Vận dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực để tổ chức dạy học tích hợp giáo dục phát triển bền vững trong môn Địa lí 10 ở trường trung học phổ thông

Nhằm nâng cao hiệu quả dạy học tích hợp Giáo dục phát triển bền vững trong môn

Địa lí, ngoài việc lựa chọn nội dung Giáo dục phát triển bền vững một cách khoa học thì việc

lựa chọn phương pháp dạy học và kĩ thuật dạy học phù hợp là rất quan trọng. Để phát huy

khả năng sáng tạo và trí tưởng tượng, hình thành ý tưởng mới, phát triển tầm nhìn trong

Giáo dục phát triển bền vững, giáo viên nên sử dụng phương pháp dạy học: Tình huống, học

tập hợp tác theo nhóm và kĩ thuật khăn trải bàn. Cũng thông qua phương pháp dạy học: tình

huống và phương pháp đóng vai học sinh được xử lí tình huống giả định hay được đóng các

vai diễn gần sát với thực tế giúp người học cùng nhau nói lên quan điểm, thể hiện thái độ

của mình, các em kết hợp để cùng giải quyết vấn đề, đây là cách hình thành giá trị sống cho

học sinh. Các phương pháp dạy học: Dự án, thực địa giúp cho học sinh có sự học tập kết

nối từ môi trường thực tế - Học thông qua tự trải nghiệm của bản thân; học tập các phương

pháp này học sinh sẽ được rèn luyện kĩ năng giải quyết vấn đề trong môi trường thực tiễn

và hình thành thói quen, hành vi sống bền vững.

Vận dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực để tổ chức dạy học tích hợp giáo dục phát triển bền vững trong môn Địa lí 10 ở trường trung học phổ thông trang 1

Trang 1

Vận dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực để tổ chức dạy học tích hợp giáo dục phát triển bền vững trong môn Địa lí 10 ở trường trung học phổ thông trang 2

Trang 2

Vận dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực để tổ chức dạy học tích hợp giáo dục phát triển bền vững trong môn Địa lí 10 ở trường trung học phổ thông trang 3

Trang 3

Vận dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực để tổ chức dạy học tích hợp giáo dục phát triển bền vững trong môn Địa lí 10 ở trường trung học phổ thông trang 4

Trang 4

Vận dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực để tổ chức dạy học tích hợp giáo dục phát triển bền vững trong môn Địa lí 10 ở trường trung học phổ thông trang 5

Trang 5

Vận dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực để tổ chức dạy học tích hợp giáo dục phát triển bền vững trong môn Địa lí 10 ở trường trung học phổ thông trang 6

Trang 6

Vận dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực để tổ chức dạy học tích hợp giáo dục phát triển bền vững trong môn Địa lí 10 ở trường trung học phổ thông trang 7

Trang 7

Vận dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực để tổ chức dạy học tích hợp giáo dục phát triển bền vững trong môn Địa lí 10 ở trường trung học phổ thông trang 8

Trang 8

Vận dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực để tổ chức dạy học tích hợp giáo dục phát triển bền vững trong môn Địa lí 10 ở trường trung học phổ thông trang 9

Trang 9

pdf 9 trang viethung 6600
Bạn đang xem tài liệu "Vận dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực để tổ chức dạy học tích hợp giáo dục phát triển bền vững trong môn Địa lí 10 ở trường trung học phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Vận dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực để tổ chức dạy học tích hợp giáo dục phát triển bền vững trong môn Địa lí 10 ở trường trung học phổ thông

