi phối, ảnh 
hưởng trực tiếp của văn hóa mà còn là một trong những phương tiện tồn tại và bảo lưu văn hóa. 
Văn học chịu ảnh hưởng trực tiếp từ môi trường văn hóa thời đại và truyền thống văn hóa độc 
đáo của một dân tộc, đồng thời thể hiện cả nội hàm tâm lý văn hóa độc đáo của một thời đại và 
một cộng đồng dân tộc. Cùng với hệ thống giá trị văn hóa là những mô thức văn hóa riêng của 
một cộng đồng dân tộc, văn học đã tự giác tiếp nhận và thể hiện những giá trị và mô thức mà cả 
cộng đồng tôn trọng và tuân thủ. 
Mặt khác, nhà văn – chủ thể sáng tác phải là con đẻ của một cộng đồng, thuộc về một 
cộng đồng nhất định, dù muốn hay không cũng tiếp nhận những thành tố văn hóa của cộng đồng 
mình, những lối tư duy, những mô thức ứng xử, trong đó chứa đựng nội hàm văn hóa tâm lý 
riêng của thời đại và giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng, dân tộc. Vì vậy, nhà văn dù 
sáng tạo đề tài gì, viết ra hay nói ra vấn đề gì, thì cũng vẫn thể hiện cảm thức văn hóa và những 
kết cấu tâm lý văn hóa độc đáo của dân tộc mình. 
Văn hóa được thể hiện trong các tác phẩm văn học một cách đa dạng, phong phú như 
chính nó. Vậy nên, khi đi vào nghiên cứu các khía cạnh văn hóa trong một số kịch bản văn học 
của tác giả Lưu Quang Vũ, chúng tôi tập trung đi sâu vào những khía cạnh nổi trội, mang tính 
chất biểu trưng được thể hiện qua các tín hiệu thẩm mĩ, kết cấu bề mặt cũng như kết cấu bề sâu 
của các kịch bản văn học. 
Yếu tố văn hoá trong kịch bản văn học Lưu Quang Vũ 
14 
1. HỆ THỐNG NGÔI NHÂN XƯNG, TÊN GỌI PHONG PHÚ, DÂN DÃ 
Có thể nói, tác phẩm văn học nói chung và kịch bản văn học nói riêng là sản phẩm của 
nghệ thuật ngôn từ. Từ ngữ tham gia vào trong giao tiếp hàng ngày cũng như trong tác phẩm 
văn học với nhiều đặc điểm về nguồn gốc, ngữ nghĩa, phong cách, chức năng mang đậm bản sắc 
văn hóa dân tộc phong phú và đa dạng. Cũng như các tác phẩm văn học khác, thế giới nhân vật 
trong kịch bản văn học của Lưu Quang Vũ khá đa dạng, nhiều chủ đề như là một bức tranh xã 
hội thu nhỏ với đủ các đặc điểm về giới tính (nam, nữ), thành phần xuất thân (bộ đội, công 
nhân, trí thức,), cương vị xã hội, thái độ, đạo đức, các quan hệ xã hội với thời gian và 
không gian được miêu tả, trần thuật mang tính bao quát, rộng lớn. 
