Xác định nguồn gốc của carbon hữu cơ trong trầm tích bề mặt rừng ngập mặn Vườn quốc gia Mũi Cà Mau bằng phương pháp phân tích đồng vị bền
Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm xác định đặc điểm phân bố và nguồn gốc của carbon
hữu cơ trong trầm tích bề mặt rừng ngập mặn ở Vườn quốc gia Mũi Cà Mau bằng phương pháp
phân tích đồng vị bền. Kết quả chỉ ra trầm tích rừng ngập mặn ven sông có các chỉ tiêu thành phần
nước, vật chất hữu cơ, tổng nitơ, tổng carbon hữu cơ và tỉ số C/N thấp hơn so với trầm tích rừng
ngập mặn phía trong. Ngược lại, các chỉ tiêu dung trọng trầm tích, đồng vị bền δ13C và δ15N trong
trầm tích của rừng ngập mặn ven sông có xu thế cao hơn so với trong rừng ngập mặn phía trong.
Đặc điểm tương quan phi tuyến tính giữa giá trị δ13C và tỉ số C/N chứng tỏ vật chất lơ lửng và thực
vật phù du là nguồn carbon hữu cơ chính trong trầm tích rừng ngập mặn ven sông trong khi đó
nguồn carbon hữu cơ trong trầm tích rừng ngập mặn phía trong có nguồn gốc chủ yếu từ thực vật
ngập mặn. Các kết quả nghiên cứu này đã chứng minh thành phần và nguồn gốc carbon hữu cơ
trong trầm tích bề mặt rừng ngập mặn ở VQG Mũi Cà Mau có sự biến đổi theo đặc điểm rừng
ngập mặn và theo khoảng cách từ bờ sông vào phía trong rừng. Các kết quả nghiên cứu góp phần
xây dựng cơ sở khoa học để thực hiện các nghiên cứu tiếp theo về xác định vai trò sinh thái của
rừng ngập mặn trong duy trì đa dạng sinh học các loài động vật thủy sinh và phục hồi cổ môi
trường ở khu vực bãi triều ven biển có rừng ngập mặn bằng phương pháp đồng vị bền.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Xác định nguồn gốc của carbon hữu cơ trong trầm tích bề mặt rừng ngập mặn Vườn quốc gia Mũi Cà Mau bằng phương pháp phân tích đồng vị bền
Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 34, Số 4 (2018) 35-46 35 Xác định nguồn gốc của carbon hữu cơ trong trầm tích bề mặt rừng ngập mặn Vườn quốc gia Mũi Cà Mau bằng phương pháp phân tích đồng vị bền Nguyễn Tài Tuệ1,2,*, Lưu Việt Dũng2, Nguyễn Đình Thái1, Mai Trọng Nhuận1,2 1Khoa Địa chất, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, 334 Nguyễn Trãi, Hà Nội, Việt Nam 2Phòng thí nghiệm Trọng điểm Địa môi trường và Ứng phó biến đổi khí hậu cấp ĐHQGHN Nhận ngày 21 tháng 8 năm 2018 Chỉnh sửa ngày 08 tháng 12 năm 2018; Chấp nhận đăng ngày 13 tháng 12 năm 2018 Tóm tắt: Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm xác định đặc điểm phân bố và nguồn gốc của carbon hữu cơ trong trầm tích bề mặt rừng ngập mặn ở Vườn quốc gia Mũi Cà Mau bằng phương pháp phân tích đồng vị bền. Kết quả chỉ ra trầm tích rừng ngập mặn ven sông có các chỉ tiêu thành phần nước, vật chất hữu cơ, tổng nitơ, tổng carbon hữu cơ và tỉ số C/N thấp hơn so với trầm tích rừng ngập mặn phía trong. Ngược lại, các chỉ tiêu dung trọng trầm tích, đồng vị bền δ13C và δ15N trong trầm tích của rừng ngập mặn ven sông có xu thế cao hơn so với trong rừng ngập mặn phía trong. Đặc điểm tương quan phi tuyến tính giữa giá trị δ13C và tỉ số C/N chứng tỏ vật chất lơ lửng và thực vật phù du là nguồn carbon hữu cơ chính trong trầm tích rừng ngập mặn ven sông trong khi đó nguồn carbon hữu cơ trong trầm tích rừng ngập mặn phía trong có nguồn gốc chủ yếu từ thực vật ngập mặn. Các kết quả nghiên cứu này đã chứng minh thành phần và nguồn gốc carbon hữu cơ trong trầm tích bề mặt rừng ngập mặn ở VQG Mũi Cà Mau có sự biến đổi theo đặc điểm rừng ngập mặn và theo khoảng cách từ bờ sông vào phía trong rừng. Các kết quả nghiên cứu góp phần xây dựng cơ sở khoa học để thực hiện các