Yếu tố phân mảnh trong tiểu thuyết ruồng bỏ của john maxwell coetzee

Lý thuyết văn học hậu hiện đại đã và đang mở ra nhiều chiều kích cho

việc khám phá, tiếp nhận tác phẩm văn học. Nghiên cứu tiểu thuyết Ruồng bỏ của John

Maxwell Coetzee từ góc nhìn hậu hiện đại là hướng đi khả thi, có ý nghĩa quan trọng

trong việc khai phá các vỉa tầng giá trị của tác phẩm. Trên cơ sở vận dụng lý thuyết

này vào soi chiếu tiểu thuyết Ruồng bỏ, bài viết tập trung kiến giải yếu tố phân mảnh ở

ba phương diện: cốt truyện mảnh vỡ, nhân vật mảnh vỡ, không gian mảnh vỡ. Từ đó,

bài viết góp phần đánh giá toàn diện, đa chiều về nghệ thuật phân mảnh trong tiểu

thuyết Coetzee, chỉ rõ sự thành công và đóng góp của ông trong nền văn học hậu hiện

đại thế giới.

Yếu tố phân mảnh trong tiểu thuyết ruồng bỏ của john maxwell coetzee trang 1

Trang 1

Yếu tố phân mảnh trong tiểu thuyết ruồng bỏ của john maxwell coetzee trang 2

Trang 2

Yếu tố phân mảnh trong tiểu thuyết ruồng bỏ của john maxwell coetzee trang 3

Trang 3

Yếu tố phân mảnh trong tiểu thuyết ruồng bỏ của john maxwell coetzee trang 4

Trang 4

Yếu tố phân mảnh trong tiểu thuyết ruồng bỏ của john maxwell coetzee trang 5

Trang 5

Yếu tố phân mảnh trong tiểu thuyết ruồng bỏ của john maxwell coetzee trang 6

Trang 6

Yếu tố phân mảnh trong tiểu thuyết ruồng bỏ của john maxwell coetzee trang 7

Trang 7

Yếu tố phân mảnh trong tiểu thuyết ruồng bỏ của john maxwell coetzee trang 8

Trang 8

Yếu tố phân mảnh trong tiểu thuyết ruồng bỏ của john maxwell coetzee trang 9

Trang 9

Yếu tố phân mảnh trong tiểu thuyết ruồng bỏ của john maxwell coetzee trang 10

Trang 10

pdf 10 trang minhkhanh 7440
Bạn đang xem tài liệu "Yếu tố phân mảnh trong tiểu thuyết ruồng bỏ của john maxwell coetzee", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Yếu tố phân mảnh trong tiểu thuyết ruồng bỏ của john maxwell coetzee

