Xây dựng các giải pháp tạo động cơ học tiếng Anh tích cực theo chuẩn B1 (khung năng lực ngoại ngữ dành cho Việt Nam) cho sinh viên trường đại học nông lâm – Đại học Thái Nguyên
Thông qua nghiên cứu này chúng tôi muốn xác định được thực trạng học tiếng Anh theo chuẩn đầu
ra B1 (khung năng lực ngoại ngữ dành cho Việt Nam) của sinh viên K49 (năm thứ 2) trường Đại
học Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên nhằm giúp đưa ra một cái nhìn tổng thể về trình độ chung
của sinh viên, các nguyên nhân dẫn đến thực trạng này, qua đó thấy được các khó khăn trong việc
áp chuẩn đầu ra B1 tại trường Đại học Nông Lâm. Đối tượng nghiên cứu là 300 sinh viên K49 và
10 giáo viên tiếng Anh tham gia giảng dạy K49 thông qua khảo sát bằng phiếu điều tra. Từ kết quả
của nghiên cứu này, chúng tôi đề xuất và kiến nghị một số giải pháp thiết thực nâng cao việc dạy
và học tiếng Anh cho sinh viên
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Bạn đang xem tài liệu "Xây dựng các giải pháp tạo động cơ học tiếng Anh tích cực theo chuẩn B1 (khung năng lực ngoại ngữ dành cho Việt Nam) cho sinh viên trường đại học nông lâm – Đại học Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Xây dựng các giải pháp tạo động cơ học tiếng Anh tích cực theo chuẩn B1 (khung năng lực ngoại ngữ dành cho Việt Nam) cho sinh viên trường đại học nông lâm – Đại học Thái Nguyên
Văn Thị Quỳnh Hoa và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 186(10): 183 - 189 183 XÂY DỰNG CÁC GIẢI PHÁP TẠO ĐỘNG CƠ HỌC TIẾNG ANH TÍCH CỰC THEO CHUẨN B1 (KHUNG NĂNG LỰC NGOẠI NGỮ DÀNH CHO VIỆT NAM) CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM – ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN Văn Thị Quỳnh Hoa*, Nguyễn Lan Hương Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Thông qua nghiên cứu này chúng tôi muốn xác định được thực trạng học tiếng Anh theo chuẩn đầu ra B1 (khung năng lực ngoại ngữ dành cho Việt Nam) của sinh viên K49 (năm thứ 2) trường Đại học Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên nhằm giúp đưa ra một cái nhìn tổng thể về trình độ chung của sinh viên, các nguyên nhân dẫn đến thực trạng này, qua đó thấy được các khó khăn trong việc áp chuẩn đầu ra B1 tại trường Đại học Nông Lâm. Đối tượng nghiên cứu là 300 sinh viên K49 và 10 giáo viên tiếng Anh tham gia giảng dạy K49 thông qua khảo sát bằng phiếu điều tra. Từ kết quả của nghiên cứu này, chúng tôi đề xuất và kiến nghị một số giải pháp thiết thực nâng cao việc dạy và học tiếng Anh cho sinh viên. Từ khóa: sinh viên, trình độ B1, tiếng Anh, thực trạng, giải pháp, Trường Đại học Nông Lâm GIỚI THIỆU * Qua các nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới có rất nhiều loại động cơ học tập. Hầu hết các nhà nghiên cứu đều cho rằng động cơ học tập đóng vai trò thiết yếu trong sự thành công đối với việc học của người học và đam mê khám phá thế giới và trải nghiệm những điều mới mẻ là động lực bên trong – động lực nội vi giúp họ đạt được mục đích. Ngoài ra còn rất nhiều yếu tố tác động đến việc học nói chung và việc học tiếng Anh nói riêng, cụ thể là việc học tiếng Anh như nhu cầu chiếm lĩnh tri thức, mục đích thăng tiến trong công việc hay đơn giản là thỏa mãn kỳ vọng từ người thân, bạn bè v.v. Những yếu tố bên ngoài đó gọi là động lực bên ngoài – động lực ngoại vi. Có rất nhiều nghiên cứu về động cơ học tập trong lĩnh vực học tiếng Anh chỉ ra những ảnh hưởng của các loại động cơ học tập đến việc học ngoại ngữ như nghiên cứu của Yuan Kong trong bài báo “A Brief