Xưng hô là một tập quán và là một biểu hiện mang tính đặc trưng của văn hóa ứng xử 
của một cộng đồng, quốc gia, dân tộc. Qua cách xưng hô, người ta có thể nhận biết thái độ, tình 
cảm, quan hệ của những người trong cuộc đối thoại. Trong giao tiếp nói chung, giao tiếp bằng 
tiếng Việt nói riêng, người ta huy động một số lượng khá lớn các từ để xưng hô trong giao tiếp 
hằng ngày, điều này thể hiện nét đặc trưng văn hóa riêng của dân tộc ta. Khác với các ngôn ngữ 
khác trên thế giới, như tiếng Anh chỉ sử dụng I – You trong xưng hô giao tiếp, thì ngược lại, lối 
xưng hô của người Việt lại rất phức tạp, đa dạng và phong phú. Điều này có thể nhận thấy rõ 
trong hệ thống kịch bản văn học của Lưu Quang Vũ, các nhân vật sử dụng lối xưng hô rất đa 
dạng. Chẳng hạn như trong Hồn Trương Ba da hàng thịt, để chỉ nhân vật Hồn Trương Ba trong 
các mối quan hệ khác nhau với các nhân vật trong kịch bản văn học này, ứng với các mối quan 
hệ có các cách xưng hô khác nhau. Có thể liệt kê ra như sau: Hồn Trương Ba với vợ: tôi – bà; 
với con trai: thầy – anh; với con dâu: thầy – con; với bé Gái: ông – cháu, với Đế Thích: tôi – 
ông; với vợ anh hàng thịt: tôi – chị; với bác Trưởng Hoạt: tôi – bác Ngoài ra, trong nhiều kịch 
bản văn học của Lưu Quang Vũ, các nhân vật thường gắn với mỗi trách nhiệm và quyền lợi của 
mình trong mối quan hệ cá nhân và xã hội. Họ có tên gọi riêng và cũng là tên gọi của nhân vật, 
đó là: Anh công nhân, Bà trưởng phòng tài vụ, Trưởng phòng tổ chức lao động, Người khách 
hàng, Sĩ quan công an, Bộ trưởng trong Tôi và chúng ta. Một số cách xưng hô khác như là 
Một người bán thuốc, Người hành khách, Một nhân viên phòng thuế, trong Điều không thể 
mất. Có thể nói, khác với ngôn ngữ nhiều nước trên thế giới, ngôn ngữ Việt Nam rất đa dạng và 
phong phú trong hệ thống ngôi xưng và gọi đáp, điều này đã được Lưu Quang Vũ vận dụng tối 
đa trong kịch bản văn học của mình. Chính điều ấy cũng góp phần tạo nên sự gần gũi cho kịch 
bản của ông với người tiếp nhận, làm cho cuộc đối thoại giữa các nhân vật trong kịch trở nên 
gần gũi như cuộc sống hàng ngày. 
Bên cạnh hệ thống ngôi nhân xưng, trong kịch bản văn học của Lưu Quang Vũ còn 
chứa đựng những tên gọi của các nhân vật mang đậm bản sắc văn hóa gọi tên của dân tộc. Các 
tên gọi ấy đa phần đều mang đặc trưng quê mùa, dân dã như: cụ Gồi trong Những ngày đang 
sống; ông Quých, bà Bộng trong Tôi và chúng ta; lão Chạp trong Đôi dòng sữa mẹ; bé Diêm 
trong Muối mặn đời em; cái Gái trong Hồn Trương Ba da hàng thịt; bé Nha trong Lời nói dối 
cuối cùng đã hé mở cho người xem về một kiểu nhân vật, một loại tính cách của những người 
dân chỉ biết sống thẳng ngay, hồn hậu, trung thực và chứa chan tình người. Ngoài ra, tên nhân 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường ... ọa sống động bằng ngôn ngữ dí dỏm, vì thế mà để lại ấn tượng sâu 
đậm trong lòng người đọc. Qua chi tiết ông Quých nói với nhân vật Bộ trưởng, ta thấy rõ được 
điều đó: “Ông Quých: Dạ thưa bác đến thế nào được. Vẫn biết các bác là đầy tớ của nhân dân, 
nhưng đến nhà các ông đầy tớ khó lắm. / Bộ trưởng: Sao lại khó? Không phải khẩu hiệu 
suông đâu mà là sự thật: Các bác là chủ xí nghiệp này, chủ đất nước này, các bác phải phát huy 
thật tốt quyền làm chủ của mình, còn nếu như ông bộ trưởng nào vi phạm quyền làm chủ thiêng 
liêng ấy của người lao động, dứt khoát phải bị cách chức. Tôi xin đảm bảo với bác điều đó. / 
Ông Quých: Vâng, vậy thì tôi xin nói ạ. Thưa bác, “quan đần dân khổ” mà nếu quan không đần 
thì quan lại khổ” [4,309]. 
Đoạn đối thoại trên chứng tỏ cho sự thẳng thắn của nhân vật Ông Quých, nhưng mặt 
khác lại cho thấy sự tinh tế, khôn khéo và ý nhị của người công nhân này. Vấn đề là qua đây, ý 
nghĩa diễn ngôn được chuyển tải đến người đọc, người xem một cách nhẹ nhàng mà thâm thúy. 
Trong Lời thề thứ chín, sự dí dỏm, hài hước cũng được Lưu Quang Vũ tạo dựng thành công 
thông qua đối thoại giữa các nhân vật. Đặc biệt là trong đoạn đối thoại giữa bốn người lính trẻ 
khi buộc tên Tuần khai những tội ác của mình vào giấy “ Đôn: Viết đi! Biết chữ quốc ngữ chứ? 
