Văn hoá sản xuất của cư dân làng Thai Dương Hạ (thị trấn Thuận an, huyện Phú vang, tỉnh Thừa Thiên Huế): Nhìn từ nghề khai thác và chế biến thuỷ hải sản truyền thống

Làng Thai Dương Hạ có lịch sử hình thành từ khá sớm ở vùng ven biển Thừa

Thiên Huế. Từ buổi đầu thành lập, cư dân nơi đây đã biết dựa vào nguồn lợi của

biển cả, đầm phá để tạo lập cuộc sống, dần trở thành ngôi làng có truyền thống

kinh tế biển nổi tiếng ở trong vùng. Trải qua thời gian, văn hoá sản xuất với các

nghề chính là đánh bắt và chế biến thuỷ hải sản được ngư dân hoàn thiện và trao

truyền cho các thế hệ kế cận, từng bước ổn định cuộc sống trong điều kiện mưu

sinh đầy gian nan, bất trắc từ đại dương mênh mông. Bài viết này nhằm giới thiệu

một số nghề đánh bắt và chế biến thuỷ hải sản truyền thống của ngư dân làng Thai

Dương Hạ, qua đó để thấy được vai trò quan trọng của các ngành nghề này trong

đời sống dân làng. Đồng thời, đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy

giá trị văn hoá sản xuất truyền thống của cư dân Thai Dương Hạ trong giai đoạn

hiện nay.

Văn hoá sản xuất của cư dân làng Thai Dương Hạ (thị trấn Thuận an, huyện Phú vang, tỉnh Thừa Thiên Huế): Nhìn từ nghề khai thác và chế biến thuỷ hải sản truyền thống trang 1

Trang 1

Văn hoá sản xuất của cư dân làng Thai Dương Hạ (thị trấn Thuận an, huyện Phú vang, tỉnh Thừa Thiên Huế): Nhìn từ nghề khai thác và chế biến thuỷ hải sản truyền thống trang 2

Trang 2

Văn hoá sản xuất của cư dân làng Thai Dương Hạ (thị trấn Thuận an, huyện Phú vang, tỉnh Thừa Thiên Huế): Nhìn từ nghề khai thác và chế biến thuỷ hải sản truyền thống trang 3

Trang 3

Văn hoá sản xuất của cư dân làng Thai Dương Hạ (thị trấn Thuận an, huyện Phú vang, tỉnh Thừa Thiên Huế): Nhìn từ nghề khai thác và chế biến thuỷ hải sản truyền thống trang 4

Trang 4

Văn hoá sản xuất của cư dân làng Thai Dương Hạ (thị trấn Thuận an, huyện Phú vang, tỉnh Thừa Thiên Huế): Nhìn từ nghề khai thác và chế biến thuỷ hải sản truyền thống trang 5

Trang 5

Văn hoá sản xuất của cư dân làng Thai Dương Hạ (thị trấn Thuận an, huyện Phú vang, tỉnh Thừa Thiên Huế): Nhìn từ nghề khai thác và chế biến thuỷ hải sản truyền thống trang 6

Trang 6

Văn hoá sản xuất của cư dân làng Thai Dương Hạ (thị trấn Thuận an, huyện Phú vang, tỉnh Thừa Thiên Huế): Nhìn từ nghề khai thác và chế biến thuỷ hải sản truyền thống trang 7

Trang 7

Văn hoá sản xuất của cư dân làng Thai Dương Hạ (thị trấn Thuận an, huyện Phú vang, tỉnh Thừa Thiên Huế): Nhìn từ nghề khai thác và chế biến thuỷ hải sản truyền thống trang 8

Trang 8

Văn hoá sản xuất của cư dân làng Thai Dương Hạ (thị trấn Thuận an, huyện Phú vang, tỉnh Thừa Thiên Huế): Nhìn từ nghề khai thác và chế biến thuỷ hải sản truyền thống trang 9