Yếu tố phân mảnh trong tiểu thuyết ruồng bỏ của john maxwell coetzee
Trường Đại học Vinh Tạp chí khoa học, Tập 49 - Số 4B/2020, tr. 11-20 
 11 
YẾU TỐ PHÂN MẢNH TRONG TIỂU THUYẾT RUỒNG BỎ 
CỦA JOHN MAXWELL COETZEE 
Phạm Tuấn Anh 
Khoa Sư phạm, Trường Đại học Cần Thơ 
Ngày nhận bài 27/10/2020, ngày nhận đăng 22/12/2020 
Tóm tắt: Lý thuyết văn học hậu hiện đại đã và đang mở ra nhiều chiều kích cho 
việc khám phá, tiếp nhận tác phẩm văn học. Nghiên cứu tiểu thuyết Ruồng bỏ của John 
Maxwell Coetzee từ góc nhìn hậu hiện đại là hướng đi khả thi, có ý nghĩa quan trọng 
trong việc khai phá các vỉa tầng giá trị của tác phẩm. Trên cơ sở vận dụng lý thuyết 
này vào soi chiếu tiểu thuyết Ruồng bỏ, bài viết tập trung kiến giải yếu tố phân mảnh ở 
ba phương diện: cốt truyện mảnh vỡ, nhân vật mảnh vỡ, không gian mảnh vỡ. Từ đó, 
bài viết góp phần đánh giá toàn diện, đa chiều về nghệ thuật phân mảnh trong tiểu 
thuyết Coetzee, chỉ rõ sự thành công và đóng góp của ông trong nền văn học hậu hiện 
đại thế giới. 
Từ khóa: Phân mảnh; văn học hậu hiện đại; Ruồng bỏ; John Maxwell Coetzee. 
1. Đặt vấn đề 
John Maxwell Coetzee, nhà văn gốc Nam Phi, là một trong những nhà văn lớn 
của văn học hậu hiện đại. Cho đến nay, nhiều tác phẩm của Coetzee được tuyển dịch và 
giới thiệu ở Việt Nam: Những miền đất ấy, Cuộc đời và thời đại của Michael K, Ruồng 
bỏ, Đợi bọn mọi, Người chậm, Những cảnh đời tỉnh lẻ (bộ ba Tuổi thơ - Tuổi trẻ - Mùa 
hè) Sáng tác của Coetzee đa dạng, bao quát nhiều phương diện trong đời sống xã hội. 
Coetzee phục dựng một thế giới rạn nứt, vỡ vụn, đứt gãy và phân mảnh. Các tác phẩm 
của ông mang đậm đặc trưng của văn học hậu hiện đại: liên văn bản, giễu nhại, phân 
mảnh Trong đó, Ruồng bỏ là tiểu thuyết nổi trội bởi nghệ thuật đan cài, ráp nối các yếu 
tố phân mảnh độc đáo, điêu luyện. 
Việc sử dụng các yếu tố phân mảnh đã phá vỡ kiểu kết cấu truyền thống, vượt 
qua khỏi những nguyên tắc đã có là kĩ thuật đặc trưng của văn học hậu hiện đại. Các yếu 
tố phân mảnh được ráp nối dựa trên kĩ thuật sử dụng “trò chơi ngôn ngữ”, tính cắt mảnh 
của trần thuật hậu hiện đại. Nghiên cứu tiểu thuyết Ruồng bỏ từ yếu tố phân mảnh là 
hướng đi đa chiều trong việc khai phá giá trị của tác phẩm. Trong khuôn khổ bài viết, 
người viết tập trung nghiên cứu yếu tố phân mảnh trong tiểu thuyết Ruồng bỏ của 
Coetzee ở các phương diện sau: Cốt truyện mảnh vỡ, nhân vật mảnh vỡ và không gian 
mảnh vỡ. 
2. Nội dung 
Trong Từ điển tiếng Việt, “mảnh” được chú giải là “miếng” (Tuyết Khanh, Thanh 
Lam, Ngọc Hạnh, 2004, tr. 438), “vỡ” là “bể toang, tan rã” (Tuyết Khanh, Thanh Lam, 
Ngọc Hạnh, 2004, tr. 865). Như vậy, có thể hiểu “mảnh vỡ” là những mẩu, miếng, phần 
nhỏ rời rạc, tách ra từ chỉnh thể, thể hiện sự đứt đoạn, tan rã, không hoàn chỉnh. “Mảnh 
vỡ”. (fragmentation) là yếu tố xâm nhập .hầu hết .các kĩ .thuật .sáng tác của .các. nhà văn. hậu 
