Về việc sử dụng ngôn ngữ trong chuyên mục “Sức khỏe & đời sống” trên đài phát thanh - Truyền hình tỉnh Thái Nguyên năm 2016

Nghiên cứu “Về việc sử dụng ngôn ngữ trong chuyên mục “Sức khỏe & đời

sống” trên đài PTTH tỉnh Thái Nguyên năm 2016” sử dụng phương pháp thống kê mô

tả với đối tượng nghiên cứu là 24 bản tin được phát trong chuyên mục “Sức khỏe

và đời sống” trên đài PTTH tỉnh Thái Nguyên năm 2016. Thời gian nghiên cứu từ

tháng 01/2016 đến tháng 12/2016. Kết quả nghiên cứu cho thấy ngôn ngữ trong

chuyên mục "Sức khỏe & đời sống" mang những đặc điểm đặc thù, phân biệt so

với ngôn ngữ của các thể loại báo chí khác. Các bản tin trên chuyên mục "Sức

khỏe & đời sống" có đầy đủ các kiểu câu xét về mặt cấu tạo ngữ pháp như câu

đơn, câu phức, câu ghép, phần lớn là câu ngắn. Việc sử dụng các câu vô nhân

xưng, câu dưới bậc thường xuyên có tác dụng nhấn mạnh, làm nổi rõ thông tin tạo

ấn tượng cho người xem. Về thể hiện, nhìn chung các chương trình đã thể hiện

đúng ngữ điệu, chức năng ngữ pháp, chức năng biểu cảm đồng thời có cách xử lý

riêng cho các khúc đoạn đặc biệt của văn bản

Về việc sử dụng ngôn ngữ trong chuyên mục “Sức khỏe & đời sống” trên đài phát thanh - Truyền hình tỉnh Thái Nguyên năm 2016 trang 1

Trang 1

Về việc sử dụng ngôn ngữ trong chuyên mục “Sức khỏe & đời sống” trên đài phát thanh - Truyền hình tỉnh Thái Nguyên năm 2016 trang 2

Trang 2

Về việc sử dụng ngôn ngữ trong chuyên mục “Sức khỏe & đời sống” trên đài phát thanh - Truyền hình tỉnh Thái Nguyên năm 2016 trang 3

Trang 3

Về việc sử dụng ngôn ngữ trong chuyên mục “Sức khỏe & đời sống” trên đài phát thanh - Truyền hình tỉnh Thái Nguyên năm 2016 trang 4

Trang 4

Về việc sử dụng ngôn ngữ trong chuyên mục “Sức khỏe & đời sống” trên đài phát thanh - Truyền hình tỉnh Thái Nguyên năm 2016 trang 5

Trang 5

Về việc sử dụng ngôn ngữ trong chuyên mục “Sức khỏe & đời sống” trên đài phát thanh - Truyền hình tỉnh Thái Nguyên năm 2016 trang 6

Trang 6

Về việc sử dụng ngôn ngữ trong chuyên mục “Sức khỏe & đời sống” trên đài phát thanh - Truyền hình tỉnh Thái Nguyên năm 2016 trang 7

Trang 7

Về việc sử dụng ngôn ngữ trong chuyên mục “Sức khỏe & đời sống” trên đài phát thanh - Truyền hình tỉnh Thái Nguyên năm 2016 trang 8

Trang 8

Về việc sử dụng ngôn ngữ trong chuyên mục “Sức khỏe & đời sống” trên đài phát thanh - Truyền hình tỉnh Thái Nguyên năm 2016 trang 9

Trang 9

Về việc sử dụng ngôn ngữ trong chuyên mục “Sức khỏe & đời sống” trên đài phát thanh - Truyền hình tỉnh Thái Nguyên năm 2016 trang 10

Trang 10

pdf 10 trang viethung 7320
Bạn đang xem tài liệu "Về việc sử dụng ngôn ngữ trong chuyên mục “Sức khỏe & đời sống” trên đài phát thanh - Truyền hình tỉnh Thái Nguyên năm 2016", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Về việc sử dụng ngôn ngữ trong chuyên mục “Sức khỏe & đời sống” trên đài phát thanh - Truyền hình tỉnh Thái Nguyên năm 2016