Trang 9

Văn hoá sản xuất của cư dân làng Thai Dương Hạ (thị trấn Thuận an, huyện Phú vang, tỉnh Thừa Thiên Huế): Nhìn từ nghề khai thác và chế biến thuỷ hải sản truyền thống trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 14 trang minhkhanh 11140
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Văn hoá sản xuất của cư dân làng Thai Dương Hạ (thị trấn Thuận an, huyện Phú vang, tỉnh Thừa Thiên Huế): Nhìn từ nghề khai thác và chế biến thuỷ hải sản truyền thống", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Văn hoá sản xuất của cư dân làng Thai Dương Hạ (thị trấn Thuận an, huyện Phú vang, tỉnh Thừa Thiên Huế): Nhìn từ nghề khai thác và chế biến thuỷ hải sản truyền thống

Văn hoá sản xuất của cư dân làng Thai Dương Hạ (thị trấn Thuận an, huyện Phú vang, tỉnh Thừa Thiên Huế): Nhìn từ nghề khai thác và chế biến thuỷ hải sản truyền thống
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 16, Số 3 (2020) 
99 
VĂN HOÁ SẢN XUẤT CỦA CƢ DÂN LÀNG THAI DƢƠNG HẠ 
(THỊ TRẤN THUẬN AN, HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ): 
NHÌN TỪ NGHỀ KHAI THÁC VÀ CHẾ BIẾN THUỶ HẢI SẢN TRUYỀN THỐNG 
Nguyễn Thăng Long 
Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế 
Email: longvhnt2005@yahoo.com 
Ngày nhận bài: 13/4/2020; ngày hoàn thành phản biện: 22/4/2020; ngày duyệt đăng: 02/7/2020 
TÓM TẮT 
Làng Thai Dương Hạ có lịch sử hình thành từ khá sớm ở vùng ven biển Thừa 
Thiên Huế. Từ buổi đầu thành lập, cư dân nơi đây đã biết dựa vào nguồn lợi của 
biển cả, đầm phá để tạo lập cuộc sống, dần trở thành ngôi làng có truyền thống 
kinh tế biển nổi tiếng ở trong vùng. Trải qua thời gian, văn hoá sản xuất với các 
nghề chính là đánh bắt và chế biến thuỷ hải sản được ngư dân hoàn thiện và trao 
truyền cho các thế hệ kế cận, từng bước ổn định cuộc sống trong điều kiện mưu 
sinh đầy gian nan, bất trắc từ đại dương mênh mông. Bài viết này nhằm giới thiệu 
một số nghề đánh bắt và chế biến thuỷ hải sản truyền thống của ngư dân làng Thai 
Dương Hạ, qua đó để thấy được vai trò quan trọng của các ngành nghề này trong 
đời sống dân làng. Đồng thời, đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy 
giá trị văn hoá sản xuất truyền thống của cư dân Thai Dương Hạ trong giai đoạn 
hiện nay. 
Từ khoá: văn hoá, sản xuất, biển, hải sản, truyền thống, Thai Dương Hạ 
1. VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ THAY ĐỔI ĐỊA DANH LÀNG THAI 
DƢƠNG HẠ 
Cách trung tâm thành phố Huế 12km về phía Đông Bắc, làng Thai Dương Hạ 
ngày nay thuộc thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là một 
trong những ngôi làng có lịch sử hình thành khá sớm trên vùng đất Thuận Hoá. Vào 
giữa thế kỷ XVI, Thai Dương lúc bấy giờ là một trong 60 làng của huyện Kim Trà, phủ 
Triệu Phong (huyện Hương Trà sau này) *1+. Đến thời các chúa Nguyễn (1558 - 1775), 
do chịu sự tác động của những biến động địa lý tự nhiên ở cửa biển Thuận An, làng 
Thai Dương bị chia tách làm hai. Dưới thời vua Đồng Khánh trị vì (1885 - 1889), Thai 
