Vai trò thần đạo trong lễ tục vòng đời của người Nhật Bản

Thần đạo có mối quan hệ mật thiết với địa lý và lịch sử Nhật Bản, chính vì vậy nó có nhiều điểm

tương đồng với tính cách người Nhật. Đây là tôn giáo định hình văn hóa Nhật Bản cũng như được

chính nền văn hóa Nhật Bản định hình. Thần đạo không có kinh thư hay kinh thánh, không có các

điều răn và có điều luật để tín đồ phải tin theo. Nó chỉ có những câu cầu nguyện, những câu khấn

cổ là Norito hay Norii, đã được truyền miệng từ hàng thế kỷ trước. Mặc dù không có những câu giáo

điều, những điều buộc người theo đạo phải trung thành làm theo nhưng Thần đạo đem đến những

giá trị, chuẩn mực và cách nghĩ dần thấm sâu vào cuộc sống của người Nhật. Qua bài viết này

chúng tôi muốn cung cấp cho mọi người về tín ngưỡng của người Nhật Bản và sự quan trọng của

Thần đạo trong chính đời sống của người dân xứ Phù Tang. Bên cạnh đó, nhằm phục vụ cho nhu

cầu học hỏi, tìm hiểu về văn hóa Nhật Bản – nghiên cứu sâu hơn về vai trò Thần đạo, là những tư

liệu bổ ích cho những ai đang theo học tiếng Nhật nói riêng và văn hóa Nhật nói chung

Vai trò thần đạo trong lễ tục vòng đời của người Nhật Bản trang 1

Trang 1

Vai trò thần đạo trong lễ tục vòng đời của người Nhật Bản trang 2

Trang 2

Vai trò thần đạo trong lễ tục vòng đời của người Nhật Bản trang 3

Trang 3

Vai trò thần đạo trong lễ tục vòng đời của người Nhật Bản trang 4

Trang 4

Vai trò thần đạo trong lễ tục vòng đời của người Nhật Bản trang 5

Trang 5

pdf 5 trang viethung 11800
Bạn đang xem tài liệu "Vai trò thần đạo trong lễ tục vòng đời của người Nhật Bản", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Vai trò thần đạo trong lễ tục vòng đời của người Nhật Bản

