Xây dựng và sử dụng một số bài tập phát triển khả năng tri giác thị giác cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ

Nhiều trẻ rối loạn phổ tự kỉ có khó khăn trong việc xử lí thông tin thu được qua

các hệ thống cảm giác như: Xúc giác, thị giác, vị giác, thính giác, khứu giác, tiền đình và

thụ thể bản thể. Trong số đó có những trẻ rối loạn phổ tự kỉ gặp nhiều vấn đề về tri giác thị

giác, mặc dù nó đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giúp trẻ nhìn nhận, tìm hiểu

thế giới xung quanh và điều chỉnh hành động của bản thân. Cụ thể là, những trẻ này thường

gặp những khó khăn trong việc: khái quát tổng thể về một góc cạnh hay vấn đề nào đó khi

GV yêu cầu; Phân biệt được các đặc tính như giống nhau - khác nhau, hay các thuộc tính

như kích thước, màu sắc, chiều hướng,. Bài viết này phân tích những đặc điểm về tri giác

thị giác của trẻ rối loạn phổ tự kỉ, từ đó xây dựng, sử dụng một số bài tập phát triển tri giác

thị giác để giúp các em tham gia và học tập tốt hơn.

Xây dựng và sử dụng một số bài tập phát triển khả năng tri giác thị giác cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ trang 1

Trang 1

Xây dựng và sử dụng một số bài tập phát triển khả năng tri giác thị giác cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ trang 2

Trang 2

Xây dựng và sử dụng một số bài tập phát triển khả năng tri giác thị giác cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ trang 3

Trang 3

Xây dựng và sử dụng một số bài tập phát triển khả năng tri giác thị giác cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ trang 4

Trang 4

Xây dựng và sử dụng một số bài tập phát triển khả năng tri giác thị giác cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ trang 5

Trang 5

Xây dựng và sử dụng một số bài tập phát triển khả năng tri giác thị giác cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ trang 6

Trang 6

Xây dựng và sử dụng một số bài tập phát triển khả năng tri giác thị giác cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ trang 7

Trang 7

Xây dựng và sử dụng một số bài tập phát triển khả năng tri giác thị giác cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ trang 8

Trang 8

Xây dựng và sử dụng một số bài tập phát triển khả năng tri giác thị giác cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ trang 9

Trang 9

Xây dựng và sử dụng một số bài tập phát triển khả năng tri giác thị giác cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ trang 10

Trang 10

pdf 10 trang minhkhanh 19840
Bạn đang xem tài liệu "Xây dựng và sử dụng một số bài tập phát triển khả năng tri giác thị giác cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Xây dựng và sử dụng một số bài tập phát triển khả năng tri giác thị giác cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ

