Vai trò của siêu âm trong chẩn đoán bệnh tim bẩm sinh trước sinh

Bệnh tim bẩm sinh (BTBS) là dị tật phổ biến nhất

trong các dị tật bẩm sinh (DTBS) và là nguyên nhân tử

vong chu sinh hàng đầu, chiếm khoảng 8-10/1000 trẻ

sinh sống. Từ cuối những năm 1970, siêu âm tim đã là

một phương tiện chẩn đoán không xâm nhập và đáng

tin cậy trong chẩn đoán bệnh tim bẩm sinh. Chẩn đoán

trước sinh giúp phát hiện sớm các dị tật nặng, các bất

thường phối hợp có tỷ lệ bệnh tật và tử vong cao cho

phép chẩn đoán chính xác và phân loại đúng mức độ

nặng tiên lượng bệnh để có kế hoạch theo dõi tiến triển

bệnh và chuẩn bị cho cuộc đẻ diễn ra an toàn, đặc biệt

đối với nhóm bệnh tim bẩm sinh có chỉ định can thiệp

hoặc phẫu thuật kịp thời sau sinh. Tại cơ sở chúng tôi

chưa có nghiên cứu nào về đánh giá về vai trò của siêu

âm tim thai chi tiết trong chẩn đoán BTBS trước sinh.

Vì thế chúng tôi thực hiện đề tài này với mục tiêu đánh

giá vai trò của của siêu âm trong chẩn đoán bệnh tim

bẩm sinh trước sinh

Vai trò của siêu âm trong chẩn đoán bệnh tim bẩm sinh trước sinh trang 1

Trang 1

Vai trò của siêu âm trong chẩn đoán bệnh tim bẩm sinh trước sinh trang 2

Trang 2

Vai trò của siêu âm trong chẩn đoán bệnh tim bẩm sinh trước sinh trang 3

Trang 3

Vai trò của siêu âm trong chẩn đoán bệnh tim bẩm sinh trước sinh trang 4

Trang 4

Vai trò của siêu âm trong chẩn đoán bệnh tim bẩm sinh trước sinh trang 5

Trang 5

Vai trò của siêu âm trong chẩn đoán bệnh tim bẩm sinh trước sinh trang 6

Trang 6

pdf 6 trang minhkhanh 11400
Bạn đang xem tài liệu "Vai trò của siêu âm trong chẩn đoán bệnh tim bẩm sinh trước sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Vai trò của siêu âm trong chẩn đoán bệnh tim bẩm sinh trước sinh

