Yếu tố tiên lượng thành công cuả phương thức avaps ở bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (copd) được thông khí nhân tạo không xâm nhập
Đánh giá yếu tố tiên lượng thành công
của bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
(COPD) được thông khí nhân tạo không xâm nhập
bằng phương thức AVAPS. Phương pháp: Nghiên
cứu tiến cứu so sánh trước sau can thiệp trên 40 bệnh
nhân đợt cấp COPD nhập khoa Cấp cứu bệnh viện
Bạch Mai có chỉ định thông khí không xâm nhập từ
tháng 05/2019 đến tháng 8/2020. Các thông số theo
dõi chính như tuổi, giới, các chỉ số khí máu: pH,
PaCO2, PaO2, HCO3, PaO2/FiO2, các thông số thở máy:
Vt, Vte, PIP, Leak được thu thập tại các thời điểm:
trước thở AVAPS, sau thở AVAPS 3 giờ, sau 6 giờ, sau
12 giờ. Bệnh nhân được đánh giá thành công khi không
phải đặt nội khí quản, lâm sàng và khí máu ổn định sau
bỏ máy 24 giờ. Kết quả: Nghiên cứu trên 40 bệnh
nhân (tuổi trung bình 70,3 ± 9,87 tuổi; 7,5% nữ giới)
cho kết quả có 29 (72,5%) bệnh nhân thở máy thành
công. Ở nhóm thành công, PaCO2, HCO3, PIP, Leak
giảm dần theo thời điểm theo dõi, giảm nhanh nhất từ
T0 đến T3-6; Vt, Vte tăng dần (p<0,05); Ở nhóm thất
bại PaCO2, PaO2, PIP, Vt, Vte tăng dần theo thời điểm.
PaCO2với điểm cắt ≥88 mmHg (diện tích dưới đường
cong ROC, AUC=0,8364), PIP với điểm cắt ≥17cmH2O
(AUC=0,8871), Leak với điểm cắt ≥ 29 lít/phút
(AUC=0,7884), cho độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị dự
báodương tính và giá trị dự báo âm tính cao
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Tóm tắt nội dung tài liệu: Yếu tố tiên lượng thành công cuả phương thức avaps ở bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (copd) được thông khí nhân tạo không xâm nhập
TẠP CHÍ Y häc viÖt nam tẬP 502 - th¸ng 5 - sè 1 - 2021 239 3. Lindsay M.P., Norrving B., Sacco R.L., et al. (2019). World Stroke Organization (WSO): Global Stroke Fact Sheet 2019. Int J Stroke, 14(8), 806–817. 4. Feigin V.L., Krishnamurthi R.V., Parmar P., et al. (2015). Update on the Global Burden of Ischemic and Hemorrhagic Stroke in 1990-2013: The GBD 2013 Study. NED, 45(3), 161–176. 5. O’Donnell M.J., Chin S.L., Rangarajan S., et al. (2016). Global and regional effects of potentially modifiable risk factors associated with acute stroke in 32 countries (INTERSTROKE): a case-control study. Lancet, 388(10046), 761–775. 6. Kissela B.M., Khoury J.C., Alwell K., et al. (2012). Age at stroke: Temporal trends in stroke incidence in a large, biracial population. Neurology, 79(17), 1781–1787. 7. Phạm Phước Sung (2019), Kết quả điều trị nhồi máu não trong giai đoạn từ 3 đến 4,5 giờ bằng thuốc tiêu huyết khối Alteplase liều thấp, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Y Hà Nội. 8. Nguyễn Quang Ân, Nguyễn Minh Hiện, Nguyễn Hoàng Ngọc, et al. (2018). Nghiên cứu mối liên quan giữa đặc điểm lâm sàng và hình ảnh cắt lớp vi tính ở bệnh nhân Đột quỵ nhồi máu não cấp trong 6 giờ đầu kể từ khi khởi phát. Tạp chí Y - Dược học quân sự, 4, 84–92. 