Dương là một trong 19 xã, giáp thuộc tổng Vĩnh Trị, huyện Hương Trà *4, tr. 1419]. 
Đến năm 1904, một trận bão lớn xảy ra tại Huế và vùng phụ cận, hải triều dâng cao 
Văn hoá sản xuất của cư dân làng Thai Dương Hạ  
100 
cộng với nước lũ từ thượng nguồn sông Hương đổ về đã lấp đi cửa Thuận An cũ và 
mở ra cửa Thuận An mới1, chia làng Thai Dương ra làm hai, lấy cửa biển làm ranh giới, 
làng trên gọi là Thai Dương Hạ thượng giáp2 và làng dưới gọi là Thai Dương Hạ hạ 
giáp. Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, tổng Vĩnh Trị được đổi tên thành xã 
Hương Hải (thuộc huyện Hương Trà), lúc này làng Thai Dương Hạ thuộc xã Hương 
Hải. 
Sau ngày đất nước hoàn toàn giải phóng (1975), chính quyền cách mạng đã tiến 
hành cải tổ và khôi phục lại bộ máy hành chính ở xã Hương Hải như trước kia. Vào 
năm 1976, khi tỉnh Bình Trị Thiên ra đời trên cơ sở sáp nhập ba tỉnh Quảng Bình, 
Quảng Trị và Thừa Thiên, xã Hương Hải lại trực thuộc vào huyện Hương Điền (gồm 
ba huyện Hương Điền, Quảng Điền và Hương Trà hợp lại). Năm 1981, Nhà nước chủ 
trương mở rộng địa bàn thành phố Huế, xã Hương Hải trở thành một xã trực thuộc 
thành phố Huế. Đến năm 1983, để thuận tiện cho việc quản lý và đi lại của nhân dân 
trong vùng, chính quyền thành phố Huế đã tách Thai Dương Hạ hạ giáp ra thành một 
xã riêng gọi là xã Thuận An, ba thôn 2, 3 và 4 được lập thành một xã riêng khác gọi là 
xã Hải Dương. Cả hai xã này đều trực thuộc thành phố Huế. Sau ngày tách tỉnh (1989), 
Thừa Thiên Huế tách riêng và địa giới thành phố cũng được chia lại. Theo đó, xã Hải 
Dương bị tách khỏi địa bàn thành phố và trực thuộc vào huyện Hương Trà. Xã Thuận 
An (Thai Dương Hạ hạ giáp) cũng tách khỏi thành phố Huế nhưng lại trực thuộc vào 
huyện Phú Vang. Đến năm 1999, xã Thuận An được nhập cùng với xã Phú Tân ở bên 
kia bờ phá Tam Giang để hình thành nên Thị trấn Thuận An như ngày nay. 
Ngày nay, làng Thai Dương Hạ gồm có 05 tổ dân phố là Hải Tiến, Hải Bình, An 
Hải, Minh Hải và Hải Thành với số dân chiếm trên ¾ dân số thị trấn Thuận An, gồm 
12.432 người, 2.719 hộ. 
Bảng 1. Bảng thống kê số hộ và nhân khẩu làng Thai Dương Hạ năm 2019 
STT Tổ dân phố Số hộ 
Số nhân khẩu 
Nam Nữ Tổng 
1 Hải Tiến 712 1554 1478 3032 
2 Hải Bình 661 1395 1361 2756 
3 An Hải 853 1737 1698 3435 
4 Minh Hải 303 659 624 1283 
5 Hải Thành 324 726 710 1436 
(Nguồn: UBND thị trấn Thuận An, 2019) 
1 Cửa biển Thuận An mới có vị trí cách cửa cũ khoảng 4km về phía Tây Bắc. 
2 Ngày nay gọi là làng Thai Dương Thượng, thuộc xã Hải Dương, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa 
Thiên Huế. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 16, Số 3 (2020) 
101 
2. MỘT SỐ NGHỀ ĐÁNH BẮT THUỶ HẢI SẢN TRUYỀN THỐNG CỦA NGƢ 
DÂN LÀNG THAI DƢƠNG HẠ 
Làng Thai Dương Hạ có đặc điểm địa hình đa dạng, toạ lạc ở cửa sông Hương 
đổ ra biển, có đường bờ biển dài lại có đầm phá bao bọc. Diện tích đất trồng trọt là 50 
hecta, nhưng chủ yếu là đất cát khô cằn, thích hợp cho việc trồng cây lâm nghiệp chắn 
