Vai trò của kinh tế tư nhân trong giải quyết việc làm ở nước ta hiện nay

Vai trò, vị trí của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế ngày càng được nhận thức rõ hơn và đánh giá đúng hơn. Kinh tế tư nhân ngày càng

đóng góp lớn trong huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, tăng trưởng

kinh tế, cơ cấu lại nền kinh tế, tăng thu ngân sách Nhà nước, cải thiện đời sống nhân dân và nhất là trong

giải quyết việc làm. Trên cơ sở phân tích quan điểm của Đảng về thành phần kinh tế tư nhân, bài viết làm

rõ thực trạng và vai trò của kinh tế tư nhân trong giải quyết việc làm hiện nay, đồng thời đề xuất một số

giải pháp nhằm tăng cường và phát huy vai trò của kinh tế tư nhân đối với việc giải quyết việc làm cũng

như đối với sự phát triển của đất nước.

Vai trò của kinh tế tư nhân trong giải quyết việc làm ở nước ta hiện nay trang 1

Trang 1

Vai trò của kinh tế tư nhân trong giải quyết việc làm ở nước ta hiện nay trang 2

Trang 2

Vai trò của kinh tế tư nhân trong giải quyết việc làm ở nước ta hiện nay trang 3

Trang 3

Vai trò của kinh tế tư nhân trong giải quyết việc làm ở nước ta hiện nay trang 4

Trang 4

Vai trò của kinh tế tư nhân trong giải quyết việc làm ở nước ta hiện nay trang 5

Trang 5

Vai trò của kinh tế tư nhân trong giải quyết việc làm ở nước ta hiện nay trang 6

Trang 6

Vai trò của kinh tế tư nhân trong giải quyết việc làm ở nước ta hiện nay trang 7

Trang 7

pdf 7 trang viethung 9100
Bạn đang xem tài liệu "Vai trò của kinh tế tư nhân trong giải quyết việc làm ở nước ta hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Vai trò của kinh tế tư nhân trong giải quyết việc làm ở nước ta hiện nay