nghiên cứu tiếp theo về xác định vai trò sinh thái của rừng ngập mặn trong duy trì đa dạng sinh học các loài động vật thủy sinh và phục hồi cổ môi trường ở khu vực bãi triều ven biển có rừng ngập mặn bằng phương pháp đồng vị bền. Từ khóa: Rừng ngập mặn, trầm tích, carbon hữu cơ, nguồn gốc, đồng vị bền, Mũi Cà Mau. 1. Mở đầu Rừng ngập mặn có vai trò quan trọng trong lưu giữ carbon, giảm phát thải khí nhà kính [1] ________ Tác giả liên hệ. ĐT.: 84-348738650. Email: tuenguyentai@hus.edu.vn https://doi.org/10.25073/2588-1094/vnuees.4287 và duy trì đa dạng sinh học thông qua cung cấp nguồn thức ăn cho các loài động vật không xương sống và cá [2, 3]. Trong hệ sinh thái rừng ngập mặn, mức độ đa dạng sinh học của các loài động vật bám đáy phụ thuộc vào các yếu tố như đặc điểm thảm thực vật, nguồn thức ăn tại chỗ và hàm lượng carbon hữu cơ có trong trầm tích tầng mặt. Rừng ngập mặn thường có N.T. Tuệ và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 34, Số 4 (2018) 35-46 36 diễn thế sinh thái rõ ràng, ví dụ ở khu vực mũi Chùa, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh rừng ngập mặn có phân đới rõ rệt từ phía bờ sông vào phía trong gồm: khu vực rừng ngập mặn tiên phong gồm Mắm biển (Avicennia maria), khu vực chuyển tiếp có sự đa dạng về các loài Đâng (Rhizophora stylosa), Trang (Kandelia candel), Vẹt dù (Bruguiera gymnorhiza), Sú (Aegiceras corniculatum) và khu vực phía bãi triều cao hiếm khi ngập triều có sự phổ biến bởi loài Vẹt dù (B. gymnorhiza) và Đâng (R. stylosa) [4]. Đặc điểm phân bố các loài thực vật ngập mặn chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi sự thay đổi về chế độ thủy triều, độ cao bãi triều, đặc điểm địa hóa môi trường bãi triều. Các yếu tố này cũng ảnh hưởng mạnh đến nguồn gốc vật chất hữu cơ trong trầm tích rừng ngập mặn và mức độ đa dạng sinh học của động vật không xương sống [5]. Một số nghiên cứu đã phân tích đồng vị bền để làm sáng tỏ nguồn thức ăn và đánh giá ảnh hưởng của đặc điểm diễn thế sinh thế rừng ngập mặn đến nguồn gốc vật chất hữu cơ trong trầm tích và nguồn thức ăn của động vật không xương sống [2, 6]. Tương tự, sự khác nhau về giá trị δ13C và tỉ số C/N trong trầm tích tầng mặt cũng là cơ sở để nghiên cứu phục hồi điều kiện cổ môi trường và xác định dao động mực nước biển trong quá khứ ở các bãi triều có rừng ngập mặn [7, 8]. Các nghiên cứu này cung cấp các cơ sở khoa học tin cậy, góp phần xây dựng các chương trình, kế hoạch bảo tồn rừng ngập mặn hiệu quả. Rừng ngập mặn Vườn quốc gia (VQG) Mũi Cà Mau có mức độ đa dạng sinh học cao, có khả năng duy trì và phát triển nguồn lợi thủy sản, có vai trò lớn trong lưu giữ carbon và hấp thụ khí nhà kính [9, 10]. Rừng ngập mặn ở VQG Mũi Cà Mau có sinh khối dao động trong khoảng từ 197±31,2 đến 250±42,7 tấn/ha. Đặc điểm phân bố sinh khối có sự khác nhau rõ rệt giữa khu vực rừng ven sông Cửa Lớn và rừng ngập mặn phía trong [10]. Mặc dù đã có một số nghiên cứu về sự biến động rừng ngập mặn và các chức năng sinh thái kể trên, nhưng chưa có nghiên cứu nào thực hiện xác định các yếu tố ảnh hưởng đến phân bố và nguồn gốc carbon hữu cơ trong trầm tích bề mặt rừng ngập mặn. Kết quả nghiên cứu xác định nguồn gốc carbon hữu cơ trong trầm tích bề mặt rừng ngập mặn VQG Mũi Cà Mau sẽ cung cấp cơ sở khoa học để tiến hành các nghiên cứu xác định vai trò sinh thái của rừng ngập mặn đối với duy trì đa dạng sinh học; xác định nguồn thức ăn tiêu thụ của các loài động vật không xương sống và cá; và phục hồi các đặc điểm cổ môi trường. Do vậy, mục tiêu của nghiên