Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong hoạt động hỗ trợ trẻ tự kỉ
Hiện nay hội chứng tự kỷ được xem như một nan đề của toàn xã hội, số lượng
trẻ tự kỷ tăng lên nhanh chóng ở tất cả các quốc gia trên thế giới. Với tư cách là người
hỗ trợ chuyên nghiệp các đối tượng yếu thế trong xã hội, nhân viên công tác xã hội đóng
vai trò quan trọng trong việc trợ giúp những cha mẹ có con là trẻ tự kỷ. Những hoạt động
trợ giúp của nhân viên công tác xã hội có thể được khái quát qua những vai trò cụ thể
như sau: Vai trò là nhà giáo dục, vai trò người tư vấn tâm lý, vai trò người kết nối nguồn
lực, vai trò xây dựng mạng lưới, vai trò là người hỗ trợ/ tạo điều kiện.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Bạn đang xem tài liệu "Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong hoạt động hỗ trợ trẻ tự kỉ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong hoạt động hỗ trợ trẻ tự kỉ
164 TRNG I HC TH H NI VAI TRU C>A NHN VIN CCNG TC X( H?I TRONG HOT ?NG HV TR9 TR@ TI KW Bùi Thị Hồng Minh1 Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắt: Hiện nay hội chứng tự kỷ được xem như một nan đề của toàn xã hội, số lượng trẻ tự kỷ tăng lên nhanh chóng ở tất cả các quốc gia trên thế giới. Với tư cách là người hỗ trợ chuyên nghiệp các đối tượng yếu thế trong xã hội, nhân viên công tác xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc trợ giúp những cha mẹ có con là trẻ tự kỷ. Những hoạt động trợ giúp của nhân viên công tác xã hội có thể được khái quát qua những vai trò cụ thể như sau: Vai trò là nhà giáo dục, vai trò người tư vấn tâm lý, vai trò người kết nối nguồn lực, vai trò xây dựng mạng lưới, vai trò là người hỗ trợ/ tạo điều kiện. Từ khóa: nhân viên công tác xã hội, vai trò, hỗ trợ, trẻ tự kỷ 1. MỞ ĐẦU Tự kỷ là một loại rối loạn thần kinh ảnh hưởng đến chức năng, hoạt động của não bộ. Hiện nay số lượng trẻ tự kỉ (TTK) trên thế giới gia tăng nhanh chóng, ở tất cả các nhóm chủng tộc, màu da, dân tộc, các nền kinh tế xã hội khác nhau, trở thành một thứ “hội chứng” toàn cầu. Ngày 30/3/2012, trên trang tin của Trung tâm phòng chống dịch bệnh của Mỹ (CDC - Centers for disease control and prevention) chính thức công bố số liệu thống kê mới về trẻ tự kỷ là: hiện cứ 88 trẻ thì có 1 trẻ được xác định là rối loạn phổ Tự kỷ (ASD - Autism Spectrum Disorder) ở một dạng, mức độ nào đó. Ở Việt Nam, tự kỷ vẫn còn là vấn đề khá mới mẻ. Việc tuyên truyền, phổ biến nguyên nhân, biểu hiện và các phương pháp, cách thức chăm sóc, tác động giúp trẻ tự kỉ hòa nhập xã hội chủ yếu qua các tài liệu nước ngoài được dịch ra tiếng Việt. Chưa có nhiều nghiên cứu chuyên sâu, nghiên cứu trường hợp cụ thể về chứng bệnh này. Đặc biệt, việc thành lập đội ngũ chuyên gia, nhân viên công tác xã hội (NVCTXH) cũng như vai trò của các nhân viên này trong việc can thiệp, tư vấn, hỗ trợ chăm sóc trẻ tự kỉ chưa được chú ý đúng mức. 1 Nhận bài ngày 12.12.2016; gửi phản biện và duyệt đăng ngày 25.12.2016 Liên hệ tác giả: Bùi Thị Hồng Minh; Email: bthminh@daihocthudo.edu.vn TP CH KHOA HC − S 11/2016 165 2. NỘI DUNG 2.1. Khái niệm trẻ tự kỷ Vào đầu thế kỷ 19 đã có những báo cáo về trường hợp đơn lẻ của những trẻ mắc các bệnh rối loạn tâm trí có liên quan đến một biến