Xây dựng và sử dụng một số bài tập phát triển khả năng tri giác thị giác cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
Educational Sci., 2014, Vol. 59, No. 8, pp. 167-176
This paper is available online at 
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNGMỘT SỐ BÀI TẬP PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG
TRI GIÁC THỊ GIÁC CHO TRẺ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỈ
Đỗ Thị Thảo
Khoa Giáo dục Đặc biệt, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Nhiều trẻ rối loạn phổ tự kỉ có khó khăn trong việc xử lí thông tin thu được qua
các hệ thống cảm giác như: Xúc giác, thị giác, vị giác, thính giác, khứu giác, tiền đình và
thụ thể bản thể. Trong số đó có những trẻ rối loạn phổ tự kỉ gặp nhiều vấn đề về tri giác thị
giác, mặc dù nó đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giúp trẻ nhìn nhận, tìm hiểu
thế giới xung quanh và điều chỉnh hành động của bản thân. Cụ thể là, những trẻ này thường
gặp những khó khăn trong việc: khái quát tổng thể về một góc cạnh hay vấn đề nào đó khi
GV yêu cầu; Phân biệt được các đặc tính như giống nhau - khác nhau, hay các thuộc tính
như kích thước, màu sắc, chiều hướng,... Bài viết này phân tích những đặc điểm về tri giác
thị giác của trẻ rối loạn phổ tự kỉ, từ đó xây dựng, sử dụng một số bài tập phát triển tri giác
thị giác để giúp các em tham gia và học tập tốt hơn.
Từ khóa: Rối loạn phổ tự kỉ, tri giác thị giác, bài tập, xây dựng, sử dụng.
1. Mở đầu
Tự kỉ là một rối loạn ảnh hưởng đến trẻ em từ lúc mới sinh hoặc từ thời thơ ấu gây nên
những khuyết tật ở ba lĩnh vực chính là thiết lập các mối quan hệ xã hội, phát triển kĩ năng giao
tiếp thông thường và vấn đề tưởng tượng xã hội (Cohen & Bolton, 2004). Trong những năm gần
đây người ta đã chỉ ra rằng, bên cạnh những khó khăn trên, trẻ rối loạn phổ tự kỉ còn gặp nhiều
vấn đề về rối loạn cảm giác, thể hiện ra bên ngoài là những hành vi không phù hợp khiến cha mẹ
và giáo viên gặp khó khăn trong quá trình chăm sóc và giáo dục. Những rối loạn cảm giác này gây
ảnh hưởng đến quá trình xử lí thông tin và do đó dẫn đến những trải nghiệm sai lầm về thế giới
xung quanh. Hiện nay, các nghiên cứu trên thế giới về vấn đề cảm giác ở trẻ rối loạn phổ tự kỉ còn
hạn chế, có thể nêu ra đây một số nghiên cứu điển hình như: Liệu pháp tích hợp cảm giác đối với
vấn đề cảm giác của trẻ tự kỉ, các kĩ năng tri giác và vận động [5]. Ảnh hưởng của huấn luyện tích
hợp thính giác đến tự kỉ [6]. Ảnh hưởng của phương pháp can thiệp tích hợp giác quan đến hành vi
tự kích thích và tự xâm hại [9]. Ảnh hưởng tức thời của phương pháp trị liệu hoạt động nghề dựa
trên tích hợp giác quan của Ayers đối với trẻ có rối loạn phổ tự kỉ [10].
Đa số trẻ rối loạn phổ tự kỉ có khó khăn về cảm giác: Xúc giác, thị giác, vị giác, thính giác,
khứu giác, tiền đình và thụ thể bản thể. Trong đó, tri giác thị giác đóng vai trò vô cùng quan trọng
trong việc giúp trẻ nhìn nhận, tìm hiểu thế giới xung quanh và điều chỉnh hành động. Trẻ rối loạn
phổ tự kỉ thường gặp những khó khăn như: Khó khái quát tổng thể về một góc cạnh hay vấn đề
nào đó khi giáo viên yêu cầu, trẻ khó phân biệt được các đặc tính giống nhau, khác nhau hay các
thuộc tính to, nhỏ; lớn, bé; khó khăn trong việc định hướng trái - phải, trên - dưới; trong việc nhận
Ngày nhận bài: 15/05/2014. Ngày nhận đăng: 17/11/2014.
Liên hệ: Đỗ Thị Thảo, e-mail: thao2006trang@yahoo.com.