cứu này là xác định nguồn gốc và các yếu tố ảnh hưởng đến sự lắng đọng carbon hữu cơ trong trầm tích bề mặt rừng ngập mặn VQG Mũi Cà Mau bằng phân tích các chỉ tiêu thành phần nước, dung trọng trầm tích, vật chất hữu cơ, tổng carbon hữu cơ (TOC), tổng Nitơ (TN), tỉ số C/N,giá trị tỉ số đồng vị bền δ13C và δ15N. Kết quả của nghiên cứu sẽ hướng đến chứng minh cho giả thuyết: Thành phần và nguồn gốc carbon hữu cơ trong trầm tích bề mặt rừng ngập mặn ở VQG Mũi Cà Mau có sự biến đổi theo đặc điểm diễn thế sinh thái rừng ngập mặn và biến đổi theo khoảng cách t ... với trong chất hữu cơ có nguồn gốc từ thực vật ngập mặn [22]. Hình 3. Tương quan phi tuyến tính của giá trị tỉ số C/N và δ13C trong trầm tích bề mặt rừng ngập mặn VQG Mũi Cà Mau, của thực vật phù du và vật chất lơ lửng (POM) và lá thực vật ngập mặn (MF). Dữ liệu tỉ số C/N và δ13C của POM và MF được lấy từ các nghiên cứu của Tue và nnk [2], Tue và nnk [21], Gonneea và nnk [22], Wooller và nnk [23], Dehairs và nnk [24], Bala Krishna Prasad và Ramanathan [25]. N.T. Tuệ và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 34, Số 4 (2018) 35-46 43 Tương quan chặt chẽ giữa TOC với các chỉ tiêu khác (Bảng 1) chứng tỏ sự tồn tại của carbon hữu cơ trong trầm tích ảnh hưởng đến tính chất của trầm tích tầng mặt rừng ngập mặn. Giá trị TOC có tương quan tuyến tính chặt chẽ với LOI (hệ số R2 = 0,85; Hình 4a) với dung trọng trầm tích (hệ số R2 = 0,57; Hình 4b). Đặc điểm này là tương đồng với các kết quả phân tích trong trầm tích cột rừng ngập mặn Cà Mau [10], rừng ngập mặn Cần Giờ [27] và rừng ngập mặn ở ven biển Châu Á, Thái Bình Dương [1, 28]. Kết quả này chứng tỏ mối quan hệ giữa TOC và LOI, TOC và dung trọng trong trầm tích tầng mặt rừng ngập mặn Cà Mau xác định trong nghiên cứu này có đặc điểm tương đồng với các kiểu rừng ngập mặn khác trên thế giới. Do vậy, trong nghiên cứu có thể sử dụng phương trình và hệ số tương quan xác định trong nghiên cứu này để tính toán giá trị TOC và giá trị dung trọng thông qua giá trị LOI. Phương trình này có ý nghĩa thực tiễn, bởi trong nhiều trường hợp việc phân tích TOC và dung trọng là khá phức tạp và yêu cầu các thiết bị hiện đại. Trong khi xác định giá trị LOI được cho là khá đơn giản và dễ dàng thực hiện ở nhiều phòng thí nghiệm [28]. Hình 4. Tương quan tuyến tính giữa giá trị TOC và LOI (a) và TOC với dung trọng (b). RNM01 và RNM02 lần lượt là các ký hiệu cho rừng ngập mặn ven sông và rừng ngập mặn phía trong. Đặc điểm về sự khác nhau về các giá trị dung trọng, thành phần chất hữu cơ (LOI), TOC, TN, tỉ số C/N, giá trị 15N và 13C giữa khu vực rừng ngập mặn ven sông và rừng ngập mặn phía trong có ý nghĩa trong nghiên cứu xác định chức năng sinh thái của rừng ngập mặn ven biển. Các kết quả từ nghiên cứu này chỉ ra đặc điểm của quá trình lắng đọng trầm tích và chôn vùi vật chất hữu cơ trong trầm tích phụ thuộc vào đặc trưng tự nhiên của các khu vực rừng ngập mặn. Các khu vực có chế độ ngập triều thường xuyên như tại rừng ngập mặn ven sông (RNM01) thì vật chất hữu cơ trong trầm tích có nguồn gốc từ nơi khác được vận chuyển bởi thủy triều nhiều hơn, các khu vực có chế độ ngập triều ít hơn hoặc nằm các dòng chảy thì vật chất hữu cơ trong trầm tích có nguồn gốc chủ yếu từ thực vật ngập mặn (RNM02). Khu vực rừng ngập mặn phía trong xa các thủy vực xảy ra quá trình vận chuyển/lắng đọng vật chất hữu cơ do các dòng triều và động lực thủy triều nhỏ hơn dưới tác động của đặc điểm địa hình địa mạo và hệ thống rễ chống, rễ thở chằng chịt trong rừng ngập mặn [15]. Các kết quả