Vai trò của siêu âm trong chẩn đoán bệnh tim bẩm sinh trước sinh
ÑIEÄN QUANG VIEÄT NAM Số 41 - 12/2020 17
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
SCIENTIFIC RESEARCH
SUMMARY
VAI TRÒ CỦA SIÊU ÂM TRONG CHẨN 
ĐOÁN BỆNH TIM BẨM SINH TRƯỚC SINH
Role of ultrasound in prenatal diagnosis of 
congenital heart defects
Lê Thị Thùy Trang*, Phạm Minh Thông**, Trần Danh Cường*, 
Phạm Chi Mai*
Purpose: Role of prenatal ultrasonographic in diagnostic of 
congenital heart defects
Subjects and methods: Descriptive study on 98 fetuses diagnosed 
congenital heart defects (CHDs) from August 2018 to September 2020 at 
National Obstetric and Gynecology. 50 cases with live birth, 22 cases of 
pregnancy termination, 4 cases of perinatal mortality, 22 cases of losing 
follow-up. The patient was performed an prenatal fetal heart ultrasound 
and follow the outcome.
Result: The mean maternal age was 28.5 ± 9.4 yrs old, the mean 
gestational age at the time of prenatal diagnosis of CHD was 28 ± 6,4 
weeks. CHDs accounts for a high proportion on prenatal ultrasound: 
ventricular septal defect (VSD), atrioventricular septal defect (AVSD) and 
the double outlet right ventricle (DORV) account for 14-15% of CHDs. 
The mild CHD account for 27.6%, critical CHD was 72.4%. Accuracy 
of prenatal echocardiography diagnosis was 88%. The severity of CHDs 
prenatal ultrasound affects pregnancy outcome (p<0.05).
Conclusion: Fetal echocardiography has high accuracy in prenatal 
diagnosis of CHDs. The severity of CHDs in prenatal ultrasound has an 
impact on pregnancy outcome.
Key word: Fetal echocardiography, congenital heart defects.
* Bệnh viện Phụ sản 
Trung ương
** Trường Đại học Y Hà Nội
ÑIEÄN QUANG VIEÄT NAM Số 41 - 12/202018
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh tim bẩm sinh (BTBS) là dị tật phổ biến nhất 
trong các dị tật bẩm sinh (DTBS) và là nguyên nhân tử 
vong chu sinh hàng đầu, chiếm khoảng 8-10/1000 trẻ 
sinh sống. Từ cuối những năm 1970, siêu âm tim đã là 
một phương tiện chẩn đoán không xâm nhập và đáng 
tin cậy trong chẩn đoán bệnh tim bẩm sinh. Chẩn đoán 
trước sinh giúp phát hiện sớm các dị tật nặng, các bất 
thường phối hợp có tỷ lệ bệnh tật và tử vong cao cho 
phép chẩn đoán chính xác và phân loại đúng mức độ 
nặng tiên lượng bệnh để có kế hoạch theo dõi tiến triển 
bệnh và chuẩn bị cho cuộc đẻ diễn ra an toàn, đặc biệt 
đối với nhóm bệnh tim bẩm sinh có chỉ định can thiệp 
hoặc phẫu thuật kịp thời sau sinh. Tại cơ sở chúng tôi 
chưa có nghiên cứu nào về đánh giá về vai trò của siêu 
âm tim thai chi tiết trong chẩn đoán BTBS trước sinh. 
Vì thế chúng tôi thực hiện đề tài này với mục tiêu đánh 
giá vai trò của của siêu âm trong chẩn đoán bệnh tim 