dạng rõ của quá trình phát triển. Tuy nhiên, mãi rất lâu về sau này thì các rối loạn này mới được khoa học thừa nhận. Ban đầu, chúng được xếp vào một dạng của tâm thần phân liệt. Đến năm 1911, nhà tâm thần học Bleuler đã là người đầu tiên nói đến các rối loạn này dưới khái niệm “tự kỷ”. Từ đó đến nay có rất nhiều hiểu lầm và nhận thức chưa đúng về rối loạn này. Các nhà khoa học trên thế giới đã đưa ra khá nhiều quan điểm khác nhau về tự kỷ. Những quan niệm này rất phong phú và đa dạng, bài viết lấy một số quan niệm sau làm nền tảng để hiểu về tự kỷ. Thứ nhất, theo Freud (1923): “Tự kỷ là sự đầu tư vào đối tượng quay trở lại cái tôi, có nghĩa là đã trở thành tự yêu, là sự ẩn náu của trẻ em trong thế giới bên trong huyễn tưởng và ảo ảnh để nói rằng cái tự trị ảo tưởng chỉ có thể được một thời gian, đối với chủ thể với điều kiện phải thêm vào đó sự chăm sóc của người mẹ” [3,4]. Thứ hai, theo Kanner (1943): “Tự kỷ là sự rút lui cực đoan của một số trẻ em từ lúc mới bắt đầu cuộc sống, triệu chứng đặc biệt của bệnh là một sự hiếm thấy, đó là sự rối loạn từ cội rễ, là sự không có khả năng của những trẻ này trong công việc thiết lập mối quan hệ bình thường với những người khác và hành động một cách bình thường với các tình huống từ lúc chúng bắt đầu cuộc sống” [3,5]. Thứ ba, theo từ điển bách khoa Columbia (1996) cho rằng: “Tự kỷ là một khuyết tật phát triển có nguyên nhân từ những rối loạn thần kinh ảnh hưởng đến chức năng cơ bản của não bộ. Tự kỷ được xác định bởi sự phát triển không bình thường về kỹ năng giao tiếp, kĩ năng tương tác xã hội và suy luận. Nam nhiều gấp 4 lần nữ. Trẻ có thể phát triển bình thường cho đến tận 30 tháng tuổi” [3,5]. Cuối cùng, theo DSM – IV (1994): “Tự kỷ là sự phát triển không bình thường hay là một sự giảm sút rõ rệt, hoạt động bất thường đặc trưng trong ba lĩnh vực: Quan hệ xã hội, giao tiếp và tác phong thu hẹp định hình” [1,4]. Như vậy, mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau có các quan điểm khác nhau về trẻ tự kỷ. Nhìn chung, các khái niệm, định nghĩa về tự kỷ đều cho rằng tự kỷ là một dạng khuyết tật suốt đời, làm hạn chế đến khả năng giao tiếp, tương tác xã hội và xuất hiện các hành vi định hình có tính lặp đi lặp lại. 2.2. Khái niệm công tác xã hội Công tác xã hội (CTXH) được xem là một nghề thực hành chuyên nghiệp và mang tính khoa học ở các nước phát triển. Trên thế giới, lịch sử phát triển của công tác xã hội đã 166 TRNG I HC TH H NI trải qua gần 1 thế kỷ. Cho đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về khái niệm CTXH, bài viết sau lấy một số quan niệm sau làm nền tảng cho việc tìm hiểu sâu hơn về khái niệm công tác xã hội. Thứ nhất, theo các Hiệp hội Quốc gia của nhân viên xã hội Mỹ (NASW): Công tác xã hội là hoạt động nghề nghiệp giúp đỡ các cá nhân, nhóm hay cộng đồng để nhằm nâng cao hay khôi phục tiềm năng của họ để giúp họ thực hiện chức năng xã hội và tạo ra các điều kiện xã hội phù hợp với các mục tiêu của họ [1, 2] Thứ hai, theo Cố Thạc sĩ Nguyễn Thị Oanh: Công tác xã hội nhằm giúp cá nhân và cộng đồng tự giúp. Nó không phải là một hành động ban bố của từ thiện mà nhằm phát huy sứ mệnh của hệ thống thân chủ (cá nhân, nhóm và cộng đồng) để họ tự giải quyết vấn đề của mình [2, 3]. Thứ ba, theo Liên đoàn Chuyên nghiệp Xã hội Quốc tế (IFSW) tại Hội nghị Quốc tế Montreal, Canada, vào tháng 7/2000: Công tác xã hội chuyên nghiệp thúc đẩy sự thay đổi xã hội, tiến trình giải quyết vấn đề trong mối quan hệ con người, sự tăng quyền lực và giải phóng cho con người, nhằm giúp cho cuộc sống của họ ngày càng thoải mái và dễ chịu. Vận dụng các lý thuyết về hành vi con người và các hệ thống xã hội. Công tác xã hội can thiệp ở những điểm tương tác giữa con người và môi trường của họ [3, 4]. Như vậy, các khái niệm này đều cho rằng, CTXH là là hoạt động thực hành chuyên nghiệp nhằm hỗ trợ cá nhân, nhóm cộng đồng giúp thân chủ đạt được sự thay đổi về mặt xã hội, giải quyết các vấn đề trong các mối quan hệ với con người và nâng cao an sinh xã hội 2.3. Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong hỗ trợ trẻ tự kỷ Trước những thực tế trên, để nâng cao hiệu quả công tác giáo dục hòa nhập trẻ em, đặc biệt là trẻ em mắc hội chứng tự kỷ, đòi hỏi phải có sự phối hợp của gia đình, nhà trường và xã hội. Trong đó, vai trò của các hoạt động công tác xã hội nói chung và vai trò của nhân viên công tác xã hội nói riêng là rất quan trọng. Nhân viên công tác xã hội có nhiệm vụ giúp thân chủ nhận ra vấn đề, giải quyết các vấn đề khó khăn thân chủ đang gặp phải, can thiệp, tham vấn hoặc làm công tác biện hộ trong tiến trình tổ chức hoạt động. Những hoạt động chữa trị, ngăn ngừa và phát triển nhằm mục đích giúp thân chủ hội nhập vào cuộc sống bình thường của gia đình và cộng đồng, tạo điều kiện cho thân chủ tham gia vào các hoạt động nhóm đồng cảnh, giúp cha mẹ tăng năng lực ứng phó với những vấn đề khó khăn có thể gặp phải. Với tư cách là người hỗ trợ chuyên nghiệp các đối tượng yếu thế trong xã hội, nhân viên công tác xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc trợ giúp các bậc cha mẹ có con là TP CH KHOA HC − S 11/2016 167 trẻ tự kỷ, tham vấn cho cha mẹ biết những thông tin phù hợp về con như chương trình can thiệp trị liệu, kế hoạch giáo dục theo từng khoảng thời gian nhất định, xây dựng lại những mối quan hệ tốt đẹp vốn bị mâu thuẫn trong quá trình chăm sóc con, giải tỏa tâm lý căng thẳng trong gia đình..., cũng như tạo nền tảng thuận lợi cho sự phát triển, tiến bộ và hòa nhập cộng đồng của trẻ tự kỷ. Những hoạt động trợ giúp của nhân viên công tác xã hội có thể được khái quát qua những vai trò như sau: Vai trò là nhà giáo dục: Đầu tiên, nhân viên công tác xã hội có thể đảm nhận vai trò như là một giáo viên can thiệp sớm. Bằng các bài tập về vận động thô, vận động tinh, ngôn ngữ, nhận thức, nhân viên công tác xã hội hỗ trợ trẻ cải thiện những khiếm khuyết trẻ mắc phải, giúp trẻ cải thiện khả năng về vận động, ngôn ngữ, nhận thức, giao tiếp, hướng trẻ đến mô hình giáo dục hòa nhập. Ngoài ra, nhân viên công tác xã hội còn phải đảm nhận vai trò như người định hướng, nhân viên công tác xã hội dựa vào các đặc điểm của trẻ để tiến hành hướng dẫn bố mẹ thực hiện phương pháp can thiệp nào tốt nhất cho trẻ thông qua các buổi tập huấn hoặc workshop. Nhân viên công tác xã hội cung cấp thông tin về phương pháp, hướng dẫn cụ thể cách thực hiện phương pháp đó và kiểm tra hiệu quả của phương pháp can thiệp đối với trẻ trong một khoảng thời