này góp phần định hướng cho các nghiên cứu về xác định nguồn gốc thức ăn của động vật bám đáy trong rừng ngập mặn bằng phương pháp sử dụng đồng vị bền. Các loài động vật bám đáy N.T. Tuệ và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 34, Số 4 (2018) 35-46 44 như cua, ốc, động vật hai mảnh, thường di chuyển trong quãng đường ngắn/hoặc không di chuyển, nên đặc điểm tiêu thụ các nguồn thức ăn của chúng sẽ phụ thuộc vào đặc điểm địa hình, địa mạo bãi triều, đặc điểm diễn thế sinh thái rừng ngập mặn và thành phần thực vật, vật chất hữu cơ tại nơi cư trú [2]. Kết quả khác nhau rõ rệt về giá trị TOC, TN, 15N và 13C trong nghiên cứu này sẽ cung cấp thông tin khoa học để thiết kế các mạng lưới lấy mẫu nghiên cứu về vai trò sinh thái của các khu vực rừng ngập mặn đối với duy trì đa dạng sinh học của rừng ngập mặn VQG Mũi Cà Mau. Đồng thời, có thể hình thành các giải thuyết để kiểm chứng các mô hình di chuyển và tiêu thụ carbon của động vật không xương sống trong toàn bộ hệ sinh thái rừng ngập mặn. Ví dụ, ở rừng ngập mặn Đồng Rui do sự phân dị về đặc điểm diễn thế sinh thái rừng ngập mặn, có sự khác nhau về nguồn gốc carbon trong trầm tích đã cung cấp minh chứng để nghiên cứu quá trình vận chuyển và tiêu thụ carbon bởi các loài động vật không xương sống [2]. Bên cạnh đó, các kết quả nghiên cứu này cũng sẽ góp phần phát triển các hướng nghiên cứu về phục hồi cổ môi trường và mối liên quan giữa dao động mực nước biển do độ cao bãi triều có mối quan hệ chặt chẽ với giá trị 15N, 13C và tỉ số C/N [7, 8]. Hình 5. Tương quan tuyến tính giữa giá trị TOC và TN trong trầm tích bề mặt rừng ngập mặn VQG Mũi Cà Mau. RNM01 và RNM02 lần lượt là các ký hiệu cho rừng ngập mặn ven sông và rừng ngập mặn phía trong. 5. Kết luận Đặc điểm rừng ngập mặn khu vực ven sông Cửa Lớn thuộc VQG Mũi Cà Mau có sự phân biệt rõ ràng về đặc điểm các loài thực vật ở khu vực ven sông và rừng ngập mặn phía trong. Kết quả phân tích các chỉ tiêu trầm tích thành phần nước, dung trọng, thành phần chất hữu cơ (LOI), TOC, TN, tỉ số C/N, giá trị 15N và 13C đã cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai khu vực rừng ngập mặn ven sông và rừng ngập mặn phía trong tại khu vực kể trên. Trong đó, các chỉ tiêu thành phần nước, LOI, TOC, TN, tỉ số C/N của trầm tích rừng ngập mặn phía trong cao hơn so với rừng ngập mặn ven sông và ngược lại với các chỉ tiêu dung trọng, giá trị 15N và 13C của trầm tích. Như vậy, đặc điểm rừng ngập mặn có ảnh hưởng rõ ràng đến nguồn gốc và sự lắng đọng của carbon hữu cơ trong môi trường trầm tích. Các kết quả nghiên cứu này cung cấp cơ sở khoa học để thực hiện các nghiên cứu về vai trò sinh thái của các khu vực rừng ngập mặn đối với duy trì đa dạng sinh học của rừng ngập mặn VQG mũi Cà Mau bằng phương pháp sử dụng đồng vị bền. N.T. Tuệ và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 34, Số 4 (2018) 35-46 45 Lời cảm ơn Nghiên cứu này được tài trợ bởi Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (NAFOSTED) trong đề tài mã số 105.08- 2015.18. Tài liệu tham khảo [1] Donato, D.C., et al., Mangroves among the most carbon-rich forests in the tropics. Nature Geosci, 2011. 4(5): p. 293-297. [2] Tue, N.T., et al., Tracing carbon transfer and assimilation by invertebrates and fish across a tropical mangrove ecosystem using stable isotopes. Marine Ecology, 2017. 38(5): p. e12460- n/a. [3] Nagelkerken, I., et al., The habitat function of mangroves for terrestrial and marine fauna: A review. Aquatic Botany, 2008. 89(2): p. 155-185. [4] Hong, P.N. and H.T. San, Mangroves of Vietnam. 