Về việc sử dụng ngôn ngữ trong chuyên mục “Sức khỏe & đời sống” trên đài phát thanh - Truyền hình tỉnh Thái Nguyên năm 2016
 153 
VỀ VIỆC SỬ DỤNG NGÔN NGỮ 
TRONG CHUYÊN MỤC “SỨC KHỎE & ĐỜI SỐNG” TRÊN ĐÀI PHÁT 
THANH - TRUYỀN HÌNH TỈNH THÁI NGUYÊN NĂM 2016 
Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Tiến Đại, Trần Quốc Hoàn 
Cộng sự: Ngọc Hải Anh, Trần Thị Thu Hương 
Trung tâm Truyền thông GDSK tỉnh Thái Nguyên 
Tóm tắt nghiên cứu 
Nghiên cứu “Về việc sử dụng ngôn ngữ trong chuyên mục “Sức khỏe & đời 
sống” trên đài PTTH tỉnh Thái Nguyên năm 2016” sử dụng phương pháp thống kê mô 
tả với đối tượng nghiên cứu là 24 bản tin được phát trong chuyên mục “Sức khỏe 
và đời sống” trên đài PTTH tỉnh Thái Nguyên năm 2016. Thời gian nghiên cứu từ 
tháng 01/2016 đến tháng 12/2016. Kết quả nghiên cứu cho thấy ngôn ngữ trong 
chuyên mục "Sức khỏe & đời sống" mang những đặc điểm đặc thù, phân biệt so 
với ngôn ngữ của các thể loại báo chí khác. Các bản tin trên chuyên mục "Sức 
khỏe & đời sống" có đầy đủ các kiểu câu xét về mặt cấu tạo ngữ pháp như câu 
đơn, câu phức, câu ghép, phần lớn là câu ngắn. Việc sử dụng các câu vô nhân 
xưng, câu dưới bậc thường xuyên có tác dụng nhấn mạnh, làm nổi rõ thông tin tạo 
ấn tượng cho người xem. Về thể hiện, nhìn chung các chương trình đã thể hiện 
đúng ngữ điệu, chức năng ngữ pháp, chức năng biểu cảm đồng thời có cách xử lý 
riêng cho các khúc đoạn đặc biệt của văn bản. 
1. Đặt vấn đề 
Đài PTTH Thái Nguyên có 18 năm hoạt động và phát triển lĩnh vực truyền hình, 
mỗi chương trình truyền hình có những đặc điểm riêng để phù hợp với thị hiếu của người 
xem và nhu cầu phát triển của một Đài địa phương mang tính chất vùng. Trong các 
chương trình phát sóng của Đài có chuyên mục “Sức khỏe & Đời sống” phối hợp với 
Trung tâm truyền thông GDSK của tỉnh. Tìm hiểu đặc điểm sử dụng ngôn ngữ trong 
chuyên mục “Sức khỏe & Đời sống” là vấn đề cần thiết để hướng đến việc chuẩn ngôn 
ngữ phù hợp với một đài PTTH của tỉnh trung tâm vùng Đông Bắc nói riêng và các Đài 
PTTH trong khu vực có điểm tương đồng về địa lý, văn hóa nói chung. Vì thế, chúng tôi 
thực hiện đề tài “Về việc sử dụng ngôn ngữ trong chuyên mục “Sức khỏe & đời sống” 
trên đài PTTH tỉnh Thái Nguyên năm 2016”. 
 154 
2. Mục tiêu nghiên cứu 
2.1. Mô tả đặc điểm sử dụng ngôn ngữ trong chuyên mục truyền hình “Sức 
khỏe & Đời sống” trên Đài PTTH Thái Nguyên năm 2016 
2.2. Mô tả cách thể hiện bản tin trong chuyên mục truyền hình “Sức khỏe & 
Đời sống” trên Đài PTTH Thái Nguyên năm 2016 
3. Đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu 
3.1. Đối tượng nghiên cứu: 12 bản tin trong chuyên mục “Sức khỏe & Đời sống” 
phát trên Đài PTTH Thái Nguyên năm 2016. 
3.2. Thiết kế nghiên cứu : Thống kê mô tả. 
3.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 
- Địa điểm: Thái Nguyên. 
- Thời gian: Từ tháng 01/2016 đến tháng 12/2016. 
4. Kết quả và bàn luận 