gian nhất định. Vai trò là người kết nối nguồn lực: Đây là một vai trò quan trọng của nhân viên công tác xã hội với tư cách là một người trung gian kết nối cha mẹ có con là trẻ tự kỷ với các nguồn lực cần thiết. Nguồn lực này có thể là những người thân trong gia đình, đặc biệt là ông bà, bố mẹ, anh chị em trong gia đình. Khi cha mẹ có những nghi ngờ hoặc có kết luận là con bị tự kỷ thì thường có tâm trạng lo sợ, hoang mang, lúc đó họ cần nhất là có người thân bên cạnh để an ủi, động viên. Ngoài ra nếu muốn quá trình can thiệp cho trẻ tự kỷ hiệu quả cần có sự thống nhất của toàn gia đình, tránh trường hợp “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” đem đến sự tương tác không hiệu quả. Chính về vậy, nhân viên công tác xã hội có vai trò kết nối mọi thành viên trong gia đình thành một thể thống nhất. Nguồn lực này còn có thể là các cá nhân, tổ chức, ban ngành, đoàn thể - những đơn vị có liên quan đến vấn đề cần giải quyết của trẻ, hoặc cũng có thể là các dịch vụ sẵn có trong cộng đồng. Trẻ tự kỷ cần dịch vụ liên quan đến trường học, bệnh viện, khu vui chơi, cha mẹ có con là trẻ tự kỷ có thể có nhiều nhu cầu cần trợ giúp khác nhau như hỗ trợ về mặt tâm lý, pháp lý, chăm sóc sức khỏe thể chất và sức khỏe tâm trí, giải tỏa căng thẳng và tránh ảnh hưởng đến công việc của cha mẹ có con là trẻ tự kỷ... Bởi vậy, để đảm bảo được vai trò này, nhân viên công tác xã hội cần hiểu rõ các dịch vụ, lựa chọn dịch vụ phù hợp với thân chủ của mình và trực tiếp giúp họ tiếp cận với các dịch vụ. Khi hỗ trợ thân chủ sử dụng các dịch vụ, nhân viên công tác xã hội có thể phải trao đổi với những người cung cấp dịch vụ về hoàn cảnh của thân chủ để họ có cách tiếp cận phù 168 TRNG I HC TH H NI hợp, tránh làm tổn thương đến tinh thần và tâm lý của trẻ tự kỷ và cha mẹ có con là trẻ tự kỷ. Vai trò xây dựng mạng lưới hỗ trợ. Có rất nhiều vấn đề khó khăn mà cha mẹ có trẻ tự kỷ phải đối mặt, Họ loay hoay không biết phải bấu víu vào đâu và tin tưởng vào ai, họ không biết phải tìm nơi nào thăm khám, chẩn đoán cho con là tốt nhất, họ không biết nên lựa chọn trường học nào cho con là hợp lý, họ phân vân không biết nên thực hiện các hoạt động nào là tốt cho con. Chính vì những băn khoăn đó, nhân viên công tác xã hội có vai trò là người trung gian, hình thành mạng lưới hỗ trợ trẻ tự kỷ có cơ hội được tham gia vào các câu lạc bộ hòa nhập, hướng nghiệp các gia đình có con là trẻ tự kỷ tiếp cận được với các dịch vụ hỗ trợ, tạo nên các địa chỉ đáng tin cậy. Vai trò là người biện hộ: Đây là một vai trò quan trọng của nhân viên công tác xã hội với tư cách là một người đại diện cho tiếng nói của thân chủ để góp ý kiến nhằm thúc đẩy việc soạn thảo ra các chính sách xã hội phù hợp có thể hỗ trợ được gia đình có con là trẻ tự kỷ. Bản thân trẻ tự kỷ đã gặp rất nhiều khó khăn, khó khăn về tâm lý, nhận thức, ngôn ngữ giao tiếp, khó có khả năng hòa nhập. Gia đình của trẻ tự kỷ cũng phải đối mặt với rất nhiều vấn đề, ví dụ như vấn đề khủng hoảng tâm lý, vấn đề tài chính cho trẻ tham gia lớp can thiệp, sự xa lánh, không chấp nhận của cộng đồng. Tuy nhiên, bản thân họ khó có thể tự mình nói lên những khó khăn đó và xin sự hỗ trợ của xã hội. Vì vậy cho nên với vai trò là người đại diện cho tiếng