hiện đại. “Mảnh vỡ chính là bản thể của hiện tồn hậu hiện đại, khi người ta thôi không 
còn tin vào những cái tròn trịa, đầy đặn, dễ nắm bắt thì “vỡ” tức là tiêu chí bản chất 
của sự vật” (Lê Huy Bắc, 2013, tr. 76). 
Email: ptanh@ctu.edu.vn 
Phạm Tuấn Anh / Yếu tố phân mảnh trong tiểu thuyết Ruồng bỏ của John Maxwell Coetzee 
 12 
Xuất phát từ cảm thức “mảnh vỡ” về con người và thế giới, các nhà văn hậu hiện 
đại thường “phá vỡ” tác phẩm thành nhiều mảnh, những phiến đoạn. Điều này biểu hiện 
sự đánh mất niềm tin vào các đại tự sự (grand narrative). Khi ấy, “nhân vật, cốt truyện, 
diễn ngôn, không gian và thời gian đều bị chia cắt thành những mảnh vụn rời rạc, lỏng 
lẻo” (Nguyễn Hoàng Tuệ Anh, 2012). Việc phân mảnh và ráp nối các mảnh vỡ đã góp 
phần làm cho truyện kể mới lạ, đa điểm và trùng phức, từ đó khơi gợi, kích thích độc giả 
tìm tòi, khám phá. 
2.1. Cốt truyện mảnh vỡ 
Cốt truyện là “hệ thống sự kiện cụ thể, được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và 
nghệ thuật nhất định, tạo thành một bộ phân cơ bản, quan trọng nhất trong hình thức 
hành động của tác phẩm văn học thuộc các loại tự sự và kịch” (Lê Bá Hán, Trần Đình 
Sử, Nguyễn Khắc Phi, 1999, tr. 88). Sự kiện và tình tiết đóng vai trò quan trọng trong 
việc tổ chức cốt truyện. Tính toàn thể của cốt truyện được dựng lại thông qua sự ghép 
mảnh các sự kiện, tình tiết. 
Trong bài viết Mờ hóa trong một số tiểu thuyết của John Maxwell Coetzee, Phạm 
Thị Phương Ngọc cho rằng mờ hóa chính là kĩ thuật chủ đạo trong sáng tác của Coetzee. 
Trên cơ sở khảo sát các tiểu thuyết Giữa miền đất ấy, Cuộc đời và thời đại của Michael 
K, Đợi bọn mọi, Phạm Thị Phương Ngọc nhận định: “Sáng tác theo xu hướng văn học 
hậu hiện đại, Coetzee không đề cao cốt truyện trong tiểu thuyết của mình. Nhiều tiểu 
thuyết của ông có cốt truyện mờ hóa và khó nắm bắt” (Phạm Thị Phương Ngọc, 2015). 
Trong bài viết Tiểu thuyết Ruồng bỏ của Coetzee nhìn từ lý thuyết hậu thực dân, Chu 
Đình Kiên cho rằng: “Coetzee đã xây dựng hai sự kiện cơ bản trong tiểu thuyết Ruồng 
bỏ: giáo sư David có quan hệ tình dục bất chính với cô sinh viên Melanie, bị Trường Đại 
học Cape Town đuổi việc và vụ việc Lucy bị những người da đen lạ mặt hãm hiếp trước 
mặt David ở ngay trên nông trại trước kia vốn yên bình” (Chu Đình Kiên, 2018). Tham 
chiếu lý thuyết phê bình hậu thực dân, Chu Đình Kiên nhận định: “Xã hội hậu thực dân ở 
Nam Phi đã bị đảo lộn vị thế của kẻ mạnh và kẻ yếu. Kẻ mạnh là người da đen, da màu 
bản xứ. Kẻ yếu là người da trắng bị tấn công. Đồng thời hàng loạt các vấn đề phát sinh 
như đói nghèo, bạo lực, hãm hiếp, ngoại tình, đồng tính, dịch AIDS trở nên nóng bỏng 
hơn bao giờ hết” (Chu Đình Kiên, 2018). Rõ ràng, từ cảm quan hậu hiện đại 
(postmodern sensibility), Coetzee chủ ý mờ hóa cốt truyện, phân mảnh các sự kiện, tình 
tiết nhằm bộc lộ cảm quan về một hiện thực phân rã, đổ vỡ và phi tâm điểm. 