167
Đỗ Thị Thảo
dạng các màu sắc phải mất một thời gian dài nhưng không phải trẻ nào cũng có thể nhận dạng
được. Beth Smart, Children’s Occupation Therapist cho rằng: Có một số loại kĩ năng tri giác thị
giác khác nhau, kết hợp cùng nhau lại để tạo nên chức năng đầy đủ của thị giác. Bản thân mắt trẻ
rối loạn phổ tự kỉ không có vấn đề gì, nên khi kiểm tra mắt trẻ sẽ không tìm ra khiếm khuyết. Vấn
đề là ở chỗ trẻ gặp khó khăn ở khả năng diễn giải thông tin hình ảnh trong não. Chúng ta có thể
nhận ra trẻ có khó khăn về tri giác thị giác vì trẻ thường có khó khăn ở vận động tinh và vận động
thô. Trẻ cũng có thể gặp khó khăn với đọc, viết và nhớ thông tin.
Bài viết này tập trung phân tích những đặc điểm về tri giác thị giác của trẻ rối loạn phổ tự kỉ,
từ đó xây dựng, sử dụng một số bài tập phát triển tri giác thị giác cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ, giúp
trẻ tri giác và tham gia học tập tốt hơn.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Rối loạn phổ tự kỉ và các vấn đề về tri giác thị giác
2.1.1. Khái niệm rối loạn phổ tự kỉ
Rối loạn phổ tự kỉ là một dạng khuyết tật phát triển được đặc trưng bởi ba khiếm khuyết
chính về giao tiếp, tương tác xã hội và có hành vi, sở thích, hoạt động mang tính hạn hẹp, lặp đi
lặp lại. Rối loạn phổ tự kỉ bao gồm các rối loạn có chung đặc điểm song khác nhau về phạm vi,
mức độ, khởi phát và tiến triển của triệu chứng theo thời gian.
2.1.2. Đặc điểm tri giác thị giác ở trẻ rối loạn phổ tự kỉ
Khái niệm tri giác là 1 quá trình kiến tạo phức tạp, nhờ nó mà con người nhận thức được
thế giới và cũng nhận thức được chính bản thân mình [2].
Tri giác thị giác là một quá trình tri giác những sự vật, hiện tượng bằng cơ quan thị giác,
thông qua cơ quan thị giác để tổ chức có ý thức những dữ kiện thông tin trong mối liên quan với
những đối tượng bên ngoài và tổ chức có ý thức những thông tin thuộc về cơ thể, bản thân.
Đặc điểm tri giác thị giác của trẻ rối loạn phổ tự kỉ. Trẻ rối loạn phổ tự kỉ khó khăn về cảm
nhận thị giác biểu hiện ở các lĩnh vực:
- Lĩnh vực kiểm soát vận động mắt: Là những chuyển động nhịp nhàng và chính xác của
mắt để tập trung và nhìn theo người và các đồ vật xung quanh. Ta cần có những chuyển động mắt
có kiểm soát để tìm kiếm và theo dõi sự vật, đưa mắt nhìn xung quanh, duy trì giao tiếp mắt với
một người hoặc đồ vật cố định, nhanh chóng chuyển sự chú ý tới một sự vật mới và phối hợp tay
mắt. Trong khi đó, trẻ rối loạn phổ tự kỉ gặp một số khó khăn trong việc kiểm soát vận động mắt
như: (1) Điều khiển mắt, nhìn theo các vật di chuyển. (2) Duy trì giao tiếp mắt hoặc nhìn vào đồ
vật một lúc lâu. (3) Trẻ nhìn sát mắt vào giấy.
- Lĩnh vực phân biệt hình ảnh: Đây là khả năng nhận ra các đặc điểm đặc trưng của các đồ
vật/ bức tranh/ hình khối để ta có thể nhận ra chúng, tìm những thứ khác, giống và phân loại chúng,
ghé ...  tập phát triển khả năng tri giác thị giác cho trẻ rối loạn
phổ tự kỉ cần đảm bảo các yêu cầu sau: (1) Tổ chức cách thoải mái, không gò bó. (2) Tổ chức theo
2 giai đoạn: Tạo tiếp xúc và tiến hành hoạt động. (3) Trẻ hiểu rõ cách hoạt động hoặc những gì
giáo viên sẽ làm. (4) Trẻ được khuyến khích và kích thích phù hợp. (5) Thời điểm tổ chức bài tập
171
Đỗ Thị Thảo
phù hợp. (6) Linh hoạt khi sử dụng.
Quy trình sử dụng: Quy trình sử dụng các bài tập phát triển khả năng tri giác thị giác cho
trẻ rối loạn phổ tự kỉ cần tuân theo các bước sau: (1) Lựa chọn bài tập. (2) Chuẩn bị tổ chức bài