Vận dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực để tổ chức dạy học tích hợp giáo dục phát triển bền vững trong môn Địa lí 10 ở trường trung học phổ thông
39 
HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2020-0055 
Educational Sciences, 2020, Volume 65, Issue 4, pp. 39-47 
This paper is available online at  
VẬN DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC 
ĐỂ TỔ CHỨC DẠY HỌC TÍCH HỢP GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 
TRONG MÔN ĐỊA LÍ 10 Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 
Đoàn Thị Thanh Phương 
Khoa Địa lí, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 
Tóm tắt. Nhằm nâng cao hiệu quả dạy học tích hợp Giáo dục phát triển bền vững trong môn 
Địa lí, ngoài việc lựa chọn nội dung Giáo dục phát triển bền vững một cách khoa học thì việc 
lựa chọn phương pháp dạy học và kĩ thuật dạy học phù hợp là rất quan trọng. Để phát huy 
khả năng sáng tạo và trí tưởng tượng, hình thành ý tưởng mới, phát triển tầm nhìn trong 
Giáo dục phát triển bền vững, giáo viên nên sử dụng phương pháp dạy học: Tình huống, học 
tập hợp tác theo nhóm và kĩ thuật khăn trải bàn. Cũng thông qua phương pháp dạy học: tình 
huống và phương pháp đóng vai học sinh được xử lí tình huống giả định hay được đóng các 
vai diễn gần sát với thực tế giúp người học cùng nhau nói lên quan điểm, thể hiện thái độ 
của mình, các em kết hợp để cùng giải quyết vấn đề, đây là cách hình thành giá trị sống cho 
học sinh. Các phương pháp dạy học: Dự án, thực địa giúp cho học sinh có sự học tập kết 
nối từ môi trường thực tế - Học thông qua tự trải nghiệm của bản thân; học tập các phương 
pháp này học sinh sẽ được rèn luyện kĩ năng giải quyết vấn đề trong môi trường thực tiễn 
và hình thành thói quen, hành vi sống bền vững. 
Từ khóa: Giáo dục phát triển bền vững, dạy học địa lí, phương pháp dạy học, kĩ thuật dạy học. 
1. Mở đầu 
Phát triển bền vững (PTBV) và giáo dục phát triển bền vững (GDPTBV) đang là một trong 
những vấn đề được quan tâm trong trong quá trình đổi mới. Giáo dục là con đường hữu hiệu 
nhất để đạt được mục tiêu PTBV. GDPTBV nhằm đạt đến một nền giáo dục chất lượng cao, 
ngang tầm với các nước trong khu vực, hướng tới một nền giáo dục tiên tiến, bền vững. 
Thuật ngữ “phát triển bền vững” có nguồn gốc từ những năm 70 của thế kỉ XX và lần đầu 
tiên đã nêu lên vấn đề về Môi trường và Phát triển nhờ sự ra đời của tác phẩm có nhan đề 
“Chiến lược bảo tồn thế giới” (1980). Thuật ngữ “phát triển bền vững” được trình bày chi tiết 
hơn trong các tài liệu là: “Chăm lo cho Trái Đất” (1991) và “Chương trình nghị sự 21” (1992) 
[1], [2] . 
Cũng trong chương trình nghị sự 21 (1992) thuật ngữ GDPTBV lần đầu tiên được đưa ra, 
những nghiên cứu ban đầu về GDPTBV chú ý đến những khía cạnh cơ bản về giá trị đạo đức, trang 
bị thái độ, kĩ năng cho người học trong vấn đề môi trường và phát triển. Đi sâu để làm rõ khái niệm 
GDPTBV có nhiều tổ chức, tác giả nghiên cứu, trong đó khái niệm mà tổ chức UNESCO đã làm rõ 
được sự liên kết giữa giáo dục với các khía cạnh khác nhau của PTBV như sau: “GDPTBV trao 
quyền cho người học, giúp người học đưa ra quyết dịnh phù hợp và có trách nhiệm đối với sự 
toàn vẹn về môi trường, thúc đẩy phát triển kinh tế và tạo dựng một xã hội công bằng cho thế hệ 
Ngày nhận bài: 11/3/2020. Ngày sửa bài: 27/3/2020. Ngày nhận đăng: 10/4/2020. 
Tác giả liên hệ: Đoàn Thị Thanh Phương. Địa chỉ e-mail: thanhphuong77@gmail.com 
