Sử dụng bản đồ tư duy trong việc học từ vựng với giáo trình lifelines elementary

Bản đồ tư duy là một cách hữu hiệu để dạy và học từ vựng tiếng Anh. Bản đồ tư

duy giúp ghi nhớ từ vựng thông qua màu sắc, hình ảnh. Học từ vựng qua bản đồ tư duy

giúp người học hệ thống và phát triển từ vựng tiếng Anh. Tác giả bài viết dựa trên những

lợi ích của bản đồ tư duy áp dụng vào thực tế giảng dạy sinh viên không chuyên ngữ

trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định khi giảng dạy giáo trình Lifelines Elementary.

Thông qua bài viết, tác giả đưa ra một số cách thức trong việc dạy từ mới bằng bản đồ tư

duy và hướng dẫn sinh viên để tự thiết kế bản đồ tư duy cho mình phục vụ việc học tập

không những trong môn học tiếng Anh mà còn trong các môn học khác

Sử dụng bản đồ tư duy trong việc học từ vựng với giáo trình lifelines elementary trang 1

Trang 1

Sử dụng bản đồ tư duy trong việc học từ vựng với giáo trình lifelines elementary trang 2

Trang 2

Sử dụng bản đồ tư duy trong việc học từ vựng với giáo trình lifelines elementary trang 3

Trang 3

Sử dụng bản đồ tư duy trong việc học từ vựng với giáo trình lifelines elementary trang 4

Trang 4

Sử dụng bản đồ tư duy trong việc học từ vựng với giáo trình lifelines elementary trang 5

Trang 5

Sử dụng bản đồ tư duy trong việc học từ vựng với giáo trình lifelines elementary trang 6

Trang 6

Sử dụng bản đồ tư duy trong việc học từ vựng với giáo trình lifelines elementary trang 7

Trang 7

Sử dụng bản đồ tư duy trong việc học từ vựng với giáo trình lifelines elementary trang 8

Trang 8

pdf 8 trang minhkhanh 2600
Bạn đang xem tài liệu "Sử dụng bản đồ tư duy trong việc học từ vựng với giáo trình lifelines elementary", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sử dụng bản đồ tư duy trong việc học từ vựng với giáo trình lifelines elementary