gió, cát như bạch đàn, dương... Dải đất nhỏ hẹp cạnh phá Tam Giang thường xuyên bị 
ngập, nhiễm mặn nên cũng chỉ trồng được một số loại cây rau màu như khoai lang, 
ớt trong những khoảng thời gian nhất định. Do đó, sinh kế từ bao đời nay của người 
dân Thai Dương Hạ vẫn đến từ biển và đầm phá. 
Ngư nghiệp luôn là thế mạnh hàng đầu, là nguồn sống chủ yếu của người dân 
nơi đây. Qua thời gian, ngư dân làng Thai Dương Hạ đã sáng tạo ra nhiều loại hình 
khai thác, đánh bắt hải sản từ nhỏ đến lớn, từ thô sơ đến hiện đại với nhiều hình thức 
khác nhau tùy thuộc vào đối tượng, môi trường đánh bắt,... Mặt khác, toạ lạc ở một 
vùng đất thấp trũng, sát biển lại hay bị lũ lụt nên ở Thai Dương Hạ không có nghề 
nuôi trồng thủy hải sản như các làng ven biển trong vùng. Thay vào đó, nghề chế biến 
thủy hải sản có điều kiện phát triển. Vì thế, Thai Dương Hạ được xem là một trong 
những ngô ... ng còn sử dụng nghề này 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 16, Số 3 (2020) 
107 
nữa. 
Lưới 
cản 
(lưới 
rê) 
X 
Phát triển trên tàu công suất lớn từ 200 
đến 500 CV (kể cả tàu vỏ thép), đi dài 
ngày, đánh bắt ngoài khơi từ 50 - 70, hải 
lý13, chuyển đổi ngư lưới cụ, chủ yếu 
đánh bắt mực 
Mành 
phao 
X 
Ngày nay, ngư dân Thai Dương Hạ chủ 
yếu đầu tư tàu thuyền công suất lớn đánh 
bắt xa bờ, hơn nữa, nguồn hải sản ven bờ 
giảm sút mạnh, nên nghề mành phao 
không còn được duy trì. 
Nghề 
câu 
Câu 
lộng 
X 
Do nguồn lợi hải sản ven bờ suy giảm 
nghiêm trọng nên gần đây không còn 
nhiều ngư dân tham gia nghề này. 
Câu 
khơi 
X 
Được sự hỗ trợ bởi phương tiện kỹ thuật 
hiện đại. 
Câu 
mực 
X 
Được sự hỗ trợ bởi phương tiện kỹ thuật 
hiện đại. 
Đánh 
khuyết 
Gạt giạ X Phụ thuộc vào mùa khuyết 
Kéo 
mức 
X 
Phụ thuộc vào vụ mùa khuyết 
Xúc 
quệu 
X 
Phụ thuộc vào vụ mùa khuyết 
NGHỀ 
ĐÁNH 
BẮT 
TRÊN 
ĐẦM 
PHÁ 
Kéo rớ X 
Suy giảm mạnh, không nhiều người tham 
gia 
Đáy X 
Suy giảm do ảnh hưởng đến nguồn lợi 
thuỷ sản, giao thông đường thuỷ. Được 
chính quyền địa phương quy hoạch, giảm 
thiểu cho phù hợp 
Nò sáo X 
Suy giảm do ảnh hưởng đến nguồn lợi 
thuỷ sản, giao thông đường thuỷ. Được 
chính quyền địa phương quy hoạch, giảm 
thiểu cho phù hợp 
Mắm thính X Phát triển bình thường. 
Mắm cá X Phát triển mạnh, thị trường rộng lớn, 
13 Đầu năm 2020, ngư dân Trần Dũng (tổ dân phố Hải Tiến, Thai Dương Hạ, thị trấn Thuận An) 
đã hạ thuỷ tàu vỏ thép công suất 822CV với tổng kinh phí đầu tư lên đến hơn 18 tỷ đồng. Đây 
là một trong những con tàu vỏ thép hiện đại nhất Việt Nam, có thể khai thác hải sản ở vùng 
biển cách xa bờ trên 200 hải lý. 
Văn hoá sản xuất của cư dân làng Thai Dương Hạ  
108 
NHÓM 
NGHỀ 
CHẾ 
BIẾN 
thậm chí xuất khẩu ra nước ngoài. Nổi 
tiếng với sản phẩm mắm cá rò. 
Mắm tôm chua X Phát triển tốt. 
Nước mắm X 
Phát triển theo quy mô hộ gia đình, sản 
xuất nhỏ theo hướng thủ công. 
Làm ruốc X 
Phát triển tốt. Hơn 60 hộ dân trong làng 
tham gia làm mắm ruốc. 
Chế biến thuỷ 
hải sản khô 
X 
Đặc biệt phát triển trong giai đoạn hiện 