4.1. Đặc điểm ngôn ngữ trong chuyên mục “Sức khỏe và đời sống”trên đài 
PTTH Thái Nguyên năm 2016 
4.1.1. Đặc điểm từ ngữ 
 Sử dụng rộng rãi lớp từ văn hóa gọt giũa 
Ví dụ: “Đã thành thông lệ, chiến dịch bổ sung Vitamin A liều cao cho trẻ 
được tổ chức 2 năm một lần lồng ghép với các hoạt động truyền thông phòng 
chống suy dinh dưỡng trẻ em đã góp phần không nhỏ trong tiến trình hạ thấp tỷ lệ 
suy dinh dưỡng trẻ em trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên” (Tháng 6/2016) 
Lớp từ văn hoá gọt giũa còn được coi là lớp từ vựng chuẩn. Đây là lớp từ 
đã được trau chuốt, gọt giũa, đã được sàng lọc để phục vụ hữu hiệu nhất cho yêu 
cầu giao tiếp văn hoá của toàn dân tộc. Việc sử dụng lớp từ này sẽ thể hiện được 
sắc thái trang trọng và chuẩn mực, đáp ứng đúng yêu cầu sử dụng ngôn ngữ của 
một cơ quan ngôn luận. 
 Sử dụng nhiều từ ngữ thưa gửi, đưa đẩy 
Từ ngữ thưa gửi, đưa đẩy thường xuất hiện ở phần chào đầu và phần chào 
cuối của chương trình. Còn các từ ngữ đưa đẩy thường xuất hiện ở giữa chương 
trình để kết nối các thông tin trong các chuyên mục chứa nhiều thông tin khác 
nhau. 
 155 
 “Kính chào quý vị và các bạn! Chuyên mục “Sức khỏe và đời sống” số 
tháng 9/2016 sẽ chuyển tới quý vị và các bạn phóng sự: “Tăng cường thanh kiểm 
tra vệ sinh an toàn thực phẩm tết trung thu” và phóng sự Mô hình bệnh không lây 
nhiễm có xu hướng gia tăng. Mời quý vị và các bạn theo dõi.”, “Chuyên mục 
“Sức khỏe và đời sống” kỳ này xin tạm dừng tại đây. Cảm ơn quý vị và các bạn 
đã chú ý theo dõi, hẹn gặp lại vào chuyên mục kỳ sau.” 
Đối với truyền hình, ở mỗi chương trình được phát sóng, cái đích không 
chỉ là cung cấp thông tin cho khán giả. Điều quan trọng là thông tin ấy truyền đến 
người xem như thế nào để người xem cảm nhận như mình tiếp nhận thông tin 
bằng con đường giao tiếp trực tiếp. Do vậy, việc sử dụng các từ ngữ thưa gửi, đưa 
đẩy sẽ giúp cho người phát thanh viên thiết lập và duy trì được hoạt động giao 
tiếp với người xem, tạo hứng thú cho người xem để người xem lĩnh hội thông tin 
được một cách đầy đủ và trọn vẹn nhất. 
 Sử dụng nhiều số từ 
Có thể nói việc sử dụng nhiều số từ chính là một đặc điểm nổi bật trong 
chuyên mục “Sức khỏe & đời sống”, 100% văn bản đều sử dụng số từ. Chương 
trình thường sử dụng các loại số từ cơ bản sau: 
- Số từ chỉ thời gian (ngày, tháng, năm): 
“Cao điểm của chiến dịch truyền thông giáo dục phòng chống suy dinh 
dưỡng và thiếu vi chất dinh dưỡng là ngày toàn dân đưa trẻ đi uống Vitamin A 
được tổ chức vào ngày mùng 1 và mùng 2 tháng 6 hàng năm.” (Tháng 6/2016) 
- Số từ chỉ số liệu thống kê 
“Là một trong những huyện có số trẻ được uống Vitamin A đợt này khá 
cao với trên 8.500 trẻ trong tổng số 15.800 trẻ dưới 5 tuổi ”(Tháng 6/2016) 
- Số từ chỉ tỷ lệ phần trăm: 
 “ Đây là nỗ lực không nhỏ bởi mặc dù 100% số xã trên địa bàn huyện đã 
đạt chuẩn quốc gia về y tế giai đoạn 2001-2010 song việc xây dựng xã đạt bộ tiêu 