bẩm sinh trước sinh.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu mô tả cắt ngang, 
theo dõi dọc trên 98 thai phụ có chẩn đoán bệnh tim 
bẩm sinh trước sinh từ tháng 8/2018 đến tháng 9/2020 
tại Bệnh viên Phụ sản Trung ương, có 50 trường hợp 
có kết quả siêu âm sau sinh, 22 trường hợp đình chỉ 
thai nghén, 4 trường hợp chết ngay sau sinh và 22 
trường hợp không theo dõi được.
Tất cả bệnh nhân tham gia được thực hiện siêu 
âm tim thai chi tiết với 9 mặt cắt theo hướng dẫn 
của Viện nghiên cứu siêu âm trong y học của Hoa Kỳ 
(AIUM) [1] và theo dõi diễn biến thai kì. Siêu âm tim sau 
sinh được thực hiện đối với các trẻ sinh sống và đối 
chiếu với kết quả siêu âm trước sinh.
• Diễn biến thai kỳ: 
- Bỏ thai: chấm dứt thai kỳ do bất thường tim thai.
- Mất sau sinh: tử vong sơ sinh
- Sống sau sinh: sau sinh trẻ sống và có kết quả 
siêu âm tim sau sinh 
- Không theo dõi được: bệnh nhân chưa đẻ, 
không tái khám.
• Chẩn đoán BTBS theo ICD 10 -CM 
(International Classification of Disease 10th-Clinical 
Modification) [2].
• Phân loại BTBS theo mức độ nặng [3]: 
- BTBS nặng: là nhóm gồm các BTBS cần can 
thiệp thông tim, phẫu thuật điều trị trong một năm đầu 
sau sinh. Gồm hai nhóm:
	Tuần hoàn phụ thuộc ống động mạch: có hẹp 
nặng van động mạch chủ hoặc phổi.
	Tuần hoàn không phụ thuộc ống động mạch: 
nhóm BTBS phức tạp có hoặc không có hẹp 
nhẹ van động mạch phổi hoặc chủ 
- BTBS nhẹ: BTBS có huyết động ổn định sau 
sinh mà không cần can thiệp hoặc phẫu thuật điều trị 
trong năm đầu. 
• Đối chiếu chẩn đoán 
- Chẩn đoán đúng: chẩn đoán trước sinh và sau 
sinh giống nhau
- Chẩn đoán không đúng: chẩn đoán trước và 
sau sinh khác nhau
III. KẾT QUẢ 
1. Đặc điểm chung (n=98)
Biểu đồ 1. Phân bố tuổi thai phụ trong nghiên 
cứu
Tuổi trung bình thai phụ là 28.5±9.4 tuổi. Trong đó 
nhóm tuổi từ 25-32 chiếm tỉ lệ cao nhất. Ngoài ra có 2 
bệnh nhân có tuổi lớn hơn 40 tuổi.
ÑIEÄN QUANG VIEÄT NAM Số 41 - 12/2020 19
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
2. Đặc điểm các BTBS trên siêu âm tim trước sinh (n=98)
Biểu đồ 4. Phân bố bệnh tim bẩm sinh trên siêu âm trước sinh.
Thông liên thất, kênh nhĩ thất, thất phải hai đường ra chiếm tỉ lệ cao nhất trên siêu âm trước sinh, từ 14 đến 15%
3. Vai trò của siêu âm tim thai trong chẩn đoán BTBS trước sinh (n=50)
Thông liên thất, kênh nhĩ thất, thất phải hai đường ra chiếm tỉ lệ cao nhất 
trên siêu âm trước sinh, từ 14 đến 15% 
Biểu đồ 5. Phân bố mức độ nặng của bệnh tim trên siêu âm trước sinh. 
15
14
5
7
1
2
2
4
4
4
5
2
14
1
9
4
1
1
3
Thông liên thất
Kênh nhĩ thất
Fallot 4
hẹp van ĐMP
Hẹp van ĐMC
Hẹp eo ĐMC
Gián đoạn quai ĐMC
Teo phổi-thông liên thất
Teo phổi-vách liên thất nguyên vẹn
Thân chung động mạch
Đảo gốc ĐM
Đảo gốc ĐM có sửa chữa bẩm sinh