Sử dụng bản đồ tư duy trong việc học từ vựng với giáo trình lifelines elementary
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 33/2019 
117 
SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG VIỆC HỌC TỪ VỰNG 
VỚI GIÁO TRÌNH LIFELINES ELEMENTARY 
Trần Thị Huệ 
Trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định 
Tóm tắt: Bản đồ tư duy là một cách hữu hiệu để dạy và học từ vựng tiếng Anh. Bản đồ tư 
duy giúp ghi nhớ từ vựng thông qua màu sắc, hình ảnh. Học từ vựng qua bản đồ tư duy 
giúp người học hệ thống và phát triển từ vựng tiếng Anh. Tác giả bài viết dựa trên những 
lợi ích của bản đồ tư duy áp dụng vào thực tế giảng dạy sinh viên không chuyên ngữ 
trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định khi giảng dạy giáo trình Lifelines Elementary. 
Thông qua bài viết, tác giả đưa ra một số cách thức trong việc dạy từ mới bằng bản đồ tư 
duy và hướng dẫn sinh viên để tự thiết kế bản đồ tư duy cho mình phục vụ việc học tập 
không những trong môn học tiếng Anh mà còn trong các môn học khác. 
Từ khóa: Bản đồ tư duy, dạy và học từ vựng, ghi nhớ từ 
Nhận bài ngày 14.7.2019; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày 06.8.2019 
Liên hệ tác giả: Trần Thị Huệ; Email: huecdnd@gmail.com 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Như chúng ta đã biết, từ vựng là yếu tố vô cùng quan trọng khi học bất kỳ một ngôn 
ngữ nào, đặc biệt là tiếng Anh. Khi vốn từ không có nhiều, sinh viên cảm thấy khó khăn 
khi rèn luyện các kỹ năng nghe, đọc hiểu và nói. Điều đó dẫn đến việc phần đông sinh viên 
bị mất hứng thú đối với môn tiếng Anh vì họ nhận thấy rằng mặc dù đã cố gắng, chăm chỉ 
nhưng kết quả học không cao. Dellar và Hocking (2, tr.13) đã cho rằng “Nếu bạn dùng thời 
gian vào việc học ngữ pháp, tiếng Anh của bạn sẽ không được cải thiện nhiều. Bạn sẽ nhìn 
thấy sự cải thiện rõ nét nhất khi bạn học được thêm nhiều từ mới hơn. Với ngữ pháp, bạn 
có thể nói rất ít, nhưng bạn có thể diễn đạt được mọi thứ với các từ ngữ”. 
Như vậy, có thể thấy từ vựng đóng vai trò quan trọng trong việc học ngoại ngữ. Câu 
hỏi đặt ra là làm thế nào để giúp sinh viên có được phương pháp học từ vựng phù hợp và 
hiệu quả, thông qua đó giúp các em cảm thấy hứng thú hơn đối với môn tiếng Anh. 
Học từ vựng là một phần của mục tiêu học ngôn ngữ trong dó việc ghi nhớ từ và sử 
dụng từ vựng trong các ngữ cảnh khác nhau là mục tiêu chính của việc học từ vựng. Tuy 
nhiên, theo quan sát và thực tế giảng dạy của cá nhân tôi, tôi nhận thấy đa số các em sinh 
118 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI 
viên hiện nay đều có chung tâm lý là ngại học từ vựng. Số còn lại có nhu cầu học nhưng 
phương pháp học tập chưa hiệu quả. Các em học từ mới bằng cách “nhìn từ”, cố gắng ghi 
nhớ, hoặc khá hơn là viết đi viết lại nhiều lần một từ cho tới khi nhớ. Với cách học này, 
sinh viên sẽ cảm thấy không có hứng thú, mất thời gian và hơn thế nữa, các em không ghi 
nhớ được nhiều từ, các từ được học không theo hệ thống, và thời gian nhớ từ không dài. 
Tóm lại, phương pháp học từ vựng mà các em đang sử dụng không mang lại hiệu quả cao 
và không phải là một phương pháp học tập tích cực. 
Rivers (2, tr.144) cho rằng “Không thể dạy được từ vựng, mà từ vựng chỉ có thể được 