9. Đoàn Vũ Xuân Lộc, Nguyễn Thanh Thảo, Hoàng Minh Lợi, et al. (2014). Ứng dụng thang điểm ASPECTS trong tiên lượng sớm dự hậu đột quỵ nhồi máu não cấp. Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế, 22 + 23, 169 (9). YẾU TỐ TIÊN LƯỢNG THÀNH CÔNG CUẢ PHƯƠNG THỨC AVAPS Ở BỆNH NHÂN ĐỢT CẤP BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (COPD) ĐƯỢC THÔNG KHÍ NHÂN TẠO KHÔNG XÂM NHẬP Đỗ Ngọc Sơn1, Đặng Thị Xuân2, Vũ Trung Kiên3 TÓM TẮT56 Mục tiêu: Đánh giá yếu tố tiên lượng thành công của bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) được thông khí nhân tạo không xâm nhập bằng phương thức AVAPS. Phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu so sánh trước sau can thiệp trên 40 bệnh nhân đợt cấp COPD nhập khoa Cấp cứu bệnh viện Bạch Mai có chỉ định thông khí không xâm nhập từ tháng 05/2019 đến tháng 8/2020. Các thông số theo dõi chính như tuổi, giới, các chỉ số khí máu: pH, PaCO2, PaO2, HCO3, PaO2/FiO2, các thông số thở máy: Vt, Vte, PIP, Leak được thu thập tại các thời điểm: trước thở AVAPS, sau thở AVAPS 3 giờ, sau 6 giờ, sau 12 giờ. Bệnh nhân được đánh giá thành công khi không phải đặt nội khí quản, lâm sàng và khí máu ổn định sau bỏ máy 24 giờ. Kết quả: Nghiên cứu trên 40 bệnh nhân (tuổi trung bình 70,3 ± 9,87 tuổi; 7,5% nữ giới) cho kết quả có 29 (72,5%) bệnh nhân thở máy thành công. Ở nhóm thành công, PaCO2, HCO3, PIP, Leak giảm dần theo thời điểm theo dõi, giảm nhanh nhất từ T0 đến T3-6; Vt, Vte tăng dần (p<0,05); Ở nhóm thất bại PaCO2, PaO2, PIP, Vt, Vte tăng dần theo thời điểm. PaCO2với điểm cắt ≥88 mmHg (diện tích dưới đường cong ROC, AUC=0,8364), PIP với điểm cắt ≥17cmH2O (AUC=0,8871), Leak với điểm cắt ≥ 29 lít/phút (AUC=0,7884), cho độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị dự báodương tính và giá trị dự báo âm tính cao. Kết luận: Các thông số như PaCO2, PIP và leak tại thời điểm bắt 1Trung tâm Cấp cứu A9- Bệnh viện Bạch Mai, 2Trung tâm Chống độc – Bệnh viện Bạch Mai 3Bệnh viện Đa khoa Nông Nghiệp Chịu trách nhiệm chính: Đỗ Ngọc Sơn Email: sonngocdo@gmail.com Ngày nhận bài: 9.3.2021 Ngày phản biện khoa học: 28.4.2021 Ngày duyệt bài: 7.5.2021 đầu tiến hành thở AVAPS là những yếu tố tiên lượng thành công khi thông khí nhân tạo không xâm nhập cho bệnh nhân đợt cấp COPD. Từ khóa: Thông khí nhân tạo không xâm nhập, AVAPS, đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính SUMMARY SUCCESSFUL PREDICTION FACTORS OF AVAPS IN PATIENTS WITH THE ACUTE EXACERBATION OF CHRONIC PULMONARY OBSTRUCTIVE DISEASE (COPD) ON NON- INVASIVE MECHANICAL VENTILATION Objective: to identify a successful prediction factors in patients with exacerbation of chronic obstructive pulmonary disease (COPD) who were on noninvasive mechanical ventilation by Average Volume Assured Pressure Support (AVAPS) mode. Methods: A prospective, pre & post-intervention comparison study on 40 non-invasive ventilated patients with COPD exacerbations admitted to the Emergency Department of Bach Mai Hospital from May 2019 to August 2020. The main variables such as age, sex, blood gas indices: pH, PaCO2, PaO2, HCO3, PaO2/FiO2 ratio, mechanical ventilation parameters: Vt, Vte, PIP, Leak were collected at the timelines: before AVAPS, 3 hours, 6 hours, 12 hours after AVAPS. Successful ventilation was defined as no requirement for endotracheal intubation, clinical and blood gas stability within 24 hours. Results: The study on 40 patients (mean age 70.3 ± 9.87 years; 7.5% women) showed that there were 29 (72.5%) patients with successful ventilation. In the successful group, PaCO2, HCO3, PIP, Leak levels decreased gradually, the fastest decrease was occurred from T0 to T3-6; Vt, Vte levels increased gradually (p <0.05); In the failed group PaCO2, PaO2, PIP, Vt, Vte levels increased gradually, leak level decreased gradually (p vietnam medical journal n01 - MAY - 2021 240 <0.05). PaCO2 with cut-off ≥ 88 mmHg (area under ROC curve, AUC = 0.8364), PIP with cut-off ≥ 17 cmH2O (AUC = 0.8871), Leak with cut-off ≥ 29 liters/min (AUC = 0.7884) provided high sensitivity, specificity, positive predictive value and negative predictive value. Conclusion: The successful prediction factors for AVAPS were PaCO2, PIP and leak at the initiation of the non-invasive ventilation for patients with the acute exacerbation of COPD. Keyword: Noninvasive mechanical ventilation, AVAPS, ACOPD I. ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là nguyên nhân gây tử vong ngày càng phổ biến. Hiện là nguyên nhân tử vong hàng thứ 4 thế giới và dự kiến là thứ 3 vào năm 2020 [1]. Bệnh nhân COPD chiếm khoảng trên 25% bệnh nhân tại khoa hồi sức cấp cứu [ ... theo GOLD 2019 nhập khoa Cấp cứu có chỉ định thông khí không xâm nhập o Có suy hô hấp cấp tính: Khó thở nặng lên, pH 45, tần số thở > 25 lần/ phút, PaO2 <60%. - Tiêu chuẩn loại trừ: Ngừng thở, huyết động không ổn định, có rối loạn tri giác, tăng tiết dịch, mới phẫu thuật vùng đầu mặt và đường tiêu hóa, chấn thương vùng đầu mặt và đường tiêu hóa trên, mất phản xạ ho và nuốt,tắc nghẽn đường hô hấp trên, nôn hoặc có nguy cơ nôn, chấn thương ngực kín có tràn khí màng phổi chưa được dẫn lưu, suy tim giai đoạn mất bù, rối loạn đông cầm máu nặng, bệnh lí thần kinh cơ mức độ nặng. Bệnh nhân không hợp tác hoặc người nhà không đồng ý hợp tác tham gia nghiên cứu. 2.2. Thời gian địa điểm nghiên cứu: - Thời gian nghiên cứu:Từ tháng 05/2019 đến tháng 8/2020 - Địa điểm nghiên cứu: Khoa Cấp Cứu, Bệnh viện Bạch Mai. 2.3. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu can thiệp. 2.4. Cỡ mẫu nghiên cứu: Tất cả các bệnh nhân nhập khoa Cấp cứu có chỉ định thông khí không xâm nhập. Tổng cộng 40 bệnh nhân. 2.5. Quá trình thu thập số liệu 2.5.1. Tiêu chuẩn đánh giá kết quả điều trị: - Thành công: không phải đặt nội khí quản, lâm sàng và khí máu ổn định sau bỏ máy 24 giờ. - Thất bại: phải đặt NKQ để TKNTXN, thất bại muộn khi suy hô hấp tái phát sau bỏ máy 24h, phải can thiệp bằng thở máy xâm nhập. 2.5.2. Các bước tiến hành nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu vào viện được hỏi tiền sử, bệnh sử, khám lâm sàng để hướng đến chẩn đoán đợt cấp COPD