Ruồng bỏ được kể ở ngôi thứ ba kết hợp với kỹ thuật đánh tráo chủ thể trần thuật. 
Đây là kỹ thuật đặc trưng của văn học hậu hiện đại. Điều này giúp nhà văn dễ dàng phản 
ánh tâm lý nhân vật, phô bày bức tranh xã hội rộng lớn với cái nhìn đa điểm. Trong 
Ruồng bỏ,  ... mà ông còn ôm ấp, hy vọng nay đã mờ 
nhạt, “quay lưng” lại với ông, thậm chí còn ruồng bỏ ông. Ở David Lurie, sự bất tín, hoài 
nghi với thực tại được thể hiện khá rõ. Con người giờ đây “không tròn vẹn, không đủ đầy 
mà là sự kết hợp của nhiều phiến vỡ khác nhau, trong đó có phiến vỡ khát vọng” (Phạm 
Tuấn Anh, 2015). 
Trong tác phẩm, David được ráp mảnh cùng các nhân vật khác, mỗi nhân vật là 
một mảnh ghép của cuộc sống. Những mảnh ghép ấy được xếp cạnh nhau tạo nên sự 
chồng lắp, trùng phức. Người tình là mảnh ghép nổi trội thường được Coetzee ráp nối 
cạnh David, dù trong thực tại hay trong tâm tưởng của nhân vật. Trong đó, nổi trội là 
mảnh ghép Soraya và Melanie. Hai cô gái này đều giống như ông - những mảnh ghép, 
những sinh linh biến ảo trong cuộc đời. Họ không được miêu tả một cách tròn vẹn, rõ 
nét. Dù đến với Soraya vào thứ năm hàng tuần, coi cô như tri kỉ, song David không biết 
nhiều về cô. Thậm chí ông cũng không biết tên thật của cô: “Soraya không phải tên thật 
của cô, đó là điều chắc chắn. Có nhiều dấu hiệu chứng tỏ cô đã sinh nở hoặc có nhiều 
con. Có lẽ cô không phải là gái điếm chuyên nghiệp” (John Maxwell Coetzee, 2004, 
tr.8). Mọi thứ đối với Soraya đều mơ hồ, hư ảo và tất nhiên, David cũng không muốn tìm 
hiểu kĩ thêm bởi “ông không muốn làm Soraya lúng túng vì chắc hẳn cô đang có một 
cuộc sống hai mặt” (John Maxwell Coetzee, 2004, tr.13). Trong tính phân mảnh của tiểu 
thuyết Ruồng bỏ, nhân vật dường như bị tẩy trắng hoàn toàn, chỉ còn lại những cái tên, 
thậm chí mất cả tên, mơ hồ, bất định. Ngay cả Melanie, cô gái bất chợt xuất hiện trong 
cuộc đời David, cũng khá mờ nhạt và hư ảo. Ngay phiên tòa chất vấn David, Melanie 
vắng mặt. Rõ ràng, Coetzee cố tình sử dụng thủ pháp đánh vắng nhân vật để cho câu 
chuyện thêm gay cấn, từ đó dẫn dụ người đọc vào văn bản” (Phạm Tuấn Anh, 2015). Thủ 
pháp đánh vắng nhân vật có giá trị rất đắc trong việc tạo hiệu ứng thẩm mỹ về sự khuyết 
thiếu, khó lí giải, thôi thúc độc giả liên tưởng, kiến giải các tầng nghĩa sâu kín của tác 
phẩm. Đọc Ruồng bỏ của Coetzee, độc giả buộc phải tham gia vào công cuộc khám phá, 
đồng sáng tạo với nhà văn bởi lẽ những thông điệp mà nhà văn gửi gắm không hiển lộ rõ 
ràng trên văn bản. 
Melanie cũng chỉ là một nhân vật được nhà văn ghép mảnh bên cạnh David. Vì 
cô, ông nhuốm lên niềm hy vọng: “Biết đâu đấy chẳng phải là tương lai” (John Maxwell 
Coetzee, 2004, tr. 42) nhưng cuối cùng, Melanie cũng biến mất “vô tăm tích” sau khi sự 
việc bị tố giác. Điều này làm ông hoài nghi vào thực tại, cảm thấy cuộc sống mơ hồ và 