“Tôi Quách Văn Tuần thú nhận rằng mình có những tội lỗi sau đây: Tôi là một tên cường hào ác 
bá mới làm hoen ố bức tranh nông thôn đáng lẽ tươi đẹp vô cùng” “lợi dụng sự sơ hở của 
Đảng và nhân dân, tôi đã chiếm lấy quyền chức để hoành hành phá hoại, đàn áp đất nước và ăn 
hốc cho căng cái bụng thối của tôi ra [5,273]. 
Yếu tố văn hoá trong kịch bản văn học Lưu Quang Vũ 
18 
Có thể khẳng định ngôn ngữ đối thoại giữa các nhân vật mang đậm dấu ấn văn hóa giao 
tiếp của người Việt Nam, là một trong những yếu tố làm nên thành công trong việc khắc họa 
nhân vật kịch của Lưu Quang Vũ, làm nên phong cách và sức sống của kịch Lưu Quang Vũ. 
- Ẩm thực cũng là một trong những nét văn hóa đặc sắc của người Việt. Trong kịch bản 
văn học của Lưu Quang Vũ, ẩm thực chỉ xuất hiện như một nét điểm xuyết trong một số kịch 
bản của ông, nhưng lại mang nặng dấu ấn văn hóa truyền thống của người Việt. Ẩm thực đã 
vượt khỏi tầm vật chất mà trở thành yếu tố văn hóa, một mảng văn hóa đậm đà, duyên dáng và 
cốt cách. Không đề cập sâu về ẩm thực như Thạch Lam, Vũ Bằng hay Nguyễn Tuân, trong 
một số vở kịch của mình, Lưu Quang Vũ đã lồng ghép vào lời thoại của nhân vật kịch những 
món ăn mang đặc trưng văn hóa ẩm thực của từng vùng quê miền kinh Bắc nói riêng và văn hóa 
ẩm thực Việt Nam nói chung. Chẳng hạn như trong vở Ngọc Hân công chúa, xuất hiện các hình 
ảnh: “chén rượu, bát cơm – miếng trầu, cốc nước” hay “bánh đúc chấm tương” [4,161], “nước 
chè nụ ướp hoa sen Hồ Tây” [4,177], “rượu hoa cúc Kinh Bắc” [4,195]; đó còn là hình ảnh của 
những “xôi chè, bánh trôi” [4,229] trong Tôi và chúng ta; bún ốc, nước vối trong Hồn Trương 
Ba da hàng thịt.  
- Một đặc điểm nữa thuộc về văn hóa dân tộc được Lưu Quang Vũ xây dựng trong kịch 
bản văn học của mình, đó chính là nền văn minh nông nghiệp lúa nước lâu đời. Điều đó thể hiện 
trước hết ở không gian bối cảnh nơi xảy ra các tình huống kịch. Đa phần đó đều là không gian 
làng quê Việt, dù là đề tài lịch sử, hiện tại hay ở những vở kịch có xu hướng dự báo tương lai, 
thì kịch bản Lưu Quang Vũ đều xây dựng những không gian gắn bó với làng quê Việt. Đó là 
những không gian không chỉ mang tầm vóc là nền tảng của hiện thực, mà đó còn là những 
không gian mang tính văn hóa, biểu trưng. Trong vở Hồn Trương Ba, da hàng thịt,nhân vật 
Trương Ba là hiện thân của một người nông dân hiền hậu, chất phác. Không gian mà nhân vật 
sinh sống, thể hiện những phẩm chất đáng quý trọng của mình và cũng là không gian xảy ra 
xung đột xung quanh mối quan hệ giữa hồn và xác trong vở kịch cũng gắn liền với hoàn cảnh 
làng quê Việt Nam thời trước. Đó là ngôi nhà với vườn cây, ao cá, là xóm làng và trên hết đó là 
không gian của lòng người, của tình người chất phác, đôn hậu. 
Trong vở Điều không thể mất, hình ảnh con sông, bãi dâu nơi chị Nhâm trở về sau khi 
chiến tranh kết thúc cùng với niềm tin sẽ đoàn tụ với Minh như lời hẹn ước: “Dù mọi sự đổi 
thay, dù bất cứ giá nào, sẽ tìm gặp lại Nhâm mai này sẽ có nhau mãi mãi. Nếu lạc tin nhau thì 
ngày hòa bình, cứ chờ Minh ở quê Nhâm, Minh sẽ tìm đến” [4,335]. Hình ảnh nền văn minh 
nông nghiệp còn được thể hiện ở những cánh đồng hoa cúc bạt ngàn trong vở Ngọc Hân công 
chúa; những bãi cỏ xanh mướt trong vở Ông vua hóa hổ mà ba người Thảo, Minh Không và Từ 
Đạo Hạnh gắn bó hay những con sông, những ruộng lúa trong vở hài kịch Bệnh sĩ. 
