Mối quan hệ giữa phong cách giáo dục của cha mẹ và trầm cảm ở học sinh trung học cơ sở

Nghiên cứu này nhằm mục đích tìm hiểu mối quan hệ giữa phong cách giáo dục

của cha mẹ và trầm cảm (TC) ở học sinh trung học cơ sở (THCS). Tổng số 387 trường

THCS Phan Tây Hồ và trường THCS Nguyễn Văn Trỗi huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam

tham gia vào nghiên cứu thông qua việc trả lời trắc nghiệm TC, Lo âu và Stress (DASS –

21), trắc nghiệm Ký ức của tôi về sự giáo dục (s-EMBU) và phỏng vấn sâu. Kết quả nghiên

cứu cho thấy 41,1% học sinh mắc TC; Có mối tương quan thuận giữa phong cách giáo dục

của cha mẹ “từ chối” và “bảo vệ thái quá” với TC của học sinh THCS. Ngược lại, phong

cách giáo dục của cha mẹ ấm áp tỉ lệ nghịch với TC. Phong cách giáo dục của cha mẹ “từ

chối” và “bảo vệ thái quá” giải thích đến 20,3% sự biến thiên của điểm số TC. Kết quả

nghiên cứu là cơ sở để đề xuất các biện pháp phù hợp trong việc phòng ngừa và hỗ trợ tâm

lí cho học sinh THCS.

Mối quan hệ giữa phong cách giáo dục của cha mẹ và trầm cảm ở học sinh trung học cơ sở trang 1

Trang 1

Mối quan hệ giữa phong cách giáo dục của cha mẹ và trầm cảm ở học sinh trung học cơ sở trang 2

Trang 2

Mối quan hệ giữa phong cách giáo dục của cha mẹ và trầm cảm ở học sinh trung học cơ sở trang 3

Trang 3

Mối quan hệ giữa phong cách giáo dục của cha mẹ và trầm cảm ở học sinh trung học cơ sở trang 4

Trang 4

Mối quan hệ giữa phong cách giáo dục của cha mẹ và trầm cảm ở học sinh trung học cơ sở trang 5

Trang 5

Mối quan hệ giữa phong cách giáo dục của cha mẹ và trầm cảm ở học sinh trung học cơ sở trang 6

Trang 6

Mối quan hệ giữa phong cách giáo dục của cha mẹ và trầm cảm ở học sinh trung học cơ sở trang 7

Trang 7

Mối quan hệ giữa phong cách giáo dục của cha mẹ và trầm cảm ở học sinh trung học cơ sở trang 8

Trang 8

Mối quan hệ giữa phong cách giáo dục của cha mẹ và trầm cảm ở học sinh trung học cơ sở trang 9

Trang 9

Mối quan hệ giữa phong cách giáo dục của cha mẹ và trầm cảm ở học sinh trung học cơ sở trang 10

Trang 10

pdf 10 trang minhkhanh 5220
Bạn đang xem tài liệu "Mối quan hệ giữa phong cách giáo dục của cha mẹ và trầm cảm ở học sinh trung học cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Mối quan hệ giữa phong cách giáo dục của cha mẹ và trầm cảm ở học sinh trung học cơ sở