trống rỗng. Rõ ràng, thế giới mà ông đang sống là thế giới mơ hồ, hỗn độn, vô nghĩa và 
bất khả nhận thức. Coetzee đề cập đến con người cá nhân, con người bản thể nhưng 
không phải con người với bản thể nguyên vẹn, mà là con người với bản thể “vỡ tan thành 
nhiều mảnh” (Lê Huy Bắc, 2013, tr. 16). 
Như vậy, các nhân vật trong Ruồng bỏ phi trung tâm hóa. Mỗi nhân vật là mảnh 
ghép với số phận riêng, khó nắm bắt và đoán định. Nhân vật tồn tại riêng lẻ, rời rạc và 
thiếu sự liên kết. Các nhân vật mảnh vỡ được ráp nối cạnh nhau một cách dễ dàng và 
cũng nhanh chóng bị tháo rời, tách xa nhau. Họ chỉ là những mảnh đời, những số phận 
đơn lẻ. Họ không đồng hành với nhau trong suốt cuộc đời, mà chỉ được xếp cạnh nhau 
một cách ngẫu nhiên và do vậy, họ bất lực trong việc nối kết lẫn nhau. Bằng việc ghép 
mảnh các nhân vật, Coetzee nhấn mạnh sự trống vắng, phá sản tình thương, thiếu sự gắn 
kết giữa người với người trong xã hội hiện đại. 
Trường Đại học Vinh Tạp chí khoa học, Tập 49 - Số 4B/2020, tr. 11-20 
 17 
2.3. Không gian mảnh vỡ 
Không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của hình tượng nghệ thuật, có tác dụng 
“mô hình hóa các mối liên hệ của bức tranh thế giới như thời gian, xã hội, đạo đức, tôn ti 
trật tự” (Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, 1999, tr. 135). Trong văn học hậu 
hiện đại, không gian mảnh vỡ có thể hiểu là không gian nghệ thuật đã được nhà văn cắt 
mảnh và lắp ghép theo kỹ thuật trần thuật hậu hiện đại nhằm tăng hiệu ứng về thế giới 
hỗn độn, đứt gãy và phi tâm điểm. 
Giống như các nhà văn hậu hiện đại khác, Coetzee chống lại “cái một” duy nhất, 
đả phá cái “độc tôn”. Do vậy, “cuộc chiến tranh của “tất cả chống lại tất cả”, nó giả định 
về sự tan rã của tồn tại thành các bộ phận hợp thành của nó, nó xóa bỏ chính ý niệm về 
trung tâm và ngoại vi, đặt lên bình diện thứ nhất những phạm trù, ví như tạp chủng, tiếp 
biến, phân mảnh, lắp ghép, bất ổn, nước đôi” (Lã Nguyên, 2017, tr. 374). 
Trong bài viết Mờ hóa trong một số tiểu thuyết của John Maxwell Coetzee, Phạm 
Thị Phương Ngọc cho rằng không gian trong tác phẩm của Coetzee “không được xác 
định một cách rõ ràng mà còn bị đảo lộn, đôi khi trở nên phi lí, nhập nhằng” (Phạm Thị 
Phương Ngọc, 2015). Khảo sát ba tiểu thuyết Giữa miền đất ấy, Cuộc đời và thời đại của 
Michael K, Đợi bọn mọi, Phạm Thị Phương Ngọc cho rằng thông qua việc mờ hóa không 
gian, “Coetzee đã phác họa một thế giới vừa thực lại vừa hư, vừa cụ thể lại vừa phổ quát” 
(Phạm Thị Phương Ngọc, 2015). Chu Đình Kiên, trong bài viết Tiểu thuyết Ruồng bỏ của 
Coetzee nhìn từ lý thuyết hậu thực dân, nhận định: “Cả hai môi trường thành phố và 
nông thôn đều không thừa nhận sự tồn tại của David”; “việc David bị ném vào một vùng 
thôn quê Nam Phi, xa cách hoàn toàn nền văn minh của người da trắng, buộc ông phải 
chứng kiến sự man rợ của một xã hội, mà không thể cất tiếng lên án, với cảnh giết mổ 