và các dấu hiệu suy hô hấp. - Các thông số về cận lâm sàng: Công thức máu, máu lắng, CRP, sinh hóa máu cơ bản, khí máu động mạch, chụp phim phổi. - Các thông số theo dõi chính bao gồm: Mạch, huyết áp, nhịp thở, SpO2, khí máu (pH, PaO2, PaCO2, HCO3-) được thu thập tại các thời điểm: Trước thở AVAPS, sau thở AVAPS 3 giờ, sau 6 giờ, sau 12 giờ, kết thúc. - Cài đặt thông số máy ban đầu với áp lực (IPAPmin) mức 8 cmH2O, mức (IPAPmax) mức 20cmH2O áp lực thì thở ra (EPAP) mức từ 4- 5cmH2O, tần số thở f = 15 lần/phút, FiO2 : đảm bảo SpO2 >90%. Chọn Mask mũi miệng, chụp thử Mask 10 phút và cài đặt mức áp lực, chỉnh oxy đến lúc phù hợp bệnh nhân cảm thấy dễ thở và SpO2 khoảng 90%, lắp Mask cố định cho bệnh nhân. 2.6. Phân tích số liệu: Làm sạch và mã hóa TẠP CHÍ Y häc viÖt nam tẬP 502 - th¸ng 5 - sè 1 - 2021 241 dữ liệu thu thập được, nhập số liệu vào phần mềm SPSS 16.0. Tất cả dữ liệu được biểu thị dưới dạng trung bình ± độ lệch chuẩn (SD) cho các biến liên tục và dưới dạng tỷ lệ phần trăm cho các biến phân loại. Các biến liên tục có phân phối chuẩn được kiểm tra bằng phép thử Kolmogorov-Smirnov và được so sánh bằng phép thử T-Test. Chúng tôi đã sử dụng phân tích phương sai lặp lại (repeated ANOVA) để so sánh khả năng của các biến khác nhau (pH, pCO2, HCO3, PaO2/FiO2, Vt, Ve, PIP, Leak) để dự đoán kết quả điều trị ở bệnh nhân thành công và đối chứng. Giá trị P <0,05 được coi là có ý nghĩa thống kê. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Bảng 2: Đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu (n=40) Đặc điểm N % Nhóm tuổi <60 6 15 60-80 27 67,5 ≥ 80 7 17,5 Trung bình (± SD) 70,3 ± 9,87 Giới Nam 37 92,5 Nữ 3 7,5 Nhận xét: Trong nghiên cứu độ tuổi trung bình là 70,3 ± 9,87 tuổi; đa số đối tượng nằm trong độ tuổi 60-80. Nam giới chiếm phần lớn bệnh nhân (92,5%). Biểu đồ 2: Kết quả điều trị thành công và thất bại thở AVAPS (n=40) Nhận xét: Kết quả thở AVAPS cho thấy có 29 (72,5%) bệnh nhân thành công, không phải đặt nội khí quản, lâm sàng và khí máu ổn định sau bỏ máy 24 giờ. Bảng 2. Sự thay đổi các chỉ số trong 2 nhóm can thiệp (n=40) Nhóm T0( ± SD) T1( ± SD) T2( ± SD) p pH Thành công 7,30 ± 0,04 7,30 ± 0,04 7,30 ± 0,04 0,36 Thất bại 7,20 ± 0,03 7,20 ± 0,04 7,20 ± 0,06 0,283 PaCO2 (mmHg) Thành công 75,77 ± 11,84 65,52 ± 8,75 60,32 ± 9,53 <0,001 Thất bại 89,34 ± 6,27 93,77 ± 7,72 98,89 ± 11,45 0,0032 PaO2 (mmHg) Thành công 78,25 ± 18,85 96,44 ± 9,63 96,43 ± 5,61 <0,001 Thất bại 72,00 ± 7,32 85,76 ± 6,37 81,82 ± 11,16 <0,001 HCO3 (mmHg) Thành công 40,02 ± 4,26 37,95 ± 3,46 37,17 ± 3,63 <0,001 Thất bại 44,6 ± 3,28 45,23 ± 3,95 45,75 ± 4,62 0,439 PaO2/FiO2 Thành công 234,82 ± 54,90 278,89 ± 38,61 375,87 ± 451,04 0,118 Thất bại 221,12 ± 63,32 226,54 ± 45,81 224,81 ± 49,44 0,906 Vt (ml) Thành công 343,96 ± 65,48 485,51 ± 26,12 481,20 ± 22,10 <0,001 Thất bại 324,54 ± 11,28 403,63 ± 50,05 411,81 ± 39,45 <0,001 Ṽe (lít/phút) Thành công 9,36 ± 0,60 11,54 ± 0,85 10,60 ± 0,90 <0,001 Thất bại 8,96 ± 0,43 12,18 ± 1,53 12,63 ± 1,50 <0,001 PIP (cmH2O) Thành công 15,06 ± 