Ý thức về những giá trị nữ hiện đại trong tản văn Trang Hạ

Trang Hạ là một hiện tượng văn học mới mẻ và là cây bút không rập theo khuôn

mẫu của bất kỳ ai. Chị không đua chen vào lĩnh vực tình dục, không miệt thị đàn ông,

không cố "gân cổ" lên đòi bình quyền cho phụ nữ mà tỉnh táo sắc lạnh khẳng định giá trị

của giới nữ, cảnh tỉnh những phụ nữ sống phụ thuộc và sống hằn mình trong những tư

tưởng bị áp chế. Phụ nữ hiện đại trong Trang Hạ được nhìn từ góc nhìn khác các nhà văn

khác: rất đời thường nhưng vô cùng mạnh mẽ và cá tính. Đích chị hướng tới là hình mẫu

người đàn bà đích thực.

Ý thức về những giá trị nữ hiện đại trong tản văn Trang Hạ trang 1

Trang 1

Ý thức về những giá trị nữ hiện đại trong tản văn Trang Hạ trang 2

Trang 2

Ý thức về những giá trị nữ hiện đại trong tản văn Trang Hạ trang 3

Trang 3

Ý thức về những giá trị nữ hiện đại trong tản văn Trang Hạ trang 4

Trang 4

Ý thức về những giá trị nữ hiện đại trong tản văn Trang Hạ trang 5

Trang 5

Ý thức về những giá trị nữ hiện đại trong tản văn Trang Hạ trang 6

Trang 6

Ý thức về những giá trị nữ hiện đại trong tản văn Trang Hạ trang 7

Trang 7

Ý thức về những giá trị nữ hiện đại trong tản văn Trang Hạ trang 8

Trang 8

Ý thức về những giá trị nữ hiện đại trong tản văn Trang Hạ trang 9

Trang 9

Ý thức về những giá trị nữ hiện đại trong tản văn Trang Hạ trang 10

Trang 10

pdf 10 trang minhkhanh 3860
Bạn đang xem tài liệu "Ý thức về những giá trị nữ hiện đại trong tản văn Trang Hạ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ý thức về những giá trị nữ hiện đại trong tản văn Trang Hạ