tập. (3) Tổ chức bài tập. (4) Nhận xét.
Cách thức sử dụng: Giáo viên và cha mẹ có thể sử dụng các bài tập chúng tôi đã xây dựng,
đồng thời có thể sưu tầm kết hợp với các bài tập khác hoặc tự mình xây dựng các bài tập đó để
giúp trẻ. giáo viên và cha mẹ cần chọn bài tập nào thật sự phù hợp với trẻ và có thể thay đổi một số
yếu tố của bài tập sao cho phù hợp nhất và linh hoạt nhất nếu thấy cần thiết. Điều quan trọng giáo
viên và cha mẹ cần phải có sự khuyến khích động viên kịp thời, giúp trẻ duy trì được sự hứng thú
khi tham gia và tăng cường sự tương tác của trẻ trong lúc thực hiện các bài tập.
2.5. Thực nghiệm một số bài tập phát triển khả năng tri giác cho trẻ rối loạn
phổ tự kỉ
* Kết quả thực nghiệm
a. Đánh giá của giáo viên, cha mẹ về mức độ cần thiết và mức độ khả thi của hệ thống bài
tập nhằm phát triển khả năng tri giác cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ
Về mức độ cần thiết: Các bài tập được chúng tôi xây dựng được giáo viên và cha mẹ đánh
giá ở mức độ phần lớn là rất cần thiết và cần thiết. Với điểm trung bình nhóm X(I) = 2,64; điểm
trung bình X(II) = 2,74, X (III) = 2,89, X(IV) =2,75, X(V)= 2,43. Tuy nhiên, sự đánh giá của giáo
viên và cha mẹ về các mức độ là khác nhau với số điểm khác nhau, có như vậy là do mỗi người lại
chuyên về các lĩnh vực khác, tìm hiểu vấn đề và các bài tập ở các cách hiểu và tiếp cận khác nhau,
nhưng đều đánh giá cao mức độ cần thiết của các bài tập.
Về mức độ khả thi: Các bài tập chúng tôi xây dựng cũng được giáo viên và cha mẹ đánh giá
mang tính khả thi trong việc giúp trẻ rối loạn phổ tự kỉ giảm thiểu khó khăn về tri giác thị giác và
phát triển khả năng tri giác thị giác. Với điểm số trung bình tương ứng là:
Y (I) = 2,66; Y (II) = 2,74 và Y (III) = 2,74, Y (IV) = 2,78, Y (V) = 2,67 .
b. Thực nghiệm sử dụng các bài tập phát triển thị giác cho trẻ 02 rối loạn phổ tự kỉ
* Đánh giá ban đầu về khách thể thực nghiệm
Chúng tôi tiến hành thực nghiệm trên hai trẻ tại trường chuyên biệt Ánh Sao Hà Nội, kết
quả được thể hiện dưới đây:
Tóm tắt kết quả đánh giá tình trạng ban đầu của hai trẻ
Trường hợp 1: P.Q.H Giới tính: Nam Ngày sinh: 20/6/2006
Tri giác thị giác: Con thể hiện sự quan tâm đến các đồ chơi ghép hình, biết ghép hình một
mảnh, biết ghép các chữ cái vào bảng. Với các hình nhiều mảnh P.Q.H chưa thể ghép được. Con
chưa biết chỉ ra các ô ghép đúng phù hợp với kích cỡ tấm hình, chưa biết phân loại theo màu sắc:
Chưa biết kết hợp cốc màu với đĩa màu, chưa biết phân loại đồ vật theo màu sắc, chưa biết phân
loại đồ vật theo hình dạng và kích thước, chưa biết kết hợp đồ vật với tranh, chưa biết chỉ ra các ô
ghép phù hợp. Biết đáp ứng lại theo các cử chỉ điệu bộ, thể hiện mắt nhìn thuận, biết thể hiện sự
quan tâm với hình ảnh trong sách nhưng chỉ quan tâm thoáng qua, hay nghịch sách theo ý thích.
Trường hợp 2: Đ.H.M Giới tính: Nam Ngày sinh: 06/03/2007
Tri giác thị giác: Con biết ghép hình đơn mảnh, một số hình trong những miếng ghép nhỏ,
nhiều mảnh như bàn tay, xếp hình chú thỏ và quả bóng con chưa thực hiện được. Khi giáo viên thổi
bóng con rất hứng thú, chăm chú nhìn và chạy theo hướng bóng bay để bắt. Con chưa thể hiện mắt
nhìn thuận. Con cũng đã biết chỉ ra ô ghép phù hợp với kích cỡ của tấm hình. Nhận biết được một
số cử chỉ điệu bộ của giáo viên và bước đầu có những đáp ứng phù hợp. Ở bài tập kết hợp cốc với
172