Mối quan hệ giữa phong cách giáo dục của cha mẹ và trầm cảm ở học sinh trung học cơ sở
162 
HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2020-0037 
Educational Sciences, 2020, Volume 65, Issue 4C, pp. 162-171 
This paper is available online at  
MỐI QUAN HỆ GIỮA PHONG CÁCH GIÁO DỤC 
 CỦA CHA MẸ VÀ TRẦM CẢM Ở HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ 
Nguyễn Thị Ngọc Bé*, Nguyễn Thị Lan Oanh, Phạm Thị Thuý Hằng, 
Mai Thị Thanh Thuỷ và Nguyễn Thị Hà 
Khoa Tâm lí - Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế 
Tóm tắt. Nghiên cứu này nhằm mục đích tìm hiểu mối quan hệ giữa phong cách giáo dục 
của cha mẹ và trầm cảm (TC) ở học sinh trung học cơ sở (THCS). Tổng số 387 trường 
THCS Phan Tây Hồ và trường THCS Nguyễn Văn Trỗi huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam 
tham gia vào nghiên cứu thông qua việc trả lời trắc nghiệm TC, Lo âu và Stress (DASS – 
21), trắc nghiệm Ký ức của tôi về sự giáo dục (s-EMBU) và phỏng vấn sâu. Kết quả nghiên 
cứu cho thấy 41,1% học sinh mắc TC; Có mối tương quan thuận giữa phong cách giáo dục 
của cha mẹ “từ chối” và “bảo vệ thái quá” với TC của học sinh THCS. Ngược lại, phong 
cách giáo dục của cha mẹ ấm áp tỉ lệ nghịch với TC. Phong cách giáo dục của cha mẹ “từ 
chối” và “bảo vệ thái quá” giải thích đến 20,3% sự biến thiên của điểm số TC. Kết quả 
nghiên cứu là cơ sở để đề xuất các biện pháp phù hợp trong việc phòng ngừa và hỗ trợ tâm 
lí cho học sinh THCS. 
Từ khóa: trầm cảm, học sinh THCS, phong cách giáo dục của cha mẹ. 
1. Mở đầu 
Trầm cảm (TC) là một rối loạn tâm thần thường gặp, đặc trưng bởi sự buồn chán, mất hứng 
thú hoặc niềm vui, ngủ không yên giấc hoặc chán ăn, cảm giác mệt mỏi và kém tập trung. TC có 
thể kéo dài hoặc tái phát, làm suy giảm đáng kể khả năng làm việc, học tập hoặc đương đầu với 
cuộc sống hằng ngày của một cá nhân. Ở dạng nặng nhất, TC có thể dẫn đến tự tử. Nếu nhẹ, 
người bị TC có thể được chữa trị không cần dùng thuốc. Mức độ vừa và nặng, người bệnh cần 
được hỗ trợ điều trị bằng thuốc kết hợp với liệu pháp tâm lí [1]. Theo Tổ chức Y tế thế giới 
(WHO), ước tính đến năm 2030, trầm cảm sẽ là nguyên nhân đứng thứ nhất về gánh nặng bệnh 
tật cho y tế toàn cầu [2]. Tỉ lệ trầm cảm ở nữ giới cao gấp gần hai lần so với nam giới [3]. Dữ 
liệu dịch tễ học cho thấy tỉ lệ TC cao hơn ở Trung Đông, Bắc Phi, Nam Á và Mỹ so với các 
quốc gia khác. Ở Bắc Mỹ, xác suất TC trong bất kì khoảng thời gian nào trong năm là 3% đến 
5% đối với nam và 8% đến 10% đối với nữ [4]. 
Thanh thiếu niên là nhóm tuổi có nguy cơ TC cao [5]. Ở Mỹ, tỉ lệ TC ở trẻ từ 13 đến 18 
tuổi là 5,9% ở nữ và 4,6% ở nam. Tại bất kể thời điểm nào, ước tính trên thế giới có 1/13 trẻ vị 
thành niên mắc TC và gần 7% trẻ mắc TC có nỗ lực tự tử [6]. Ở Việt Nam một số nghiên cứu về 
TC ở trẻ vị thành niên đã cho thấy tỉ lệ khá cao học sinh mắc TC. Nghiên cứu của Đỗ Bích 
Ngọc (2017), cho thấy 60,8% học sinh THCS trên địa bàn Hà Nội có các biểu hiện TC ở các 
mức độ khác nhau [7]. Kết quả nghiên cứu thực trạng TC ở học sinh THPT của tác giả Trần Thị 
Mỹ Lương và Phan Diệu Mai (2019) ở địa bàn tỉnh Ninh Bình và thành phố Hà Nội cho thấy tỉ 
Ngày nhận bài: 1/2/2020. Ngày sửa bài: 17/3/2020. Ngày nhận đăng: 2/4/2020. 
Tác giả liên hệ: Nguyễn Thị Ngọc Bé. Địa chỉ e-mail: ngocbe190586@gmail.com 
Mối quan hệ giữa phong cách giáo dục của cha mẹ và trầm cảm ở học sinh trung học cơ sở 