trình bày, được giải thích, được bao gồm trong tất cả các hoạt động và trải qua tất cả các 
hình thức liên tưởng, nhưng cuối cùng thì từ vựng sẽ được học bởi từng cá nhân”. Hơn 
nữa, một trong các chiến lược dạy từ vựng đó là ứng dụng hình ảnh và hồi tưởng lại theo 
một cách có cấu trúc. Bản đồ tư duy được sử dụng như một kĩ thuật hay một hoạt động 
hiệu quả trong việc dạy và học từ vựng. So với các cách thức ghi chép truyền thống, thì 
phương pháp bản đồ tư duy có những điểm vượt trội như: 
 Ý chính sẽ ở trung tâm và được xác định rõ ràng. 
 Quan hệ hỗ tương giữa mỗi ý được chỉ ra tường tận. Ý càng quan trọng thì sẽ nằm vị 
trí càng gần với ý chính. 
 Liên hệ giữa các khái niệm then chốt sẽ được tiếp nhận lập tức bằng thị giác. 
 Ôn tập và ghi nhớ sẽ hiệu quả và nhanh hơn. 
 Thêm thông tin (ý) dễ dàng hơn bằng cách vẽ chèn thêm vào bản đồ. 
 Mỗi bản đồ sẽ phân biệt nhau tạo sự dễ dàng cho việc gợi nhớ. 
 Các ý mới có thể được đặt vào đúng vị trí trên hình một cách dễ dàng, bất chấp thứ 
tự của sự trình bày, tạo điều kiện cho việc thay đổi một cách nhanh chóng và linh hoạt cho 
việc ghi nhớ. 
 Có thể tận dụng hỗ trợ của các phần mềm trên máy tính 
Từ những lợi ích của việc học từ vựng qua bản đồ tư duy, tôi đã thực hiện các giờ dạy 
với bản đồ tư duy trong giáo trình Lifelines Elementary với mong muốn cung cấp cho sinh 
viên không chuyên ngữ trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định một phương pháp học từ mới 
hiệu quả hơn. 
2. NỘI DUNG 
2.1. Ưu điểm của việc sử dụng bản đồ tư duy để học từ vựng 
Theo các nhà khoa học, trong khi bán cầu não phải thiên về hình ảnh thì bán cầu não 
trái lại thiên về chữ, ký hiệu, số học. Việc tạo ra các bản đồ tư duy thực chất là kỹ thuật 
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 33/2019 
119 
kích thích cả 2 bán cầu não cùng hoạt động, để đưa tới hiệu quả ghi nhớ tốt nhất có thể 
đạt được. 
Nhưng theo nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trong đó có Tony Buzan, người thành 
công nhất trong việc đưa ra lý thuyết và áp dụng bản đồ tư duy, đồng thời cũng là người 
viết sách thành công nhất trong lĩnh vực này thì làm cách nào đó phối hợp cả hai bán cầu 
cùng làm việc để xử lý một vấn đề thì sẽ được hiệu quả cao hơn so với chỉ dùng một. 
Leonardo Da Vinci là một ví dụ điển hình về việc áp dụng hai bán cầu não, nên ông đã 
thành công trong cả hai lĩnh vực là hội họa và khoa học. Nói tóm lại, sơ đồ tư duy là kỹ 
thuật xử lý một công việc nào đó bằng cách kích thích cả hai bán cầu cùng hoạt động, mà 
cụ thể là việc vẽ ra những sơ đồ tư duy. 
Qua thực tế dạy học, tôi nhận thấy rằng bản đồ tư duy có tác động tích cực tới việc học 
từ vựng của sinh viên nếu được sử dụng đúng cách. Với cách thể hiện gần như cơ chế hoạt 
động của bộ não, bản đồ tư duy sẽ giúp sinh viên: 
 Sáng tạo hơn 
 Tiết kiệm thời gian 
 Ghi nhớ tốt hơn 
 Nhìn thấy bức tranh tổng thể 
 Tổ chức và phân loại suy nghĩ của bản thân 
2.2. Một số hướng dẫn khi tạo bản đồ tư duy 
 Để xây dựng một bản đồ tư duy tốt cho việc học từ vựng, sinh viên cần thực hiện 
những bước sau: 
 Bắt đầu từ trung tâm với hình ảnh của chủ đề vì hình ảnh có thể diễn đạt được cả 
ngàn từ và giúp bạn sử dụng trí tưởng tượng của mình. Một hình ảnh ở trung tâm sẽ giúp 
chúng ta tập trung được vào chủ đề và làm cho chúng ta hưng phấn hơn. 