chí quốc gia về y tế giai đoạn 2011- 2020 đòi hỏi nhiều tiêu chí cao hơn” 
(Tháng 5/2016) 
- Số từ chỉ tuổi tác: 
 “Là giảng viên trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, ông Trần Duy 
Vinh, 52 tuổi, trú tại tổ 26 phường Hoàng Văn Thụ, TPTN đã từng có thời nghiện 
 156 
hút thuốc lá đến nỗi hầu như lúc nào cũng có điếu thuốc trên ... tính thời sự, chính xác. Có những con 
số mang tính thuyết phục, có thể thay đổi cả một nếp nghĩ của một cộng đồng. Ví 
dụ như con số về tỷ lệ lây bệnh truyền nhiễm cao, tỷ lệ tử vong cao có thể tác 
động cho người dân nâng cao ý thức phòng dịch bệnh. 
 Chủ yếu dùng từ một nghĩa, ít từ đa nghĩa 
Là một chương trình chính luận, chuyên mục “Sức khỏe & đời sống” đặt 
tiêu chí cung cấp thông tin lên vị trí hàng đầu. Yêu cầu của thông tin phải đầy đủ 
và chính xác. Do vậy mà từ ngữ được sử dụng trong các chương trình chuyên 
mục “Sức khỏe & đời sống” thường chỉ hiểu một nghĩa và là nghĩa đen. 
“Việt Nam nằm trong nhóm 15 nước có số người hút thuốc lá cao nhất thế 
giới với khoảng gần 16 triệu người hiện đang hút thuốc. Trung bình mỗi năm cả 
nước có gần 40 nghìn ca tử vong do các bệnh liên quan đến thuốc lá. Nếu không 
có những biện pháp ngăn chặn kịp thời, con số này sẽ tăng lên 70 nghìn ca vào 
năm 2030” (Tháng 3/2016) 
Nội dung phát thanh, truyền hình yêu cầu để người nghe hiểu tức thời nên 
ít dùng những từ đa nghĩa. Bởi muốn hiểu những từ đa nghĩa người nghe phải mất 
thời gian suy luận. Tuy nhiên dù sử dụng đa phần là từ một nghĩa nhưng ngôn 
ngữ chuyên mục “Sức khỏe & đời sống” không mất đi tính chiến đấu cần thiết, 
không giảm đi tính thuyết phục đối với khán giả. 
 Dùng từ dễ hiều, gần gũi với người dân 
“Vâng, bên cạnh sự nỗ lực của cơ quan chức năng trong tỉnh thì mỗi người 
tiêu dùng cần lựa chọn thực phẩm phục vụ Tết Trung thu an toàn của các thương 
hiệu có uy tín, xem kỹ hạn sử dụng, nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm... để bảo vệ 
sức khỏe cho bản thân và gia đình. Người tiêu dùng cũng cần thông báo với các 
cơ quan có trách nhiệm khi phát hiện các cơ sở sản xuất, kinh doanh không bảo 
đảm vệ sinh ATTP, để xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật. Và đến đây 
chuyên mục cũng xin được khép lại” (Tháng 9/2016). 
 Sử dụng rộng rãi lớp từ ngữ giàu hình ảnh, sắc thái biểu cảm 
“Các tiêu chí về nhân lực, trang thiết bị y tế cơ bản đã đáp ứng được, tuy 
nhiên cơ chế về cơ sở vật chất cũng như các chỉ tiêu về nước sạch và vệ sinh môi 
 157 
trường đang là những rào cản không nhỏ cho những xã còn lại” (Tháng 
5/2016). 
“Mặc dù tất cả các ca ký sinh trùng là sốt rét ngoại lai, song đây cũng là 
một thách thức không nhỏ cho công tác phòng chống sốt rét của tỉnh nhà. Sự di 
biến động dân cư vào vùng có sốt rét lưu hành rồi trở về địa phương rất khó kiểm 
soát.” (Tháng 4/2016). 
 Sử dụng nhiều danh từ riêng - tên riêng 
“ Bà Đặng Thị Hồng 