Discussion on Motivation and Ways to Motivate Students in English Language Learning’’ trên tạp chí International Education Studies xuất bản tháng 5 năm 2006 [1] đã chỉ ra những điểm khác nhau cơ bản giữa các loại động cơ học, đặc biệt là hai loại động cơ trên và sự ảnh hưởng của chúng đối với việc học từ đó đưa * Tel: 0982.068.949; Email: vanthiquynhhoa@tuaf.edu.vn ra một số phương pháp giúp thúc đẩy sinh viên học tiếng Anh như: Sử dụng đa dạng các hoạt động trên lớp học, tạo bầu không khí học tập thoải mái và tích cực cho sinh viên, tạo điều kiện cho sinh viên được trải nghiệm sự thành công v.v. Cùng mục đích tìm hiểu về động cơ học ngoại ngữ của sinh viên, tác giả Li Jun Wei của Viện Khoa học Công nghệ Changzhou báo cáo khoa học với tiêu đề: “A Case Study of Changing Motivation In Foreign Language Learning” [2] nhằm nghiên cứu về sự thay đổi động cơ học trong suốt khóa học của sinh viên để đưa ra phương pháp khả thi giúp thúc đẩy động lực học ngoại ngữ của sinh viên cũng như giáo viên nên tổ chức các hoạt động mang tính hợp tác trên lớp cho sinh viên hay cho sinh viên học bài và làm bài tập theo nhóm v.v. Nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội, cùng với nhiều trường Đại học khác trên toàn quốc, việc giảng dạy tiếng Anh theo chuẩn B1 (khung năng lực ngoại ngữ dùng cho Việt Nam) đã được tiến hành tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Sinh viên không có động cơ học tập tích cực khiến chất lượng khóa học không đáp ứng được tiêu chuẩn do nhà trường đề ra. Động cơ là vấn đề nguyên nhân bên trong thúc đẩy hoạt động của con người để đạt được mục tiêu [3]. Có thể nói rằng tìm hiểu động cơ học tiếng Anh của sinh viên và các yếu tố ảnh hưởng đến động cơ học tiếng Văn Thị Quỳnh Hoa và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 186(10): 183 - 189 184 Anh là quan trọng và cấp thiết. Từ đó nhà trường sẽ có hướng điều chỉnh góp phần tác động đến động lực học tập của sinh viên một các hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu: 300 sinh viên K49 (sinh viên năm thứ 2) và 10 giáo viên tham gia giảng dạy tiếng Anh cho K49. Phương pháp nghiên cứu: Tham khảo các tài liệu, báo cáo, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan tới đề tài và điều tra bằng bảng câu hỏi nhằm mục đích tìm ra thực trạng dạy và học tiếng Anh hiện nay tại trường Đại học Nông Lâm cũng như tìm hiểu về động cơ học tập của sinh viên. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Thái độ học tập Theo khảo sát 300 sinh viên khóa 49 cho thấy, đa số sinh viên đã nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc học tiếng Anh đối với bản thân. Kết quả điều tra được thể hiện trong bảng 1 dưới đây: Bảng 1. Vai trò của tiếng Anh đối với bản thân sinh viên Phát biểu Số sinh viên (%) Cực kỳ quan trọng, xem là ưu tiên hàng đầu 43% Yêu thích 10% Không cần thiết phải học 11% Để xem phim nghe nhạc 5% Giống như môn học khác 24% Sợ tiếng Anh 15% Theo bảng 1 có 43% sinh viên cho rằng tiếng Anh có vai trò cực kỳ quan trọng, xem là ưu tiên hàng đầu và chỉ có 11% số sinh viên cho rằng tiếng Anh không cần thiết phải học. Điều này cũng dễ hiểu bởi vì đa phần sinh viên đã nhận thức rõ tiếng Anh là một công cụ không thể thiếu sau khi ra trường, giúp nâng cao cơ hội nghề nghiệp và thu nhập trong tương lai. Điều đáng chú ý là chỉ trên 10% chọn lý do “vì yêu thích” và dưới 5% chọn ý kiến khác như “để xem phim, nghe nhạc” v.v. Kết quả trên cũng hoàn toàn đồng nhất với cảm nhận của sinh viên đối với việc học tiếng