163 
lệ học sinh có biểu hiện TC gần 20% (N=708) [8]. 
Về mối quan hệ giữa phong cách giáo dục của cha mẹ và TC cũng là một vấn đề được các 
nhà nghiên cứu ở nước ngoài quan tâm. Theo tác giả Armine Vardanyan (2013), nhân tố quan 
trọng ảnh hưởng đến sự phát triển rối loạn TC ở trẻ vị thành niên Mỹ bao gồm giới tính nữ, tình 
trạng hôn nhân của bố mẹ, mồ côi bố hoặc mẹ, trải nghiệm các thay đổi tiêu cực về tài chính của 
bố mẹ, có rắc rối với bạn cùng lớp, lòng tự trọng thấp, bất mãn với điều kiện nhà ở [6]. Một số 
nghiên cứu đã chỉ ra rằng các kiểu nuôi dạy của cha mẹ, đặc trưng bởi sự chăm sóc thấp, sự từ 
chối và bảo vệ quá mức, có liên quan đến một loạt các rối loạn tâm lí [9]. Trong các nghiên cứu 
trước đây, người ta đã phát hiện ra rằng sự nuôi dưỡng của cha mẹ có ảnh hưởng quan trọng đến 
tâm lí của người lớn [10]. Ngoài ra, theo các nghiên cứu trước đây, phương pháp giáo dục “từ 
chối” và “bảo vệ quá mức” được xem là thái độ tiêu cực của phụ huynh và nó có liên quan đến 
nhiều rối loạn tâm thần bao gồm rối loạn nhân cách ranh giới và rối loạn nhân cách tự ái [11]. 
Một mối tương quan tích cực mạnh mẽ đã được tìm thấy giữa phong cách giáo dục của cha mẹ 
tiêu cực (“từ chối” và “bảo vệ quá mức”) và tâm lí người lớn [12]. Theo kết quả của một trong 
những nghiên cứu trước đó, mối quan hệ bền chặt đã được tìm thấy giữa sự “từ chối” và TC. 
Ngoài ra, phong cách giáo dục của cha mẹ “ấm áp” đã được tìm thấy như là một cách để bảo vệ 
trẻ chống lại TC trong tương lai [13]. Theo kết quả nghiên cứu trước đó, người ta đã phát hiện 
ra rằng phong cách giáo dục của cha mẹ (từ chối và bảo vệ quá mức) sẽ dẫn đến rối loạn lo âu, 
lo âu lan tỏa và lo âu phân li, đó là những đặc điểm cơ bản của rối loạn nhân cách ranh giới [14-
15]. Phong cách nuôi dạy con cái có thể được định nghĩa là nhận thức của con cái về hành vi 
của cha mẹ chúng trong suốt thời thơ ấu. 
Mặc dù, đã có khá nhiều đề tài của các nhà khoa học Việt Nam cũng như trên thế giới 
nghiên cứu về TC. Tuy nhiên việc nghiên cứu cụ thể trên lứa tuổi học sinh THCS vẫn còn rất 
hạn chế và chưa đi sâu vào phân tích mối quan hệ giữa phong cách giáo dục của cha mẹ và TC ở 
học sinh. Vì vậy, việc nghiên cứu về mối quan hệ giữa phong cách giáo dục của cha mẹ và TC 
học sinh THCS là rất cần thiết, từ đó đề xuất các biện pháp nhằm ngăn ngừa, hỗ trợ học sinh 
ứng phó và vượt qua TC, nâng cao sức khoẻ tinh thần. 
2. Nội dung nghiên cứu 
2.1. Phương pháp nghiên cứu 
Để đánh giá mối quan hệ giữa phong cách giáo dục của cha mẹ và TC của học sinh THCS, 
chúng tôi đã sử dụng phương pháp trắc nghiệm, phương pháp phỏng vấn sâu và phương pháp 
quan sát. 
* Phương pháp trắc nghiệm: Các t ... eo hướng “từ chối” và “bảo vệ thái quá” với TC. Như vậy, phong cách giáo dục của cha 
mẹ càng hướng đến sự “từ chối” và “bảo vệ thái quá”, tỉ lệ TC ở trẻ càng tăng, và ngược lại, 
phong cách giáo dục của cha mẹ “ấm áp” và TC có mối tương quan nghịch (r = -0,342; p<0,01). 
Trong phong cách giáo dục của cha mẹ, cha mẹ càng thể hiện sự gần gũi, ấm áp, sự tôn trọng 
trẻ thì tỉ lệ trẻ mắc TC càng giảm, và ngược lại. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ủng hộ cho 
quan điểm, cách quan tâm của cha mẹ và những rối nhiễu tâm lí ở trẻ vị thành niên và người lớn 
có liên quan với nhau, khi trẻ được nuôi dưỡng trong gia đình có phương pháp giáo dục “từ chối” 