Xây dựng và sử dụng một số bài tập phát triển khả năng tri giác thị giác cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ
đĩa màu con chỉ mới đạt mức độ có khả năng. Đ.H.M không thể hiện sự quan tâm đến sách. Con
thích nhìn những hình ảnh sinh động trong sách, tạp chí, truyện nhưng chỉ trong thời gian ngắn.
Bảng 1. Quan sát khả năng tri giác thị giác của hai trẻ trước thực nghiệm
Tiêu chí: Đạt (Đ): 10 điểm Có khả năng (K): 5 điểm Chưa đạt (C): 0 điểm
Loại bài tập
Trường hợp 1
Loại bài tập
Trường hợp 2
Đ K C Đ K C
Màu sắc
Màu xanh dương x Màu xanh dương x
Màu đỏ x Màu đỏ x
Màu vàng x Màu vàng x
Màu đen x Màu đen x
Màu hồng x Màu hồng x
Màu xanh lá cây x Màu xanh lá cây x
Hình dạng
Hình tam giác x Hình tam giác x
Hình vuông x Hình vuông x
Hình tròn x Hình tròn x
Hình chữ nhật x Hình chữ nhật x
Ghép hai miếng ghép x Ghép hai miếng ghép x
Ghép được hai miếng
ghép trở lên. x
Ghép được hai miếng
ghép trở lên. x
Phương hướng
Bên trái x Bên trái x
Bên phải x Bên phải x
Bên trong x Bên trong x
Bên ngoài x Bên ngoài x
Bên trên x Bên trên x
Bên dưới x Bên dưới x
Kích thước
To hơn x To hơn x
Nhỏ hơn x Nhỏ hơn x
Cao hơn x Cao hơn x
Thấp hơn x Thấp hơn x
Rộng hơn x Rộng hơn x
Hẹp hơn x Hẹp hơn x
Vận động
Nhìn theo bóng lăn x Nhìn theo bóng lăn x
Di chuyển mắt qua trái
- qua phải x
Di chuyển mắt qua
trái- qua phải x
Bắt chước hành động x Bắt chước hành động x
Nhận biết sự thay đổi x Nhận biết sự thay đổi x
Tìm vật x Tìm vật x
Nối x Nối x
173
Đỗ Thị Thảo
Bảng 2. Kết quả về khả năng tri giác thị giác của 2 trẻ trước khi tiến hành thực nghiệm (điểm)
Trường hợp
Các loại bài tập
Màu sắc Hình dạng Phương hướng Kích thước Vận động
P.Q.H 15 30 10 10 20
Đ.H.M 45 40 30 20 20
* Xác định mục tiêu: Dựa vào kết quả đánh giá về tri giác thị giác của hai trường hợp, chúng
tôi đã tiến hành xây dựng các mục tiêu như sau (Thực hiện trong 3 tháng):
Trường hợp 1: P.Q.H có thể phân biệt được các hình dạng, phân biệt màu xanh dương và
màu xanh lá cây ghép được các hình có hai miếng ghép cắt rời, có thể thực hiện ghép được các
hình có hai miếng ghép trở lên dưới sự hỗ trợ của giáo viên. Nhận biết được phương hướng, đặc
biệt là nhận biết được bên trái-bên phải của người khác khi được giáo viên hỗ trợ. Tăng cường khả
năng chú ý của tri giác thị giác để có thể thực hiện được các bài tập cần sự vận động của thị giác.
Từ đó tăng cường khả năng tập trung chú ý.
Trường hợp 2: Đ.H.M có thể hạn chế những khó khăn trong việc nhận biết phương hướng,
nhận biết được các phương hướng, đặc biệt là nhận biết bên trái - bên phải của người khác. Bước
đầu nhận biết được các khái niệm. Duy trì sự chú ý thị giác tới các tín hiệu thị giác. Phát triển
những kĩ năng đã có, thông qua hệ thống bài tập để giúp trẻ tăng cường tập trung chú ý.
* Kết quả sau khi thực nghiệm
Bảng 3. Kết quả về khả năng tri giác thị giác của hai trẻ sau khi tiến hành thực nghiệm (điểm)
Trường hợp
Các loại bài tập
Màu sắc Hình dạng Phương hướng Kích thước Vận động
P.Q.H 50 50 45 50 40
Đ.H.M 50 55 45 45 50
Ghi chú: Tiêu chí: Đạt (Đ): 10 điểm Có khả năng (K): 5 điểm Chưa đạt (C): 0 điểm
Trường hợp 1: Nhờ vào hệ thống bài tập phát triển tri giác đã được thực nghiệm đối với
P.Q.H là có hiệu quả rất tốt ở mỗi mục đều có sự phát triển nhất định. Nhiều nhất là ở nhóm bài
tập phân biệt kích thước và phương hướng trẻ từ ban đầu là 10 điểm sau hai tháng thực nghiệm số
điểm là 50. Ở nhóm nhận biết phương hướng P.Q.H cũng từ 20 điểm lên mức 50 điểm. Khó khăn