Một góc độ văn hóa không thể không kể đến hay nói một cách khác, đóng một vai trò 
quan trọng trong việc thể hiện văn hóa người Việt với hàng ngàn năm dựng nước, đó chính là 
truyền thống yêu nước. Trong hầu hết các vở kịch của Lưu Quang Vũ, dù ít hay nhiều, dù trực 
tiếp hay gián tiếp đều truyền tải thông điệp về truyền thống yêu nước của dân tộc ta. Dù viết về 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học – ĐH Huế Tập 7, Số 2 (2017) 
19 
đề tài lịch sử hay đương đại, thì kịch bản văn học Lưu Quang Vũ đều phản ánh rõ rệt tinh thần 
yêu nước bao gồm giữ nước, xây dựng và phát triển đất nước. Kịch bản Lưu Quang Vũ xuất 
phát từ hiện thực rất đặc biệt của Việt Nam, nhưng ông luôn tìm thấy trong đó sự bao quát tư 
tưởng, sự tiếp cận với các vấn đề của hiện thực vừa có ý nghĩa thời sự, vừa có giá trị lâu dài. 
Trong kịch của ông có mối liên hệ giữa tính thời sự và tính lịch sử, đồng thời cũng thẩm thấu 
những ý tưởng khái quát cuộc đời và con người nói chung – một trong số đó chính là truyền 
thống yêu nước. 
4. BIỂU HIỆN VĂN HÓA QUA CÁC QUAN NIỆM NHÂN SINH 
Kịch bản văn học Lưu Quang Vũ có sức sống rất bền lâu bởi nó luôn hàm chứa tính xã 
hội nhân sinh sâu sắc, chất chứa những giá trị nhân văn, khẳng định niềm tin vào cuộc sống, 
chia sẻ những tình cảm yêu thương chân thành, tình yêu quê hương đất nước cũng như đánh 
thức tâm hồn con người về sự vị tha và bao dung trong cuộc sống. Có thể gói gọn những quan 
niệm nhân sinh trong kịch bản Lưu Quang Vũ trên hai phương diện cơ bản: 1/ mối quan hệ giữa 
hồn và xác và 2/ mối quan hệ giữa đạo và đời. 
- Quan niệm về mối quan hệ giữa hồn và xác: 
GS. Phan Ngọc từng nhận xét về cái biệt tài, tinh tế trong sáng tác kịch bản văn học của 
Lưu Quang Vũ, đó là biết “nêu lên cái muôn đời trong cái bình thường, biến cổ tích, huyền thoại 
thành chuyện thời sự, dùng cái hư để nói cái thực, dùng cái thô lỗ để khẳng định cái cao quý” 
[2,46]. Hồn Trương Ba da hàng thịt với tuyên ngôn bất hủ “Tôi muốn được là tôi toàn vẹn” 
[4,69] chính là câu chuyện triết học như thế. Nó mang nhiều chiều kích triết học như nhân sinh - 
xã hội, bản thể - siêu hình. Lưu Quang Vũ đặt ra vấn đề muôn đời của tồn tại bằng thái độ khách 
quan. Một mặt không thể phủ nhận sự phụ thuộc trong mối quan hệ của xác thịt tầm thường với 
tâm hồn cao khiết. Mặt khác, ông không quên khẳng định giá trị cao quý nhất của con người 
nằm ở cái bên trong, cái sâu thẳm của tâm hồn. Hồn Trương Ba da hàng thịt đủ lớn để trở thành 
một “danh thiếp” văn hóa (hai lần đi lưu diễn và tham gia các liên hoan sân khấu quốc tế lại 
Liên Xô và Mỹ) nhưng cũng đủ gắn bó, thân thuộc, nằm lòng trong trái tim của nhiều độc giả 
cho đến hôm nay. Đỉnh cao của tư tưởng triết lí trong vở kịch là đối thoại giữa linh hồn và thể 
xác. Thể xác cũng có tính độc lập tương đối, có tiếng nói riêng, có nhu cầu tự nhiên hợp lí, 
không thể bỏ qua. Nhưng, linh hồn phải kiểm soát những nhu cầu đó, phải điều chỉnh, thăng hoa 
“Người” hóa, văn hóa hóa những nhu cầu ấy. Con người nói chung phải biết kiềm hãm, tiết chế 
những nhu cầu bản năng và nếu cần, phải biết đè nén, biết hi sinh nó. Cuộc đấu tranh giữa linh 