Vai trò của kinh tế tư nhân trong giải quyết việc làm ở nước ta hiện nay
KINH NGHIỆM THỰC TIỄN
146 JOURNAL OF ETHNIC MINORITIES RESEARCH
THE ROLE OF THE PRIVATE ECONOMY IN CREATING JOBS 
IN OUR COUNTRY TODAY
Nguyen Van Anha
Hoang Van Vanb
Political Academy - Ministry of National Defense
Email: a anhhvct@gmail.com, b hoangvanbpvn@gmail.com
Received: 05/6/2021
Reviewed: 16/6/2021
Revised: 19/6/2021
Accepted: 25/6/2021
Released: 30/6/2021
DOI: https://doi.org/10.25073/0866-773X/557
The role and position of the private economy in the socialist-oriented market economy and international integration are increasingly recognized and appreciated. The private economy is 
increasingly making a great contribution in mobilizing social resources for investment, production and 
business development, economic growth, economic restructuring, increasing State budget revenue, and 
improving living standards and especially in job creation. On the basis of analyzing the Party's views 
on the private sector, the article clarifies the current status of the private sector's role in job creation and 
proposes some solutions to strengthen and promote the role of the private economy in creating jobs as well 
as in the development of the country.
Keywords: Private economy; Job creation; The role and position of the private economy.
KINH NGHIỆM THỰC TIỄN
147Volume 10, Issue 2
1. Đặt vấn đề
Kinh tế tư nhân (KTTN) là một bộ phận quan 
trọng trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần. 
“Kinh tế tư nhân” được hiểu là loại hình tổ chức 
kinh tế dựa trên sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. 
Thành phần của KTTN gồm: kinh tế cá thể, kinh 
tế tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân. Trong quá trình 
xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội 
chủ nghĩa, việc phát triển cơ cấu kinh tế nhiều thành 
phần được đặt ra như một yêu cầu tất yếu đối với 
nền kinh tế Việt Nam. KTTN là một bộ phận cấu 
thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Cùng 
với các thành phần kinh tế khác, KTTN góp phần 
giải phóng lực lượng sản xuất, thúc đẩy phân công 
lao động xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo 
hướng hiện đại, thực hiện có hiệu quả các chủ 
trương của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế 
- xã hội, chính trị, quốc phòng, môi trường. Phát 
triển KTTN đóng vai trò quan trọng vào việc phát 
triển kinh tế, huy động các nguồn lực xã hội vào sản 
xuất, kinh doanh, tăng ngân sách và đặc biệt phát 
triển KTTN sẽ tạo thêm việc làm, cải thiện đời sống 
nhân dân, góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã 
hội của đất nước. 
2. Tổng quan nghiên cứu
Trong những năm qua, có nhiều công trình 
nghiên cứu về phát triển KTTN tiêu biểu như: Hồ 
Trọng Viện (2004), “Kinh tế tư nhân trong nền kinh 
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt 
Nam”, Đề tài khoa học cấp Bộ, Học viện Chính trị 
quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Tác giả đã chỉ rõ 
vị trí, vai trò của thành phần KTTN và sự tồn tại 
khách quan của KTTN trong thời kỳ quá độ lên chủ 
nghĩa xã hội. Cùng với đó, tác giả đã nêu ra một số 
kiến nghị nhằm phát huy hơn nữa vai trò của KTTN 
trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định 
hướng xã hội chủ nghĩa.
Tác giả Nguyễn Hữu Hải (2005), “Đổi mới cơ 
chế quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền 