Ý thức về những giá trị nữ hiện đại trong tản văn Trang Hạ
TP CH KHOA HC − S
 5/2016 35 
. TH/C V0 NH)NG GI TR1 N) HI2N !I 
TRONG TN VN TRANG H 
Lê Thị Hiền1 
Trường Đại học Thủ đô Hà Nội 
Tóm tắt: Trang Hạ là một hiện tượng văn học mới mẻ và là cây bút không rập theo khuôn 
mẫu của bất kỳ ai. Chị không đua chen vào lĩnh vực tình dục, không miệt thị đàn ông, 
không cố "gân cổ" lên đòi bình quyền cho phụ nữ mà tỉnh táo sắc lạnh khẳng định giá trị 
của giới nữ, cảnh tỉnh những phụ nữ sống phụ thuộc và sống hằn mình trong những tư 
tưởng bị áp chế. Phụ nữ hiện đại trong Trang Hạ được nhìn từ góc nhìn khác các nhà văn 
khác: rất đời thường nhưng vô cùng mạnh mẽ và cá tính. Đích chị hướng tới là hình mẫu 
người đàn bà đích thực. 
Từ khoá: Trang Hạ, giá trị nữ, hiện đại, tản văn. 
1. MỞ ĐẦU 
Trang Hạ là nhà văn được biết đến như một cây bút có mối quan tâm khá đặc biệt về 
giới. Không chỉ bằng hoạt động viết, Trang Hạ còn biểu thị tâm huyết của mình về vấn đề 
này bằng cả những hoạt động ngoài trang viết, cụ thể là bằng các hoạt động xã hội với một 
tinh thần dấn thân mãnh liệt của mình. Tuy nhiên, đấu tranh cho nữ quyền như giành lại 
quyền uy cho người nữ từ bàn tay của xã hội nam quyền (một tinh thần tranh đấu hướng 
ngoại) không phải là mối quan tâm thực sự của Trang Hạ. Cái chị quan tâm là khía cạnh 
khác. Bồi đắp ý thức phái tính cho người nữ, cụ thể là đánh thức nội lực nữ, đánh thức tinh 
thần tự cường cho phái nữ (một tinh thần tự tranh đấu hướng nội) để người nữ ngẩng cao 
đầu toả sáng, đó mới là điểm nổi bật trong tâm huyết của Trang Hạ. Tiếc rằng, điều này 
cho đến nay vẫn chưa được nghiên cứu thoả đáng. 
2. NỘI DUNG 
2.1. Phụ nữ hiện đại với những giá trị truyền thống 
Trang Hạ chọn thể loại tản văn để tái hiện lại những câu chuyện mắt thấy tai nghe của 
những phụ nữ khác trong tâm thế sẻ chia. Đến với tản văn của chị, người đọc dường như 
1 Nhận bài ngày 10.05.2016; gửi phản biện và duyệt đăng ngày 24.05.2016 
 Liên hệ tác giả: Lê Thị Hiền; Email: lthien@daihocthudo.edu.vn 
36 TRNG I HC TH  H NI 
được trải lòng mình với những câu chuyện như là viết cho chính bản thân họ. Đọc để được 
vỗ về, được nâng dậy tinh thần và vô hình trung, tản văn Trang Hạ được xem như là giải 
pháp cho cuộc đời của người phụ nữ. Ở đó, ta bắt gặp con người với những trăn trở trong 
tình yêu, hôn nhân, sự nghiệp. Đó có thể là người đàn bà hiểu được ý nghĩa của nhan sắc 
nhưng luôn cố bứt ra khỏi tư tưởng sắc đẹp là tất cả trong Rãnh ngực tiệc đêm, là tâm tư 
của người phụ nữ bước tới ngưỡng cửa ba mươi của của cuộc đời đầy mạnh mẽ trong Đàn 
bà ba mươi, hay như cách nhìn thấu tâm tư đàn ông muốn phụ nữ hãy sống bản lĩnh trong 
cuốn Đàn ông không đọc Trang Hạ... 
Trang Hạ không phản kích mẫu phụ nữ truyền thống như nhiều người lầm tưởng. Chị 
nhận thức rằng: Nếu như người phụ nữ chỉ mãi luẩn quẩn trong không gian hẹp gia đình, 