0,92 14,68 ± 0,92 14,44 ± 1,12 <0,001 Thất bại 16,63 ± 0,80 17,18 ± 0,75 17,72 ± 0,64 <0,001 Leak (lít/phút) Thành công 26,79 ± 2,00 16,62 ± 1,78 16,62 ± 1,32 <0,001 Thất bại 28,63 ± 1,28 18,72 ± 0,78 23,45 ± 1,36 <0,001 Nhận xét: Cả 2 nhóm thành công và thất bại chỉ số khí máu: PaO2, PaO2/FiO2tăng , PaCO2, HCO3 nhóm thành công giảm có ý nghĩa thống kê (p<0,001). Các thông số Vt, Ṽe tăng cả 2 nhóm, PIP, Leak giảm nhóm thành công qua các thởi điểm (p<0,001). Bảng 3. Giá trị dự báo của PIP và Leak trong kết quả can thiệp (n=40) Chỉ số AUC Điểm cắt Độ nhạy (%) Độ đặc hiệu (%) PPV (%) NPV (%) PaCO2 0,8364 88 81,8 86,2 69,2 92,6 PIP 0,8871 17 63,6 93,1 77,8 87,1 Leak 0,7884 29 63,64 79,31 53,8 85,2 Nhận xét: PaCO2với điểm cắt ≥88 mmHg, PIP với điểm cắt ≥17cmH2O, Leak với điểm cắt ≥ 29 lít/phút cho độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị dự báo dương tính và giá trị dự báo âm tính cao. vietnam medical journal n01 - MAY - 2021 242 Biểu đồ 2. Đường cong ROC cho các giá trị của PIP (trái), Leak (phải) và PaCO2 (dưới) trong tiên lượng can thiệp thành công (n=40) Đường cong ROC cho các giá trị của PIP trong tiên lượng can thiệp thành công cho diện tích dưới đường cong (AUC) giá trị cao là 0,8871. Đường cong ROC cho các giá trị của Leak trong tiên lượng can thiệp thành công cho diện tích dưới đường cong (AUC) giá trị cao là 0,7884. Đường cong ROC cho các giá trị của PaCO2 trong tiên lượng can thiệp thành công cho diện tích dưới đường cong (AUC) giá trị cao là 0,8364. IV. BÀN LUẬN Nghiên cứu của chúng tôi trên 40 bệnh nhân độ tuổi trung bình là 70,3 ± 9,87 tuổi; đa số đối tượng nằm trong độ tuổi 60-80. Nam giới chiếm phần lớn bệnh nhân (92,5%), điều này có thể giải thích do tiền sử liên quan đến việc thói quen sử dụng thuốc lào, thuốc lá của nam giới nhiều hơn ở nữ giới Trong 40 bệnh nhân nghiên cứu cho kết quả có 29 bệnh nhân (72,5%) thành công. Tỉ lệ can thiệp thành công trong nghiên cứu của chúng tôi tương tự như kết quả của Confalonieri (77,2%)[7] và nghiên cứu của Fatma (76,4%) [8]. Trong nghiên cứu này, tình trạng khí máu và cơ học phổi các chỉ số của bệnh nhân lúc nhập viện không có sự khác biệt giữa 2 nhóm thành công và thất bại. Thời gian điều trị 3,4 ± 4,2 ngày, với nhóm can thiệp thành công trung bình là 2,7 ± 3,6 ngày, nhóm can thiệp thất bại là 5,4 ± 4,9 ngày; thời gian thở máy trung bình 1,3 ± 0,7 ngày.Thời gian điều trị thở máy giữa 2 nhóm không có sự khác biệt[9], tuy nhiên, trong nghiên cứu của chúng tôi, thời gian điều trị ở nhóm thành công ngắn hơn so với số ngày điều trị ở nhóm thất bại, trong khi ở nghiên cứu trước chưa có sự khác biệt này[9]. Phương pháp AVAPS giúp tăng hiệu quả điều trị, giảm thời gian và chi phí cho bệnh nhân [5], [6]. Biết được khả năng thất bại của thông khí nhân tạo không xâm nhập ở bệnh nhân đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có thể chỉ ra sự lựa chọn tốt nhất giữa thông khí nhân tạo không xâm nhập và đặt nội khí quản được đặt trước đó. Trong nghiên cứu của chúng tôi, sử dụng PaCO2với điểm cắt ≥ 88 