kinh tế thị trường ở Việt Nam”, Nxb Chính trị quốc 
gia. Công trình đã làm rõ vai trò của doanh nghiệp 
vừa và nhỏ trong nền kinh tế thị trường, qua đó cho 
thấy ở Việt Nam các doanh nghiệp tư nhân đa phần 
ở quy mô vừa và nhỏ. Từ đó tác giả rút ra kết luận: 
phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ là phù hợp với 
trình độ quản lý của các chủ doanh nghiệp ở Việt 
Nam và thu hút được nguồn lao động xã hội.
Trịnh Thị Mai Hoa (2005), “Kinh tế tư nhân 
Việt Nam trong tiến trình hội nhập”, Nxb Thế giới, 
Hà Nội. Công trình được chia thành ba phần chính: 
Phần thứ nhất, đề cập đến những vấn đề chung 
của KTTN, việc phát triển KTTN trong nền kinh 
tế nhiều thành phần và những điều kiện để phát 
triển KTTN ở Việt Nam. Phần thứ hai tập trung đề 
cập đến việc phát triển KTTN trong quá trình thúc 
đẩy phát triển kinh tế, tác giả đã làm nổi bật thành 
phần KTTN thời kỳ trước đổi mới và trong thời kỳ 
đổi mới, cũng như nhận thức của Đảng về thành 
phần KTTN. Đồng thời, công trình cũng đề cập đến 
những yếu tố thuận lợi và khó khăn để KTTN Việt 
Nam hội nhập kinh tế quốc tế.
Luận án tiến sỹ lịch sử của Phạm Thị Lương 
Diệu (2012), “Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo 
phát triển kinh tế tư nhân từ năm 1986 đến năm 
2005”, đã trình bày quá trình thừa nhận và cho phép 
KTTN phát triển ở Việt Nam từ năm 1986 đến năm 
1989. Đồng thời, đề cập đến quá trình Đảng lãnh 
đạo phát triển KTTN từ năm 1990 đến năm 1999 
và tập trung làm rõ quá trình lãnh đạo đẩy mạnh 
phát triển KTTN từ năm 2000 đến năm 2005; chỉ ra 
những ưu điểm, hạn chế trong quá trình phát triển 
KTTN và những kinh nghiệm lịch sử trong việc 
lãnh đạo phát triển KTTN.
Nguyễn Thị Hồng Mai (2016), “Nhận thức của 
Đảng về kinh tế tư nhân qua 30 năm thực hiện sự 
nghiệp đổi mới”, Tạp chí Lịch sử Đảng. Tác giả 
đã trình bày quá trình đổi mới nhận thức của Đảng 
về thành phần KTTN, từ việc không thừa nhận sự 
tồn tại, coi đây là thành phần kinh tế phải cải tạo 
hay “xóa bỏ” đến việc thừa nhận và tạo điều kiện 
thuận lợi để KTTN phát triển, đề ra thể chế bằng 
các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. 
Tiếp đó, tác giả đề cập đến quá trình thực hiện, thúc 
đẩy KTTN phát triển trên các lĩnh vực và các cơ 
chế, chính sách. Từ đó, tác giả chỉ ra các kết quả 
đạt được trong quá trình Đảng lãnh đạo phát triển 
KTTN từ năm 1986 đến năm 2015.
3. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả chủ yếu 
sử dụng các phương pháp lịch sử và phương pháp 
logic; kết hợp sử dụng phương pháp phân tích, tổng 
hợp, thống kê, so sánh và phương pháp chuyên gia. 
Đồng thời, kế thừa các tài liệu thứ cấp có liên quan 
đến phát triển KTTN trong công cuộc đổi mới, 
trong đó kế thừa những kết quả nghiên cứu đã được 
công bố, các văn kiện, báo cáo của Đảng, Nhà nước, 
các luận án tiế ... hàng đầu để tăng trưởng kinh tế. Khu vực KTTN 
với ưu thế là phát triển rộng khắp các vùng miền 
và hoạt động đa dạng ở hầu hết các ngành nghề, 
có thể thu hút một lực lượng lao động đông đảo và 
đa dạng, do đó KTTN có vai trò to lớn trong tạo 
việc làm và đảm bảo đời sống cho người lao động. 
Trong giai đoạn 2011-2016, KTTN luôn chiếm ưu 
thế vượt trội về lao động, số lượng lao động đang 
làm việc khu vực KTTN theo xu hướng tăng. Năm 
2017, với gần 600 nghìn doanh nghiệp, KTTN đã 
thu hút khoảng 60% tổng lực lượng lao động trong 
các doanh nghiệp và giải quyết khoảng 1,2 triệu 