Vai trò thần đạo trong lễ tục vòng đời của người Nhật Bản
2522 
VAI TRÒ THẦN ĐẠO TRONG LỄ TỤC VÒNG ĐỜI 
CỦA NGƯỜI NHẬT BẢN 
Huỳnh Kim Khánh, Lê Thị Hằng, 
Bùi Thị Thu Trang, Phạm Hoàng Tú Uyên 
Khoa Nhật Bản học, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh 
GVHD: ThS. Lưu Thế Bảo Anh 
TÓM TẮT 
Thần đạo có mối quan hệ mật thiết với địa lý và lịch sử Nhật Bản, chính vì vậy nó có nhiều điểm 
tương đồng với tính cách người Nhật. Đây là tôn giáo định hình văn hóa Nhật Bản cũng như được 
chính nền văn hóa Nhật Bản định hình. Thần đạo không có kinh thư hay kinh thánh, không có các 
điều răn và có điều luật để tín đồ phải tin theo. Nó chỉ có những câu cầu nguyện, những câu khấn 
cổ là Norito hay Norii, đã được truyền miệng từ hàng thế kỷ trước. Mặc dù không có những câu giáo 
điều, những điều buộc người theo đạo phải trung thành làm theo nhưng Thần đạo đem đến những 
giá trị, chuẩn mực và cách nghĩ dần thấm sâu vào cuộc sống của người Nhật. Qua bài viết này 
chúng tôi muốn cung cấp cho mọi người về tín ngưỡng của người Nhật Bản và sự quan trọng của 
Thần đạo trong chính đời sống của người dân xứ Phù Tang. Bên cạnh đó, nhằm phục vụ cho nhu 
cầu học hỏi, tìm hiểu về văn hóa Nhật Bản – nghiên cứu sâu hơn về vai trò Thần đạo, là những tư 
liệu bổ ích cho những ai đang theo học tiếng Nhật nói riêng và văn hóa Nhật nói chung. 
Từ khóa: Lễ tục, Nhật Bản, thần Đạo, tín ngưỡng, vòng đời. 
1 KHÁI NIỆM 
Khi nghiên cứu về tôn giáo của người Nhật Bản, ta có thể nói Thần đạo là tôn giáo bản địa của 
người Nhật. Nó đã ra đời và phát triển rất lâu ở Nhật Bản và ăn sâu vào tiềm thức cũng như trái tim 
của người dân. Thần đạo có mối quan hệ rất mật thiết với địa lý và lịch sử của Nhật Bản, chính vì 
vậy nó có nhiều điểm tương đồng với tính cách của người Nhật. 
Thần đạo (tiếng Nhật: 神道, Shintou) nghĩa là “con đường của Thần” (kami no michi), Kami (神) là 
các linh hồn hay vị thần hiện diện ở khắp mọi nơi. 
Lễ tục: Toàn thể những cách làm thông thường theo phong tục, áp dụng khi tiến hành một cuộc lễ. 
Vòng đời: Vòng đời là một trình tự được sắp xếp qua cái giai đoạn mà con người phải trải qua 
trong suốt cuộc đời mình. Mỗi vòng đời của con người bắt đầu từ khi được sinh ra, trưởng thành, kết 
hôn và chết đi. Với mỗi giai đoạn như thế con người thưởng tổ chức các nghi lễ được xem như là cột 
mốc để đánh dấu các mốc sự kiện quan trọng đó trong đời. 
Lễ tục là một chỉnh thể gồm nhiều yếu tố cấu thành có mối quan hệ hữu cơ với nhau và với cái toàn 
thể. Hai yếu tố nổi bật trong nghi lễ vòng đời là tín ngưỡng và lễ tục. Lễ tục vòng đời người không chỉ 
bắt đầu từ khi con người được sinh ra, mà từ khi thai nhi bắt đầu được hình thành. Hệ thống nghi lễ 
2523 
gồm rất nhiều lễ nghi này sẽ kéo dài theo suốt đời người đến khi chết. Theo hệ thống và một trật tự 
nhất định có thể chia lễ tục vòng đời người theo từng giai đoạn: 
Nghi lễ liên quan đến việc sinh đẻ và thời thơ ấu: Lễ Miyamairi (宮参), Lễ Shichigosan (七五三), Lễ 
Hinamatsuri(雛祭り), Lễ Kodomo no hi (子供の日). 
Nghi lễ liên quan đến tuổi trưởng thành: Lễ Thành nhân(成人の日), Lễ kết hôn(結婚式) 
Nghi lễ liên quan đến tuổi già và tang ma: Lễ tang (葬式) 
2 VAI TRÒ THẦN ĐẠO TRONG LỄ TỤC VÒNG ĐỜI CỦA NGƯỜI NHẬT BẢN 
2.1 Lễ Miyamairi (宮参り) 
Miyamairi (宮参り), nghĩa đen là “viếng thăm đền thờ”) là một nghi thức Shinto truyền thống ở Nhật 
Bản dành cho trẻ sơ sinh. Khoảng một tháng sau khi sinh (31 ngày đối với bé trai và 33 ngày đối với 
bé gái), cha mẹ và ông bà mang đứa trẻ đến đền thờ Thần đạo, để bày tỏ lòng biết ơn đối với các 