Thất phải hai đường ra
Bất thường trở về tm phổi toàn phần
Tim một thất
Hội chứng thiểu sản tim trái
 Teo van ba lá
Bất thường van ba lá dạng Ebstein
Loạn sản van ba lá
0 2 4 6 8 10 12 14 16
BTBS 
27%
32%
41%
Mức độ nặng của BTBS
Nhẹ Nặng phụ thuộc ÔDM Nặng không phụ thuộc ÔDM
Thông liên thất, kên nhĩ thất, thất phải hai đường ra chiếm tỉ lệ cao nhất 
trên siêu âm trước sinh, từ 14 đến 5% 
Biểu đồ 5. Phân bố mức độ nặng của bệnh tim trên siêu âm trước sinh. 
15
14
5
7
1
2
2
4
4
4
5
2
14
1
9
4
1
1
3
Thông liên thất
Kênh nhĩ thất
Fallot 4
hẹp van ĐMP
Hẹp van ĐMC
Hẹp eo ĐMC
Gián đoạn quai ĐMC
Teo phổi-thông liê t ất
Teo phổi-vách liên thất nguyên vẹn
Thân chung động mạch
Đảo gốc ĐM
Đảo gốc ĐM có sửa chữa bẩm sinh
Thất phải hai đường ra
Bất thường trở về tm phổi toàn phần
Tim một thất
Hội chứng thiểu sả tim trái
 Teo van ba lá
Bất thường van ba lá dạng Ebstein
Loạn sản van ba lá
0 2 4 6 8 10 12 14 16
BTBS 
27%
32%
41%
Mức độ nặng của BTBS
Nhẹ Nặng phụ thuộc ÔDM Nặng không phụ thuộc ÔDM
Thông liên thất, kênh nhĩ thất, thất phải hai đường ra chiếm tỉ lệ cao nhất 
trên siêu âm trước sinh, từ 14 đến 15% 
Biểu đồ 5. Phân bố mức độ nặng của bệnh tim trên siêu âm trước sinh. 
15
14
5
7
1
2
2
4
4
4
5
2
14
1
9
4
1
1
3
Thông liên thất
Kênh nhĩ thất
Fallot 4
hẹp van ĐMP
Hẹp van ĐMC
Hẹp eo ĐMC
Gián đoạn quai ĐMC
Teo phổi-thông liên thất
Teo phổi-vách liên thất nguyên vẹn
Thân chung động mạ
Đảo gốc ĐM
Đảo gốc ĐM có sửa chữa bẩm sinh
Thất phải hai đường ra
Bất thường trở về tm phổi toàn phần
Tim một thất
Hội chứng thiểu sản tim trái
 Teo van ba lá
Bất thường van ba lá dạng Ebstein
Loạn sản van ba lá
0 2 4 6 8 10 12 14 16
BTBS 
27%
32%
41%
Mức độ nặng của BTBS
Nhẹ Nặng phụ thuộc ÔDM Nặng không phụ thuộc ÔDM
Thông liên thất, kênh nhĩ thất, thất phải hai đường ra chiếm tỉ lệ cao nhất 
trên siêu âm trước sinh, từ 14 đến 15% 
Biểu đồ 5. Phân bố mức độ nặng của bệnh tim trên siêu âm trước sinh. 
15
14
5
7
1
2
2
4
4
4
5
2
14
1
9
4
1
1
3
Thông liên thất
Kênh nhĩ thất
Fallot 4
hẹp van ĐMP
Hẹp van ĐMC
Hẹp eo ĐMC
Gián đoạn quai ĐMC
Teo phổi-thông liên thất
Teo phổi-vách liên thất nguyên vẹn
Thân chung động mạch
Đảo gốc ĐM
Đảo gốc ĐM có sửa chữa bẩm sinh
Thất phải hai đường ra
Bất thường trở về tm phổi toàn phần
Tim một thất
Hội chứng thiểu sản tim trái
 Teo van ba lá
Bất thường van ba lá dạng Ebstein
Loạn sản van ba lá
0 2 4 6 8 10 12 14 16
BTBS 
27%
32%
41%
Mức độ nặng của BTBS
Nhẹ Nặng phụ thuộc ÔDM Nặng không phụ thuộc ÔDM
Thông liên thất, kênh nhĩ thất, thất phải hai đường ra chiếm tỉ lệ cao nhất 
trên siêu âm trước sinh, từ 14 đến 15% 
Biểu đồ 5. Phân bố mức độ nặng của bệnh tim trên siêu âm trước sinh. 
15
14
5
7
1
2
2
4
4
4
5
2
14
1
9
4
1
1
3
Thông liên thất
Kênh nhĩ thất
Fallot 4
hẹp van ĐMP