Anh. Khi đưa ra câu hỏi thăm dò ý kiến của sinh viên về cảm nhận của họ đối với môn tiếng Anh chúng tôi cũng nhận được kết quả từ phía sinh viên như sau: 24% số sinh viên được hỏi cho rằng tiếng Anh cũng giống như các môn học khác, không có gì khác biệt và có tới 15% cho biết họ cảm thấy sợ học tiến ... ên trả lời đồng ý là 71% và “Tôi có khả năng trong việc học tiếng Anh” mức độ đồng ý có thấp hơn là 58%. Kết quả này cho thấy rằng sinh viên có nhận thức rất rõ ràng về khả năng của họ và quan trọng hơn, sinh viên cho rằng ngoài khả năng học tiếng Anh thì nỗ lực học tập cá nhân của bản thân hay sự cố gắng trong học tập sẽ là điểm mấu chốt để nâng cao kỹ năng tiếng Anh của họ. Mức độ đồng ý của sinh viên với kỳ thi chuẩn đầu ra B1 gây ra áp lực khá lớn đối với sinh viên, tạo nên sức ép đối với động cơ học tập, thể hiện qua mức độ đồng ý với câu “Tâm trạng lo lắng, áp lực kỳ thi giúp tôi tập trung học tiếng Anh hơn” với 78% số sinh viên đồng nghĩa với việc vượt qua kỳ thi B1 vừa là mục tiêu cần phải đạt được, cũng vừa là nguyên nhân gây lo sợ cho sinh viên nếu không vượt qua được kỳ thi sẽ không đủ điều kiện ra trường. Trong khi đó, những yếu tố như sự tự tin, tâm trạng vui vẻ hay những nhận xét tích cực đối với sinh viên có thể tạo ảnh hưởng khá tốt tới hứng thú học tập của sinh viên. Yếu tố ngoại vi + Ảnh hưởng của giáo viên: giáo viên có vai trò vô cùng quan trọng trong giờ học, chính vì vậy mà người dạy cùng với phong cách giảng dạy của mình và hành vi cư xử trong lớp học đóng vai trò rất quan trọng đối với động cơ học tập của người học. Để điều tra mức độ ảnh hưởng của giáo viên dạy tiếng Anh trên lớp đối với động cơ học tập của sinh viên, chúng tôi đã đưa ra các phát biểu và kết quả được thể hiện ở bảng 5. Qua điều tra chúng tôi thấy rằng động cơ học tiếng Anh của sinh viên chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố sau đây: Kết quả trên cho thấy có 78% sinh viên đồng ý với phát biểu “Chất lượng giao tiếp giữa sinh viên với giáo viên ảnh hưởng lớn đối với hứng thú học tập của tôi”, “Việc được giáo viên định hướng cụ thể, giải thích về sự thành công, thất bại trong môn học giúp tôi nhận thức tầm quan trọng của việc học tiếng Anh hơn” được 72% số sinh viên trả lời đồng ý. “Học tập với giáo viên nghiêm khắc trong khi giảng bài giúp tôi học tốt hơn” có 47% số sinh viên đồng ý và 68% số sinh viên đồng tình với phát biểu “Học tập với giáo viên vui tính, hài hước trong khi giảng bài giúp tôi học tốt hơn” . Kết quả trên cho thấy mặc dù sinh viên học theo cách truyền thống hay hiện đại thì giáo viên vẫn có vai trò dẫn đường chỉ lối cho sinh viên, giáo viên là một nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy sinh viên học tập. Bảng 5. Mức độ ảnh hưởng của giáo viên với động cơ học tập của sinh viên Phát biểu Số sinh viên (%) Chất lượng giao tiếp giữa sinh viên với giáo viên ảnh hưởng lớn đối với hứng thú học tập của tôi 78% Việc được giáo viên góp ý một cách chân thành và nhận được lời khen ngợi sẽ khiến tôi học tốt hơn 65% Việc được giáo viên định hưởng cụ thể, giải thích về sự thành công, thất bại trong môn học giúp tôi nhận thức tầm quan trọng của việc học tiếng Anh hơn 72% Học tập với giáo viên nghiêm khắc trong khi giảng bài giúp tôi học tốt hơn 47% Học tập với giáo viên vui tính, hài hước trong khi giảng bài giúp tôi học tốt hơn 68% + Ảnh hưởng của cha mẹ và bạn bè: Ngoài yếu tố giáo viên là yếu tố quan trọng thì động cơ học của sinh viên cũng chịu ảnh hưởng từ phía gia đình và bạn bè. Do sinh viên