Xóm Làng Tràng – Tràng Xá – Võ Nhai - Thái Nguyên” (Tháng 5/2016). 
“BS CK Nguyễn Chí Cương 
Trưởng khoa Sản bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên” (Tháng 8/2016). 
 Sử dụng khá nhiều thuật ngữ, từ ngữ chuyên ngành Y tế 
“Tiêm vaccin cho trẻ 24 giờ đầu sau sinh là cách tốt nhất để phòng lây 
truyền virut viêm gan B từ mẹ sang con. Điều này đặc biệt quan trọng vì hầu hết 
trẻ sơ sinh bị nhiễm virut viêm gan B từ mẹ khi sinh sẽ có 90% nguy cơ trở thành 
bệnh mạn tính và khoảng 25% trong số đó sau này sẽ chết vì ung thư gan và xơ 
gan” (Tháng 8/2016). 
 Sử dụng nhiều từ ngữ Hán – Việt 
“Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới và chỉ đạo của Bộ Y tế, 
vaccin viêm gan B cần được tiêm cho trẻ sơ sinh trong vòng 24 giờ sau sinh vì 
đây là biện pháp hiệu quả nhất phòng tránh lây nhiễm viêm gan B từ mẹ hay từ 
các thành viên khác trong gia đình, những người xung quanh cho trẻ, tiến tới 
giảm tỷ lệ nhiễm viêm gan B trong cộng đồng” (Tháng 8/2016). 
4.1.2. Đặc điểm câu 
 Số âm tiết trong câu 
Số lượng câu dưới 20 âm tiết chiếm 30,6%, từ 21 đến 30 âm tiết chứa 9,2 
%, trên 31 âm tiết chứa 60,2%. 
 Sử dụng đầy đủ các kiểu câu xét về mặt cấu tạo ngữ pháp. 
- Câu đơn có cấu trúc tối giản (chỉ có chủ ngữ và vị ngữ) thường được sử 
dụng làm tít cho các văn bản và bản tin. Lí do là vì các câu này có tính ngắn gọn, 
cô đọng cho nên phù hợp với việc thể hiện các tít của văn bản. 
 158 
“ Đa số người bệnh đều hài lòng với sự thay đổi này” (Tháng 2/2016). 
- Câu đơn mở rộng thành phần trạng ngữ, phụ chú ngữ, bổ ngữ. 
“Sáng ngày 13/10/2016, tại Hội trường tầng 3, Trung tâm Y tế dự phòng 
Tỉnh Thái Nguyên, nhằm nâng cao chất lượng viết tin bài và hướng dẫn các kỹ 
năng trả lới phỏng vấn báo chí, Trung tâm TT.GDSK đã tổ chức hội nghị.” 
“Phát biểu tại hội nghị, bác sĩ Chuyên khoa I Nguyễn Tiến Đại, giám đốc 
Trung tâm TT.GDSK đã đọc bản sơ kết công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ 
6 tháng đầu năm 2016.” 
- Câu đơn đặc biệt có cấu trúc trạng ngữ + vị từ + danh từ: 
“Tham dự hội nghị có lãnh đạo Sở Y tế Thái Nguyên, lãnh đạo các Trung 
tâm, Bệnh viện trực thuộc Sở.” 
- Câu dưới bậc dùng để chúc tụng, nêu sự kiện, chuyển ý, liệt kê: 
“Xin kính chào quý vị và các bạn.” 
“Từ ngày 12 đến 24/4, Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên tổ chức thành công 
chiến dịch tiêm phòng miễn phí vắc xin sởi – rubella cho gần 4000 người trong độ 
tuổi 16 - 17 trên đại bàn thị xã, đạt tỷ lệ trên 90%.” 
“Ban Giám đốc bệnh viện đã chỉ đạo, triển khai phổ biến các nội dung cam 
kết đến toàn thể cán bộ viên chức bằng các hình thức: treo panô, áp phích, khẩu 
hiệu tuyên truyền, tổ chức chot oàn thể cán bộ nhân viên ký cam kết, đồng thời 
duy trì việc kiểm tra, giám sát thông qua các kênh Đường dây nóng, Hòm thư góp 
ý và các cuộc họp hội đồng bệnh nhân để kịp thời chấn chỉnh cũng như giải đáp 
những kiến nghị của người bệnh” (Tháng 2/2016). 