nay, phục vụ nhu cầu ẩm thực du lịch 
biển, nghỉ dưỡng 
(Nguồn: Tư liệu khảo sát, điền dã của tác giả) 
Ngày nay, bên cạnh những sinh kế mới xuất hiện như dịch vụ, du lịch sinh thái, 
nghỉ dưỡng mang lại thu nhập cao cho người dân, nhưng, nghề biển truyền thống 
vẫn giữ vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế của người dân Thai Dương Hạ nói 
riêng, thị trấn Thuận An nói chung. Qua bảng thống kê trên đây, có thể thấy, do những 
nguyên nhân như nguồn lợi hải sản ven bờ suy giảm, năng suất và sản lượng không 
cao nên một số nghề truyền thống như nghề lưới rồng, nghề mành phao, nghề lưới 
chuồn... không còn được duy trì nữa. Bên cạnh đó, một số nghề được sự hỗ trợ của các 
phương tiện hiện đại như tàu thuyền có máy công suất lớn có thể vươn khơi14, máy dò 
cá, ngư lưới cụ cải tiến... nên có sự phát triển ổn định, mang lại nguồn thu nhập cao 
cho ngư dân, như: nghề câu khơi, câu mực, nghề lưới cản... 
Cùng với hoạt động đánh bắt thuỷ hải trên biển, trong những năm gần đây, 
nghề chế biến thuỷ hải sản ở Thai Dương Hạ cũng nhận được nhiều sự hỗ trợ, kích cầu 
từ chính quyền địa phương, đặc biệt là nhu cầu sử dụng các sản phẩm thủ công truyền 
thống ngành thực phẩm đảm bảo được chất lượng, an toàn thực phẩm của đông đảo 
người dân trong và ngoài nước. Do đó, các nghề chế biến như nghề làm mắm, làm 
nước mắm, tôm chua... có điều kiện duy trì và phát triển với quy mô lớn. Trong đó, 
nghề làm mắm cá rò ở Thai Dương Hạ không chỉ nổi tiếng ở trong tỉnh mà còn cung 
cấp cho thị trường cả nước, thậm chí xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới. Nghề chế 
biến thuỷ hải sản phát triển, đặc biệt là nghề làm mắm càng tạo động lực cho nghề 
đánh bắt khuyết phát triển mạnh hơn, thu hút được nhiều hộ gia đình tham gia. 
Trong những năm gần đây, nguồn lợi thuỷ sản trên đầm phá Tam Giang - Cầu 
Hai nói chung và vùng đầm phá ở Thai Dương Hạ nói riêng bị suy giảm nghiêm trọng. 
14 Ngày nay, thị trấn Thuận An là địa phương trọng điểm của huyện Phú Vang về khai thác hải 
sản trên biển. Năm 2019, tổng phương tiện tàu thuyền khai thác biển có máy là 398 chiếc, với 
tổng công suất 63.224 CV. Số lượng tàu đánh bắt xa bờ có công suất 90 CV trở lên là 183 chiếc, 
chiếm 57,2% tàu đánh bắt xa bờ của toàn huyện (UBND thị trấn Thuận An (2019), Báo cáo tình 
hình thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội năm 2019 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020, tr. 8). 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 16, Số 3 (2020) 
109 
Điều này xuất phát từ hoạt động khai thác một cách tận diệt của người dân với các 
phương thức, phương tiện như sử dụng xung điện, lừ xếp15, giã cào16 nên tất cả các 
loài thuỷ sản lớn nhỏ đều bị đánh bắt. Bên cạnh đó, các phương thức khai thác truyền 
thống như nò sáo, đáy được phát triển một cách tràn lan, thiếu quy hoạch dẫn đến việc 
khai thác càn quét, tận diệt thuỷ sản trên đầm phá khiến cho nguồn lợi thuỷ sản ngày 
một suy giảm nghiêm trọng. Do sự suy giảm nguồn lợi thuỷ sản trên đầm phá như 