và “bảo vệ thái quá” có xu hướng TC và mức độ lo âu cao hơn với trẻ được nuôi dưỡng trong gia 
đình mà cảm xúc “ấm áp” là thái độ cảm nhận của trẻ [34]. Trong những nghiên cứu cũ hơn cũng 
tìm thấy mối tương quan chặt chẽ giữa phương pháp giáo dục “từ chối”, “bảo vệ thái quá”, nhân 
cách và rối nhiễu lo âu [10]. Mặt khác, thái độ nuôi dưỡng tích cực “ấm áp”, là một phương pháp 
giáo dục giúp bảo vệ trẻ trước những rối nhiễu tâm lí [13]. Ngoài ra, theo một nghiên cứu cũng 
cho thấy “từ chối”, “bảo vệ thái quá” là thái độ tiêu cực của phụ huynh và nó có liên quan đến 
nhiều rối nhiễu tâm lí bao gồm rối loạn nhân cách ranh giới và rối loạn nhân cách ái kỷ [11]. Theo 
các kết quả nghiên cứu khác, phong cách giáo dục tiêu cực là “từ chối” và “bảo vệ thái quá” sẽ 
dẫn đến rối loạn lo âu, lo âu lan tỏa và lo âu chia li, đây là những đặc trưng cơ bản của rối loạn 
nhân cách ranh giới [14]. Zhao Sibo và Yiyue Guo (2018) đã xem xét vai trò trung gian của chức 
năng gia đình đối với mối liên hệ giữa giáo dục của người mẹ và TC của con cái ở trường đại 
học (độ tuổi trung bình là 19,19; độ lệch chuẩn 1,60). Mẫu khảo sát gồm 1177 sinh viên đã được 
lấy mẫu một cách có hệ thống từ 12 trường đại học bao gồm cả các trường đại học tổng hợp, đại 
học và học viện chuyên ngành ở Bắc Kinh. Công cụ đánh giá gia đình (FAD) và trắc nghiệm TC 
(CES-D) đã được sử dụng để đo chức năng gia đình và mức độ TC của học sinh. Kết quả phân 
tích hồi quy bội cho thấy giáo dục của người mẹ có mối tương quan thuận với TC của sinh viên 
đại học và có mối tương quan nghịch với chức năng gia đình tổng thể. Kết quả phân tích cũng 
cho thấy, giáo dục của người mẹ có ảnh hưởng đáng kể đến TC ở sinh viên đại học, nhưng khi 
tính đến chức năng gia đình, ảnh hưởng này lại không rõ ràng. Chức năng gia đình làm trung 
gian cho sự liên quan giữa sự giáo dục của mẹ và TC của sinh viên đại học [35]. 
* Mô hình hồi quy bội dự báo tình trạng trầm cảm 
Trên cơ sở tương quan thuận giữa phong cách giáo dục của cha mẹ “từ chối”, “bảo vệ thái 
quá” và TC, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu phân tích hồi quy bội. Đầu tiên, chúng tôi kiểm 
tra có hay không sự tồn tại đa cộng tuyến. Kết quả nghiên cứu cho thấy, giá trị của độ chấp nhận 
(Tolerance) nhỏ hơn 0,1; hệ số phóng đại phương sai VIF (Variance inflation factor): 30 > VIF 
> 10 [36]. Từ kết quả này có thể kết luận, giữa các biến không tồn tại đa cộng tuyến mạnh, có 
thể trực tiếp tiến hành phân tích hồi quy tuyến tính. 
Bảng 3. Mô hình hồi quy bội 
Mô hình r r2 
r2 hiệu 
chỉnh 
t F 
1 Phong cách giáo dục của 
cha mẹ “từ chối” 
0,431a 0,186 0,184 9,772*** 95,484*** 
2 
Phong cách giáo dục của 
cha mẹ “từ chối” 
0,455b 0,207 0,203 
6,486*** 
54,452*** 
 Phong cách giáo dục của 
cha mẹ “bảo vệ thái quá” 
3,334*** 
Tác giả sử dụng phương pháp phân tích hồi quy bội tiến hành phân tích tính dự báo của 
phong cách giáo dục của cha mẹ “từ chối” và “bảo vệ thái quá” với TC. Kết quả nghiên cứu cho 
Mối quan hệ giữa phong cách giáo dục của cha mẹ và trầm cảm ở học sinh trung học cơ sở 
169 
thấy, phong cách giáo dục của cha mẹ “từ chối” và “bảo vệ thái quá” tham gia vào phương trình 
hồi quy và có hiệu lực dự báo sự biến thiên của điểm số TC. Phong cách giáo dục của cha mẹ 
“từ chối” và “bảo vệ thái quá” giải thích đến 20,3% sự biến thiên của điểm số TC, trong đó, 