 Luôn sử dụng màu sắc, bởi vì màu sắc cũng có tác dụng kích thích não như 
hình ảnh. 
 Nối các nhánh chính (cấp một) đến hình ảnh trung tâm, nối các nhánh cấp hai đến 
các nhánh cấp một, nối các nhánh cấp ba đến nhánh cấp hai..., bằng các đường kẻ. Các 
đường kẻ càng ở gần hình ảnh trung tâm thì càng được tô đậm hơn, dày hơn. Khi chúng ta 
nối các đường với nhau, bạn sẽ hiểu và nhớ nhiều thứ hơn rất nhiều do bộ não của chúng ta 
làm việc bằng sự liên tưởng. 
 Mỗi từ/ ảnh/ ý nên đứng độc lập và được nằm trên một đường kẻ. 
 Tạo ra một kiểu bản đồ riêng cho mình (kiểu đường kẻ, màu sắc...). 
 Nên dùng các đường kẻ cong thay vì các đường thẳng vì các đường cong được tổ 
chức rõ ràng sẽ thu hút được sự chú ý của mắt hơn rất nhiều. 
 Bố trí thông tin đều quanh hình ảnh trung tâm. 
120 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI 
2.3. Sử dụng sơ đồ tư duy trong việc học từ vựng giáo trình Lifelines Elementary 
2.3.1. Tổ chức dạy học từ vựng với sơ đồ từ duy 
Để giúp sinh viên hiểu thế nào là bản đồ tư duy và biết cách vẽ bản đồ tư duy, tôi đã 
chọn dạy 2 chủ đề từ vựng có trong giáo trình Lifelines Elementary: food, transport và 
hướng dẫn các em từng bước cụ thể để có được một bản đồ tư duy hoàn chỉnh. 
Chủ đề 1: Food (thực phẩm) 
Chủ đề “food” là chủ đề quen thuộc và gần gũi trong cuộc sống hàng ngày. Chính vì 
thế, hầu hết sinh viên rất hứng thú khi học các từ vựng liên quan tới chủ đề này. Tuy nhiên, 
mục đích cuối cùng của tiết học này là giúp sinh viên học và nhớ được các từ về các loại 
đồ ăn đồ uống khác nhau. Bên cạnh đó, sinh viên còn phân biệt được danh từ nào là danh 
từ đếm được, danh từ nào là danh từ không đếm được. 
Với Unit 5/ Vocabulary: Likes and dislikes: 
1. Look at the spidergram: 
a. Write the name by the picture. Use a dictionary to help you 
b. Listen and check your ideas 
c. Can you add any more words: beer, milk, fish, pasta, mushrooms, eggs, sandwiches, 
potatoes, wine, rice, bacon, tomatoes, water, sausages, grapes, cheese, bananas, bread. 
Giảng viên yêu cầu sinh viên nghe và đọc các từ mới về đồ ăn, đồ uống, sau đó yêu 
cầu sinh viên làm việc theo cặp, điền tên đồ ăn, đồ uống vào các bức tranh phù hợp để 
hoàn thành sơ đồ trong giáo trình. Giảng viên gọi sinh viên đọc câu trả lời tương ứng với 
từng bức tranh và chữa bài cho cả lớp. Sau khi hoàn thành xong bài tập 1, sinh viên đã 
bước đầu được làm quen với một bản đồ tư duy ở mức độ đơn giản nhất. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 33/2019 
121 
Ở bài tập 2, giảng viên giúp sinh viên phát triển vốn từ vựng về cùng chủ đề. Giảng 
viên chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm từ 5 - 6 em. Trong bài tập 2, sinh viên tìm 
thêm các từ chỉ đồ ăn đồ uống để điền vào đúng nhóm từ đã có sẵn trong bài tập 1. Giảng 
viên gọi đại diện của 2-3 nhóm ghi các từ tìm được lên bảng và cùng cả lớp chữa bài. Sau 
đó, giảng viên giúp các em hệ thống lại tất cả các từ vựng vừa học được theo đúng các 
nhóm từ trong bài tập. 
Dạng bài tập 3 giúp sinh viên phân biệt được danh từ đếm được, danh từ không đếm 
được. Giảng viên chia lớp thành 2 nhóm lớn A và B, yêu cầu: nhóm A ghi lại các danh từ 
đếm được và nhóm B ghi lại các danh từ không đếm được trong số các danh từ vừa tổng 