hồn và thể xác thực sự là một cuộc đấu tranh trong bản thân con người để làm chủ những nhu 
cầu và ham muốn, nhất là khi bị hoàn cảnh tác động. Ở đây, cuộc đấu tranh này cũng cảnh báo 
khả năng lấn át của thể xác – tức là của những nhu cầu tầm thường – đối với linh hồn – tức là 
đối với khát vọng sống cao khiết. Từ sự lí giải lại một cách biện chứng về sự quan hệ giữa thể 
xác và linh hồn, triết lí nhân sinh của thời đại, Lưu Quang Vũ đã đi đến một quan niệm sống 
đẹp: Sống chân thật, mình phải là chính mình, cả linh hồn và thể xác, sống vì mọi người, vì 
Yếu tố văn hoá trong kịch bản văn học Lưu Quang Vũ 
20 
hạnh phúc và sự tốt đẹp của con người. Bi kịch xung đột giữa linh hồn và thể xác được giải 
quyết theo cái cách đã tạo ra bi kịch. Đến đây, cái “chết hẳn” của Trương Ba lại thể hiện một 
chiến thắng thuyết phục của “tồn tại – người”, của nhân cách, của khát vọng hoàn thiện nhân 
cách của con người. Từ triết lí đơn giản trong truyện cổ dân gian về vai trò quan trọng thứ nhất 
của linh hồn, Lưu Quang Vũ đã sáng tạo nên một vở kịch có sức lôi cuốn mạnh mẽ, gửi tới 
người đọc một thông điệp sâu sắc về triết lí sống: thể xác và linh hồn có mối quan hệ hữu cơ với 
nhau; con người không thể chỉ sống bằng thể xác, mà phải luôn đấu tranh với bản thân để có sự 
thống nhất hài hòa giữa thể xác và linh hồn, hướng tới một lối sống cao thượng, vươn tới một 
nhân cách hoàn thiện. 
- Quan niệm về mối quan hệ giữa đạo và đời: 
 Trong kịch Lưu Quang Vũ, Phật giáo vẫn là tôn giáo được đề cập đến nhiều nhất. Quan 
niệm “đời là bể khổ” được Lưu Quang Vũ phản ánh mối quan hệ hữu cơ giữa đời và đạo trong 
văn hóa Việt Nam. 
Trong vở kịch lịch sử Ông vua hóa hổ, qua cuộc đời và số phận của các nhân vật chính 
mà cụ thể hơn là cuộc đời của nhân vật Minh Không, với những cách ứng xử, với những câu nói 
của họ, người đọc có thể hiểu được những điều đơn giản, thông thường như đạo Phật là gì, và cả 
những điều cao xa như hai chữ tùy duyên, như mối quan hệ giữa từ bi và sát sinh trong ý nghĩ 
thường trực của Phật tử. Nhưng trên hết, bộc lộ rõ nhất và có ý nghĩa nhất trên hết là mối quan 
hệ giữa “đạo” – mà cụ thể là đạo Phật với “đời”- cuộc sống xung quanh. Thông qua cuộc đối 
thoại giữa nhân vật Thảo và Minh Không, Lưu Quang Vũ đã cho thấy mối quan hệ hữu cơ, 
thống nhất và không thể tách rời giữa “đạo” và “đời”: “Làm người một mình ư? Để cho ai? Để 
làm gì? Và có thực mãi mãi lánh xa tất cả được không? Có làm người thực sự được không, nếu 
dửng dưng với mọi niềm đau khổ?” [4,134]. Cuộc hội ngộ giữa hai nhân vật Thảo và Minh 
Không chính là cuộc giằng co giữa “đạo” và “đời” trong Minh Không. Minh Không, con người 
vốn tự cho rằng mình với thế sự ngoài khu rừng mình đang tu hành là “không còn gì chung nữa” 
[4,133], bởi chàng “Ghê sợ bể khổ, bể dữ của kiếp người, ta đi tìm sự bình an tâm trí” [4,133] 
nhưng khi xã tắc gặp loạn thì việc ra tay giúp đời đã thắng suy nghĩ tự mình được “thực làm 
người”. Minh Không quyết định “Ra khỏi rừng này tới nơi ta cần đến Có lẽ cũng giống 
như Ất, mười hai năm ta lánh ẩn góc rừng sâu, vẫn không dứt được mọi lo toan trần thế Cõi 