việc làm mỗi năm góp phần không nhỏ trong công 
tác an sinh xã hội, giảm tỷ lệ thất nghiệp cho nền 
kinh tế1.
Sự phát triển của KTTN góp phần hình thành cơ 
cấu lao động hợp lý giữa các vùng, các ngành theo 
1. 
cua-khu-vuc-kinh-te-tu-nhan-trong-phat-trien-nen-kinh-te-
thi-truong-dinh-huong-xa-hoi-chu-nghia-o-nuoc-ta.html
KINH NGHIỆM THỰC TIỄN
149Volume 10, Issue 2
hướng hiện đại, đáp ứng yêu cầu của kinh tế thị 
trường, thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện 
đại hóa đất nước cũng như hội nhập kinh tế quốc tế.
Số liệu thống kê cho thấy trên 80% lực lượng 
lao động tại Việt Nam làm việc cho khu vực kinh tế 
ngoài nhà nước, tập trung chủ yếu là các các doanh 
nghiệp tư nhân. Khu vực kinh tế nhà nước được đầu 
tư 1 lượng lớn nguồn lực tài chính công tuy nhiên 
chỉ tạo ra 1 số lượng việc làm chỉ bằng 1/8 của khu 
vực tư nhân trong nước và có xu hướng ngày càng 
giảm. Số lượng lao động làm việc trong khu vực có 
vốn đầu tư nước ngoài còn khá khiêm tốn so với 2 
khu vực còn lại, tuy nhiên có chiều hướng tăng lên. 
Đến năm 2018, nguồn lực tài chính từ nước ngoài 
đổ vào đã tạo ra số lượng việc làm tương đương với 
khu vực nhà nước. Những con số cho thấy những 
đóng góp tích cực ngày một tăng của nguồn lực tài 
chính tư nhân cả trong và ngoài nước tại Việt Nam 
trong việc giải quyết việc làm, tạo thu nhập từ đó 
nâng cao chất lượng sống cho người dân.
Bên cạnh đó, KTTN còn thúc đẩy thành lập mới 
doanh nghiệp, góp phần giải quyết việc làm cho 
người lao động.
Kể từ khi Luật doanh nghiệp 1999 ra đời tháo 
gỡ những vướng mắc cho doanh nghiệp, số lượng 
doanh nghiệp đăng ký thành lập mới đã tăng mạnh. 
Năm 2017, đánh dấu sự tăng trưởng nhanh về số 
lượng doanh nghiệp thành lập mới với khoảng 
126.859 doanh nghiệp. Tỷ trọng vốn đăng ký bình 
quân tăng 9,8 tỷ đồng (tăng 24,3% so với cùng kỳ 
2016). Lũy kế hiện nay có khoảng 688 nghìn doanh 
nghiệp đang hoạt động. Bên cạnh những bước tiến 
về số lượng, mức độ ổn định hoạt động vẫn cần tiếp 
tục nâng cao. 
Hiện nay, phần lớn doanh nghiệp tại Việt Nam 
là doanh nghiệp nhỏ và vừa dù xét theo tiêu chuẩn 
là vốn hay lao động. Quy mô vốn và lao động bình 
quân của doanh nghiệp tư nhân chỉ khoảng 24-25 
tỷ đồng/DN và 18-20 lao động/DN (Cục Phát triển 
DN, 2017). Đây là những cản trở không nhỏ để 
các doanh nghiệp tư nhân mở rộng hoạt động kinh 
doanh, tận dụng hiệu quả kinh tế nhờ quy mô. 
4.3. Một số giải pháp phát huy vai trò của kinh 
tế tư nhân trong giải quyết việc làm hiện nay
Quán triệt quan điểm Đại hội XIII của Đảng 
“Xóa bỏ mọi rào cản, định kiến, tạo mọi điều kiện 
thuận lợi để phát triển kinh tế tư nhân” (Đảng Cộng 
sản Việt Nam, 2021, tập 1, tr.240), thiết thực tạo 
điều kiện cho KTTN phát triển theo định hướng xã 
hội chủ nghĩa, có nhiều đóng góp lớn hơn cho phát 
triển kinh tế - xã hội nói chung và giải quyết việc 
làm nói riêng ở nước ta, cần triển khai thực hiện tốt 
một số giải pháp cơ bản sau:
Một là, làm tốt hơn công tác tư tưởng, thống 
nhất nhận thức về vai trò của kinh tế tư nhân trong 
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 
Nâng cao nhận thức, hiểu đúng chủ trương 
khuyến khích phát triển KTTN của Đảng là vấn đề 
chiến lược, nhất quán, lâu dài trong phát triển kinh 
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đó là 
sự vận dụng đúng đắn quy luật về sự phù hợp của 
quan hệ sản xuất với trình độ lực lượng sản xuất ở 