phong cách giáo dục của cha mẹ “từ chối” có lực dự báo mạnh nhất, với tỉ lệ dự báo 18,4%. 
3. Kết luận 
 (1) Kết quả nghiên cứu điều tra 387 HS của trường THCS Phan Tây Hồ và trường THCS 
Nguyễn Văn Trỗi huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam cho thấy số học sinh có TC chiếm đến gần 
một nửa số học sinh tham gia khảo sát với tỉ lệ 41,1%. Trong đó, học sinh có có mức độ TC vừa 
chiếm tỉ lệ cao nhất, tiếp đến là học sinh có mức độ TC nặng và mức độ rất nặng chiếm tỉ lệ 
thấp nhất. 
(2) Ở phong cách giáo dục của cha mẹ “từ chối” và “bảo vệ thái quá”, học sinh có TC cao 
hơn học sinh không có TC. Ở phong cách giáo dục “ấm áp”, học sinh có TC thấp hơn so với học 
sinh không TC. 
(3) Có mối tương quan thuận giữa phong cách giáo dục của cha mẹ “từ chối” và “bảo vệ 
thái quá” với TC của học sinh THCS. Ngược lại, phong cách giáo dục của cha mẹ “ấm áp” tỉ lệ 
nghịch với TC. 
(4) Phong cách giáo dục của cha mẹ “từ chối” và “bảo vệ thái quá” giải thích đến 20,3% sự 
biến thiên của điểm số TC, trong đó, phong cách giáo dục của cha mẹ “từ chối” có lực dự báo 
mạnh nhất. 
Từ kết quả nghiên cứu trên chúng ta thấy rằng, phong cách giáo dục của cha mẹ “từ chối” 
và “bảo vệ thái quá” là những yếu tố nguy cơ dẫn đến TC. Chính vì vậy, các nhà tham vấn, trị 
liệu cần phải lưu ý đến những yếu tố này trong quá trình trị liệu cho học sinh có TC, giúp tiến 
trình can thiệp mang lại hiệu quả cao hơn. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] World Health Organization, 1992. ICD-10, international statistical classification of 
diseases and related health problems, tenth revision, World Health Organization. 
[2] World Health Organization., 2008. The global burden of disease: 2004 update, Geneva 
World Health Organization, ed., 2015. Mental health atlas 2014, World Health 
Organization, Geneva, Switzerland. 
[3] Dina Cagliostro, 2017. Persistent Sadness & Loss of Interest in Life. Truy cập ngày 
11/8/2019, tại trang https://www.psycom.net/depression.central.html. 
[4] Laurence Steinberg, 2017. Anxiety and Depression in Adolescence. Truy cập ngày 
11/8/2019, tại trang https://childmind.org/report/2017-childrens-mental-health-
report/anxiety-depression-adolescence/. 
[5] Armine Vardanyan, 2013. Risk factors and prevalence of adolescent depression in 
Yerevan, Armenia. Master of Public Health Integrating Experience Project Professional 
Publicantion Framework. 
[6] Đỗ Bích Ngọc, 2017. Rối nhiễu trầm cảm ở học sinh trung học cơ sở trên địa bàn Hà Nội. 
Luận văn thạc sĩ Tâm lí học. Đại học sư phạm Hà Nội. 
[7] Trần Thị Mỹ Lương và Phan Diệu Mai, 2019. Thực trạng trầm cảm ở học sinh trung học 
phổ thông nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Ninh Bình và thành phố Hà Nội. Tạp chí Giáo học, 
số đặc biệt tháng 4/2019, tr. 146-150; 166. 
[8] Gerlsma, C., Emmelkamp, P. M., & Arrindell, W. A., 1990. Anxiety, depression, and 
perception of earli parenting: A meta-analisis. Clinical Psychology Review, 10(3), 251–277. 
Nguyễn Thị Ngọc Bé*, Nguyễn Thị Lan Oanh, Phạm Thị Thuý Hằng, Mai Thị Thanh Thuỷ và Nguyễn Thị Hà 
170 
[9] Eisemann, M., Richter, G., Richter, J., 2000. Temperament, Character and Perceived Parental 
Rearing in Healthy Adults: Two Related Concepts? Psychopathology, 33, 36-42. 55. 54. 
[10] Qian, M., Xia, G., 2001. The Relationship of Parenting Style to Self-Reported Mental 