Hẹp van ĐMC
Hẹp eo ĐMC
Gián đoạn quai ĐMC
Teo phổi-thông liên thất
Teo phổi-vách liên thất nguyên vẹn
Thân chung động mạch
Đảo gốc ĐM
Đảo gốc ĐM có sửa chữa bẩm sinh
Thất phải hai đường ra
Bất thường trở về tm phổi toàn phần
Tim ột thất
Hội chứng thiểu sản tim trái
 Teo van ba lá
Bất thường van ba lá dạng Ebstein
Loạn sản van ba lá
0 2 4 6 8 10 12 14 16
BTBS 
27%
32%
41%
Mức độ nặng của BTBS
Nhẹ Nặng phụ thuộc ÔDM Nặng không phụ thuộc ÔDM
Thông liên hất, k nh nhĩ thất, thất phải hai đường ra chiếm tỉ lệ cao nhất 
trên siêu âm trước sinh, từ 14 đến 15% 
Biểu đồ 5. Phân bố mức độ nặng của bệnh tim trên siêu âm trước sinh. 
15
14
5
7
1
2
2
4
4
4
5
2
14
1
9
4
1
1
3
Thông liên thất
Kênh nhĩ thất
Fallot 4
hẹp van ĐMP
Hẹp van ĐMC
Hẹp eo ĐMC
Gián đoạn quai ĐMC
Teo phổi-thông liên thất
Teo phổi-vách liên thất nguyên vẹn
Thân chung động mạch
Đảo gốc ĐM
Đảo gốc ĐM có sửa chữa bẩm sinh
Thất phải hai đường ra
Bất thường trở về tm phổi toàn phần
Tim một thất
Hội chứng thiểu sản tim trái
 Teo van ba lá
Bất thường van ba lá dạng Ebstein
Loạn sản van ba lá
0 2 4 6 8 10 12 14 16
BTBS 
27%
32%
41%
Mức độ nặng của BTBS
Nhẹ Nặng phụ thuộc ÔDM Nặng không phụ thuộc ÔDM
Biểu đồ 2. Thời điểm chẩn đoán BTBS trước sinh
Thời điểm chẩn đoán BTBS trung bình là 28 ± 6,4 
tuần, sớm nhất là 17 tuần và muộn hất là 39 tuần.
Biểu đồ 3. Diễ biến thai kỳ
Diễn biến thai kỳ có hơn 50% trẻ sống sau sinh, 
22% bỏ thai
Biểu đồ 5. Phân bố mức độ nặng của bệnh tim trên siêu âm trước sinh.
Nhóm nặng chiếm chủ yếu với 72.4%, trong đó nhóm BTBS hụ thuộc ống động mạch sau sinh chiếm tỷ lệ 
cao nhất với 40.8% . 
ÑIEÄN QUANG VIEÄT NAM Số 41 - 12/202020
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Biểu đồ 6. Đối chiếu kết quả chẩn đoán bệnh tim bẩm sinh trước và sau sinh
Tỷ lệ chẩn đoán đúng các BTBS trên siêu âm 
trước sinh là 88%. Có 6 trường hợp chẩn đoán sai 
BTBS trên siêu âm trước sinh.
Bảng 1. Đối chiếu phân loại BTBS theo mức độ 
nặng trước và sau sinh
Phân loại đúng
Tỷ lệ 
phân 
loại 
đúng
Có Không
n
%
n
%
Mức 
độ 
nặng
Nhẹ
22 0
100%
Nặng
không phụ 
thuộc ÔĐM
10 0
100%
phụ thuộc 
ÔĐM
16 2
88,9%
Tổng 48 2 96%
Bảng 2. Mối liên quan giữa phân loại nặng BTBS 
trước sinh và diễn biến thai kì (n=76)
Diễn biến thai kỳ
Bỏ thai Mất sau 
sinh
Sống 
sau 
sinh
Phân 
loại 
nặng 
trước 
sinh
Nặng 21
38.2%
4
7.3%
30
54.5%
p<0,05
Nhẹ 1
4.8%
0
0.0%
20
95.2%
Chi-Squared test
Trong 76 thai phụ được theo dõi diễn biến thai kì, 
tỉ lệ bỏ thai và chết sau sinh ở nhóm BTBS nặng cao 
hơn so với nhóm BTBS nhẹ. Có mối liên quan giữa diễn 
biến thai kỳ với phân loại nặng trước sinh, sự khác biệt 
này có ý nghĩa thống kê, với p<0.05.
III. BÀN LUẬN
1. Đặc điểm chung
Theo biểu đồ 1, tuổi thai phụ trung bình là 28,5 