mmHg, PIP với điểm cắt ≥ 17 cmH2O, Leak với điểm cắt ≥ 29 lít/phút cho độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị dự báodương tính và giá trị dự báo âm tính cao, có giá trị trong việc tiên đoán khả năng thành công của phương pháp. Nghiên cứu thực hiện tại Thổ Nhĩ Kì, sử dụng mô hình hồi quy Cox cho kết quả sự thay đổi trong PaCO2 có tương quan với thất bại điều trị (RR=1,278, 95% CI: 1,067-3,235, p=0,02), từ đó PaCO2 mang giá trị dự báo cho bệnh nhân [8]. Nghiên cứu của Confalonieri tại Ý trên 1.033 bệnh nhân nhằm tìm hiểu yếu tố nguy cơ thất bạu cho thấy: bệnh nhân có Điểm hôn mê Glasgow < 11, điểm APACHE II ≥ 29, nhịp thở ≥ 30/phút và pH lúc nhập viện là 7,25 có nguy cơ thất bại được dự đoán là 70%. Độ pH < 7,25 sau 2 giờ nhập viện làm tăng đáng kể nguy cơ (90%)[7]. Nghiên cứu của chúng tôi còn có những hạn chế như bệnh nhân có pH trung bình lớn hơn 7,25, trong khi các nghiên cứu khác có giá trị pH trung bình thấp hơn [1], [7]. Cỡ mẫu của chúng tôi nhỏ, cần có những nghiên bổ sung để đưa đưa ra những kết luận có thể đại diện tốt cho quần thể nghiên cứu. V. KẾT LUẬN Các yếu chính như PaCO2 (điểm cắt ≥88 mmHg), PIP (điểm cắt ≥17cmH2O), leak (điểm cắt ≥ 29 lít/phút) là những yếu tố tiên lượng TẠP CHÍ Y häc viÖt nam tẬP 502 - th¸ng 5 - sè 1 - 2021 243 thành công khi bắt đầu thở không xâm nhập bằng phương thức AVAPS. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Gold Reports (2019). Global Initiative for Chronic Obstructive Lung Disease - GOLD. , accessed: 28/09/2020. 2. Schmidt M., Demoule A., Deslandes-Boutmy E. và cộng sự. (2014). Intensive care unit admission in chronic obstructive pulmonary disease: patient information and the physician’s decision-making process. Crit Care, 18(3), R115. 3. Ai-Ping C., Lee K.-H., và Lim T.-K. (2005). In- hospital and 5-year mortality of patients treated in the ICU for acute exacerbation of COPD: a retrospective study. Chest, 128(2), 518–524. 4. Breen D., Churches T., Hawker F. và cộng sự. (2002). Acute respiratory failure secondary to chronic obstructive pulmonary disease treated in the intensive care unit: a long term follow up study. Thorax, 57(1), 29–33. 5. Storre J.H., Seuthe B., Fiechter R. và cộng sự. (2006). Average volume-assured pressure support in obesity hypoventilation: A randomized crossover trial. Chest, 130(3), 815–821. 6. Murphy P., Davidson C., Hind M. và cộng sự. (2012). Volume targeted versus pressure support non-invasive ventilation in patients with super obesity and chronic respiratory failure: A randomised controlled trial. Thorax, 67, 727–34. 7. Confalonieri M., Garuti G., Cattaruzza M.S. và cộng sự. (2005). A chart of failure risk for noninvasive ventilation in patients with COPD exacerbation. Eur Respir J, 25(2), 348–355. 8. Ciftci F. (2017). Evaluation of the feasibility of average volume-assured pressure support ventilation in the treatment of acute hypercapnic respiratory failure associated with chronic obstructive pulmonary disease: A pilot study. Journal of Critical Care, 40. 