động vật, cảnh cướp bóc, thậm chí hiếp dâm chính là một hình thức mà tác giả đã chọn 
để nhân vật nếm trải nỗi đau, hoàn tất một hành trình bị ruồng bỏ của con người” (Chu 
Đình Kiên, 2018). Không gian nghệ thuật trong Ruồng bỏ được xây dựng bằng kỹ thuật 
trần thuật gắn liền với tọa độ không gian mê lộ, phi tâm điểm. Trong hành trình thứ nhất, 
nhân vật David di chuyển từ thành phố Cape Town đến vùng nông thôn hẻo lánh để tìm 
nơi nương náu sau khi bị sa thải. Ở hành trình thứ hai, nhân vật David di chuyển từ nông 
thôn trở về Cape Town với mục đích nói lời xin lỗi với Melanie nhưng thất bại, để quay 
về cuộc sống thường nhật nhưng đồ đạc trong căn hộ của ông bị cướp sạch. Rõ ràng, dù 
ở Cape Town hay ở nông thôn, David đều rơi vào những cảnh huống trớ trêu, khiến ông 
sợ hãi, bất an và mất phương hướng. Trong hành trình thứ ba, David di chuyển từ Cape 
Town trở về nông thôn để sống cùng với con gái nhưng các mâu thuẫn trước đó vẫn còn 
để ngỏ, không hoàn kết. Các tọa độ không gian trong tác phẩm góp phần tạo hiệu ứng về 
một thế giới rạn nứt, xáo trộn, thiếu sự liên kết. 
Trong Ruồng bỏ, không gian nghệ thuật bị xé nhỏ thành các mảnh không gian rời 
rạc, phi tâm điểm. Dựa vào mạch trần thuật, không gian nghệ thuật trong Ruồng bỏ chia 
thành hai mảnh lớn: không gian ở Cape Town (nơi David sống và làm việc, gần gũi với 
các người tình, vi phạm đạo đức nghề nghiệp, bị sa thải và ruồng bỏ) và không gian ở thị 
trấn Salem (nơi ông sống cùng với con gái, làm ở trang trại thú y, chứng kiến con gái bị 
cưỡng hiếp). Trong đó, hoàn toàn không thể phân định không gian chính phụ bởi hai 
mảnh không gian ấy tồn tại độc lập, “bình đẳng” với nhau. Tất nhiên, nếu muốn Coetzee 
vẫn có thể chia tách hai mảnh không gian và các sự kiện để viết thành hai mẩu truyện 
riêng lẻ dựa vào kĩ thuật trần thuật của văn học hậu hiện đại. 
Phạm Tuấn Anh / Yếu tố phân mảnh trong tiểu thuyết Ruồng bỏ của John Maxwell Coetzee 
 18 
Trong hai mảnh không gian ấy, có sự đan bện, chồng chéo nhiều mảnh không 
gian khác, từ những không gian được định danh rõ ràng (Căn hộ số 113-biệt thự 
Windsor, Trường Đại học Kỹ thuật Cape, căn hộ của David ở Cape Town, bãi chợ 
Donkin) đến những không gian đại chúng (quán cà phê, bệnh viện). Không gian 
nghệ thuật trong tiểu thuyết Ruồng bỏ được mở rộng biên độ tối đa, bị xáo trộn và ráp nối 
dựa vào mạch sự kiện và hành động của nhân vật. Trong đó, có không gian được miêu tả 
nhiều lần (căn hộ số 113, trang trại thú y), có không gian chỉ xuất hiện một lần duy 
nhất (sở cảnh sát, bãi xe). Các không gian kể trên đều có vai trò, ý nghĩa quan trọng 
trong việc tạo dựng sự kiện, tình tiết của tác phẩm, góp phần làm nổi bật sự tan rã, phân 
mảnh của con người và thế giới. 
Không gian trong tác phẩm được mở rộng biên độ theo “đường đi” của nhân vật 
David. Cùng một tọa độ không gian, ở những thời điểm khác nhau, các mảnh vỡ nhân vật 