hoàn toàn phụ thuộc vào người đàn ông thì tự khắc họ đã đẩy mình đến lối mòn không 
thoát ra được. Người phụ nữ bị chôn chặt trong không gian gia đình, trở thành những vật 
phẩm trang trí, là người giữ gìn những nghi thức gia đình và bị loại bỏ khỏi thế giới đa 
màu sắc bên ngoài. Để thấy được những định kiến đã hằn sâu trong tư tưởng người Việt, 
tác giả đặt việc so sánh quảng cáo ở phương Tây với truyền thông nước nhà về hình ảnh 
người phụ nữ gia đình: "Những quảng cáo bột nêm ở nước ngoài là hình ảnh người đàn 
ông nấu cho người mình yêu ăn món ngon... còn quảng cáo bột nêm ở Việt Nam thì ngược 
lại, luôn là bà vợ nấu cơm canh thật ngon và ông chồng phải vác mồm ngồi chờ. Hạnh 
phúc của cô nàng trong quảng cáo là ông chồng ăn xong gật đầu một cái" [4, Tổ ấm của 
đàn ông]. Truyền thông vô hình trung trở thành tiếng nói góp phần quảng cáo tư tưởng cũ, 
không giải phóng người phụ nữ ra khỏi những quan niệm cố hữu, biến mẫu người phụ nữ 
truyền thống trở thành khát khao của bất cứ người đàn bà nào. Dường như không gian gia 
đình là nơi phụ nữ bị chèn ép mạnh nhất và truyền thông đang góp phần tạo nên những lời 
nhắc nhở phải giữ trật tự xã hội. Tại sao họ lại không có quyền đổi thay khi xã hội đã tiến 
thêm một bước mới trong sự đồng đẳng giữa nam và nữ. 
Truyền thống của người phụ nữ Việt Nam là giàu đức hy sinh. Tuy nhiên, xã hội đã 
vịn vào phẩm chất tốt đẹp này của người phụ nữ để buộc họ phải đánh đổi cuộc đời, lựa 
chọn phần thiệt cho bản thân. Ta thấy, một phụ nữ hiện đại khôn ngoan là biết cân bằng 
cuộc sống gia đình và cuộc sống xã hội. Nếu như, họ tự giam mình trong bốn bức tường 
gia đình thì mặc nhiên tự họ đã đẩy mình đến bờ vực thẳm. Hi sinh là gì? Hi sinh có phải 
là: "Chiều chồng, cơm bưng nước rót, nâng tăm bằng hai tay, ông ấy đòi mua ô tô hay 
mình nghỉ việc ở cơ quan ở nhà chạy chợ, bảo mình làm như trâu như ngựa, mình cũng 
làm, thế mà ông ấy đi đánh bạc, chơi gái về, mặt nặng, mày nhẹ [4, Bạn đời]. Đó không 
phải là hy sinh mà là cam chịu, bất hạnh đương nhiên thuộc về phụ nữ bởi người đàn ông 
sau những cuộc tình trăng hoa họ có hối cải vì những người vợ đức hạnh này hay không? 
Tiếc thay, thực tế chứng minh điều đó rất ít. 
TP CH KHOA HC − S
 5/2016 37 
Đặt phụ nữ vào môi trường xã hội hiện đại nhưng họ cứ quanh quẩn bởi những phẩm 
chất truyền thống thôi thì chưa đủ. Có khi những giá trị truyền thống đặt lệch trong hoàn 
cảnh đã biến người phụ nữ trở thành nạn nhân của của muôn dạng đàn ông. Ta thừa nhận 
giá trị truyền thống là tinh hoa để người phụ nữ hiện đại soi mình, nhưng cần có chọn lọc. 
Trong các bài viết của mình, Trang Hạ đã chỉ ra những mặt trái của cái gọi là khuôn vàng 
thước ngọc ấn cuộc đời người phụ nữ vào những bi kịch không ngờ. Nếu xã hội phong 
kiến quy người phụ nữ vào khuôn khổ tam tòng tứ đức thì những rơi rớt và tàn dư của nó 