Đoàn Thị Thanh Phương 
40 
hiện tại và tương lai trong khi tôn trọng sự đa dạng văn hóa. GDPTBV là quá trình học tập suốt 
đời và là một phần của giáo dục có chất lượng. GDPTBV là giáo dục tích hợp và tạo sự chuyển 
biến, theo đó, chú trọng nội dung và kết quả học tập, phương pháp và môi trường học tập. 
GDPTBV đạt được mục tiêu đặt ra thông qua việc chuyển biến xã hội” [3; tr. 110], [4]. 
Bàn về cách thức tổ chức dạy học GDPTBV, tài liệu “Chương trình nghị sự 2030 - Giáo dục 
và học tập suốt đời trong các mục tiêu phát triển bền vững” cho rằng cần lựa chọn những nội 
dung thích hợp để giáo dục rộng rãi các đối tượng như là: giáo dục người trưởng thành và học 
tập suốt đời là triết lí quan trọng. Các tài liệu của UNESCO cũng gợi ý các hình thức tổ chức 
GDPTBV nên được tiến hành một các phong phú mọi lúc mọi nơi như ở trong, ngoài lớp học, 
đặc biệt là sử dụng phương pháp dạy học dự án và thực hiện ngoài môi trường thực tế ở địa 
phương hoặc khảo sát hiện tượng thực tế gần gũi với người học như: sử dụng năng lượng, vệ 
sinh môi trường sống...tại lớp học, kí túc xá, nhà ở. Để đạt được mục tiêu dạy học, việc lựa chọn 
phương pháp dạy học phù hợp để mang lại hiệu quả trong GDPTBV là: kể chuyện, tranh luận, 
trình diễn, trò chơi, đố vui, đóng vai/diễn kịch, múa rối, thí nghiệm, bài tập thực hành, làm áp 
phích, hình mẫu, thảo luận nhóm, hát và nhảy [5] [6],[7]. 
Về vấn đề tích hợp nội dung GDPTBV trong dạy học Địa lí. Các nhà nghiên cứu giáo dục 
cho rằng GDPTBV và dạy học Địa lí có mối quan hệ gần gũi với nhau cả về nội dung và tính 
giáo dục trong dạy học. Địa lí học bao gồm cả khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, cả hai khía 
cạnh này đều phải được xem xét dựa trên sự phát triển bền vững. Các vấn đề trong địa lí học 
thường hay đề cập đến như: xung đột sắc tộc, tôn giáo, dân số, tài nguyên, môi trường; những 
hiểu biết về không gian trong địa lí...[8; tr. 120]. Cũng bàn về vấn đề dạy học tích hợp 
GDPTBV trong các môn học ở nhà trường phổ thông, cuốn sách “Hướng dẫn lồng ghép về 
PTBV” dành cho việc định hướng thay đổi chương trình trong giáo dục và viết sách giáo khoa. 
Đây là tài liệu được UNESCO gợi ý rất chi tiết về cách tích hợp nội dung GDPTBV trong môn 
Địa lí. Đặc biệt là sự lựa chọn các nội dung Địa lí làm sao để có sự gắn kết một cách khoa học 
giữa PTBV với Địa lí và vẫn giữ được đặc trưng của môn học. 
Bên cạnh lựa chọn nội dung GDPTBV phù hợp với dạy học Địa lí thì lựa chọn phương 
pháp dạy học phù hợp cũng là vấn đề quan trọng nhằm đạt được mục tiêu PTBV. Một trong 
những quan điểm dạy học phù hợp ở đây là: dạy học lấy người học làm trung tâm. Dạy học lấy 
học sinh làm trung tâm giúp người học được tự lực khám phá những cái mình chưa biết và được đặt 
vào những tình huống của đời sống thực tế, ... ranh nhận chủ đề. 
+ Giáo viên chuẩn bị sẵn 4 bức tranh, mỗi bức tranh thể hiện về một chủ đề trong dự án. 
+ Đại diện các nhóm sẽ lên rút thăm để nhận chủ đề của nhóm mình 
- Ký cam kết để thực hiện dự án 
Bước 3: Thực hiện dự án 
Bước 4. Tổng kết đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ trong dự án 
 * Một số điểm cần lưu ý: 
- Giáo viên nên soạn cam kết thực hiện theo tiến trình về thời gian và nội dung thực hiện, 
học sinh kí trước khi thực hiện cho đúng với kế hoạch đề ra. 
- Khi thực hiện các dự án ngoài trời, giáo viên lưu ý học sinh có thể tham khảo thêm ý kiến 