 Sử dụng nhiều câu vô nhân xưng 
“Được biết trong năm 2015, TTYT thị xã Phổ Yên cũng đã tổ chức thành 
công chiến dịch tiêm vắc xin sởi – rubella cho trẻ từ 1 đến 14 tuổi, đạt trên 98,8% 
tổng số trẻ trong độ tuổi này của toàn thị xã” (Tháng 5/2016). 
“ Cần tiêm phòng viêm gan B cho trẻ trong vòng 24h đầu sau sinh” (Tháng 
8/2016). 
4.1.3. Đặc điểm văn bản 
 Dung lượng của văn bản thường ngắn 
 159 
Mỗi văn bản trong chuyên mục “Sức khoẻ & đời sống” trung bình thường 
gồm 17 – 18 câu. 
 Các văn bản đều có nhan đề (tít) 
Tít tin bài trong chuyên mục “Sức khỏe & đời sống” Đài PTTH TN hiếm 
khi có cấu trúc một từ, đa phần là tít có cấu trúc một ngữ, hoặc một câu. 
Đối với chương trình truyền hình việc đặt tít phải đảm bảo nguyên tắc khái 
quát được cơ bản nội dung của tin, bài, việc tạo ấn tượng tít bài chỉ ở hàng thứ 
yếu so với báo viết, nói như vậy không đồng nghĩa với việc đặt tít tin, bài truyền 
hình là thứ yếu. Khi tin bài được phát sóng, khán giả truyền hình không có sự lựa 
chọn để theo dõi tác phẩm từ ấn tượng bởi một hàng tít, còn có yếu tố khác quan 
trọng đó là lời dẫn, khán giả được tác động, tạo ấn tượng chủ yếu do lời dẫn được 
truyền tải đến họ bằng âm thanh ngôn ngữ. 
 Liên kết văn bản 
- Phép lặp từ vựng 
“Để có thể về đích sớm trong công tác xây dựng xã đạt bộ tiêu chí quốc gia 
về y tế giai đoạn 2011 – 2020 ngoài trách nhiệm của ngành y tế thì cấp uỷ, chính 
quyền địa phương đóng vai trò quan trọng. Bởi trong bộ tiêu chí quốc gia về y tế 
xã có nhiều tiêu chí mang tính chất cộng đồng, cần có sự hưởng ứng của nhân dân 
và sự vào cuộc tích cực của chính quyền, các ban, ngành đoàn thể đặc biệt là 
tiêu chí về cơ sở vật chất và vệ sinh môi trường.” (Tháng 5/2016). 
- Phép thế đại từ 
“Trao đổi với chúng tôi, Bác sĩ Chuyên khoa I Nguyễn Văn Cơ, Phó Giám 
đốc bệnh viện Đa khoa Đại Từ cho biết.” 
“Thưa ông, bệnh viện có biện pháp gì để nâng cao chất lượng khám chữa 
bệnh, đổi mới phong cách phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh?” 
- Phép tỉnh lược 
“Khoa Khám bệnh của Bệnh viện Đa khoa huyện Đại Từ là một minh 
chứng đầu tiên cho sự đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế 
Khoa có hệ thống bàn đón tiếp” (Tháng 2/2016). 
- Phép dùng quan hệ từ 
“Nếu trẻ tiêm vaccin viêm gan B muộn sau khi sinh thì việc phòng tránh 
lây truyền bệnh từ mẹ sang con sẽ bị giảm, cụ thể nếu tiêm vaccin viêm gan B 
 160 
vào thời điểm 7 ngày sau khi sinh, khả năng phòng lây nhiễm từ mẹ sang con chỉ 
đạt 50%. Ngoài ra tiêm vacccin viêm gan B còn giúp trẻ sơ sinh sớm được bảo vệ 
phòng lây truyền từ các thành viên khác trong gia đình, người chăm sóc trẻ hoặc 
từ những trẻ khác qua tiếp xúc trực tiếp với vết xước, chảy máu. Tuy nhiên không 
phải ai cũng hiểu được vấn đề này” (Tháng 8/2016). 
Từ kết quả khảo sát những đặc điểm cơ bản về liên kết nội tại trong các văn 
bản thuộc chuyên mục “Sức khỏe và Đời sống” của Đài PTTH Thái Nguyên cho 