dường như vẫn chưa tắt hẳn trong xã hội ngày hôm nay. Ta thấy thương cho những cô gái 
vì tiết hạnh mà đánh mất bản thân mình, thương những người phụ nữ trăm công ngàn việc, 
vừa lo sự nghiệp vừa lo gia đình, cuống quýt vội vàng sau mỗi giờ tan sở lo đón con, lo 
chợ búa ... g phải là hình ảnh một người 
ngửa cổ nốc cạn vại bia" [2, tr. 40]. Ngay cả giới truyền thông, để quảng cáo bia hơi không 
40 TRNG I HC TH  H NI 
bao giờ người ta bỏ qua đường cong của phụ nữ. Nhưng một Trang Hạ cá tính muốn thực 
hiện cuộc cách mạng đòi quyền uống bia cho giới mình. Chị khẳng khái đi ngược lại hình 
ảnh quen thuộc, muốn người phục vụ không phải là nữ mà là nam, đòi hỏi cao hơn: "có 
tiếp viên nam bưng khay bia tới cho chúng tôi, đòi hỏi những PR đẹp trai" [2, tr. 42]. Cá 
tính của phụ nữ hiện đại phải là: "Phụ nữ hãy xếp chai một dãy thật dài, và vén vay lên, lần 
lượt tóm cổ từng chai dốc ngược" [2, tr. 42]. Không đề cao hình ảnh người phụ nữ thích 
uống bia rượu mà sâu xa hơn đó là cách chị muốn cáo buộc những biểu tượng truyền thổng 
cổ hủ, chỉ ra quyền bình đẳng trước những nhu cầu tiêu dùng của người nam và người nữ. 
Cách nói của chị là một sự thách thức đầy ngạo nghễ cho tư tưởng đàn bà uống bia là 
hạ đẳng. 
2.3. Thiết lập những giá trị / nguyên tắc mới cho người phụ nữ hiện đại 
2.3.1. Đối thoại với nam giới 
Trang Hạ là người muốn khơi dậy những tư tưởng mới mẻ cho người nữ, muốn họ 
đứng lên mạnh mẽ sống vượt qua những định kiến, những quan niệm vốn dĩ đã không hợp 
thời đại. Nhắc đến Trang Hạ người ta nghĩ ngay đến một nhà văn muốn đòi quyền bình 
đẳng cho phái nữ. Bởi thực tế sáng tác, nhân vật mà chỉ phản ánh tập trung nhất là người 
đàn bà. Nhưng Trang Hạ chưa bao giờ thừa nhận mình là một nhà nữ quyền, cũng chưa 
bao giờ lên tiếng hạ thấp giá trị đàn ông. Trong xu thế hiện đại hoá toàn cầu, xã hội ta bước 
vào con đường hội nhập và cởi mở về quan niệm là một tất yếu phải diễn ra. Chúng ta 
không thể áp hoàn toàn hình mẫu những người bà, người mẹ - vốn dĩ là những biểu tượng 
truyền thống đẹp vào những người phụ nữ hiện đại. Trên con đường mới, chúng ta cần phải 
gạn lọc những giá trị truyền thống để không làm mất đi bản sắc Á Đông nói chung và giá 
trị dân tộc nói riêng. Quyền sống của người phụ nữ hiện đại đã khác người đàn bà xưa rất 
nhiều, Trang Hạ ý thức rất rõ điều này. Nữ nhà văn cực lực phản đối quan niệm: đưa mối 
quan hệ nam giới và nữ giới về những phía đối cực: "Có những người phụ nữ cho rằng, 
đàn bà muốn bình đẳng thì hãy sống như cô, như mẹ cô, như chị cô, những người giỏi hơn 
chồng mình và đám đàn ông xung quanh cả một cái đầu... họ luôn chứng minh ta hơn 
chồng" [4, Dạo qua miền thị phi]. Hành động đó là minh chứng cho những phụ nữ muốn 
gắng gượng vượt lên hệ quy chiếu đàn ông, nhưng khi đạt đến mốc "hơn một cái đầu" thì 