kiến hoặc sự hỗ trợ của phụ huynh, người dân địa phương, cán bộ làm công tác Đoàn – Hội để 
dự án thêm hiệu quả. 
2.2.3. Phương pháp thực địa 
* Phương pháp dạy học thực địa có ý nghĩa [10], [12]: 
- Giúp học sinh có cơ hội liên hệ kiến thức lí thuyết đã học với thực tế địa phương. Học 
bằng phương pháp thực địa giúp cho học sinh hiểu được mối quan hệ giữa các nhân tố tự nhiên 
với môi trường và kinh tế - xã hội. Ngoài ra, thực địa còn giúp học sinh được làm việc theo 
nhóm, phát huy khả năng giải quyết vấn đề. 
- Sử dụng phương pháp thực địa giúp cho học sinh hiểu được hoàn cảnh tự nhiên, xây dựng 
nhận thức về môi trường tự nhiên và khuyến khích sự tham gia hoạt động bảo vệ môi trường ở 
nhà trường, địa phương. 
* Các bước tiến hành phương pháp thục địa: 
 1. Chuẩn bị: 
- Giáo viên lựa chọn địa điểm và khảo sát địa bàn thực địa 
- Giáo viên lập kế hoạch thực địa 
- Chuẩn bị tài liệu học tập, cơ sở vật chất. 
2. Tiến hành thực địa 
Đoàn Thị Thanh Phương 
44 
3. Học sinh tổng hợp tài liệu, xử lí số liệu, viết báo cáo và báo cáo kết quả thực địa 
* Ví dụ: Khi dạy chủ đề “Một số quy luật của lớp vỏ địa lí”, giáo viên có thể hướng dẫn học 
sinh khảo sát một dòng sông ở địa địa phương bị ô nhiễm, một cánh rừng bị chặt phá, người dân 
đốt nước làm rẫydưới dạng bài tập vận dụng. Giáo viên hướng dẫn học sinh về các mặt sau: 
- Vai trò của sông ngòi/rừng đối với con người, kinh tế, xã hội. 
- Tình hình của con sông/cánh rừng trong quá khứ. 
- Nguyên nhân dẫn đến tình trạng hiện nay. 
- Hậu quả và biện pháp khắc phục. 
* Một số điểm cần lưu ý: 
- Giáo viên nên chia học sinh thành các nhóm từ 5 đến 10 người để dễ quản lí và phân chia 
nhiệm vụ khi thực địa. 
- Khi ra thực địa yêu cầu học sinh quan sát, ghi chép, quay phim, chụp ảnh để tập hợp 
thông tin một cách khoa học và đầy đủ. 
2.2.4. Phương pháp đóng vai 
* Phương pháp đóng vai có ý nghĩa: 
- Cách diễn xuất xuất phát từ thực tế cộng với óc tưởng tượng, sáng tạo của học sinh, giúp cho 
học sinh quan tâm hơn với các vấn đề PTBV, là cơ sở giúp cho học sinh thể hiện khả năng giải quyết 
vấn đề và ra quyết định. 
* Quy trình của phương pháp này như sau [10], [12]: 
Bước 1: Tạo không khí để đóng vai. 
Bước 2: Lựa chọn vai. 
Bước 3: Hướng dẫn "diễn viên " đóng vai. 
Bước 4: Hướng dẫn thảo luận và đánh giá "vở diễn". 
* Ví dụ: Sử dụng phương pháp đóng vai nhằm giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên rừng qua 
tình huống: Nạn phá rừng và suy thoái rừng là mối đe dọa lớn nhất đối với kho tài nguyên xanh 
trên toàn thế giới. Tình trạng suy thoái rừng xảy ra khi các hệ sinh thái rừng mất đi chức năng 
cung cấp các loại hàng hóa, dịch vụ quan trọng cho con người và thiên nhiên. Hơn một nửa số 
khu rừng nhiệt đới trên toàn thế giới đã bị phá hủy kể từ năm 1960, và cứ mỗi giây, hơn 1 ha 
rừng nhiệt đới bị phá hủy hoặc bị suy thoái nghiêm trọng (sưu tầm: https://baomoi.com/). Ý 
kiến của các vai diễn như sau: 
- Người dân tộc H'Mông: Cần phá rừng để làm nương, làm rẫy cứu đói cho dân làng; lấy củi để 
đun; lấy gỗ, động vật để bán lấy tiền sinh sống, chữa bệnh. 
- Cán bộ kiểm lâm: Không được phá rừng vì rừng có tác dụng làm sạch không khí, là nơi 
sinh sống của sinh vật, bảo vệ nguồn nước, chắn gió 
- Trưởng bản: Ta đã sống gắn bó với rừng cả đời người, ông cha ta luôn dạy con cháu rằng 
rừng của chúng ta là “rừng thiêng”, là báu vật của làng, nếu ai xâm phạm rừng thì “chúa rừng” 