Health among two subcultures of Chinese. Journal of Adolescence, 24, 251-260. 
[11] Marmorstein, N., Malone, S., & Iacono, W., 2004. Psychiatric disorders among offspring 
of depressed mothers: Associations with paternal psychopathology. American Journal of 
Psychiatry, 161, 1588-1594. 
[12] Eisemann, 1997. M. EisemannParental Rearing and Adult Psychopathology. Psiquatrica 
Clinica, 18, pp. 169-174. 
[13] Bijl R.V., Cuijpers P, Smit F, 2002. Psychiatric disorders in adult children of parents with 
a history of psychopathology. Social Psychiatric Epidemiology, 37:7-12. 
[14] Hulsenbeck, P., Meesters, C., Merkelbach, H., & Munis, P., 2000. Worry in Children is 
related to Perceived Parental Rearing and Attachment. Behaviour Research and Therapy, 
38, 487-497. 
[15] Lovibond PF, Lovibond SH, 1995. The structure of negative emotional states: comparison 
of the Depression Anxiety Stress Scales (DASS) with the Beck Depression and Anxiety 
Inventories. Behav Res Ther. 33(3):335-43. 
[16] Perris et al, 1980. Development of a new inventory assessing memories of parental rearing 
behavior. Acta Psychiatrica Scandinavica 61(4):265-74. DOI: 10.1111/j.1600-
0447.1980.tb00581.x 
[17] Willem A Arrindell et al, 1999. The development of a short form of the EMBU1: Its 
appraisal with students in Greece, Guatemala, Hungary and Itali. Personality and 
Individual Differences. Volume 27, Issue 4, October 1999, Pages 613-628. 
https://doi.org/10.1016/S0191-8869(98)00192-5 
[18] Jane Costello E, Erkanli A, Angold A., 2006. Is there an epidemic of child or adolescent 
depression?. J Child Psychol Psychiatry. 47(12):1263-71. 
[19] Chen L, Wang L, Qiu XH, Yang XX, Qiao ZX, et al., 2013. Correction: Depression 
among Chinese University Students: Prevalence and Socio-Demographic Correlates. 
PLOS ONE8(11):10.1371/annotation/e6648eb3-37d6-44d7-8052-979af14fa921. 
[20] Khesht-Masjedi, M.F. et al., 2012. Development of Anxiety and Depression Inventory for 
Secondary School Students in Iran (A & D Inventory) truy cập tại trang: 
https://www.researchgate.net/publication/332041471_The_relationship_between_gender_a
ge_anxiety_depression_and_academic_achievement_among_teenagers. 
[21] S. Singh, S. Tiwari, U.C. Dumka, R. Kumar, P.K. Singh, 2017. Source region and sector 
contributions of atmospheric soot particle in a coalfield region of Dhanbad, eastern part 
of India. Atmos. Res., 197, 2017), pp. 415-424, 10.1016/j.atmosres.2017.07.020 
[22] Đặng Hoàng Minh, Hoàng Cẩm Tú, 2009) Thực trạng sức khỏe tâm thần ở học sinh THCS 
ở Hà Nội và nhu cầu tham vấn sức khỏe tâm thần học đường, Tạp chí Khoa học Xã hội và 
Nhân văn, tập 25, số 1S, 2009, trang106-112. 
[23] Trần Thị Mỵ Lương, Phan Diệu Mai, 2019. Thực trạng trầm cảm ở học sinh trung học phổ 
thông: nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Ninh Bình và thành phố Hà Nội. Tạp chí Giáo dục, số 
đặc biệt tháng 4/2019, tr 146-150. 
[24] Tô Thanh Phương, 2016. Khảo sát tình hình bệnh nhân trầm cảm được điều trị nội trú tại 
Bệnh viện Tâm thần Trung ương I năm 2016. Truy cập tại trang: 
Mối quan hệ giữa phong cách giáo dục của cha mẹ và trầm cảm ở học sinh trung học cơ sở 
171 
[25] J. Xu, X. Fang, J. Zhang, D. Lin, L. Zhang, 2008. Effect mechanism of famili functioning on 
adolescent’s emotional problem. Psychological Development and Education, 24 (2008), pp. 79-85. 