hợp được ở bài tập 2. Giảng viên gọi đại diện 2 nhóm lên bảng viết các danh từ theo đúng 
yêu cầu. Giảng viên cùng cả lớp chữa lỗi sai (nếu có). 
Trước khi kết thúc giờ học, giảng viên vẽ lại khung 2 sơ đồ lên bảng, yêu cầu sinh 
viên gấp sách lại và hoàn thành 2 sơ đồ với các từ vừa học. 
Sơ đồ 1: 
Sơ đồ 2: 
122 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI 
Chủ đề 2: Transport (giao thông) 
Mục tiêu chính của bài học này là giúp sinh viên học và sử dụng được các từ có 
liên quan đến chủ đề “giao thông”, bao gồm các loại hình giao thông và các phương tiện 
giao thông. 
Ở phần mở đầu, giảng viên đặt câu hỏi “How do you/ does your mother... often go to 
school/ go to work?” để dẫn dắt sinh viên vào bài. Sau khi sinh viên nắm rõ chủ đề bài học, 
giảng viên viết từ “transport” lên bảng để làm ý trung tâm cho bản đồ tư duy. Để giúp học 
sinh phát triển các nhánh cho bản đồ, giảng viên đặt câu hỏi “How many means of 
transport do you know?”, “Which is for transportation?”, “Which is for work?”... 
Sau khi đã giúp sinh viên lập được khung của bản đồ tư duy, giảng viên yêu cầu sinh 
viên hoàn thành bài tập 1: Match the words and the picture: car, lorry, boat, bus, train, 
bicycles, plane, motorbike, coach, helicopter, taxi (Unit 10: Travel/ Vocabulary). Sinh viên 
trong lớp được yêu cầu làm việc theo cặp, nối các bức tranh về các phương tiện giao thông 
với các từ phù hợp. Giảng viên yêu cầu sinh viên nghe và đọc lại các từ và chữa bài. Để 
giúp sinh viên hiểu rõ ý nghĩa của các từ, giảng viên có thể sử dụng tên gọi tiếng Việt cho 
từng bức tranh. Kết thúc bài tập 1, sinh viên đã có một lượng từ vựng nhất định về các 
phương tiện giao thông quen thuộc. 
Trong bài tập 2, giảng viên chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm từ 5-6 em. Trong 
vòng 5 phút, các nhóm cùng sử dụng các từ trong bài tập 1 để hoàn thành bản đồ tư duy 
chủ đề “Transport” mà giảng viên đã vẽ khung trên bảng. Giảng viên yêu cầu 2 nhóm 
nhanh nhất cử đại diện lên bảng vẽ lại bản đồ của nhóm mình. Sau khi sinh viên hoàn 
thành xong bản đồ, giảng viên yêu cầu các nhóm so sánh các bản đồ với nhau, bổ sung và 
nhận xét. Giảng viên kết luận và trình chiếu bản đồ tư duy đã chuẩn bị trước để sinh viên 
tham khảo. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 33/2019 
123 
Để giúp sinh viên ghi nhớ được các từ và cách sử dụng chúng, ở bài tập 3, giảng viên 
yêu cầu sinh viên sắp xếp các phương tiện giao thông theo thứ tự từ nhanh nhất tới chậm 
nhất. Sinh viên đánh số 1, 2, 3...dưới tên các phương tiện giao thông và cùng thảo luận với 
bạn bên cạnh. Sau khi sinh viên thảo luận xong, giảng viên sẽ giúp sinh viên ôn tập lại các 
giới từ đi cùng với các loại phương tiện giao thông. Sinh viên được yêu cầu nêu ý kiến, 
giảng viên nhận xét và ghi lại giới từ đúng bên cạnh tên các loại phương tiện. 
2.3.2. Xây dựng bản đồ tư duy cho các chủ đề bài học 
Các chủ đề từ vựng có trong giáo trình Lifelines Elementary, bao gồm: free time 
actitivites, daily activities, house, travel, clothes. Các chủ đề này khá đơn giản và gần gũi 
với sinh viên nên thu hút được sự quan tâm và hứng thú của hầu hết các em. Trước mỗi 
tuần học một chủ đề mới, giảng viên yêu cầu sinh viên dành một tiết học để chuẩn bị cùng 