vậy, nên không còn nhiều người dân ở Thai Dương Hạ theo nghề đánh bắt trên phạm 
vi đầm phá của làng. 
Từ năm 2010, nền kinh tế thị trấn Thuận An được phát triển theo cơ cấu “dịch 
vụ - du lịch, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, xây dựng ngành nghề và ngư - nông - lâm 
nghiệp” [5, tr. 3], nhưng nhìn chung sinh kế từ biển vẫn chiếm vai trò nhất định trong 
đời sống người dân địa phương. Dù vậy, thế hệ kế cận cho nghề biển và chế biến thuỷ 
hải sản đang ngày một suy giảm. Không ít gia đình ngư dân khi đủ điều kiện đều cố 
gắng cho con cái đi học để có những công việc nhẹ nhàng hơn, từ đó, nghề biển dần 
thiếu nhân lực. 
3.2. Giá trị của văn hoá sản xuất truyền thống của cƣ dân Thai Dƣơng Hạ 
- Giá trị trong đời sống kinh tế, xã hội 
Nghề đánh bắt thuỷ hải sản truyền thống của cư dân Thai Dương Hạ không chỉ 
mang lại nguồn thực phẩm phục vụ cho cuộc sống mỗi gia đình ngư dân, mà còn trở 
thành một bộ phận tích cực của nền sản xuất hàng hoá trong khu vực. Sản phẩm đánh 
bắt được còn được bán ở các chợ trong địa phương cũng như nhiều tỉnh thành lân cận. 
Điều này góp phần nâng cao đời sống kinh tế của người dân địa phương. Bên cạnh đó, 
các ngành nghề đánh bắt thuỷ hải sản truyền thống của người dân Thai Dương Hạ có 
điều kiện phát triển ổn định trong bối cảnh hiện nay đã tạo nên nhiều công ăn việc làm 
cho người dân trong vùng, góp phần hạn chế các tệ nạn xã hội, ổn định trật tự xã hội 
địa phương. 
- Giá trị trong đời sống văn hoá 
Các nghề khai thác và chế biến thuỷ hải sản truyền thống của người dân Thai 
Dương Hạ còn chứa đựng cả một kho tàng tri thức dân gian của nhiều ngành nghề liên 
quan như nghề đóng thuyền; nghề đan lưới; kinh nghiệm, tri thức dân gian được đúc 
kết qua nhiều thế hệ trên hành trình “ra khơi vào lộng”, từ việc nhìn nhận trăng sao, 
con nước, mỏm núi, đoán định đường đi của các luồng cá, tập tính của các loài cá... của 
15 Lừ xếp có chiều dài từ 10m trở lên, cấu tạo bởi nhiều khung sắt hình chữ nhật (34cm x 22cm) 
xếp chồng lên nhau, phía ngoài bao bọc bằng loại lưới mắt nhỏ dưới 12mm nên có thể đánh bắt 
tất cả các loại cá, tôm nhỏ. 
16 Giã cào là phương thức đánh bắt theo kiểu tận diệt vùng ven bờ bằng cách sử dụng lưới mắt 
nhỏ kéo sát đáy, thu bắt tất cả các loại hải sản từ nhỏ đến lớn. 
Văn hoá sản xuất của cư dân làng Thai Dương Hạ  
110 
ngư dân. Giá trị văn hoá, tinh thần của nghề đánh bắt thuỷ hải sản của cư dân Thai 
Dương hạ còn thể hiện trong phong tục, tập quán, những kiêng cử liên quan đến hoạt 
động đánh bắt thuỷ hải sản; thể hiện ở kho tàng văn học dân gian liên quan đến nghề 
biển, điển hình như bài vè các lái, là bài vè đúc kết về kinh nghiệm hàng hải của ngư 
dân khi lênh đênh trên biển, giúp họ nhận biết nơi nào có thể tránh trú bão, ngọn núi 
nào là cao điểm tựa để nhắm hướng đi vào bờ mỗi khi mất phương hướng Tính cộng 
đồng trong nghề ngư rất cao, mỗi con thuyền ra khơi luôn phải có chủ thuyền và 