nước ta. Đồng thời, cần thống nhất nhận thức rằng, 
sự ghi nhận và khẳng định đóng góp của KTTN 
dù quan trọng thế nào đối với phát triển kinh tế, 
xã hội ở nước ta hiện nay, không phải là căn cứ để 
“lấy KTTN làm trung tâm”, hay khẳng định KTTN 
“đóng vai trò đầu tàu của nền kinh tế đất nước”. 
Hình. Cơ cấu lực lượng lao động theo thành phần kinh tế (Đơn vị: %) 
KINH NGHIỆM THỰC TIỄN
150 JOURNAL OF ETHNIC MINORITIES RESEARCH
Từ đó, khắc phục cả sự nghi kỵ lẫn ảo tưởng vào 
sự phát triển của KTTN. Nêu cao tinh thần cảnh 
giác đấu tranh trước âm mưu, thủ đoạn lợi dụng 
chủ trương của Đảng về phát triển KTTN để cổ 
xuý cho tư nhân hóa nền kinh tế nước ta, hòng làm 
chệch hướng xã hội chủ nghĩa trong sự phát triển 
của đất nước.
Hai là, đẩy mạnh hỗ trợ việc phát triển doanh 
nghiệp tư nhân nhằm mở rộng, kiến tạo việc làm. 
Ưu tiên hỗ trợ KTTN tiếp cận các nguồn vốn 
tín dụng, thủ tục thuế, hải quan, mặt bằng sản xuất, 
kinh doanh, hiện đại hóa công nghệ, đào tạo, bồi 
dưỡng nguồn nhân lực, mở rộng thị trường, tham 
gia hội nhập kinh tế quốc tế. Hỗ trợ DNTN đầu tư 
vào nghiên cứu phát triển, ưu tiên hỗ trợ DN khởi 
nghiệp, nhất là khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của 
sinh viên, thanh niên, khuyến khích thành lập DN 
hướng vào sản xuất các thiết bị đầu cuối để phục vụ 
xây dựng đô thị thông minh. Mặt khác, các tổ chức 
chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp cần hỗ trợ, 
hợp tác chặt chẽ hơn nữa với khu vực KTTN, nhất 
là trong việc chống buôn lậu, gian lận thương mại; 
đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động Người Việt Nam 
ưu tiên dùng hàng Việt Nam.
Khuyến khích thành lập doanh nghiệp, phát 
triển sản xuất, kinh doanh trong những ngành, lĩnh 
vực, địa bàn mà pháp luật không cấm, tạo điều kiện 
cho hộ gia đình, cá thể kinh doanh với quy mô ngày 
càng lớn và chuyển đổi sang mô hình công ty. “Phấn 
đấu đến năm 2030, có ít nhất 2 triệu doanh nghiệp 
với tỷ trọng đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân 
vào GDP đạt 60 - 65%” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 
2021, tập 1, tr.240). Nhà nước rà soát, xóa bỏ các cơ 
chế, chính sách tạo ra bất bình đẳng giữa KTTN và 
các thành phần kinh tế khác, giữa các chủ thể của 
KTTN, nhất là trong cạnh tranh và tiếp cận nguồn 
lực xã hội, các yếu tố sản xuất, cơ hội kinh doanh, 
tham gia thị trường, mà trọng tâm là đất đai, vốn, 
nguồn lực của Nhà nước.
Ba là, Nhà nước cần tập trung cải cách thể chế 
kinh tế một cách đồng bộ.
Bao gồm: Các thể chế kinh tế tương thích và 
tuân thủ các cam kết hội nhập quốc tế (điều chỉnh, 
hoàn thiện pháp luật kinh tế phù hợp với các cam 
kết hội nhập); các thể chế phòng vệ nhằm bảo vệ 
lợi ích chính đáng, giảm thiểu các tác động không 
thuận lợi khi thực hiện các cam kết hội nhập (chống 
độc quyền, bảo vệ cạnh tranh lành mạnh, tiêu chuẩn 
công nghệ - môi trường, hỗ trợ các đối tượng dễ tổn 
thương); các thể chế hỗ trợ để tranh thủ cơ hội, 
lợi ích của hội nhập quốc tế (khuyến khích cạnh 
tranh, sáng tạo, đổi mới công nghệ). 
Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, mà 
trọng tâm là Luật Quốc phòng, Luật Đầu tư, Luật 
Doanh nghiệp, Pháp luật dân quân tự vệ để tạo 
hành lang pháp lý ổn định cho các chủ thể sản xuất 
kinh doanh hoạt động. Trong đó, phải có những 
chế tài quy định rõ nghĩa vụ và quyền lợi của các 
chủ doanh nghiệp tư nhân đối với sự nghiệp củng 