họ nghĩ là họ đã được bình đẳng. Thực chất, họ vẫn bị quy chiếu trong bảng giá trị của đàn 
ông. Chống đàn ông bằng cách biến mình thành đàn ông trong bộ dạng đàn bà, đó không 
chỉ là sự thất bại mà còn là một sự đáng thương. 
Thực tế, Trang Hạ nghĩ khác, quan điểm của chị hướng tới việc đối thoại chứ không 
phải là đối nghịch. Nhà văn thường nhận rất nhiều tâm sự của độc giả, họ cần ở chị là 
TP CH KHOA HC − S
 5/2016 41 
những lời khuyên để họ có nghị lực bước tiếp. Trang Hạ từng khuyên một phụ nữ muốn bỏ 
chồng vì không chịu nổi thế bị động triền miên của chính mình: "Bạn phải nói chuyện chân 
thành và nghiêm túc với chồng, chứ không phải với tôi" [4, Bỏ chồng vì trái bóng Euro]. 
Trong Đàn ông lười, đàn ông chăm; Cưới gái ngoan minh chứng rất rõ ràng. Anh chồng 
trong Đàn ông lười, đàn ông chăm, cô vợ không biết làm gì cả đến nỗi khi sinh đứa con 
đầu việc cho con bú cô cũng không biết, bà mẹ hoảng hốt nhờ người bạn qua cho con cô ấy 
bú hộ nhưng người chồng khẳng khái: "Bạn mới đẻ, đừng qua, tớ lo cho vợ tớ được hết" và 
đúng là anh ta không chỉ lo được cho vợ mà còn thay đổi được cả con người cô ấy: "Thế 
mà, chỉ dăm năm sau, mình còn một lần kinh ngạc nữa khi qua thăm, nhận ra người bạn gái 
vụng về năm nào giờ trở thành một người phụ nữ ba mươi vừa khéo léo vừa đảm đang, bên 
cạnh ông chồng chu đáo". Xét cho cùng, tổ ấm không phải là của riêng ai, người chồng vì 
yêu vợ mà hết sức làm việc nhà cho vợ, người vợ vì quá yêu chồng mà cũng dần hoàn 
thiện bản thân. Với Trang Hạ, người đàn ông không có đặc quyền để từ chối việc bếp núc 
mà đó phải là nhu cầu tự thân, như một khát khao của yêu thương và quý trọng lẫn nhau. 
Phụ nữ đối thoại với nam giới để tìm đến đích hạnh phúc và tự tại chứ không phải là 
đấu tranh loại bỏ nhau, vạch tội "bất bình đẳng giới" rồi tìm thủ phạm để kết tội, đó không 
phải là giải pháp hay. Đồng thuận trong ngôn ngữ và đối thoại trong tư tưởng là cách phụ 
nữ cần làm để minh chứng cho giá trị sống của bản thân. 
2.3.2. Mãnh mẽ bước qua giới hạn 
Không phải là nhà văn duy nhất viết về phụ nữ, trước chị có rất nhiều nữ nhà văn say 
sưa chủ đề này như Y Ban, Dạ Ngân, Võ Thị Xuân Hà... Mỗi nhà văn lựa chọn cho mình 
một phong cách riêng để thể hiện. Ta lấy đơn cử một trường hợp để so sánh là tập truyện 
ngắn Những người đàn bà và những giấc mơ của Y Ban. Cuốn sách nhà văn viết về "thân 
phận người phụ nữ" trên mọi cung bậc cảm xúc là sự đồng cảm, thấu hiểu, xót thương, 
ngậm ngùi.Những câu chuyện ngắn của nhà văn Y Ban chất chứa nỗi niềm gửi đến độc 
giả, giúp chúng ta hiểu một phần "chuyện đời phụ nữ", đọc để hiểu, để đồng cảm, để cố 
gắng sống tốt hơn, giàu tính nhân đạo hơn và biết trân trọng những gì mình đang có. Trang 
Hạ thì khác, lạ hơn... Đọc Trang Hạ có khi ta thấy ấm ức tự hỏi sao phụ nữ phải đeo gông 
định kiến xã hội lên vai mình, tại sao phải mua dây buộc mình... và buồn nỗi là thấy số 