những người bạn thuyền. Họ phải cố kết, nương tựa vào nhau để cùng đánh bắt, 
đương đầu với sóng gió, với những hiểm nguy, bất trắc trên biển khơi mênh mông. 
3.3. Đề xuất giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị hoạt động đánh bắt và chế biến 
thủy hải sản truyền thống ở làng biển Thai Dƣơng Hạ 
Là ngôi làng vốn có truyền thống biển, các ngành nghề đánh bắt và chế biến đã 
gắn bó với cộng đồng hàng trăm năm. Tuy vậy, hiện nay, nhân lực cho nghề biển ở 
Thai Dương Hạ đang trở nên suy giảm, một phần do các gia đình đầu tư cho con em đi 
học, một phần do dịch chuyển nguồn nhân lực sang ngành dịch vụ du lịch. Do đó, 
chính quyền địa phương cần đề ra những chính sách, giải pháp nhằm bảo tồn và phát 
huy các giá trị văn hoá biển nói chung, đặc biệt là tri thức, kinh nghiệm trong đánh bắt 
và chế biến thuỷ hải sản của ngư dân làng Thai Dương Hạ. 
Một số giải pháp cụ thể nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống 
trong hoạt động đánh bắt, chế biến thuỷ hải sản của cư dân làng biển Thai Dương Hạ: 
- Khảo sát, hệ thống hoá, lập danh mục các ngành nghề, phương tiện, ngư lưới 
cụ truyền thống trong đánh bắt thuỷ hải sản trên biển, trên đầm phá. 
- Khảo sát, hệ thống hoá các nghề chế biến thuỷ hải sản và tri thức, kinh nghiệm 
dân gian gắn liền với các nghề này. 
- Khảo sát, hệ thống hoá, lập danh mục những kinh nghiệm dân gian, tri thức 
đi biển, tri thức trong đánh bắt thuỷ hải sản trên biển, trên đầm phá. 
- Thành lập nhà trưng bày ngư nghiệp truyền thống thị trấn Thuận An. Nội 
dung sưu tầm các hiện vật như tàu thuyền, ngư lưới cụ, tri thức dân gian truyền thống; 
kiểm kê và lập danh mục các hệ, các loài thuỷ hải sản trên biển và trên phá Tam Giang 
mà ngư dân Thai Dương Hạ đã và đang khai thác như các loài cá, tôm, khuyết, mực 
- Chính quyền địa phương cần đề ra và thực hiện những chính sách phù hợp 
nhằm hỗ trợ ngư dân bám biển, duy trì và phát huy nghề biển truyền thống trong bối 
cảnh nguồn nhân lực cho nghề này ngày một suy giảm. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 16, Số 3 (2020) 
111 
4. THAY LỜI KẾT 
Khai thác thuỷ hải sản là sinh kế truyền thống từ lâu đời của người dân làng 
biển Thai Dương Hạ. Trong quá trình hình thành và phát triển, với đặc điểm của quá 
trình sinh tụ trên vùng ven biển, ngư dân đã sáng tạo, phát triển và dần hoàn thiện các 
kỹ năng, tri thức cũng như phương tiện đánh bắt thuỷ hải sản trên biển, trên đầm phá. 
Những tri thức, kinh nghiệm về vùng biển, con nước, về đặc tính của các loài tôm, cá 
được tích luỹ và truyền đời cho các thế hệ con cháu là vốn quý giúp cho người dân 
Thai Dương Hạ vượt qua được những tháng ngày gian khó, lúc mưa giông, gió bão. 
Ngày nay, hầu hết các nghề đánh bắt hải sản truyền thống của người dân Thai 
Dương Hạ vẫn được duy trì, phục vụ cuộc sống sinh nhai. Một số nghề được hỗ trợ, 
phát triển lên mức độ cao hơn bởi các phương tiện tàu thuyền cũng như kỹ thuật đánh 
bắt hiện đại hơn, nhờ đó mang lại năng suất, sản lượng cao hơn, góp phần thúc đẩy 