cố quốc phòng; tăng cường việc giám sát, xử lý 
nghiêm các trường hợp trốn tránh nghĩa vụ đối với 
sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. 
Bốn là, khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển, 
đồng thời củng cố và phát triển vai trò chủ đạo của 
kinh tế Nhà nước.
Cùng với khuyến khích KTTN phát triển, cần 
phải đẩy mạnh việc đổi mới, sắp xếp, củng cố và 
phát triển kinh tế nhà nước, kinh tế hợp tác và hợp 
tác xã, để kinh tế nhà nước làm tốt vai trò chủ đạo 
cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền 
tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Cần tăng 
cường hơn nữa sự quản lý của Nhà nước đối với 
KTTN, để phát huy vai trò tích cực, ngăn ngừa có 
hiệu quả những động thái tiêu cực của KTTN; nhằm 
làm cho sự phát triển của KTTN thực sự là một nhân 
tố làm tăng sức mạnh toàn dân bảo vệ Tổ quốc. 
5. Thảo luận
Thực tiễn phát triển KTTN ở nước ta đã và đang 
đặt ra một số vấn đề như: Để thúc đẩy KTTN phát 
triển trong điều kiện nước ta đã và đang hội nhập 
ngày càng sâu rộng với khu vực và quốc tế, Đại hội 
XIII của Đảng chủ trương: Hoàn thiện cơ chế, chính 
sách khuyến khích, tạo thuận lợi phát triển mạnh 
KTTN ở hầu hết các ngành và lĩnh vực kinh tế; chú 
trọng hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển doanh 
nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp; 
khuyến khích hình thành các tập đoàn KTTN đa sở 
hữu và tư nhân góp vốn vào các tập đoàn kinh tế 
nhà nước. Những chủ trương nêu trên của Đảng ta 
hoàn toàn phù hợp với thực tiễn hiện nay và cần 
được từng cấp, từng ngành, từng địa phương nhận 
thức một cách đầy đủ. Do đó, để bảo đảm vai trò 
động lực của khu vực KTTN, thực hiện những chủ 
trương trên của Đảng, Nhà nước, các bộ, ngành, địa 
phương cần phải xử lý tốt một số nội dung sau: Tập 
trung xóa bỏ những rào cản, tạo lập môi trường đầu 
tư, kinh doanh thuận lợi cho KTTN phát triển. Các 
bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh thực hiện chính 
phủ điện tử, tiếp tục rà soát, bãi bỏ các điều kiện 
kinh doanh không còn phù hợp. Hỗ trợ giáo dục và 
đào tạo để nâng cao trình độ văn hóa, kiến thức kinh 
doanh cũng như năng lực quản lý của chủ doanh 
nghiệp, người lao động trong khu vực KTTN. Nhà 
nước cần có cơ chế, chính sách khuyến khích thành 
KINH NGHIỆM THỰC TIỄN
151Volume 10, Issue 2
Tai lieu tham khao
Ban Bi thu. (2008). Xay dung quan he lao dong 
hai hoa, on dinh, tien bo trong doanh nghiep. 
Chi thi so 22-CT/TW, ngay 05/6/2008.
Ban Bi thu. (2010). Ket qua kiem tra tinh hinh 
thuc hien Nghi quyet so 14-NQ/TW (khoa IX) 
ngay 18/3/2002 ve tiep tuc doi moi co che, 
chinh sach, khuyen khich va tao dieu kien 
phat trien kinh te tu nhan. Ket luan so 64-
KL/TW ngay 09/02/2010.
Ban Chap hanh Trung uong Dang. (2006). Quy 
dinh dang vien lam kinh te tu nhan. Quy dinh 
so 15-QD/TW ngay 28/8/2006.
Ban Kinh te Trung uong. (2001). Bao cao tong 
hop tinh hinh va phuong huong, giai phap 
phat trien kinh te tu nhan. Ha Noi.
Binh, L. D. (2010). Danh gia nhanh chat luong 
cua khu vuc kinh te tu nhan Viet Nam qua 
qua trinh 10 nam thuc hien Luat Doanh 
nghiep. Bao cao trong khuon kho Du an “Ho 
tro To cong tac thi hanh luat Doanh nghiep 
va Dau tu” cua UNDP.
Dang Cong san Viet Nam. (1986). Van kien Dai 
hoi dai bieu toan quoc lan thu VI. Ha Noi: 
Nxb. Su that.
Dang Cong san Viet Nam. (1991). Van kien Dai 
hoi dai bieu toan quoc lan thu VII. Ha Noi: 
Nxb. Su that.