vị thần khi sinh em bé và có một linh mục cầu nguyện cho con sức khỏe và niềm vui. 
2.2 Lễ Shichigosan (七五三) 
Lễ Shichi-go-san (七五三) được diễn ra hàng năm tại Nhật Bản, vào chủ nhật gần nhất là ngày 15 
tháng 11, cha mẹ đưa con trai ba, năm tuổi và con gái ba, bảy tuổi đến đền thờ địa phương để cảm 
ơn các vị thần cho một tuổi thơ khỏe mạnh và để cầu xin một tương lai may mắn và thành công. 
Mỗi đứa trẻ cầm trên tay thanh kẹo Chitose ame (kẹo ngàn năm) có hai màu trắng, đỏ – những 
màu thường dùng trong các dịp tốt lành – đi kèm với chiếc túi giấy dài in hình hạc rùa (biểu tượng 
của sự trường thọ) hay shouchikubai (tùng, trúc, mai). 
2.3 Lễ Hinamatsuri (雛祭り) 
Lễ hội búp bê Nhật Bản (Hina matsuri 雛祭り) còn được biết đến với cái tên Lễ hội bé gái. Hina 
phiên âm tiếng Nhật chính là “búp bê nhỏ” còn Matsuri là “lễ hội truyền thống”, vì thế tên gọi của lễ 
hội Hina Matsuri mà người Việt hay gọi là lễ hội búp bê hay lễ hội dành cho các bé gái. 
Lễ hội Hina Matsuri vẫn được tổ chức hàng năm và là một nét văn hóa không thể thiếu trong đời 
sống tinh thần của người Nhật. Đây là dịp được nhiều gia đình chờ đón, với ý nghĩa cầu chúc sức 
khỏe và tương lai hạnh phúc cho các bé gái. Vào ngày này các bé gái sẽ đến đền thờ Thần đạo 
thực hiện các nghi lễ cầu nguyện cho bản thân may mắn, nhiều sức khoẻ, bố mẹ ước nguyện cho 
con cái mình có một cuộc hôn nhân hạnh phúc, gia đình sung túc mà,đó bậc cha mẹ nào cũng 
luôn mong muốn cho con gái của họ. 
2.4 Lễ Kodomo no hi (子供の日) 
Ngày của các bé trai ở Nhật vốn được tổ chức vào ngày 5 tháng 5 Âm lịch giống như Tết Đoan Ngọ 
của Việt Nam vậy. Tên gọi ban đầu của ngày này là Tango no sekku (端午の節句), theo tiếng Hán 
2524 
cũng có nghĩa là Đoan Ngọ, đánh dấu sự khởi đầu của một mùa hè, mùa mưa mới. Ở Nhật, bắt 
đầu từ thời Edo, đến ngày 5 tháng 5 (lúc bấy giờ vẫn còn sử dụng Âm lịch), các gia đình sẽ treo cây 
sào có gắn lá cờ đuôi nheo cá chép này trước sân nhà mình để cầu cho con trai của mình sẽ luôn 
cố gắng vươn lên, mạnh mẽ và ngày càng thành công trong cuộc sống, tựa như hình ảnh cá chép 
mạnh mẽ vượt vũ môn để hóa rồng. 
2.5 Lễ Thành nhân (成人の日) 
Ngày Lễ Thành nhân (成人の日) (Thành Nhân Nhật). Ngày lễ Thành Nhân là một trong những quốc 
lễ của Nhật Bản, ngày có ý nghĩa trọng đại trong cuộc đời của mỗi chàng trai và cô gái Nhật Bản, 
ngày mà họ chính thức được coi đã bước sang tuổi trưởng thành với đầy đủ quyền và nghĩa vụ của 
công dân. 
Mỗi năm vào ngày 15 tháng 1, những thanh niên 20 tuổi đến thăm một ngôi đền để cảm ơn Kami vì 
đã đến tuổi trưởng thành. Ở Nhật Bản, độ tuổi trưởng thành là hai mươi. Với thanh niên Nhật Bản, 
đây là một trong những buổi lễ quan trọng nhất trong cuộc đời của họ bởi sau buổi lễ họ sẽ chính 
thức có những đặc quyền và nghĩa vụ của một công dân. 
Trong ngày lễ trưởng thành, người Nhật Bản tham gia các nghi lễ tôn giáo như cầu nguyện, xin 
bùa, làm lễ thanh tẩy tại các đền thờ Thần đạo. 
2.6 Lễ Kết hôn (結婚式) 
Kết hôn là một cột mốc quan trọng, là một bước ngoặc cuộc đời, là sự mở đầu cho rất nhiều thay 
đổi trong suốt phần đời còn lại đặc biết là với các cô gái ở Nhật. Ở Nhật Bản thì hình thức thức kết 
hôn có 4 kiểu: Tổ chức theo nghi lễ thần đạo, tổ chức theo nghi lễ của thiên chúa giáo, tổ chức theo 
nghi lễ Phật giáo và tổ chức theo kiểu hiện đại bình thường. Đám cưới theo đạo Shinto (Thần đạo) là 
một phong tục lâu đời của người Nhật. Cô dâu và chú rể mặc trang phục truyền thống, làm lễ trước 
thần linh, tuân theo những nghi thức cầu kỳ. 