thấy: Nhìn chung các phóng viên, BTV đã sử dụng các phép liên kết phù hợp với 
đặc điểm thể loại, đáp ứng yêu cầu truyền tải thông tin tới khán giả một cách ngắn 
gọn, chính xác và dễ tiếp nhận, tuy nhiên sử dụng chưa nhiều. Để tăng thêm sức 
hấp dẫn, truyền cảm trong các bài phóng sự phản ánh, góp phần nâng cao chất 
lượng tin bài, người viết nên sử dụng kết hợp các phép liên kết giàu tính nghệ thuật 
này hơn nữa. 
4.2. Cách thể hiện bản tin trong chuyên mục “Sức khỏe và đời sống” trên đài 
PTTH Thái Nguyên năm 2016 
4.2.1. Phát âm 
Giọng phát thanh của Đài PTTH Thái Nguyên đi theo xu hướng dùng 
“chuẩn mềm” phương ngữ giọng Hà Nội. Không chú trọng âm quặt lưỡi và không 
quặt lưỡi. Đây cũng là giải pháp để lời nói được tự nhiên. 
Các chương trình của chuyên mục “Sức khỏe & đời sống” được người đọc 
văn bản của Đài PTTH Thái Nguyên phát âm khá chuẩn so với cách phát âm 
giọng Hà Nội. Các văn bản phát thanh của chương trình được thể hiện trên sóng 
không phân biệt [CH], [TR], [S], [X]; phân biệt rõ ràng các phụ âm cuối [C], [T], 
[NG]; các âm đầu [D], [G]. 
Dù gần về vị trí địa lý, cách phát âm ở những vùng liền nhau thường tiệm 
tiến một cách khó có thể nhận ra, tuy nhiên đặc điểm phát âm của Thái Nguyên 
cũng có nhưng đặc điểm riêng nổi bật. Đó là cách phát âm [e] bẹt và dài hơn, 
người nghe như có âm [ie]. Âm [u] cũng phát âm dài hơn so với giọng Hà Nội 
gốc. Chính vì nguyên âm [u] được phát âm nặng nên nhiều người Thái Nguyên 
không phát âm âm [y] trong những từ có âm [uy] đi cùng nhau, như: nguyên, 
chuyện, khuyên, khuyến, xuyên... 
 161 
4.2.2. Ngữ điệu 
Trong chuyên mục “Sức khỏe & đời sống” câu đơn được sử dụng rất phổ 
biến, đặc biệt là câu đơn mở rộng các thành phần. Chính vì thế khi thể hiện đúng 
tạo ra ngữ điệu rất phong phú. 
Tất cả các kiểu loại câu ghép đều có chung một cấu tạo ngữ điệu đó là ngữ 
điệu: Cao- thấp- cao. So với câu đơn, một tiêu điểm thì câu ghép có tới 3 tiêu điểm. 
Câu mệnh lệnh, kêu gọi kết thúc bằng giọng căng. Ngữ điệu ngang- bằng, 
đanh gọn. Âm tiết cuối thường ngắn không đi xuống không đi lên, câu bị mất màu 
sắc và thường ngắn. Các câu cầu khiến để hô hào để hùng biện lôi cuốn, có nhịp 
nhanh. Ví dụ: "Hãy nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu". 
Trong các phóng sự ngắn thường xuyên xuất hiện các câu nghi vấn, cầu 
khiến được đọc ngữ điệu như phân tích ở trên. Các ngữ điệu đó đã thổi thêm sức 
mạnh cho những tác phẩm báo chí này đối với công luận. Nghiên cứu đã thống kê 
trong các văn bản thời sự câu nghi vấn và cầu khiến xuất hiện với mật độ thấp, 
xuất hiện nhiều trong các phóng sự ngắn nói về mặt trái, về vấn đề đòi hỏi sự 
quan tâm của người dân hoặc cơ quan chức năng. Sử dụng các kiểu câu này, 
chính là cách để người viết thực hiện chiến lược biểu cảm của mình, không ai 
khác ngoài người thể hiện nó trên sóng (truyền hình) thực hiện đúng, trúng ý đồ 