nói của thân chủ, nhân viên công tác xã hôi cần thúc đẩy các chính sách hỗ trợ gia đình trẻ tự kỷ, nghiên cứu, đánh giá tổng thể về hiện trạng cung cấp dịch vụ và nhu cầu của trẻ tự kỷ. Xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật huy động sự tham gia đóng góp nguồn lực chăm sóc, trợ giúp, phục hồi chức năng đối với trẻ tự kỷ. Trong đó, cần đưa tự kỉ vào danh mục các dạng khuyết tật để có căn cứ cho việc xây dựng chính sách xã hội; thúc đẩy nghiên cứu xây dựng chính sách đặc thù đối với trẻ tự kỉ và gia đình, ưu tiên 4 chính sách là bảo trợ xã hội, hỗ trợ giáo dục, chăm sóc y tế, phục hồi chức năng và hỗ trợ các nhu cầu vui chơi giải trí... Đồng thời, thúc đẩy nhanh việc xác định mức độ khuyết tật và cấp giấy xác định mức độ khuyết tật với trẻ tự kỷ. Tạo mọi điều kiện để cha mẹ có con là trẻ tự kỷ yên tâm nuôi dạy con tốt, sớm đưa con trở về hòa nhập, bảo vệ các quyền lợi chính đáng của gia đình trẻ tự kỷ, của trẻ tự kỷ tránh sự xa lánh, không chấp nhận của xã hội. 3. KẾT LUẬN Trẻ tự kỷ cũng như bao trẻ em khác đều có những nhu cầu, sở thích và khả năng khác nhau. Các em cần được chăm sóc, giáo dục và được đảm bảo các quyền như mọi đưa trẻ bình thường khác. Mong muốn lớn nhất của cha mẹ là đưa con trở về hòa nhập với cộng TP CH KHOA HC − S 11/2016 169 đồng. Phần lớn các bậc phụ huynh chỉ sau khi đưa con đi chẩn đoán tại các cơ sở y tế hoặc các trung tâm chuyên biệt mới có những hiểu biết cơ bản về vấn đề của trẻ. Tuy nhiên, kiến thức về nội dung, phương pháp, phương tiện chăm sóc, giáo dục trẻ tự kỷ nói chung và tại gia đình nói riêng của các bậc phụ huynh còn nhiều hạn chế. Đi kèm những khó khăn về tài chính là sự eo hẹp thời gian quan tâm chăm sóc con do bận rộn mưu sinh thường nhật. Do vậy, cần thiết phải có các dịch vụ xã hội, nhằm hỗ trợ thân chủ cân bằng tâm lý, chuẩn bị sẵn sàng đối phó với tất cả các khó khăn cản trở phía trước. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bệnh viện Nhi Trung ương (2004), Hướng dẫn thực hành phương pháp chẩn đoán tự kỷ, Bộ Y tế, Hà Nội. 2. Nguyễn Thị Oanh (1998), Công tác xã hội đại cương, Nxb Giáo dục. 3. Nguyễn Văn Thành (2006), Trẻ em tự kỷ và phương thức giáo dục, Nxb Tôn giáo. 4. Võ Nguyễn Tinh Vân (2006), Tự kỷ và trị liệu, Nxb Bamboo, Australia. 5. Nguyễn Khắc Viện (2001), Từ điển tâm lý, Nxb Thế giới, Hà Nội. ROLE OF SOCIAL STAFFS IN SUPPORTING CHILDREN WITH AUTISM Asbtract: At present, autism is considered as the big problem of the whole society. The number of autistic children has been increased rapidly around the world. The United Nations Organization dedicated April 2nd as the day to raise community awareness about autism in order to emphasize the role of the society in educating and supporting integration for autistic children every year. As the professional supports for the vulnerable groups in society, social workers play an important role in assisting autistic children’s parents. These roles are specifically overviewed as: educators, psychological consultants, human resource connectors, building the network, supportors/ faciliators. Keywords: social worker, role, support, autistic children
File đính kèm:
- vai_tro_cua_nhan_vien_cong_tac_xa_hoi_trong_hoat_dong_ho_tro.pdf