nhau. Sinh viên mỗi lớp được chia thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm khoảng từ 4 - 6 sinh 
viên. Mỗi nhóm sinh viên sẽ đảm nhận cùng một chủ đề sắp học. Thời gian để các nhóm 
thu thập từ vựng và những thông tin liên quan đến chủ đề của nhóm là 30 phút có sự hỗ trợ 
của giảng viên và các phương tiện tra cứu thông tin khác như Smart phone, Internet... Hết 
thời gian quy định, các nhóm sẽ nộp lại cho giảng viên những thông tin về chủ đề mà nhóm 
mình tìm được. Sau khi được giảng viên xét duyệt, các nhóm tiến hành làm bản đồ hoàn 
chỉnh. Giảng viên kiểm tra, góp ý, yêu cầu sinh viên chỉnh sửa lại để có bản đồ tư duy hiệu 
quả nhất của từng nhóm. Sau đó, mỗi tiết học giảng viên dành khoảng 5 - 7 phút cuối mỗi 
giờ để các nhóm chia sẻ bản đồ tư duy của nhóm mình. Với cách làm này, sinh viên sẽ tiết 
kiệm được thời gian mà hiệu quả cao. Trong suốt học kỳ, mỗi sinh viên sẽ tích lũy được 
một lượng từ vựng nhất định bằng cách sử dụng bản đồ tư duy của các nhóm, từ đó có thể 
vẽ được bản đồ tư duy của riêng mình (nếu cần). 
3. KẾT LUẬN 
Để một giờ học tiếng Anh đạt hiệu quả, giảng viên phải tạo được môi trường “chơi mà 
học”, và việc sử dụng bản đồ tư duy trong các giờ học từ vựng thực sự đã giúp sinh viên 
cảm thấy hứng thú rất nhiều đối với môn tiếng Anh. Bằng việc vẽ ra các bức tranh “có màu 
sắc” một cách có chủ ý, sinh viên không cảm thấy bị gây áp lực, nhưng hiệu quả ghi nhớ 
và gợi nhớ từ tăng lên nhiều. Và khi đã thành thạo với phương pháp này thì vốn từ vựng 
của sinh viên sẽ tăng lên nhiều, qua đó sẽ giúp ích cho việc học các kỹ năng nghe và đọc. 
Bên cạnh đó, sinh viên còn có thể áp dụng bản đồ tư duy vào việc học các kỹ năng hoặc 
các môn khác một cách có hệ thống. 
124 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Nguyen, Thuy Lan (2012), Using mind mapping to teach vocabulary to the first year non-
english major students at Bac Giang at Bac Giang university of Agriculture and Forestry, - 
M.A Minor Thesis, Hanoi. 
2. Thornbury, S. (2002), How to teach vocabulry, - Harlow: Longman. 
3. Hoctienganh.info/read.php? 
4. Adam Khoo & Gary Lee (2018), Con cái chúng ta đều giỏi, (Trần Đăng Khoa và Uông Xuân 
Vy dịch), - Nxb Phụ nữ. 
5. Anne Debroise (2008), Bí ẩn của bộ não, - Nxb Trẻ. 
6. https://www.magneticmemorymethod.com/tony-buzan-mind-map-mastery/ 
7. https://www.peterrussell.com/pete.php 
8. Andrew Binstock (2012), Mind Maps: The Poor Man's Design Tool. 
USING MINDMAPPING IN TEACHHING VOCABULARY 
IN LIFELINES ELEMENTARY TEXTBOOK 
Abstract: Mind-mapping is an effective way to teach and learn English vocabulary. 
Mind-mapping helps memorize vocabulary through colors and images. Learn vocabulary 
through mind maps to help students study and develop English vocabulary systematically 
and effectively. Based on the benefits of mind-mapping the author applied to teaching 
Lifelines Elementary to non-English majored students at Nam Dinh College of Education. 
Through the article, the author offers ways to teach new words with mind maps and guide 
students to design their own mind maps for learning not only the English subjects but 
also other subjects. 
Keywords: mind-mapping, vocabulary teaching and learning, word memorizing 

File đính kèm:

  • pdfsu_dung_ban_do_tu_duy_trong_viec_hoc_tu_vung_voi_giao_trinh.pdf