cũng khác nhau, thậm chí có phần tương phản. Căn hộ David trên đường phố Torrance là 
không gian sống và nghiên cứu của vị giáo sư đại học đầy nhiệt huyết và hoài bão sáng 
tạo nghệ thuật, nhưng cũng là không gian vị giáo sư này vi phạm đạo đức nghề nghiệp 
(làm tình với nữ sinh của mình) dẫn đến bị sa thải, mất việc. Nông trại của Lucy vừa là 
không gian David trốn chạy nỗi ô nhục ở Cape Town nhưng cũng là không gian ông 
gánh thêm bi kịch mới khi bất lực chứng kiến con gái Lucy bị những người da đen cưỡng 
hiếp. Sau vụ tấn công, Lucy bị xâm hại nặng nề, cả về thể xác lẫn tâm hồn. Nếu Lucy 
chấp nhận thỏa hiệp với thực tại, chịu đựng nỗi tủi nhục và “bắt tay” với những kẻ tấn 
công cô để cuộc sống được yên ổn thì David chống lại thực tại bằng cách báo cảnh sát, 
gây rối ở bữa tiệc của Petrus, thả chó tấn công gã thanh niên Pollus nhưng đành bất 
lực. David và Lucy ngày càng mâu thuẫn, xa lạ với nhau, dần rơi vào ốc đảo của riêng 
mình. Coetzee phản ánh thế giới rạn nứt, đổ vỡ đến khủng hoảng khi thể hiện sự bất lực 
của các giá trị nhân bản trong việc giải quyết các xung đột xã hội. 
Không gian trong Ruồng bỏ bị cắt mảnh, chia nhỏ góp phần làm nổi bật cảm thức 
“mảnh vỡ” trong văn học hậu hiện đại. Các mảnh ghép không gian có phần rời rạc, riêng 
lẻ được Coetzee ráp nối giống như một trò chơi xếp hình về thế giới hiện đại. Điều này 
làm tăng hiệu ứng về thế giới hỗn độn và phân rã. Thế giới phân thành nhiều mảnh vụn, 
tồn tại độc lập, riêng lẻ và hỗn độn. Tất nhiên, Coetzee “chấp nhận sự hỗn độn mà không 
hề có ý định “nắn” theo ý đồ chủ quan của mình” (Lê Huy Bắc, 2013, tr. 52). Coetzee 
phô bày sự vụn vỡ, trống vắng, không tái sinh trong đời sống con người. 
3. Kết luận 
Nghiên cứu tiểu thuyết Ruồng bỏ của Coetzee, chúng tôi nhận thấy yếu tố phân 
mảnh đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tải các vấn đề “bất khả giải” trong đời 
sống hiện đại. Cốt truyện, nhân vật và không gian bị xé nhỏ, cắt mảnh và ráp nối theo 
quy luật “trò chơi ngôn ngữ”, dựa trên kĩ thuật cắt mảnh của trần thuật hậu hiện đại. 
Bằng tài năng và cảm quan tinh tế, Coetzee khéo léo phản ánh hiện thực đời sống 
vào trong tác phẩm của mình. Đó là “hiện thực thậm phồn” (hyperreality) - “một kiểu 
hiện thực khác lạ, kiểu hiện thực đa chiều kích, có thể mở rộng đến bất kì nơi nào trí 
tưởng tượng của con người vươn đến” (Lê Huy Bắc, 2013, tr. 39). 
Coetzee xứng đáng là bậc thầy của văn học hậu hiện đại. Ông phục dựng một thế 
giới rạn nứt, vỡ vụn, đầy sự bất tín và hoài nghi. Hiện thực được tái hiện trong tác phẩm 
là hiện thực trúc trắc, không tròn vẹn, mà luôn đứt gãy và phân mảnh. Ông mang đến cho 
Trường Đại học Vinh Tạp chí khoa học, Tập 49 - Số 4B/2020, tr. 11-20 
 19 
người đọc một cái nhìn nghiệt ngã về hiện thực và con người trong kỷ nguyên kỹ trị của 
nhân loại. Con người vẫn tồn tại nhưng bản thể bị phân mảnh thành nhiều phiến đoạn 