± 9.4, trong đó nhóm tuổi hay gặp nhất là 25-32 tuổi 
Nhóm nặng chiếm chủ yếu với 72.4%, trong đó nhóm BTBS phụ thuộc ống 
động mạch sau sinh chiếm tỷ lệ cao nhất với 40.8% . 
3. Vai trò của siêu âm tim thai trong chẩn đoán BTBS trước sinh (n=50) 
Biểu đồ 6. Đối chiếu kết quả chẩn đoán bệnh tim bẩm sinh trước và sau sinh 
Tỷ lệ chẩn đoán đúng các BTBS trên siêu âm trước sinh là 88%. Có 6 trường 
hợp chẩn đoán sai BTBS trên siêu âm trước sinh. 
Bảng 1. Đối chiếu phân loại BTBS theo mức độ nặng trước và sau sinh 
Phân loại đúng 
Tỷ lệ 
phân 
loại 
đúng 
Có Không 
n 
% 
n 
% 
Nhẹ 
22 
0 
100% 
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
BTBS
Trước sinh Sau sinh
ÑIEÄN QUANG VIEÄT NAM Số 41 - 12/2020 21
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
chiếm 50% . Kết quả này khá tương đồng với kết quả 
nghiên cứu của Đặng Tuấn Anh là 28,1 ± 4,1 [4] và Lê 
Kim Tuyến là 28,5± 5,3 [3]. Đây là độ tuổi sinh đẻ của 
phụ nữ Việt Nam nói chung. Hai thai phụ có tuổi trên 40 
trong nghiên cứu đều có thai mang BTBS nặng, kết cục 
thai kì bỏ thai và trẻ tử vong sau sinh. 
Thời điểm khuyến cáo cho việc sàng lọc BTBS 
theo ISOUG (2013) là 18-22 tuần, lúc này có thể đánh 
giá được gần như đầy đủ các cấu trúc giải phẫu tim 
thai một cách thuận lợi nhất [5]. Tuổi thai trung bình 
trong nhóm nghiên cứu là 28±6,4 tuần tương đồng với 
các nghiên cứu của tác giả Lee, J.E [6] (2010), Lê Kim 
Tuyến ở nhóm có BTBS. 
Trong nghiên cứu của chúng tôi, có 22 trường hợp 
bỏ thai chiếm gần ¼ các BTBS. Trong số này chỉ có 
1 trường hợp là phân loại BTBS mức độ nhẹ ( thông 
liên thất) nhưng lại có kết quả chọc ối bất thường ( hội 
chứng Digeorge), còn lại 21 trường hợp đều là BTBS 
nặng. Tuy nhiên phần lớn trong số 50% bệnh nhân 
quyết định giữ theo dõi thai là các trường hợp nặng, 
điều này là do bệnh nhân hiểu và tuân theo hướng dẫn 
của bác sỹ sau khi nghe tư vấn đầy đủ về độ nặng và 
khả năng cứu chữa của bệnh.
2. Đặc điểm các BTBS trên siêu âm trước sinh
Từ biểu đồ 4 cho thấy thông liên thất, kênh nhĩ 
thất, thất phải hai đường ra chiếm tỉ lệ cao nhất trên 
siêu âm trước sinh, từ 14 đến 15%. Nhóm bệnh này dễ 
phát hiện trước sinh trên mặt cắt 4 buồng, giải thích cho 
tỷ lệ phát hiện trước sinh cao hơn các bệnh khác.
Nhóm BTBS nặng trong nhóm nghiên cứu của 
chúng tôi chiếm hơn 70%. Theo nghiên cứu của Reller 
[7], BTBS nặng chiếm khoảng 20-25% các BTBS. Tỷ 
lệ BTBS nặng trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn 
nhiều điều này có thể do một số các BTBS nhẹ không 
được phát hiện, đặc thù cơ sở nghiên cứu là bệnh viện 
tuyến cuối trong sàng lọc bệnh lí trước sinh nhận nhiều 
trường hợp nặng từ các cơ sở khác.
3. Vai trò của siêu âm tim thai trong chẩn đoán 
BTBS trước và sau sinh