1993, Bangkok, Thailand: IUCN. [5] Kon, K., H. Kurokura, and K. Hayashizaki, Role of microhabitats in food webs of benthic communities in a mangrove forest. Marine Ecology Progress Series, 2007. 340: p. 55-62. [6] Connolly, R., D. Gorman, and M. Guest, Movement of carbon among estuarine habitats and its assimilation by invertebrates. Oecologia, 2005. 144(4): p. 684-691. [7] Sanders, C.J., et al., Organic matter content and particle size modifications in mangrove sediments as responses to sea level rise. Marine Environmental Research, 2012. 77(0): p. 150-155. [8] Tue, N.T., et al., The application of δ13C and C/N ratios as indicators of organic carbon sources and paleoenvironmental change of the mangrove ecosystem from Ba Lat Estuary, Red River, Vietnam. Environmental Earth Sciences, 2011. 64(5): p. 1475-1486. [9] Tinh, H.Q., et al., Composition and Structure of the Mangrove Forest at the Protected Zone of Ca Mau Cape National Park, Vietnam. Journal of Environmental Science and Management, 2009. 12(1). [10] Tue, N.T., et al., Carbon storage of a tropical mangrove forest in Mui Ca Mau National Park, Vietnam. CATENA, 2014. 121(0): p. 119-126. [11] de Graaf, G.J. and T.T. Xuan, Extensive shrimp farming, mangrove clearance and marine fisheries in the southern provinces of Vietnam. Mangroves and Salt Marshes, 1998. 2(3): p. 159-166. [12] Tue, N.T., et al., A cross-system analysis of sedimentary organic carbon in the mangrove ecosystems of Xuan Thuy National Park, Vietnam. Journal of Sea Research, 2012. 67(1): p. 69-76. [13] Mullarney, J.C., et al., A question of scale: How turbulence around aerial roots shapes the seabed morphology in mangrove forests of the Mekong Delta. Oceanography, 2017. 30(3): p. 34-47. [14] Krishna, M.S., et al., Sources, Distribution and Preservation of Organic Matter in a Tropical Estuary (Godavari, India). Estuaries and Coasts, 2014: p. 1-16. [15] Bouillon, S., et al., Sources of organic carbon in mangrove sediments: variability and possible ecological implications. Hydrobiologia, 2003. 495(1): p. 33-39. [16] Nguyen, P.T., et al., Quantifying organic carbon storage and sources in sediments of Dong Rui mangrove forests, Tien Yen district, Quang Ninh province using carbon stable isotope. Vietnam journal of earth sciences, 2016. 38(4): p. 297-306. [17] Quy, T.Đ. and N.T. Tuệ, Phân bố tổng carbon hữu cơ (TOC), tổng nitơ (TN), tỷ số TOC/TN và giá trị đồng vị bền carbon (δ13C) của vật chất hữu cơ trong trầm tích. Tạp chí Các khoa học về Trái đất, 2012. 33(4): p. 616-624. [18] Xiong, Y., et al., Soil carbon storage in mangroves is primarily controlled by soil properties: A study at Dongzhai Bay, China. Science of The Total Environment, 2018. 619- 620: p. 1226-1235. [19] Yang, J., et al., Sediment deposits and organic carbon sequestration along mangrove coasts of the Leizhou Peninsula, southern China. Estuarine, Coastal and Shelf Science, 2014. 136(0): p. 3-10. [20] Marchand, C., Soil carbon stocks and burial rates along a mangrove forest chronosequence (French Guiana). Forest Ecology and Management, 2017. 384: p. 92-99. [21] Tue, N., et al., Sources and exchange of particulate organic matter in an estuarine mangrove ecosystem of Xuan Thuy National Park, Vietnam. Estuaries and Coasts, 2012. 35: p. 1060-1068. [22] Gonneea, M.E., A. Paytan, and J.A. Herrera- Silveira, Tracing organic matter sources and carbon burial in mangrove sediments over the past 160 years. Estuarine, Coastal and Shelf Science, 2004. 