Trong đám cưới theo Thần đạo có thể nói lễ cưới mang tính chất quan trọng nhất trong 4 lễ lớn của 
Nhật Bản, thường được gọi là Kankon sosai bao gồm: lễ thành nhân, lễ cưới, lễ tang và lễ cúng tổ 
tiên. Đám cưới được xem là bước ngoặc lớn trong cuộc đời mỗi con người. Đám cưới được thực hiện 
theo Thần đạo không chỉ là nét văn hóa đặc trưng rất riêng chỉ có ở đất nước mặt trời mọc mà nó 
còn thể hiện được sự tôn thờ tôn giáo của riêng người Nhật Bản. Người Nhật Bản tổ chức lễ cưới 
theo Thần đạo với mong muốn được các vị thần linh phù hộ bảo vệ cho họ có một cuộc sống hôn 
nhân tốt đẹp và hạnh phúc, hơn nữa người nhật luôn luôn coi trọng, giữ gìn truyền thống văn hóa 
tốt đẹp của dân tộc chính vì vậy mà ngày nay càng nhiều gia đình Nhật Bản muốn tổ chức lễ cưới 
theo truyền thống. 
2.7 Lễ tang (葬式) 
Đối với người Nhật Bản nghi lễ tang ma có tính chất rất quan trọng trong cuộc đời con người. Do đó, 
trình tự của các nghi lễ tang ma (từ khi phát tang đến khi mai táng kết thúc) đều phải tuân thủ 
những quy định của luật pháp và phong tục tập quán của dân tộc. 
2525 
Vì đa số người dân Nhật Bản tổ chức lễ mai táng theo đạo Phật nên nghi lễ mai táng của người 
Nhật có phần hơi giống các quốc gia có dân số phần lớn là người theo đạo Phật. Với các nước 
hiều gia đình Nhật bản vẫn giữ bàn thờ Phật tổ, hay còn gọi là butsudan, bàn thờ này sẽ được 
dùng trong các lễ Phật; và rất nhiều gia đình còn có đền thờ Shinto, còn gọi là kamidana để xoa 
dịu kami của người quá cố. Một chiếc bàn nhỏ được đặt hoa, hương và một cây nến sẽ được đặt 
bên cạnh giường người chết. Đôi khi người ta sẽ đặt một con dao găm trên ngực người chết để 
xua đuổi tà ma. 
Khi một người qua đời gia đình, người thân và đông nghiệp sẽ được thông báo. Con trai cả đảm 
đương, bắt đầu bằng việc liên hệ với một ngôi đền để lên lịch tổ chức đám tang hoặc nếu chưa có 
con hoặc đã có con mà chưa có con trai thì tùy vào hoàn cảnh và tình huống linh động sẽ có người 
đứng ra đảm nhiệm tang lễ. 
3 BÀI HỌC 
3.1 Bài học kinh nghiệm cho người Nhật Bản 
Thần đạo là một tôn giáo giữ vị trí độc tôn và có ảnh hưởng lớn trong đời sống tâm linh của người 
dân. Với những giáo lý cao đẹp, giản dị, Thần đạo luôn là một tôn giáo mà người Nhật ưa chuộng 
nhất. Chính vì thế, Thần đạo và những tác động của nó tới đời sống văn hoá Nhật Bản bao giờ 
cũng là một đề tài mới mẻ, phong phú. Từ lập trường Thần đạo, người Nhật đã tiếp nhận những 
thành tựu văn hóa nước ngoài, và thông qua những giá trị của Thần đạo, các tư tưởng – tôn giáo 
ngoại lai lại bén rễ được vào đời sống tinh thần của người Nhật Bản. Thần đạo như là cửa ngõ mà 
mỗi giá trị văn hóa, tư tưởng nước ngoài đều phải “biến hình đổi dạng” để đi qua nếu muốn được 
hội nhập như một yếu tố văn hóa của xứ Phù Tang này. 
Trải qua bao thăng trầm của lịch sử mà có lúc tưởng chừng như không đứng dậy được, song Thần 
đạo vẫn luôn đóng góp một vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân Nhật Bản. 
Bên cạnh cuồng quay của cuộc sống thường nhật, những toan tính về đời sống vật chất, người 
Nhật vẫn không quên quay về với tôn giáo truyền thống của mình. Để tỏ lòng biết ơn, cảm kích đến 
các vị thần một số người đi lễ cầu nguyện khi bản thân thấy cần thiết. Tuy nhiên, đối với giới trẻ 
Nhật Bản cần đặt ra một dấu hỏi lớn, khi các chàng trai và cô gái đến đền thờ khoác lên mình 
những bộ kimono truyền thống nhưng thật sự họ đến với thần linh có bằng tất cả sự tôn kính, thờ 
tụng hay chỉ là phần hội nhiều hơn phần lễ. 