[26] A.S. Mousavi, 2004. Functional famili therapy with a systemic approach (2nd ed.), 
Alzahra University Press, Tehran. 
[27] Sheeber LB, Davis B, Leve C, Hops H, Tildesley E, 2007. Adolescents' relationships with 
their mothers and fathers: associations with depressive disorder and subdiagnostic 
symptomatology. J Abnorm Psychol. 2007 Feb;116(1):144-54. 
[28] Amato, P. R., & Gilbreth, J. G., 1999. Nonresident fathers and children's well-being: A 
meta-analisis. Journal of Marriage and the Famili, 61(3), 557–573. 
https://doi.org/10.2307/353560 
[29] Marmorstein, N., Malone, S., & Iacono, W., 2004. Psychiatric disorders among offspring 
of depressed mothers: Associations with paternal psychopathology. American Journal of 
Psychiatry, 161, 1588-1594. 
[30] Daryanavard et al., 2011. Prevalence of Depression among High School Students and its 
Relation to Famili Structure. American Journal of Applied Sciences 8(1):39-44 
[31] YanhuiWang, Lili Tian, Leilei Guo. E. Scott Huebner, 2020. Famili dysfunction and 
Adolescents' anxiety and depression: A multiple mediation model. Journal of Applied 
Developmental Psychology. Volume 66, January–February 2020, 101090 
[32] Tuần tin khoa học và công nghệ chọn lọc, số 6: 26/6-2/7/2016. Truy cập tại trang: 
uage=vi-VN 
[33] Irem Anl and T. Alper Karsl, 2010. Perceived parenting style, depression and anxiety 
levels in a Turkish late-adolescent population. Procedia - Social and Behavioral Sciences. 
Volume 2, Issue 2, 2010, Pages 724-727. https://doi.org/10.1016/j.sbspro.2010.03.091 
[34] Zhao Sibo & Yiyue Guo, 2018. The effects of mother's education on college student's 
depression level: The role of famili function. https://doi.org/10.1016/j.psychres.2018.08.030 
[35] Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005. Phân tích dữ liệu nghiên cứu với spss. 
Nxb Thống kê Hà nội. 
ABSTRACT 
Relationship between parents' education style and depression in junior highschool students 
Nguyen Thi Ngoc Be*, Nguyen Thi Lan Oanh, Pham Thi Thuy Hang, 
Mai Thi Thanh Thuy and Nguyen Thi Ha 
2Faculty of Psychology - Education, Hue University of Education, Hue University 
This study aims to understand the relationship between parents' educational style and 
depression in junior high school students. There were 387 students from Phan Tay Ho Junior 
High School and Nguyen Van Troi Junior High School in Phu Ninh District, Quang Nam 
Province participating in the study through answering the Depression, Anxiety and Stress test 
(DASS – 21), My memories of upbringing test (s-EMBU) and in-depth interviews. Research 
results show that 41.1% of students have depression. There is a positive correlation between 
“rejecting” and “overprotective” parents’ education style with junior highschool students' 
depression. In contrast, the “warm” parents' educational style is inversely proportional to 
depression. The “reject” and “overprotective” parents' educational style explains up to 20.3% of 
the variation in depression scores. The research results are the basis for proposing appropriate 
measures in prevention and psychological support for junior high school students. 
Keywords: depression, junior high school students, parents' educational style. 

File đính kèm:

  • pdfmoi_quan_he_giua_phong_cach_giao_duc_cua_cha_me_va_tram_cam.pdf