sẽ “trừng trị”. Hiện nay, một số người đã chặt phá nên rừng đang “nổi giận”. 
- Lâm tặc: Khai thác gỗ để có tiền làm nhà đẹp, sống sung sướng; sau khi khai thác thì cây 
rừng sẽ tự mọc lại, động vật lại tự sinh sôi. Vì vậy, cần phải khai thác sinh vật trong rừng. 
* Một số điểm cần lưu ý: 
- Học sinh phải làm nổi bật được mục đích của tình huống trong vai diễn. 
- Giáo viên nên khích lệ tất cả các học sinh cùng tham gia, kể cả học sinh nhút nhát. 
2.2.5. Phương pháp dạy học tình huống 
* Ý nghĩa của phương pháp dạy học tình huống: 
Khi giải quyết được tình huống, học sinh được hình thành và rèn luyện các kĩ năng học tập như: 
Vận dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực để tổ chức dạy học tích hợp 
45 
thu thập thông tin tìm kiếm thông tin, phân tích thông tin, giải quyết vấn đề. 
* Các bước thực hiện [10], [12]: 
1. Chuẩn bị: Xác định mục tiêu, nội dung; Xây dựng tình huống dạy học; Phân tích trình độ nhận 
thức, kinh nghiệm, đặc điểm tâm lí học sinh; Chuẩn bị câu hỏi, phương tiện dạy học; Lập kế hoạch, dự 
kiến tình huống phát sinh. 
2. Thực hiện: Giới thiệu tình huống; Xử lí tình huống 
3. Tổng kết 
Ví dụ: Khi học bài “cơ cấu dân số”, có tình huống sau: 
Một bài viết (địa chỉ: www.tapchicongsan.org.vn, đăng ngày 24/10/2018 21:33') có thông 
tin như sau: “Để mong có được con trai nối dõi tông đường, thờ phụng tổ tiên, phụng dưỡng 
cha mẹ, nhiều cặp vợ chồng đã chủ động về chế độ ăn uống, chọn phương pháp thụ tinh, sau khi 
đã có thai thì sử dụng siêu âm, bắt mạch, để lựa chọn giới tính thai nhi”. 
Vậy theo em, việc lựa chọn giới tính thai nhi ở một số nước châu Á hiện nay có ảnh hưởng 
đến tình trạng mất cân bằng giới không? Ảnh hưởng của tình trạng mất cân bằng giới đến kinh 
tế, văn hóa, xã hội như thế nào. 
* Một số điểm cần lưu ý: Tình huống là các sự kiện hay các câu chuyện trên báo chí nên 
khi sưu tầm cần chú ý tới tính chân thực, hấp dẫn người nghe và đặc biệt là cần lựa chọn câu 
chuyện có tính giáo dục cao. 
2.2.6. Kĩ thuật khăn trải bàn 
* Ý nghĩa của kĩ thuật khăn trải bàn: Giúp học sinh được tiếp cận với nhiều giải pháp và 
chiến lược khác nhau trong học tập. Ngoài ra, sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn trong dạy học tích 
hợp nội dung GDPTBV còn giúp học sinh rèn luyện kĩ năng tư duy, quyết định và giải quyết 
vấn đề. Trong quá trình làm việc học sinh đạt được mục tiêu làm việc cá nhân cũng như hợp tác, 
tạo cơ hội cho học tập có sự phân hóa. Kĩ thuật này còn giúp nâng cao mối quan hệ giữa học 
sinh, tăng cường sự hợp tác, giao tiếp, học cách chia sẻ kinh nghiệm và tôn trọng lẫn nhau. 
Hình 1. Sơ đồ kĩ thuật “Khăn trải bàn” [13] 
(Nguồn: Dạy và học tích cực. Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học) 
* Ví dụ: Khi dạy bài 17. Sinh quyển - các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố 
của sinh vật. Giáo viên sử dụng kĩ thuật dạy học khăn trải bàn để hướng dẫn học sinh thực hiện 
nhiệm vụ. 
Các bước thực hiện: 
- Bước 1: Giáo viên chia lớp thành các nhóm (4 hoặc 5 người/nhóm), phát cho mỗi nhóm 
một tờ giấy A0, sau đó nêu yêu cầu cho các nhóm thực hiện. Yêu cầu như sau: Hãy nêu nguyên 
nhân dẫn đến sự tuyệt chủng của một số loài sinh vật ở địa phương em và các biện pháp bảo vệ 
và cải thiện đa dạng sinh học. 
Đoàn Thị Thanh Phương 
46 
Bước 2. Học sinh làm việc cá nhân và ghi ý kiến của mình ra góc tờ giấy A0 trong thời gian 