phận người phụ nữ đó sao giống mình thế. Trang Hạ không hẳn chỉ là đưa ra những câu 
chuyện mang tính chất đồng cảm để thấu hiểu mà qua mỗi câu chuyện chị khích đàn bà 
hãy sống khác đi, cổ vũ cho một lối sống mạnh mẽ. 
Những bài viết của Trang Hạ hấp dẫn, sắc sảo, thách thức những giá trị vốn ăn sâu 
trong nếp nghĩ của con người. Khi trên các diễn đàn, lũ đàn ông tám nhau: Phụ nữ lái xe gì 
42 TRNG I HC TH  H NI 
đẹp nhất? Cuộc tranh luận rôm rả diễn ra nào là Mẹc hay Cam, hay lũ tí hon Mini Cooper... 
thì Trang Hạ trong bài viết Sống khác đi sau tay lái khẳng định: "Chiếc xe ta lái đẹp nhất là 
chiếc xe do chính ta tự mua" [3,81] chứ không phải chiếc xe mới nhất, đắt nhất hay chiếc 
xe là quà tặng của người khác. Cô ấy có thể hãnh diện về tình yêu cô ấy nhận được, chứ 
không nên hãnh diện về tài sản được nhận. Có người thì cho rằng tiền là đủ để đánh giá 
tình yêu. Hay nhiều người nói nhan sắc mới là sự thành đạt của người phụ nữ, ít nhất có 
nhan sắc bạn đã thành công một nửa... Nhưng nhiều quan điểm của Trang Hạ đi ngược lại 
hoặc thách thức giá trị của họ, phủ nhận nhiều giá trị mà phụ nữ tự hào. Muốn kiến tạo các 
giá trị mới: Phụ nữ phải là người thay đổi trong cách nhìn nhận. Trong Chân dài, nàng 
chọn bánh mì hay hoa hồng, Trang Hạ đưa ra vấn đề: Sự nhận thức của phụ nữ về việc 
đồng lương chồng đưa cho vợ. Chị chỉ rõ sai lầm của họ: "Chúng ta đã quá quan trọng hoá 
tiền bạc, đã mặc nhiên cho rằng ông chồng càng đưa nhiều tiền chứng tỏ càng có trách 
nhiệm với gia đình" [3, tr. 21] và "Một bà vợ cầm một trăm triệu thì sẽ bớt đòi hỏi trách 
nhiệm chăm sóc gia đình của ông chồng thế thì khác gì gái làm tiền? Giao dịch của chúng 
ta về bản chất là như nhau. Chúng ta khác nhau chỉ ở chỗ, gái làm tiền nhận tiền cho mỗi 
lần thân mật xác thịt, còn bà vợ nhận trọn gói cả tháng mà thôi" [3, tr. 21]. Giữa "bánh mì" 
và "hoa hồng" hay hiểu đơn giản là giữa "vật chất" và "tình yêu", nàng sẽ chọn gì? Người 
phụ nữ khi ấy phải tự hào như Trang Hạ mà nói rằng: "Tôi chọn hoa hồng và tình yêu. Bởi 
tôi đã luôn tự kiếm được bánh mì cho mình rồi" [3, tr. 21]. Ta thích Trang Hạ bởi sự khích 
lệ của chị với phụ nữ làm cho họ có bản lĩnh và sống mạnh mẽ hơn sau những nỗi đau: 
"Tôi rất muốn nói với người phụ nữ đang đau khổ vì bị chồng phản bội rồi li dị chị rằng, 
thực ra chị không mất gì cả, không mất tình yêu hay mất gia đình, không mất người đàn 
ông của chị. Chị chỉ mất đi thứ mà chị chưa từng có mà thôi (hoặc mất đi thứ mà chị tưởng 
chị có thôi). Chị chỉ chưa tìm ra người đàn ông của chị mà thôi, đó đâu phải lỗi của chị, 
một người đã yêu và đã hết mình, chân thành? Cha mẹ sinh ra ta, nuôi ta lớn, đâu phải là 
để cho kẻ khác chà đạp?" [4, Xử lý khủng hoảng]. 
2.3.3. Tự làm hạnh phúc, tự mình hạnh phúc 
Trang Hạ đưa ra vấn đề: Nếu như hạnh phúc mà bạn phải với, thì hạnh phúc ấy không 