3.2 Bài học kinh nghiệm cho người Việt Nam 
Trong Thần đạo không có cái nhìn bi quan về cuộc đời giống Phật giáo mà nó chỉ đơn giản là 
những suy nghĩ quan niệm của người dân Nhật Bản về những hiện tượng thiên nhiên xấu, những 
thẩm họa thiên nhiên, họ xem đó là sự nổi giận của các vị thần. Đây cũng là điểm giống với những 
quan niệm của người Việt Nam ta. Người Việt Nam từ xưa đến nay đặc biệt với những người làm 
nghề trồng trọt luôn sống phụ thuộc vào thiên nhiên, từ đó người Việt cũng có những tín ngưỡng về 
thần linh giống như Thần đạo của người Nhật. Cả người Nhật và người Việt xưa đều tin những hiện 
tượng tự nhiên như nắng, mưa, thiên tai... là do thần linh tạo ra. 
2526 
Tuy giống nhau về cách nghĩ và quan niệm về thiên nhiên giống nhau nhưng người Việt không xem 
tín ngưỡng đó là một tôn giáo như người dân Nhật Bản. Có thể nới tuy Nhật Bản và Việt Nam đều 
có những nết tương đồng về tín ngưỡng những cũng có những sự khác biệt chính điều đó đã tạo 
nên được sự độc đáo của mỗi quốc gia. 
4 KẾT LUẬN 
Tổng quan, khi bàn về nghi lễ vòng đời là thể hiện quan niệm về nhân sinh bên cạnh đó là vai trò 
với ý nghĩa sâu sắc của Thần đạo – một nét riêng biệt trong tôn giáo của Nhật Bản. Nghi lễ vòng 
đời bắt đầu khi con người là bào thai. Sự kiện một con người sắp ra đời là điều quan trọng được 
quan tâm, tạo nên cảm xúc khác nhau với nhiều người. Bởi đó là quá trình chứa đựng những lo 
âu khắc khoải về sự hình thành ra đời của đứa bé và sự dẻo dai mạnh mẽ của người mẹ, “mẹ 
tròn con vuông” hay không phụ thuộc nhiều vào thời gian này. Thực hiện các nghi lễ đầu tiên cho 
thấy tầm quan trọng và ý nghĩa của sự xuất hiện một thành viên mới trong gia đình. Những nghi 
lễ sau khi đứa trẻ ra đời đến khi làm lễ trưởng thành cũng thế. Nó phản ánh quan niệm của 
người Nhật Bản về không gian tự nhiên – xã hội – văn hóa trong mối liên hệ chặt chẽ với con 
người. Các nghi lễ được thực hiện nhằm mục đích cầu xin thần linh đem lại mọi điều may mắn 
cũng như giúp đứa trẻ có thêm sự mạnh mẽ như nhận định Từ khi bé cất tiếng khóc chào đời, 
một thế giới mới mở ra và cũng là lúc bắt đầu bé trực tiếp không chỉ tự “trao đổi chất”, mà còn 
“giao tiếp tinh thần” với cộng đồng. 
Qua các nghi lễ, nhất là lễ cưới, đã thể hiện khá rõ cách nhìn nhận về trách nhiệm con người trong 
quan hệ khá đặc biệt mang tính cá nhân nhưng lại ảnh hưởng sâu sắc đến cả cộng đồng này. 
Trong quan hệ con người và thế giới tự nhiên, trên cơ sở tín ngưỡng đa thần, đời sống tâm linh của 
người Nhật Bản luôn hướng về cái cao cả, thiêng liêng được tôn thờ, đó là thế giới thần linh. Các 
nghi lễ vòng đời đóng vai trò quan trọng khi tạo niềm tin vững chắc rằng những nghi lễ được thực 
hiện sẽ giúp gia đình nhận được sự che chở của thần linh, nhằm đảm bảo một cuộc sống bình yên, 
hạnh phúc, thoát khỏi ốm đau, hoạn nạn. Bởi ở nghi lễ, các thành viên tri giác được sự đối lập giữa 
cái thiêng và cái tục. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Vĩnh Sính, Nhật Bản Cận đại, Nxb. TP. Hồ Chí Minh (1991) 
[2] Sueki Fumihiko, Lịch sử tôn giáo Nhật Bản, Japan Foundation (2000) 
[3] Sokyo Ono, Shinto the Kami Way, Nxb. Fortis (1998) 
[4] Phạm Minh Thảo, Lễ tục vòng đời, Nxb. Văn hóa Thông tin (1993) 
[5] Yukitaka Yamamoto, Shinto Meditations for Revering the Earth, Nxb. Bookpoint Limited (2000) 
[6] Phạm Hồng Thái, Tư tưởng thần đạo và xã hội Nhật Bản cận - hiện đại, Nxb. Khoa học Xã 
hội. 

File đính kèm:

  • pdfvai_tro_than_dao_trong_le_tuc_vong_doi_cua_nguoi_nhat_ban.pdf