với đặc điểm thuộc lứa tuổi trưởng thành, có khả năng tự lập cao, không bị phụ thuộc nhiều về mặt tinh thần đối với gia đình nên việc học tiếng Anh cũng như các môn học khác chủ yếu là từ phía chính bản thân sinh viên. Tuy nhiên khi bạn bè có những lời nhận xét tích cực lại là nhân tố góp phần thúc đẩy sinh viên học tập tốt hơn. Sinh viên học trên môi trường đại học tiếp xúc chủ yếu với những bạn bè cùng trang lứa, thái độ của bạn bè xung quanh tác động đến sinh viên không chỉ ở các hành vi giao tiếp mà còn là một trong các động lực khác giúp sinh viên học tốt hơn. Khi nhận được lời khen, động viên tích cực từ phía bạn bè xung quanh thì họ thấy tự tin hơn vào khả năng của mình. Từ đó có thể phát huy được khả năng vốn có, đồng thời cũng có cơ hội học hỏi từ phía bạn bè nhiều hơn. Văn Thị Quỳnh Hoa và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 186(10): 183 - 189 187 + Môi trường giảng dạy và học tập: Trong giờ dạy tiếng Anh, một yêu cầu quan trọng được đặt ra là người học có điều kiện được tiếp xúc và làm quen với các hình thức học đa dạng như làm nhóm nhỏ hoặc nhóm lớn, thuyết trình trước lớp v.v. Khả năng làm việc trong nhóm, hợp tác với nhau và khả năng giải quyết vấn đề mang tính xây dựng là cơ sở của môi trường giảng dạy và học tập tiếng Anh, và có tác dụng khuyến khích người học rất lớn. Điều này thể hiện qua số liệu trong bảng 6 sau khi chúng tôi đưa ra bảng điều tra về những nhân tố có liên quan đến môi trường giảng dạy và học tập như sau: Bảng 6. Những yếu tố liên quan đến đến môi trường giảng dạy và học tập Phát biểu Số sinh viên (%) Tôi tiếp thu bài tốt khi các giáo viên tổ chức hoạt động, trò chơi liên quan bài học tại lớp 75% Không khí học tập yên tĩnh, không có những hoạt động sẽ giúp tôi học tiếng Anh tốt hơn 12% Lớp học có trang thiết bị hiện đại như máy vi tính kết nối Internet, Radio giúp tôi hứng thú hơn với việc học tiếng Anh 90% Đối với những yếu tố ảnh hưởng đến động cơ học của sinh viên thì việc lớp học được trang bị các thiết bị hiện đại như máy vi tính kết nối Internet, Radio giúp sinh viên hứng thú hơn với việc học tiếng Anh cụ thể là 90% số sinh viên đồng ý với việc trang thiết bị hiện đại tạo điều kiện cho sinh viên học tập dễ dàng hơn và cảm thấy thích thú hơn với việc học và 75% số sinh viên đồng ý với việc giáo viên hay tổ chức các hoạt động buộc sinh viên tham gia giúp kích thích hứng thú của sinh viên hơn nữa đối với việc học tiếng Anh, việc giáo viên lựa chọn các trò chơi cho sinh viên tham gia cũng ảnh hưởng lớn đến sinh viên. Khi sinh viên tham gia các trò chơi và nhận ra rằng việc học tiếng Anh cũng thú vị và mang lại niềm vui cho họ (Yuan Kong, tr. 147), vì vậy chỉ có 12% số sinh viên đồng ý với phát biểu “Không khí học tập yên tĩnh, không có những hoạt động sẽ giúp tôi học tiếng Anh tốt hơn”. + Tài liệu giảng dạy và học tập: Tài liệu giảng dạy và học tập có thể khuyến khích và thúc đẩy lý do học tập và hiểu biết của người học, nếu như chúng có đề cập đến những vấn đề thường nhật của người học và cũng có khả năng làm giảm động cơ học tập, nếu như chúng quá khó hoặc quá dễ đối với trình độ của người học. Hiện nay, yêu cầu đặt ra đối với tài liệu giảng dạy học tiếng Anh phải đảm bảo tính mới mẻ, cập nhật, thay đổi đề tài, tính khả thi, tính tổng hợp v.v. Theo ý kiến của giáo viên khi được điều tra thì có 6 thầy cô cho rằng: “Do không tiến hành kiểm tra đầu vào, nên không thể phân loại được sinh viên, việc giảng dạy cho phù hợp với từng mức độ sinh viên là rất khó khăn”. Ý