đời lại gọi ta. Lần này thì không thể chối từ, cõi đời ghê gớm cõi đời đã cho ta hơi thở và trí 
nhớ Phải đi thôi Ất ạ” [4,135]. Và tình bạn, tình yêu và hơn hết là chính nghĩa đã thắng, Minh 
Không lại trở về trần thế và cứu người bạn năm xưa, cũng là cứu đất nước, cứu nhân dân. Như 
vậy, “đạo” và “đời” trong Minh Không là không thể tách rời mà là gắn bó hữu cơ. Nhân vật 
Minh Không cùng với sự giằng xé nội tâm của mình cũng là biểu trưng, là lời nhắn gửi của Lưu 
Quang Vũ và cũng là truyền thống văn hóa quý báu của nhân dân ta. Trong bao cuộc chiến tranh 
giữ nước và trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, nhân dân ta không phân biệt dân 
tộc, tôn giáo đã cùng nhau làm nên bao chiến thắng vẻ vang của dân tộc. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học – ĐH Huế Tập 7, Số 2 (2017) 
21 
Có thể nói văn hóa là một phạm trù rất rộng, và biểu hiện của nó trong văn học cũng rất 
đa dạng phong phú. Ở bài viết này, chúng tôi nghiên cứu bình diện yếu tố văn hóa không nhằm 
mục đích và cũng không có tham vọng chỉ ra được hết những yếu tố thuộc về văn hóa trong văn 
học, cụ thể là trong kịch bản văn học Lưu Quang Vũ mà chỉ chú tâm đến những nét văn hóa cơ 
bản góp phần làm nên đặc sắc và đặc trưng, nhưng cũng là nét truyền thống trong kịch bản văn 
học Lưu Quang Vũ – một trong những yếu tố tạo nên thành công và sức sống lâu bền cho kịch 
bản văn học của kịch tác gia tài năng này. Chúng tôi cho rằng, văn hóa trong kịch bản văn học 
Lưu Quang Vũ, như ông nói, không gì khác chính là “Văn hiến- đó là những gì sâu kín làm nên 
mỗi tâm hồn” [4,179]. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Lý Hoài Thu, Lưu Khánh Thơ (tuyển chọn) (2007). Lưu Quang Vũ về tác giả và tác phẩm, NXB 
Giáo dục, Hà Nội. 
[2]. GS Phan Ngọc (1996). Kịch pháp Lưu Quang Vũ, Tạp chí Tia sáng, số 5. 
[3]. Lưu Quang Vũ (1994). Tuyển tập kịch, NXB Sân khấu, Hà Nội. 
[4]. Nhiều tác giả (1987). Đợi đến mùa xuân, NXB Sân khấu, Hà Nội. 
[5]. Lưu Quang Vũ (2013). Hồn Trương Ba da hàng thịt, NXB Hội nhà văn, Hà Nội. 
[6]. Lưu Quang Vũ (2003). Lưu Quang Vũ – Tác phẩm được giải thưởng Hồ Chí Minh, NXB Sân khấu, 
Hà Nội. 
[7]. Lý Hoài Thu (2006). “Lưu Quang Vũ và chặng đường kịch nói Việt Nam cuối thế kỉ XX”, Tạp chí 
Nghiên cứu Văn học, Hà Nội, số 8. 
Yếu tố văn hoá trong kịch bản văn học Lưu Quang Vũ 
22 
CULTURAL FACTORS IN LUU QUANG VU’S LITERARY PLAYS 
Le Thi Minh Hien 
Department of Literature and Linguitics, Hue University Colleges of Sciences 
Email: minhhiendhkh@gmail.com 
ABSTRACT 
Culture is a very broad category, its expression in literature are diverse and abundant. In 
this article, we research the basic cultural factors in Lưu Quang Vu’s literary plays. They 
are one of the factors to make his plays more successful and rememberable, such as the 
popular and personal pronouns; use of the folk literature; cultural expression through the 
human conceptions and the views of diverse national culture. 
Keywords: Culture, factors, literary plays, Luu Quang Vu. 

File đính kèm:

  • pdfyeu_to_van_hoa_trong_kich_ban_van_hoc_luu_quang_vu.pdf