phải là thứ hạnh phúc của chính bạn, hoặc cũng chẳng phải là thứ hạnh phúc dành cho bạn. 
Bản thân mỗi người đều có những giá trị riêng nên thứ cảm giác thiếu những gì để được 
hạnh phúc ở phụ nữ là một cảm giác phi lý. Sự thật: "Tờ 500 nghìn có hạnh phúc của tờ 
500 nghìn, tờ 10 nghìn cũng có hạnh phúc của tờ 10 nghìn! Kiêu hãnh lên để tin rằng 
những giá trị mình vốn có đã đủ để mình hạnh phúc. Để không chạy theo đuôi những mệnh 
giá bản chất chỉ là số không của người khác" [4, Mệnh giá của đồng tiền hạnh phúc]. 
Nghĩa rằng hạnh phúc không phải là đặc ân của số phận ưu ái cho những cô nàng chân dài, 
TP CH KHOA HC − S
 5/2016 43 
cũng không đến từ cái người đàn ông già hay trẻ đem lại mà là: "Hạnh phúc phải tự bàn tay 
em làm ra" [4, Em nghĩ gì khi mình nhìn xuống bàn tay]. Kiểu phụ nữ trong tản văn của 
Trang Hạ rất tự tin. Cho dù đó là một phụ nữ xấu về ngoại hình nhưng mạnh mẽ khẳng 
định "tôi sẽ có hạnh phúc của mình" [1, tr. 106]. 
Hạnh phúc với Trang Hạ là thứ hạnh phúc không cần đám đông tung hô. Cách nhìn 
của nhà văn về hình ảnh bà mẹ đơn thân là một minh chứng cho thứ hạnh phúc đó. Nếu 
như xã hội đầy những hằn học và định kiến về người phụ nữ không chồng mà có con, nhìn 
họ với ánh mắt thiếu thiện cảm thì Trang Hạ lên tiếng bênh vực họ. Chị nghĩ: "Hãy để đàn 
ông chờ mình chứ đừng để con mình phải chờ mình", tại sao khi đã sẵn sàng họ lại không 
thể sinh ra đứa con của mình. Có thể người đọc nghĩ Trang Hạ võ đoán, bởi vô hình trung, 
đứa con đã bị mất đi tình thương của người cha. Nhưng xét ra, ý mà chị muốn hướng tới là 
mong mỏi xã hội cởi mở hơn với người phụ nữ trong tình huống éo le này. Hơn nữa, đó 
còn là động lực để người phụ nữ được tiếp thêm sức mạnh. Thực tế chứng minh, trong một 
bài viết, một phụ nữ đã chia sẻ với chị sau khi đọc bài Hạnh phúc không cần đám đông đã 
tự tin nói với người yêu: "Em đã quyết tâm rồi, em sẽ làm mẹ đơn thân. Khi nào anh sẵn 
sàng, anh hãy cưới em. Còn bây giờ, em đang ở lúc thuận lợi và mạnh khỏe nhất để sinh 
con, em muốn làm mẹ! Em sẽ lo liệu tất cả mọi việc mà không phiền đến anh" [4, Tình 
nhân online]. 
Yêu bản thân là cách phụ nữ tự tạo hạnh phúc cho chính mình. Họ có thể làm theo 
nhiều cách khác nhau: ăn mặc thời thượng, luyện tập để có thân hình đẹp, học hỏi, tích lũy 
kinh nghiệm cuộc sống... Ngay cả ở nhan sắc, khi tán thưởng những phụ nữ điệu đà, phong 
cách và sành điệu, nhân vật tôi – những phụ nữ của Trang Hạ vẫn đi theo hướng bứt ra 
khỏi đám đông xem đẹp là một nhu cầu tự thân, là để cho mình thể hiện cái tôi bản thể, chứ 
không phải: "Có ý định mang đời mình ra để thoả mãn ý kiến kẻ khác". Đám đông sẽ tung 
hô người phụ nữ đảm đang vì chồng con mà quên bản thân mình nhưng đó là sai lầm của 
người phụ nữ trong xã hội hiện đại. Theo như Trang Hạ nói đó không phải là "thiên chức" 