khoảng 2 phút. Hết thời gian hoạt động cá nhân, nhóm tiến hành trao đổi ý kiến, thống nhất ý 
kiến, ghi kết quả vào giữa tờ giấy A0. 
Bước 3. Đại diện các nhóm trình bày kết quả. Các nhóm khác góp ý kiến, giáo viên nhận 
xét và rút ra kết luận. 
* Một số điểm cần lưu ý: Nếu số lượng học sinh trong nhóm đông, thời gian sắp xếp chỗ 
ngồi làm tốn thời gian, giáo viên nên phát cho mỗi học sinh một tờ giấy để ghi ý kiến riêng, sau 
đó học sinh ghi ý kiến chung vào tờ giấy A0. 
2.2.7. Kĩ thuật tranh luận 
* Ý nghĩa của kĩ thuật tranh luận : 
- Học sinh đề xuất những ý kiến khác nhau và những ý kiến đối lập được đưa ra tranh luận 
nhằm mục đích xem xét chủ đề dưới nhiều góc độ khác nhau. Mục tiêu của tranh luận không 
phải là nhằm “đánh bại” hay phủ nhận ý kiến đối lập mà nhằm xem xét chủ đề dưới nhiều 
phương diện khác nhau [10]. 
- Kĩ thuật tranh luận giúp cho học sinh rèn luyện tư duy logic khi yêu cầu học sinh chứng 
minh một số vấn đề như: giải pháp làm sạch nước sông, xây dựng hay không xây dựng nhà máy 
điện nguyên tử tại địa điểm A, có lợi hay có hại khi sử dụng sản phẩm biến đổi gen... Ngoài ra, 
phương pháp tranh luận còn phát triển tư duy phản biện cho học sinh, đây là tư duy cần thiết 
trong GDPTBV. 
Ví dụ: Giáo viên sử dụng kĩ thuật tranh luận để hướng dẫn học sinh giải quyết nhiệm vụ 
sau: Theo thông tin từ vi.wikipedia.org “Trong tương lai sẽ có rất nhiều nhà máy điện hạt nhân 
mới được xây dựng, nhưng đó vẫn là những vấn đề còn nóng hổi gây ra nhiều tranh cãi. Khi mà 
gần đây vào năm 2011 vụ nổ nhà máy điện hạt nhân Fukushima -1 tại Nhật Bản xảy ra. Nó làm 
dấy lên phong trào "tiếp tục sử dụng điện hạt nhân hay không?". Vậy theo em, nên hay không 
nên xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại Việt Nam. 
* Các bước tiến hành [10], [12]: 
Bước 1: Giáo viên chia lớp thành hai nhóm theo hai hướng ý kiến đối lập nhau. Một nhóm 
cần thu thập những lập luận ủng hộ, còn nhóm đối lập thu thập những luận cứ phản đối. 
Bước 2. Sau khi các nhóm đã thu thập luận cứ thì các nhóm bắt đầu thảo luận. Mỗi nhóm 
trình bày lập luận của mình: Nhóm ủng hộ đưa ra lập luận ủng hộ, nhóm phản đối đưa ra một ý 
kiến phản đối và cứ tiếp tục như vậy. 
Bước 3. Sau khi các lập luận của học sinh đã đưa ra thì tiếp theo là giai đoạn thảo luận 
chung của cả lớp và sau đó giáo viên đánh giá, kết luận thảo luận. 
* Một số điểm cần lưu ý: Giáo viên cần định hướng cho học sinh những nguyên tắc cần có 
khi tranh luận để mang lại hiệu quả như: Đưa ra các luận cứ vững chắc, lấy ví dụ hoặc chứng 
minh bằng các con số cụ thể có tính thuyết phục, tránh biến cuộc tranh luận thành tranh cãi. 
3. Kết luận 
Nhằm đạt được mục tiêu trong GDPTBV đề ra, các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích 
cực là công cụ để chuyển tải kiến thức, kĩ năng tới người học. Chúng còn giúp cho người học 
thay đổi thái độ, hành vi và giá trị sống. 
Vậy, sử dụng hợp lí các phương pháp và kĩ thuật dạy học sẽ giúp cho việc học tập của học sinh 
đạt hiệu quả trong dạy học tích hợp GDPTBV. Hiệu quả đạt được đó là: Học sinh được tham gia 
một cách tối đa vào quá trình học tập; Trên cơ sở học sinh tự khám phá, tự tìm hiểu giúp học sinh tự 
đưa ra cách giải quyết vấn đề về PTBV; Học sinh có khă năng ứng dụng những kiến thức đã học vào 
tình huống học tập khác nhau hoặc tình huống sẽ gặp trong thực tiễn. 
Vận dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực để tổ chức dạy học tích hợp 