Tỷ lệ chẩn đoán đúng các BTBS trên siêu âm trước 
sinh là 88%. Trong nghiên cứu này chúng tôi thực hiện 
đầy đủ các mặt cắt siêu âm tim thai chi tiết kheo AIUM 
trong phần lớn các trường hợp. Chỉ có một vài trường 
hợp do được phát hiện bất thường tim lần đầu trên thai 
gần đủ tháng, tư thế thai không thuận lợi dẫn đến chẩn 
đoán sai đó là hai trường hợp dương tính giả với chẩn 
đoán trước sinh là gián đoạn quai động mạch chủ. Hai 
trường hợp này được chẩn đoán thời điểm 33 tuần và 38 
tuần với dấu hiệu bất cân xứng buồng tim, với tư thế thai 
không thuận lợi. Theo Sharland, dấu hiệu mất cân xứng 
bốn buồng tim ở thai quý 3 có thể là một hiện tượng bình 
thường [8]. Việc bỏ sót chẩn đoán trước sinh đối với bệnh 
lý này dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, trong khi nếu chẩn 
đoán ra sẽ cải thiện tiên lượng một cách đáng kể [9]. 
Tỷ lệ phân loại đúng mức độ nặng trong nghiên cứu 
của chúng tôi là 96% cao hơn tỷ lệ chẩn đoán đúng bệnh 
là 88%. Điều này là do có một số BTBS có đặc điểm giải 
phẫu gần giống nhau dẫn đến chẩn đoán sai nhưng cùng 
tiên lượng mức độ nặng. Như trường hợp chẩn đoán 
trước sinh là teo phổi, thông liên thất tại thời điểm 34 tuần, 
chẩn đoán sau sinh là kênh nhĩ thất toàn phần, đảo gốc , 
teo phổi. Tuy nhiên việc chẩn đoán sai không làm thay đổi 
đáng kể tiên lượng về mức độ cần thiết can thiệp sau sinh 
vì cả hai bệnh này đều là thuộc nhóm BTBS có tuần hoàn 
phụ thuộc ống động mạch. Trường hợp khác là tim một 
thất, teo phổi chẩn đoán thời điểm 30 tuần có chẩn đoán 
sau sinh là kênh nhĩ thất không cân bằng, teo phổi. Hai 
trường hợp này cũng đều là BTBS có tuần hoàn phụ thuộc 
ống động mạch và đều chỉ phẫu thuật sửa chữa thành tim 
một thất nên cũng không làm thay đổi tiên lượng bệnh.
IV. KẾT LUẬN
Siêu âm tim thai có độ chính xác cao trong chẩn 
đoán bệnh tim bẩm sinh. Qua đó xác định mức độ nặng 
của BTBS, một yếu tố có sự liên quan tới kết cục thai kỳ. 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Abuhamad AZ. A Practical Guide to Fetal Echocardiography: Normal and Abnormal Hearts. Published online 
2016:49–66.
2. Qiu X, Weng Z, Liu M, và c.s. Prenatal diagnosis and pregnancy outcomes of 1492 fetuses with congenital 
ÑIEÄN QUANG VIEÄT NAM Số 41 - 12/202022
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
heart disease: role of multidisciplinary-joint consultation in prenatal diagnosis. Sci Rep. 2020;10(1):1–11. 
doi:10.1038/s41598-020-64591-3
3. Tuyến LK. Vai trò của siêu âm tim thai trong chẩn đoán BTBS trước sinh. đề tài nghiên cứu sinh. Published 
online 2014.
4. Đặng Tuấn A. Đối chiếu kết quả chẩn đoán trước sinh và sau sinh bệnh tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh tại bệnh 