mà là "xã hội chức". Thông điệp của nhà văn đã đánh trúng trái tim của nhiều phụ nữ, khi 
mỗi ngày, trên trang cá nhân của chị, mỗi một trạng thái mới ngay lập tức nhận được hàng 
trăm lượt share, hàng ngàn, thậm chí hàng chục ngàn lượt thích và vô số comment. Nhà 
văn giúp người phụ nữ nhận ra "yêu bản thân" là một biểu hiện của người phụ nữ biết trân 
trọng mọi giá trị đích thực của cuộc sống. 
Trang Hạ bằng sự hiểu người phụ nữ, chị nhận ra con đường phụ nữ cần phải thay đổi. 
Đối thoại với nam giới là con đường ngắn nhất trong hành trình phụ nữ tìm lại giá trị của 
phái mình. Người đàn bà phải mạnh mẽ trên bước đường đó, từng bước khẳng định những 
gì mà mình cần có và đáng được hưởng. Mới của Trang Hạ là sự nhận ra niềm tin của hạnh 
44 TRNG I HC TH  H NI 
phúc: Phụ nữ hãy tạo dựng vì chính bản thân mình chứ không trông chờ vào người khác 
hoặc ngó nhìn ở đám đông. 
3. KẾT LUẬN 
Trang Hạ không phải là người đầu tiên viết về phụ nữ nhưng chị là người tiên phong 
cho một lối sống mạnh mẽ không phụ thuộc, sống phải có đam mê và dám khẳng định bản 
thân. Chọn thể loại tản văn làm hình thức thể hiện, lựa chọn lối viết nữ táo bạo và cá tính 
để trải lòng, Trang Hạ làm nên một tiếng nói mới trong văn học. Rõ ràng chị không đề cập 
tới những vấn đề to tát, những gì chị viết đều là những chuyện nhỏ nhặt đời thường xoay 
quanh cuộc sống người phụ nữ nhưng lại là những vấn đề mọi phụ nữ đều quan tâm. Trang 
Hạ viết về vấn đề nào cũng muốn đẩy nó lên đến đỉnh điểm, có khi muốn cực đoan hoá 
quan điểm của mình, đó là một thứ ngôn ngữ mạnh gây sốc, nói như người đọc là "hot" 
nên mới dễ bị đả kích, bị phản đối. Trong khung tri thức thời đại, cái mới ra đời khi mà cái 
cũ vẫn tồn tại thì tất yếu nảy sinh mâu thuẫn, Trang Hạ là một trong những hiện tượng như 
thế. Là người đi đầu, người tiên phong, người viết trân trọng những gì mà chị đã đóng góp; 
đây sẽ là những khởi điểm tốt đẹp để khơi nên những giá trị mới cho người phụ nữ hiện đại. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Trang Hạ (2012), Đàn bà ba mươi, Nxb Văn học. 
2. Trang Hạ (2012), Đàn ông không đọc Trang Hạ, Nxb Văn học. 
3. Trang Hạ (2012), Rãnh ngực tiệc đêm, Nxb Thời đại. 
4.  
THE SENSE OF MODERN WOMEN’S VALUE IN TRANG HA ESSAY 
Abstract: Trang Ha is a new literary phenomenon, and she’s the writer who doesn’t 
simulate anyone. She doesn’t scramble on sexual field, discredit man, firmly try to 
demand equal rights for women but she sharply conscious confirms the value of women, 
wakes up those women who live dependently and oppressively. Modern women in Trang 
Ha essay is observed on the different view from other writers: secular but incredibly 
powerful and characteristic. Her target is towards the authentic woman model. 
Keywords: Trang Ha, value of women, modern, essay. 

File đính kèm:

  • pdfy_thuc_ve_nhung_gia_tri_nu_hien_dai_trong_tan_van_trang_ha.pdf