kiến trên là hoàn toàn hợp lý và đúng với thực trạng sinh viên đang theo học tại trường. Giáo trình học phải phù hợp với trình độ của người học thì việc học mới đem lại hiệu quả. Nếu một sinh viên ở trình độ cao nhưng trên lớp lại học theo giáo trình ở trình độ trung cấp hay sơ cấp, sinh viên đó sẽ thấy việc học tiếng Anh là quá dễ và dần dần mất đi sự hứng thú đối với việc lên lớp. Ngược lại sinh viên trình độ sơ cấp khi học theo giáo trình trung cấp sẽ thấy tiếng Anh thực sự rất khó khăn, và sẽ thấy sợ việc học tiếng Anh. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Kết luận Qua kết quả nghiên cứu thực trạng học và các yếu tố ảnh hưởng tới động cơ học tiếng Anh của sinh viên trường Đại học Nông Lâm chúng tôi đưa ra một số kết luận như sau: Thực trạng sinh viên học tiếng Anh tại các lớp được điều tra có thái độ tích cực đối với tiếng Anh nhưng do trình độ còn hạn chế và một phần chịu ảnh hưởng của cách dạy và học từ cấp dưới chỉ thiên về ngữ pháp trong khi bài thi B1 lại có đủ 4 kĩ năng: nghe, nói đọc viết nên trong quá trình học gặp nhiều khó khăn. Sinh viên đa phần đến với môn học tiếng Anh không phải vì lý do ngoại vi – xem tiếng Anh là môn học bắt buộc phải học- mà chủ yếu là vì động cơ mang tính phương tiện như tìm kiếm được công việc tốt sau khi ra trường hay nâng cao địa vị xã hội hay vì động cơ mang tính hội nhập như muốn đi du lịch nước Văn Thị Quỳnh Hoa và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 186(10): 183 - 189 188 ngoài, muốn giao tiếp, tìm hiểu văn hóa các nước nói tiếng Anhv.v. Những động cơ này chưa thực sự cấp thiết để dẫn dắt sinh viên đến việc học tiếng Anh chăm chỉ và tự giác để đạt kết quả như Nhà trường mong muốn. Thêm vào đó, những động cơ này còn chịu ảnh hưởng từ nhiều phía bao gồm chính bản thân sinh viên và yếu tố bên ngoài khác như: giáo viên, môi trường học tiếng Anh, trang thiết bị trong lớp học v.v. Trong các nhân tố đó thì giáo viên là nhân tố có ảnh hưởng lớn hơn cả đối với sự hứng thú học cũng như kết quả học của sinh viên. Đề xuất Từ việc phân tích những yếu tố ảnh hưởng, nhằm phát huy động cơ tích cực của sinh viên, nâng cao hứng thú học chúng tôi đưa ra một số đề xuất sau đây: Đối với sinh viên: Xác định mục tiêu, lập kế hoạch, vạch ra định hướng học tập ngay từ đầu khóa học để thấy được những gì cần phải đạt được trong quá trình học; Thay đổi phương pháp học tập hiện tại, chủ động hơn trong học tập bằng các phương pháp tích cực hơn. Đối với giáo viên: Giới thiệu tầm quan trọng của tiếng Anh và định hướng cho sinh viên (trước mỗi khóa học) biết được họ cần phải làm những gì để hoàn thành tốt khóa học. Phần lớn sinh viên có động lực học ở buổi học đầu tiên, nhưng động lực đó giảm dần theo các buổi học. Vì vậy việc nhắc đi nhắc lại tầm quan trọng của tiếng Anh giúp sinh viên duy trì được động lực ban đầu của họ; Bố trí lớp học cho sinh viên có cơ hội tiếp xúc với nhiều sinh viên khác trong lớp, tránh tình trạng sinh viên thụ động, ngồi cùng một vị trí trong nhiều buổi học điều này giúp sinh viên nâng cao khả năng giao tiếp, giảm sự tự ti, tăng tính tự tin và có cơ hội tiếp xúc với những sinh viên khác trong lớp; Thường xuyên lồng ghép các hoạt động tạo bầu không khí vui vẻ, thoải mái cho sinh viên, giúp sinh viên tiếp thu bài tốt hơn như sử dụng các trò chơi, phim ảnh, hay cho sinh viên học theo nhóm, theo cặpv.v; Linh hoạt lồng ghép các giáo trình khác bên cạnh giáo trình chính để thỏa mãn được sự chênh lệch về trình độ tiếng Anh của các sinh viên; Ngoài ra nên