47 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] United Nations sustainable development, 1992. United Nations Conference on Environment & 
Development Rio de Janerio, Brazil, 3 to 14 June 1992 - AGENDA 21, Brazil. 
[2] McKeown, Rosalyn, 2002. Education for Sustainable Development Toolkit, Marianne 
Chrystalbridge. 
[3] UNESCO, 2012. Education for Sustainable Development, France. 
[4] United Nations sustainable development, 1992. United Nations Conference on 
Environment & Development Rio de Janerio, 3 to 14 June 1992 - AGENDA 21, Brazil. 
[5] International Perspectives in Adult Education, 2016. Agenda 2030 – Education and 
Lifelong Learning in the Sustainable Development Goals, Schmitt, Heribert Hinzen / 
Sylvia, Germany. 
[6] Otieno, 2012. Faith-based education for sustainable development - teacher's toolkit, Kenya. 
[7] MCKeown, Rosalyn và Hopkins, Charles, 2007. "Moving Beyond the EE and ESD 
Disciplinary Debate in Formal Education". Journal of Education for Sustainable 
Development 1(1): 17–26. 
[8] UNESCO, 2017. Giáo dục vì Mục tiêu Phát triển bền vững, mục tiêu học tập. Cộng hòa Pháp. 
[9] Bernd Meier, và Nguyễn Văn Cường, 2014. Lí luận dạy học hiện đại - Cơ sở đổi mới mục 
tiêu, nội dung và phương pháp dạy học. Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội. 
[10] Trần Thị Tuyết Oanh, Phạm Khắc Chương, Phạm Viết Vượng, Bùi Minh Hiền, Nguyễn 
Ngọc Bảo, Bùi Văn Quân, Phan Hồng Vinh, Từ Đức Văn, 2011. Giáo dục học. Nxb Đại 
học Sư phạm, Hà Nội. 
[11] Đặng Văn Đức, 2007. Lí luận dạy học địa lí, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. 
[12] Bộ Giáo duc̣ và Đào tạo và Bỉ, Dự án Việt, 2010. Dạy và học tích cực. Một số phương 
pháp và kĩ thuật dạy học. Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. 
ABSTRACT 
Application of positive teaching methods and techniques to organize the integrating 
education for sustainable development in 10th grade geography at high school 
Doan Thi Thanh Phuong 
Faculty of Geography, Hanoi National University of Education 
In order to improve the effectiveness of teaching integrated Education Sustainable 
Development in geography subject, in addition to chooe the contents and the models integrated 
Education Sustainable Development in a scientific way, the selection of appropriate teaching 
methods and techniques is very important. In order to promote creativity and imagination, form 
new ideas and develop vision in Education Sustainable Development, teachers use teaching 
methods: Situational method, cooperative learning method in groups, and teaching techniques of 
tablecloths. By teaching methods such as situational and role-play methods, students can handle 
hypothetical situations or play roles close to reality that help learners to speak, express their 
attitude, and they can work together to solve problems. This is a way to create value for 
students. Teaching methods such as project method, fieldwork help students improve 
connections with real environment - Learning through personal experience. By studying these 
methods, students will practice problem-solving skills in a practical environment and form 
sustainable living habits and behaviors. 
Keywords: education sustainable development, teaching geography, teaching method, 
teaching techniques. 

File đính kèm:

  • pdfvan_dung_cac_phuong_phap_va_ki_thuat_day_hoc_tich_cuc_de_to.pdf