61(2): p. 211-227. N.T. Tuệ và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 34, Số 4 (2018) 35-46 46 [23] Wooller, M., et al., Carbon and nitrogen stable isotopic variation in Laguncularia racemosa (L.) (white mangrove) from Florida and Belize: implications for trophic level studies. Hydrobiologia, 2003. 499(1): p. 13-23. [24] Dehairs, F., et al., Tracing mangrove carbon in suspended matter and aquatic fauna of the Gautami–Godavari Delta, Bay of Bengal (India). Hydrobiologia, 2000. 431(2): p. 225-241. [25] Bala Krishna Prasad, M. and A.L. Ramanathan, Organic matter characterization in a tropical estuarine-mangrove ecosystem of India: Preliminary assessment by using stable isotopes and lignin phenols. Estuarine, Coastal and Shelf Science, 2009. 84(4): p. 617-624. [26] Lamb, A.L., G.P. Wilson, and M.J. Leng, A review of coastal palaeoclimate and relative sea- level reconstructions using [delta]13C and C/N ratios in organic material. Earth-Science Reviews, 2006. 75(1-4): p. 29-57. [27] Dung, L.V., et al., Carbon storage in a restored mangrove forest in Can Gio Mangrove Forest Park, Mekong Delta, Vietnam. Forest Ecology and Management, 2016. 380: p. 31-40. [28] Kauffman, J.B. and D. Donato, Protocols for the measurement, monitoring and reporting of structure, biomass and carbon stocks in mangrove forests. 2012, Bogor, Indonesia: Center for International Forestry Research (CIFOR). 40p. Identifying Organic Carbon Sources in Surface Sediments of Mangrove Forests from Mui Ca Mau National Park Using Stable Isotope Analysis Nguyen Tai Tue1,2, Luu Viet Dung2, Nguyen Dinh Thai1, Mai Trong Nhuan1,2 1Faculty of Geology, VNU University of Science, 334 Nguyen Trai, Thanh Xuan, Hanoi, Vietnam 2VNU Key Laboratory of Geoenvironment and Climate Change Response, 334 Nguyen Trai, Thanh Xuan, Hanoi, Vietnam Abstract: The objective of the present research aims to identify the distribution and sources of organic carbon in surface sediments of mangrove forests from Mui Ca Mau National Park using stable isotope analysis method. Results showed that water content, organic matter content, total nitrogen, total organic carbon and C/N ratios in surface sediments of the fringe mangrove forest were lower than those of the interior forest. In contrast, the bulk sediment density, δ13C and δ15N in surface sediments of the fringe mangrove forests were higher than those of the interior forest. The non-linear relationship between δ13C and C/N ratios indicated that tidal particulate organic matter and phytoplankton were primary organic carbon sources in surface sediments of the fringe mangrove forest whereas the sedimentary organic carbon in the interior mangrove forest mainly originated from mangrove litters. The present study demonstrated that the distribution and sources of organic carbon in surface sediments of mangrove forests from Mui Ca Mau National Park are changed following the succession of mangrove forests and the distance from the river bank towards the interior mangrove forests. Results from the present study will contribute the scientific fundamental for implementing the studies that aim to examine the ecological functions of mangrove forests in maintaining the biodiversity of aquatic animals and to reconstruct the paleoenvironment in the mangrove intertidal zone using stable isotopes. Keywords: Mangrove forest, sediments, organic carbon, sources, stable isotopes, Mui Ca Mau.
File đính kèm:
- viet_nam_nam_trong_mot_trong_ba_tam_dong_set_hoat_dong_manh.pdf