Dang Cong san Viet Nam. (1996). Van kien Dai 
hoi dai bieu toan quoc lan thu VIII. Ha Noi: 
Nxb. Chinh tri quoc gia.
Dang Cong san Viet Nam. (2001). Van kien Dai 
hoi dai bieu toan quoc lan thu IX. Ha Noi: 
Nxb. Chinh tri quoc gia.
Dang Cong san Viet Nam. (2006). Van kien Dai 
hoi dai bieu toan quoc lan thu X. Ha Noi: 
Nxb. Chinh tri quoc gia.
Dang Cong san Viet Nam. (2011). Van kien Dai 
hoi dai bieu toan quoc lan thu XI. Hà Nội: 
Nxb. Chinh tri quoc gia.
Dang Cong san Viet Nam. (2016). Van kien Dai 
hoi dai bieu toan quoc lan thu XII. Ha Noi: 
Van phong Trung uong Dang.
Dang Cong san Viet Nam. (2017). Van kien 
Hoi nghi lan thu nam Ban Chap hanh Trung 
uong khoa XII. Ha Noi: Van phong Trung 
uong Dang.
Dang Cong san Viet Nam. (2021). Van kien Dai 
hoi dai bieu toan quoc lan thu XIII, tap 1. Ha 
Noi: Van phong Trung uong Dang.
Tong cuc Thong ke. (2019). Bao cao dieu tra lao 
dong viec lam nam 2019. Ha Noi.
lập DNTN như: thu hẹp các lĩnh vực kinh doanh có 
điều kiện, giảm và đi đến xóa bỏ các giấy phép con. 
Khuyến khích, tạo điều kiện cho các hộ kinh doanh 
mở rộng quy mô, nâng cao hiệu quả hoạt động, tự 
nguyện chuyển đổi sang hoạt động kinh doanh theo 
mô hình doanh nghiệp.
6. Kết luận
KTTN ở nước ta hoạt động trong thời kỳ quá độ 
lên chủ nghĩa xã hội, chịu sự chi phối, điều tiết của 
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, có trách 
nhiệm tham gia xây dựng thành công chủ nghĩa xã 
hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội 
chủ nghĩa. Theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng, 
vai trò, vị thế của KTTN ở nước ta đã được nâng 
lên, trở thành một trong những động lực của nền 
kinh tế. Thời gian tới cần tiếp tục hoàn thiện về thể 
chế, nhất là chỉ đạo tổ chức thực tiễn để thực hiện 
đúng đường lối, chính sách, phát huy hơn nữa tiềm 
năng của KTTN.
Đầu tư cho KTTN phát triển không phải là mục 
tiêu đạt tới, mà là phương tiện để phát triển kinh tế - 
xã hội và con người, góp phần xây dựng thành công 
chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
KINH NGHIỆM THỰC TIỄN
152 JOURNAL OF ETHNIC MINORITIES RESEARCH
VAI TRÒ CỦA KINH TẾ TƯ NHÂN 
TRONG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
Nguyễn Văn Anha
Hoàng Văn Vânb
Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng
Email: a anhhvct@gmail.com, b hoangvanbpvn@gmail.com
Ngày nhận bài: 05/6/2021
Ngày phản biện: 16/6/2021
Ngày tác giả sửa: 19/6/2021
Ngày duyệt đăng: 25/6/2021
Ngày phát hành: 30/6/2021
DOI: https://doi.org/10.25073/0866-773X/557
Vai trò, vị trí của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế ngày càng được nhận thức rõ hơn và đánh giá đúng hơn. Kinh tế tư nhân ngày càng 
đóng góp lớn trong huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, tăng trưởng 
kinh tế, cơ cấu lại nền kinh tế, tăng thu ngân sách Nhà nước, cải thiện đời sống nhân dân và nhất là trong 
giải quyết việc làm. Trên cơ sở phân tích quan điểm của Đảng về thành phần kinh tế tư nhân, bài viết làm 
rõ thực trạng và vai trò của kinh tế tư nhân trong giải quyết việc làm hiện nay, đồng thời đề xuất một số 
giải pháp nhằm tăng cường và phát huy vai trò của kinh tế tư nhân đối với việc giải quyết việc làm cũng 
như đối với sự phát triển của đất nước.
Từ khóa: Kinh tế tư nhân; Giải quyết việc làm; Vai trò và vị trí của kinh tế tư nhân.

File đính kèm:

  • pdfvai_tro_cua_kinh_te_tu_nhan_trong_giai_quyet_viec_lam_o_nuoc.pdf