của tác giả. 
Đối với những câu dài trong văn bản, ngữ điệu sẽ đảm nhận chức năng biến 
những khúc đoạn ngôn từ phi câu trở thành câu. 
4.2.3. Tư thế phát thanh viên, biên tập viên 
PTV, BTV trình bày trong chuyên mục “Sức khỏe & đời sống” thường 
xuất hiện trong tư thế ngồi. Sự xuất hiện của họ trên màn hình trong khuôn hình 
cận cảnh từ ngực trở lên. Với vị trí hình ảnh như vậy, thông tin đến với khán giả 
bằng ngôn ngữ, những yếu tố phi lời, bổ trợ cho lời nói của họ chủ yếu bằng ánh 
mắt, cơ mặt, các động tác gật đầu, nhún vai, động tác của hai bàn tay một cách 
quy phạm, phong cách của các PTV, BTV thời sự có sự khác biệt đáng kể so với 
PTV, BTV các chương trình truyền hình khác. 
5. Kiến nghị 
Cần nâng cao tinh thần trách nhiệm, nâng cao năng lực cho nhóm tác giả và Ban 
biên tập thông qua đào tạo, tập huấn chuyên môn về kỹ năng thực hiện tác phẩm truyền 
thông. 
 162 
Các cơ quan, đơn vị làm công tác truyền thông đại chúng (báo in, báo mạng, phát 
thanh, truyền hình) cần xây dựng kế hoạch và thực hiện nghiên cứu, đánh giá về chất 
lượng và tính hiệu quả đối với các chuyên mục, tin bài do đơn vị làm chủ quản. 
Chuyên mục “Sức khỏe & Đời sống” cần được đánh giá một cách toàn diện hơn 
đối với công tác biên tập văn bản, sử dụng ngôn ngữ trước khi đọc và phát sóng, đáp ứng 
sự mong đợi của người xem nhằm nâng cao hiệu quả của công tác truyền thông. 
Bên cạnh việc phát triển nguồn nhân lực, cần đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất và có 
chiến lược sử dụng các phương tiện hỗ trợ hợp lý, nâng cao chất lượng tin tức và phóng 
sự trong chuyên mục. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Hoàng Anh (2003), Một số vấn đề về sử dụng ngôn từ trên báo chí, Nxb. 
ĐH Sư phạm, Hà Nội. 
2. Diệp Quang Ban (2003), Giao tiếp - Văn bản - Mạch lạc – Liên kết – 
Đoạn văn, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 
3. Diệp Quang Ban (2005), Ngữ pháp Tiếng Việt, Nxb. Giáo dục, Hà Nội. 
4. Diệp Quang Ban (2009), Giao tiếp diễn ngôn và cấu tạo của văn bản, 
Nxb. Giáo dục, Hà Nội. 
5. Khiếu Quang Bảo, “Ngôn ngữ truyền hình” , Tạp chí Người làm báo, số 12/ 2007. 
6. Nguyễn Thị Thanh Bình (1999), “Vài nét về sự đa dạng của phong cách 
ngôn ngữ trên truyền hình” và “Suy nghĩ về hệ quả của ngôn ngữ trên vô 
tuyến truyền hình”, Tiếng Việt trên các phương tiện thông tin đại chúng, Hội 
Ngôn ngữ học, Viện Ngôn ngữ học Việt Nam, Trường Đại học KHXH & 
NV, TP. Hồ Chí Minh. 
7. Báo cáo Công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ 9 tháng đầu năm 2016, 
số liệu tính đến ngày 01 tháng 10 năm 2016. 
8. Nguyễn Tài Cẩn (2004), Ngữ pháp Tiếng Việt, Nxb. Đại học Quốc Gia, Hà Nội. 
9. Đỗ Hữu Châu (2001), Đại cương ngôn ngữ học, tập 2, Nxb. Giáo dục, Hà Nội. 
10. Đỗ Hữu Châu (2003), Cơ sở ngữ dụng học, tập 1, Nxb. Đại học Sư phạm Hà Nội. 

File đính kèm:

  • pdfve_viec_su_dung_ngon_ngu_trong_chuyen_muc_suc_khoe_doi_song.pdf