của trẻ đã được hạn chế tương đối và thêm nữa qua quan sát và cũng ngay từ kết quả của việc duy
trì khả năng vận động thị giác cũng cho thấy sự chú ý của trẻ đã tốt hơn hẳn trẻ ít bị nhầm trong
việc thực hiện các bài tập, duy trì ánh mắt nhìn theo các tín hiệu thị giác mà giáo viên đưa ra. Vì
vậy, với P.Q.H việc nhận thức các màu sắc có trong hệ thống bài tập này là tối đa, P.Q.H đạt điểm
tối đa.
Trường hợp 2: Trước và sau thực nghiệm Đ.H.M có sự thay đổi rõ rệt. So sánh với các mục
tiêu đề ra ban đầu: Hạn chế những khó khăn trong việc nhận biết phương hướng, nhận biết; duy trì
sự chú ý thị giác tới các tín hiệu thị giác; phát triển những kĩ năng đã có, thông qua hệ thống bài
tập để giúp trẻ tăng cường tập trung chú ý. Ở nhóm bài tập giúp trẻ nhận biết phương hướng ban
đầu trẻ khó nhận biết luôn cần sự trợ giúp nhưng sau quá trình thực nghiệm trẻ đã có thể nhận biết
được bên trái - bên phải, bên trong. Các bài tập yêu cầu sự vận động của thị giác trẻ cũng đã làm
tốt hơn, từ đó cũng cho thấy sự tập trung chú ý của trẻ cũng đã tốt hơn. Tuy nhiên, những khó khăn
về các kĩ năng so sánh, phân biệt vẫn còn tồn tại, tuy trẻ đã có thể thực hiện được nhưng cầm có
sự hỗ trợ của giáo viên.
174
Xây dựng và sử dụng một số bài tập phát triển khả năng tri giác thị giác cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ
So sánh khả năng tri giác thị giác của đối tượng trước và sau khi thực nghiệm
Biểu đồ 1. So sánh tri giác thị giác của trẻ trường hợp 1và 2 trước và sau thực nghiệm
3. Kết luận
Trẻ rối loạn phổ tự kỉ có khiếm khuyết về tương tác xã hội, giao tiếp, ngôn ngữ, tư duy,
tưởng tượng và hành vi. Bên cạnh đó, trẻ còn gặp khó khăn về các vấn đề về tri giác, đặc biệt là về
thị giác. Những khó khăn này làm giảm đi những trải nghiệm đầy đủ về thế giới xung quanh, làm
cho trẻ gặp khó khăn trong việc tham gia các hoạt động và học tập. Tri giác thị giác có vai trò vô
cùng quan trọng trong đời sống của trẻ em nói chung và trẻ rối loạn phổ tự kỉ nói riêng, đặc biệt
nó tác động trực tiếp tới những khả năng học tập của trẻ. Vì vậy nó cần được rèn luyện, phát triển
để đạt mức độ chính xác tối ưu. Do đó, cần xây dựng hệ thống các bài tập với các biện pháp tác
động phù hợp cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ. Hiện nay, các giáo viên và cha mẹ cũng đã sử dụng các bài
tập giúp trẻ rối loạn phổ tự kỉ phát triển tri giác thị giác và đem lại một số hiệu quả nhất định. Tuy
nhiên, việc thực hiện chưa được thường xuyên và chưa đem lại hiệu quả cao, có thể do các nguyên
nhân về: Cơ sở vật chất, tài liệu hướng dẫn, tài liệu tham khảo, hệ thống bài tập còn nghèo nàn. . .
Việc xây dựng và tổ chức các bài tập giúp trẻ rối loạn phổ tự kỉ phát triển tri giác thị giác cần được
tổ chức theo đúng các nguyên tắc: Đảm bảo về tính an toàn, đảm bảo phù hợp với khả năng - đặc
điểm tâm sinh lí - sở thích của trẻ, đảm bảo các bài tập phải đi từ dễ đến khó, đảm bảo thời gian,
không gian và các điều kiện cơ sở vật chất phù hợp; Quy trình xây dựng cần xác định: Các vấn đề
về tri giác thị giác của trẻ, điểm mạnh và khả năng đặc biệt của trẻ, mục đích, nội dung và cách
tiến hành bài tập, các điều kiện - phương tiện - cơ sở vật chất. . . cần thiết, thời điểm tổ chức bài
tập; Quy trình sử dụng bao gồm: Lựa chọn bài tập, chuẩn bị tổ chức bài tập, tổ chức bài tập, nhận