viện Phụ Sản Trung Ương. Luận văn thạc sỹ. Trường Đại học Y Hà Nội. Published online 2018.
5. The International Society of Ultrasound in Obstetrics. ISUOG Practice Guidelines (updated): sonographic 
screening examination of the fetal heart. Ultrasound Obstet Gynecol. 2013;41(3):348–359. doi:10.1002/
uog.12403
6. Lee JE, Jung KL, Kim SE, và c.s. Prenatal diagnosis of congenital heart disease: Trends in pregnancy termination 
rate, and perinatal and 1-year infant mortalities in Korea between 1994 and 2005. J Obstet Gynaecol Res. 
2010;36(3):474–478. doi:10.1111/j.1447-0756.2010.01222.x
7. Dolk H, Loane M, Garne E. Congenital heart defects in Europe: Prevalence and perinatal mortality, 2000 to 
2005. Circulation. 2011;123(8):841–849. doi:10.1161Circulation AHA.110.958405
8. G.K.Sharrland. Normal fetal cardiac measurement derived by cross-sectional echocardiography (1992). 
Published online 1992.
9. Hashim ST, Alamri RA, Bakraa R, Rawas R, Farahat F, Waggass R. The Association Between Maternal Age 
and the Prevalence of Congenital Heart Disease in Newborns from 2016 to 2018 in Single Cardiac Center in 
Jeddah, Saudi Arabia. Cureus. 2020;12(3). doi:10.7759/cureus.7463
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá vai trò của siêu âm trong chẩn đoán bệnh tim bẩm sinh trước sinh.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả trên 98 thai được chẩn đoán bệnh tim bẩm sinh từ tháng 
8/2018 đến tháng 9/2020 tại Bệnh viên Phụ sản Trung ương. Trong đó 50 trường hợp có kết quả siêu âm sau sinh, 22 trường 
hợp đình chỉ thai nghén, 4 trường hợp chết ngay sau sinh, 22 trường hợp mất theo dõi. Bệnh nhân được thực hiện siêu âm tim 
thai trước sinh và theo dõi diễn biến thai kì. 
Kết quả nghiên cứu: Trong 98 thai phụ tham gia nghiên cứu, chúng tôi thấy: Tuổi mẹ trung bình là 28.5 ± 9.4 tuổi, tuần 
thai trung bình tại thời điểm chẩn đoán là 28 ± 6,4 tuần. Các bệnh tim bẩm sinh (BTBS) chiếm tỷ lệ cao trên siêu âm trước sinh: 
thông liên thất, kênh nhĩ thất và thất phải hai đường ra chiếm 14-15%. Phân loại BTBS nhẹ trên siêu âm trước sinh thể nhẹ chiếm 
27.6%, thể nặng chiếm 72.4%. Sau khi đối chiếu với kết quả siêu âm sau sinh, kết quả siêu âm tim thai trước sinh có tỉ lệ chẩn 
đoán đúng đạt 88%. Mức độ nặng của bệnh tim bẩm sinh trên siêu âm tim thai ảnh hưởng đến kết cục thai kì.
Kết luận: Siêu âm tim thai có độ chính xác cao trong chẩn đoán BTBS trước sinh. Mức độ nặng của bệnh tim bẩm sinh 
trên siêu âm tim thai ảnh hưởng đến kết cục thai kì.
Từ khóa: Bệnh tim bẩm sinh, siêu âm trước sinh, siêu âm tim thai.
Người liên hệ: Trịnh Hà Châu, Email: chau.trinhha@gmail.com
Ngày nhận bài: 6/102020. Ngày chấp nhận đăng: 8/112020

File đính kèm:

  • pdfvai_tro_cua_sieu_am_trong_chan_doan_benh_tim_bam_sinh_truoc.pdf