9. Briones Claudett K.H., Briones Claudett M., Chung Sang Wong M. và cộng sự. (2013). Noninvasive mechanical ventilation with average volume assured pressure support (AVAPS) in patients with chronic obstructive pulmonary disease and hypercapnic encephalopathy. BMC Pulm Med, 13, 12. NHU CẦU VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG ĐOÀN TẠI CƠ SỞ Y TẾ NGOÀI CÔNG LẬP Phạm Thanh Bình1, Hoàng Thị Mỹ Hạnh2, Nguyễn Đức Hữu3, Nguyễn Thanh Tùng4, Trần Thị Thu Hiền1 TÓM TẮT57 Mục tiêu: Mô tả thực trạng và nhu cầu của người lao động tại các cơ sở y tế ngoài công lập và giải pháp. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng; nghiên cứu bàn giấy kết hợp với nghiên cứu thực địa 543 người lao động ở cơ sở y tế ngoài công lập đã thành lập và chưa thành lập công đoàn tại Hà Nội, Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Kết quả: năm 2019 các cơ sở Y tế ngoài công lập có xu hướng gia tăng 14,5% so với năm 2018, nhưng chỉ có 0,65% tổ chức công đoàn được thành lập. Số liệu thống kê cơ sở y tế ngoài công lập chưa thống nhất giữa Sở Y tế và Liên đoàn Lao động. Người lao động tham gia tổ chức công đoàn được hưởng lợi nhiều hơn lao động ở các tổ chức chưa tham gia công đoàn về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn và Phụ cấp độc hại, phụ cấp trách nhiệm. Đặc biệt cơ sở đã thành lập công đoàn thì trang thiết bị bảo hộ 1Công đoàn Y tế Việt Nam 2Nghiên cứu viên Viện Chiến lược và Chính sách Y tế 3Trường Đại học Công đoàn 4Viện Công nhân và Công đoàn Chịu trách nhiệm chính: Phạm Thanh Bình Email: thanhbinhpham123456@gmail.com Ngày nhận bài: 3.3.2021 Ngày phản biện khoa học: 26.4.2021 Ngày duyệt bài: 7.5.2021 đầy đủ có tỷ lệ 65,8% cao hơn so với tổ chức y tế ngoài công lập chưa thành lập công đoàn chỉ đạt 46,7%. Các đối tượng được phỏng vấn có 74.9% mong muốn các tổ chức đại diện người lao động bảo vệ tốt hơn cho người lao động; 71,9% cho biết họ không muốn có tổ chức đại diện người lao động không thuộc hệ thống công đoàn trong các cơ sở y tế ngoài công lập; còn lại 22,7% chưa biết lập trường, quan điểm của mình. Về phương pháp tập hợp đoàn viên thì trên 70% người được hỏi cho rằng phải kết hợp hai phương pháp từ dưới lên và từ trên xuống. Kết luận: đổi mới phương thức tập hợp người lao động ở cơ sở y tế ngoài công lập là yêu cầu cấp bách đối với các cấp công đoàn. Từ khóa: Công đoàn cơ sở (CĐCS), Cơ sở y tế ngoài công lập (CSYTNCL), tập hợp đoàn viên; Đổi mới phương thức, CPTPP; EVFTA; Công đoàn ghép; Kết hợp phương thức cũ và mới. SUMMARY NEEDS AND SOLUTIONS FOR TRADE UNION DEVELOPMENT IN NON-PUBLIC HEALTHCARE INSTITUTIONS Objective: The paper describes the current situation and needs of workers in non-public healthcare facilities as well as solutions. Method: This study employs a cross-sectoral descriptive design with a combination of quantitative and qualitative research; Desk research combined with field research of 543 workers in non-public healthcare with and
File đính kèm:
- yeu_to_tien_luong_thanh_cong_cua_phuong_thuc_avaps_o_benh_nh.pdf