ngành khai thác thuỷ hải sản của tỉnh Thừa Thiên Huế. 
Nghiên cứu, khảo sát các nghề đánh bắt thuỷ hải sản truyền thống trên biển và 
đầm phá của cư dân làng Thai Dương Hạ trước tiên khẳng định những giá trị, vai trò 
của tri thức bản địa của cộng đồng trong văn hoá sản xuất, đồng thời, việc đề ra những 
giải pháp kịp thời cũng góp phần bảo tồn và phát huy giá trị “văn hoá biển” của một 
ngôi làng biển cụ thể trong bối cảnh hiện nay. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Phan Thuận An, Lê Khai, Phan Trọng Phiếm (2004). Địa chí Thuận An, Tài liệu chưa xuất 
bản, Huế. 
[2]. Dương Văn An (2001). Ô Châu cận lục (Tân dịch hiệu chú), Hiệu đính Trần Đại Vinh - 
Hoàng Văn Phúc, Nxb Thuận Hoá, Huế. 
[3]. Đảng bộ huyện Phú Vang - BCH Đảng bộ thị trấn Thuận An (2018). Lịch sử đấu tranh, xây 
dựng của Đảng bộ và nhân dân thị trấn Thuận An (1930 - 2015), Nxb Thuận Hoá, Huế. 
[4]. Phillippe Papin, Nguyễn Văn Nguyên, Lê Đức Thọ (2002). Đồng Khánh Địa dư chí, Bản điện 
tử. 
[5]. Nguyễn Thị Hoài Phúc (2010). “Phong tục, tập quán của cư dân làng Thai Dương Hạ (Phú 
Vang, Thừa Thiên Huế)”, Luận văn Thạc sĩ, Chuyên ngành Dân tộc học, Trường Đại học 
Khoa học, Đại học Huế. 
[6]. UBND thị trấn Thuận An (2015), Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội năm 2015 
và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016, Văn phòng UBND thị trấn Thuận An, huyện 
Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. 
Văn hoá sản xuất của cư dân làng Thai Dương Hạ  
112 
THE PRODUCTION CULTURE OF VILLAGERS IN THAI DUONG HA 
(THUAN AN TOWN, PHU VANG DISTRICT, THUA THIEN HUE PROVINCE): 
VIEW FROM TRADITIONAL FISHING AND SEAFOOD PROCESSING 
Nguyen Thang Long 
Faculty of History, University of Sciences, Hue University 
Email: longvhnt2005@yahoo.com 
ABSTRACT 
Thai Duong Ha is the village which was early established in coastal region of Thua 
Thien Hue province. From the beginning, based on the sources of the sea and 
lagoon, residents have created the life. Over the long time, fishing and seafood 
processing have becoming to the main profession of Thai Duong Ha villagers. The 
aim of this report is to introduce some fishing professional and seadfoods 
processing, thereby, showing the role of these professions in their life. Finally, the 
paper also proposes solutions to protect and promote the values of traditional 
production culture of villagers. 
Keywords: Culture, fishing, seashore, Thai Duong Ha, tradition, village. 
Nguyễn Thăng Long sinh ngày 20/12/1980 tại Thanh Hóa. Năm 2004, ông 
tốt nghiệp cử nhân ngành Lịch sử tại Trường Đại học Khoa học, Đại học 
Huế. Năm 2014, ông tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Dân tộc học tại Đại 
học Khoa học, Đại học Huế. Từ năm 2005 đến nay, ông công tác tại Phân 
viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam tại Huế. 
Lĩnh vực nghi n c u: lịch sử, văn hóa, dân tộc học. 

File đính kèm:

  • pdfvan_hoa_san_xuat_cua_cu_dan_lang_thai_duong_ha_thi_tran_thua.pdf