đầy vụn vỡ, lạc lõng và cô đơn. Khi ấy, con người bị “phân tán thành “một chủ thể phi 
trung tâm”, bao hàm nhiều mảnh vụn và tất cả đều bị hòa tan trong bối cảnh xám xịt 
chung quanh” (Phương Lựu, 2011, tr. 63). 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Nguyễn Hoàng Tuệ Anh (2012). Không gian mảnh vỡ trong tiểu thuyết Thành phố quốc 
tế của Don Delillo. Tạp chí khoa học Đại học Huế, 72A (số 3). 
Phạm Tuấn Anh (2015). Đa văn bản trong tiểu thuyết Ruồng bỏ của John Maxwell 
Coetzee. Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ, số 41. 
Lại Nguyên Ân (2017). 150 thuật ngữ văn học. Hà Nội: NXB Văn học. 
Lê Huy Bắc (2013). Văn học hậu hiện đại: lý thuyết và tiếp nhận. Hà Nội: NXB Đại học 
Sư phạm Hà Nội. 
Coetzee, J. M. (Thanh Vân dịch) (2004). Ruồng bỏ. Hà Nội: NXB Phụ nữ. 
Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) (2011). Từ điển thuật ngữ 
văn học. Hà Nội: NXB Giáo dục. 
Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2010). Trần thuật hậu hiện đại trong Ruồng bỏ của John 
Maxwell Coetzee. Hà Nội: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Luận văn thạc sĩ. 
Bùi Thị Tuyết Khanh, Thanh Lam, Ngọc Hạnh (2004). Từ điển tiếng Việt. Hồ Chí Minh: 
NXB Thống kê. 
Chu Đình Kiên (2018). Tiểu thuyết Ruồng bỏ của John Maxwell Coetzee nhìn từ lý thuyết 
hậu thực dân. Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Đại học Sư phạm Huế, số 02 (46). 
Phương Lựu (2011). Lý thuyết văn học hậu hiện đại. Hà Nội: NXB Đại học Sư phạm Hà Nội. 
Phạm Thị Phương Ngọc (2015). Mờ hóa trong một số tiểu thuyết của John Maxwell 
Coetzee. Tạp chí Khoa học, Đại học Sài Gòn, số 6 (31). 
Lã Nguyên (2017). Lí luận văn học - Những vấn đề hiện đại. Hà Nội: NXB Đại học Sư 
phạm Hà Nội. 
Phạm Tuấn Anh / Yếu tố phân mảnh trong tiểu thuyết Ruồng bỏ của John Maxwell Coetzee 
 20 
SUMMARY 
FRAGMENTATION IN THE NOVEL DISGRACE 
BY JOHN MAXWELL COETZEE 
Pham Tuan Anh 
Education Department, Can Tho University 
Received on 27/10/2020, accepted for publication on 22/12/2020 
Postmodernism literature theory has been opening many dimensions for the 
discovery and reception of literary works. Studying Disgrace, a John Maxwell Coetzee’s 
novel, from a postmodern perspective is a feasible approach, which is instrumental in 
exploring the work’s specific aspects of value. Based on postmodernism literature theory, 
the article focuses on examining Disgrace’s fragmentation in three aspects including 
fragmentary plot, fragmentary character, and fragmentary space. The findings are 
expected to contribute to a comprehensive evaluation of Coetzee’s fragmentation writing 
and the overview of Coetzee’s position in the world’s postmodern literature. 
Keywords: Fragmentation; postmodern literature; Disgrace; John Maxwell Coetzee. 

File đính kèm:

  • pdfyeu_to_phan_manh_trong_tieu_thuyet_ruong_bo_cua_john_maxwell.pdf