khuyến khích và khen ngợi và tạo niềm tin cho sinh viên. Những lời khuyến khích và khen ngợi có thể tác động mạnh mẽ tới động lực học của sinh viên theo kết quả khảo sát. Sự khen ngợi dành cho những nỗ lực và những tiến bộ đạt được có thể tạo cho sinh viên sự tự tin để cố gắng hơn nữa; Tăng cường kiểm tra để đánh giá mức độ sinh viên đã đạt được kết quả cao trong quá trình học và cuối khóa học. Đối với nhà trường: Nhà trường nên có kiểm tra đầu vào để xếp lớp cho sinh viên. Hiện nay tình trạng sinh viên có trình độ không đồng đều và rất chênh lệch khiến việc giảng dạy gặp rất nhiều khó khăn, rất khó để thỏa mãn tất cả sinh viên khi chương trình giảng dạy quá dễ với một số sinh viên trong khi lại quá sức với một số khác, giáo viên không thể đáp ứng các yêu cầu khác nhau này một cách có hiệu quả với tình trạng này; Có các giáo trình phù hợp cho các sinh viên có trình độ khác nhau. Giáo trình hiện tại chỉ phù hợp cho một nhóm sinh viên và bất cập với số sinh viên còn lại; Cải tiến trang thiết bị dạy và học như máy vi tính, Internet và tạo điều kiện cho sinh viên được tiếp xúc với những người bản ngữ để nâng cao sự hứng thú với việc học tiếng Anh. Hướng phát triển đề tài: Những kiến nghị và giải pháp trên đây dựa trên giới hạn của đề tài với các tính chất đặc thù của trường Đại học Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên. Quý thầy cô và các bạn có quan tâm sẽ có thể đi sâu nghiên cứu về từng giải pháp cụ thể như làm cách nào giúp sinh viên làm bài nghe, đọc, nói, viết tốt hơn trong kỳ thi B1 hay có thể nghiên cứu ở những địa bàn khác như các trường Đại học khác khi tiến hành giảng dạy tiếng Anh theo chuẩn B1 để có thêm giải pháp hữu hiệu hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Yuan Kong (2009), “A Brief Discussion on Motivation and Ways to Motivate Students in English Language Learning”, Intenational Studies, 2(2), pp.145 – 149. 2. Li Jun Wei (2007), A case study of changing motivation in foreign language learning. Changzhou Institute of Engineering Technology. 3. Paul, D. Eggen, & Don Kauchak (1994), Educational psychology: classroom connections. The United States: Macmillan. Văn Thị Quỳnh Hoa và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 186(10): 183 - 189 189 SUMMARY BUILDING SOLUTIONS FOR MOTIVATING IN LEARNING ENGLISH TO ACHIEVE B1 LEVEL (FOREIGN LANGUAGE FRAMES FOR VIETNAM) FOR STUDENTS AT UNIVERSITY OF AGRICULTURAL AND FORESTRY - THAI NGUYEN UNIVERSITY Van Thi Quynh Hoa*, Nguyen Lan Huong TNU - University of Agriculture and Forestry This study attempted to determine the reality of learning English to achieve B1 level (foreign language frames for Vietnam) of the students K49 (the second year students), at University of Agriculture and Forestry as well as to bring foward the total view about the students’English level, the reasons and dificulties to achieve the B1 level at the University of Agriculture and Forestry. The subjects of the study were 300 students and 10 teachers through the questionnaires. Based on the findings of the study, some solutions for learning English were suggested and recommendations were made to upgrade the quality of teaching and learning English. Keywords: students, B1 level, English, reality, solution, University of Agriculture and Forestry. Ngày nhận bài: 11/9/2018; Ngày phản biện: 18/9/2018; Ngày duyệt đăng: 28/9/2018 * Tel: 0982.068.949; Email: vanthiquynhhoa@tuaf.edu.vn
File đính kèm:
- xay_dung_cac_giai_phap_tao_dong_co_hoc_tieng_anh_tich_cuc_th.pdf