xét. Đồng thời, người xây dựng và sử dụng bài tập phải có: chuyên môn hoặc được tập huấn về đặc
điểm tâm lí trẻ rối loạn phổ tự kỉ, xác định được vấn đề tri giác thị giác của trẻ rối loạn phổ tự kỉ,
mục đích, nội dung của bài tập, sự chuẩn bị cơ sở vật chất cần thiết cho bài tập đó. . . có như vậy
mới đem lại hiệu quả và tính khả thi cho các bài tập. Kết quả của việc xây dựng và sử dụng bài tập
phát triển tri giác thị giác được thực nghiệm trên một nhóm trẻ rối loạn phổ tự kỉ. Tuy nhiên, dung
lượng bài viết có hạn chúng tôi chỉ trình bày kết quả thực nghiệm trên hai trẻ. Sau thời gian thực
nghiệm với nhóm bài tập xây dựng cho thấy, cả hai trẻ rối loạn phổ tự kỉ có sự tiến bộ rõ nét về tri
giác thị giác. Do vậy, giáo viên - cha mẹ cần tích cực nghiên cứu và xây dựng hệ thống bài tập để
phát triển tri giác nói chung, tri giác thị giác nói riêng cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ.
175
Đỗ Thị Thảo
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Quang Uẩn, 2003. Tâm lí học đại cương. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
[2] Nguyễn Khắc Viện, 1991. Từ điển tâm lí học. Nxb Ngoại văn - Trung tâm nghiên cứu trẻ em,
Hà Nội.
[3] Nguyễn Thị Hoàng Yến (chủ biên), Đỗ Thị Thảo, 2010. Đại cương giáo dục cho trẻ khuyết
tật trí tuệ. Nxb Đại học Sư phạm.
[4] Association, A. P., 2013. Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders. Fifth
Edition. Washington D.C.
[5] Fazlioglu, Y., Baran, G., 2008. Liệu pháp tích hợp cảm giác đối với vấn đề cảm giác của trẻ
tự kỉ, Các kĩ năng tri giác và vận động. 106, tr.415-422.
[6] Rimland, B., Edelson, S. M., 1994. Ảnh hưởng của huấn luyện tích hợp thính giác đến tự kỉ.
Tạp chí trị liệu ngôn ngữ - lời nói Hoa Kì, 3, 16-24.
[7] Lorna Wing, 1996. The Autistic Spectrum - A guide for parents and professionals. Constable
Publishers.
[8] Michael C. Abraham Sensory IntegrationWorkbook - Practical Strategies and SensoryMotor
Activities for Use in the Classroom.
[9] Smith, S. A., Press, B., Koenig, K. P., Kinnealey, M., 2005. Ảnh hưởng của phương pháp can
thiệp tích hợp giác quan đến hành vi tự kích thích và tự xâm hại. Tạp chí trị liệu hoạt động
nghề nghiệp Hoa Kì, 59, 418-425.
[10] Watling, R. L., Dietz, J., 2007. Ảnh hưởng tức thời của Phương pháp trị liệu hoạt động nghề
dựa trên tích hợp giác quan của Ayers đối với trẻ có rối loạn phổ tự kỉ. Tạp chí trị liệu hoạt
động nghề nghiệp Hoa Kì, 61(5), 574-583.
ABSTRACT
Activities to improve visual perception in children with disorders
Many children with Autism Spectrum Disorders (ASD) have sensory information through
their tactile, visual, auditory, olfactory, gustatory, vestibular, and/or proprioceptive system. In
particular, some children with ASD have visual perception problems; whereas, visual perception
plays a very important role in helping children explore and understand their surroundings, and
regulate their actions. Specifically, those children may have such challenges as: generalizing an
issue or aspect when required; distinguishing between the differences and the similarities, or
among attributes such as size, colors, directions and dimensions and so on. This article aims to
analyze the characteristics of visual perception in children with ASD, and then to recommend
some activities to improve their visual perception in their learning and participation.
176

File đính kèm:

  • pdfxay_dung_va_su_dung_mot_so_bai_tap_phat_trien_kha_nang_tri_g.pdf