Ứng dụng thi pháp học của M. M. Bakhtin trong nghiên cứu – phê bình văn học ở Việt Nam từ cấp độ khái niệm

M.M. Bakhtin là người có ảnh hưởng lớn đối với lịch sử thi pháp học hiện đại trên

thế giới. Từ thập niên 80 của thế kỷ trước, trong sự phát triển của thi pháp học ở

nước ta, việc tiếp nhận ngày càng đầy đủ các quan điểm thi pháp học của Bakhtin

có ý nghĩa quan trọng, góp phần định hình diện mạo thi pháp học Việt Nam trong

gần bốn thập kỷ. Bài viết này trình bày một cái nhìn hệ thống đối với tình hình

ứng dụng các khái niệm thi pháp học của Bakhtin trong nghiên cứu – phê bình

văn học ở Việt Nam, từ đó đưa ra một số đánh giá và đề xuất cho việc ứng

dụng Bakhtin trong tương lai

Ứng dụng thi pháp học của M. M. Bakhtin trong nghiên cứu – phê bình văn học ở Việt Nam từ cấp độ khái niệm trang 1

Trang 1

Ứng dụng thi pháp học của M. M. Bakhtin trong nghiên cứu – phê bình văn học ở Việt Nam từ cấp độ khái niệm trang 2

Trang 2

Ứng dụng thi pháp học của M. M. Bakhtin trong nghiên cứu – phê bình văn học ở Việt Nam từ cấp độ khái niệm trang 3

Trang 3

Ứng dụng thi pháp học của M. M. Bakhtin trong nghiên cứu – phê bình văn học ở Việt Nam từ cấp độ khái niệm trang 4

Trang 4

Ứng dụng thi pháp học của M. M. Bakhtin trong nghiên cứu – phê bình văn học ở Việt Nam từ cấp độ khái niệm trang 5

Trang 5

Ứng dụng thi pháp học của M. M. Bakhtin trong nghiên cứu – phê bình văn học ở Việt Nam từ cấp độ khái niệm trang 6

Trang 6

Ứng dụng thi pháp học của M. M. Bakhtin trong nghiên cứu – phê bình văn học ở Việt Nam từ cấp độ khái niệm trang 7

Trang 7

Ứng dụng thi pháp học của M. M. Bakhtin trong nghiên cứu – phê bình văn học ở Việt Nam từ cấp độ khái niệm trang 8

Trang 8

pdf 8 trang minhkhanh 5300
Bạn đang xem tài liệu "Ứng dụng thi pháp học của M. M. Bakhtin trong nghiên cứu – phê bình văn học ở Việt Nam từ cấp độ khái niệm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ứng dụng thi pháp học của M. M. Bakhtin trong nghiên cứu – phê bình văn học ở Việt Nam từ cấp độ khái niệm

Ứng dụng thi pháp học của M. M. Bakhtin trong nghiên cứu – phê bình văn học ở Việt Nam từ cấp độ khái niệm
No.18_Oct 2020|Số 18 – Tháng 10 năm 2020|p.48-55 DOI: 
ỨNG DỤNG THI PHÁP HỌC CỦA M.M. BAKHTIN TRONG NGHIÊN CỨU – 
PHÊ BÌNH VĂN HỌC Ở VIỆT NAM TỪ CẤP ĐỘ KHÁI NIỆM 
Phan Trọng Hoàng Linh1* 
1 Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Khoa học Huế 
* 
Email: phantronghoanglinh@gmail.com 
Thông tin bài viết Tóm tắt 
Ngày nhận bài: 
24/7/2020 
Ngày duyệt đăng: 
20/9/2020 
 M.M. Bakhtin là người có ảnh hưởng lớn đối với lịch sử thi pháp học hiện đại trên 
thế giới. Từ thập niên 80 của thế kỷ trước, trong sự phát triển của thi pháp học ở 
nước ta, việc tiếp nhận ngày càng đầy đủ các quan điểm thi pháp học của Bakhtin 
có ý nghĩa quan trọng, góp phần định hình diện mạo thi pháp học Việt Nam trong 
gần bốn thập kỷ. Bài viết này trình bày một cái nhìn hệ thống đối với tình hình 
ứng dụng các khái niệm thi pháp học của Bakhtin trong nghiên cứu – phê bình 
văn học ở Việt Nam, từ đó đưa ra một số đánh giá và đề xuất cho việc ứng 
dụng Bakhtin trong tương lai. 
Từ khóa: 
M.M. Bakhtin, thi pháp học, 
khái niệm, nghiên cứu - phê 
bình văn học, Việt Nam 
1. Đặt vấn đề 
Từ cuối thế kỷ XX, trên phạm vi thế giới, vai trò 
của M.M. Bakhtin (1895 – 1975) ngày một trở nên 
quan trọng trên nhiều địa hạt như triết học, mỹ học, 
ngôn ngữ và nghiên cứu văn học. Vào những năm 80 
của thế kỷ trước, ông bắt đầu ảnh hưởng đến các nhà 
lý luận và nghiên cứu văn học ở Việt Nam, cùng trong 
quá trình thi pháp học trở lại nước ta một cách mạnh 
mẽ và có hệ thống. Hầu như các tư tưởng quan trọng 
của ông đều trở nên phổ biến trong giới học thuật, có 
sự chi phối không nhỏ tới tiến trình thi pháp học ở Việt 
Nam, trên cả bình diện lý thuyết, lẫn thực hành phê 
bình và sáng tác. Trong bài viết này, chúng tôi đặt ra 
mục tiêu khái quát và hệ thống lại tình hình ứng dụng 
các khái niệm thi pháp học của Bakhtin ở nước ta gần 
bốn thập niên vừa qua, từ đó, nêu lên một số đánh giá 
và hướng đến một số đề xuất cho triển vọng ứng dụng 
Bakhtin trong tương lai. 
2. Nội dung nghiên cứu 
Trong các công trình quan trọng nhất của Bakhtin, 
đặc biệt là hai cuốn Những vấn đề thi pháp Dostoievski 
(có chỉnh sửa, bổ sung ở lần tái bản năm 1963) [1] và 
Sáng tác của François Rabelais và nền văn hóa dân 
gian Trung cổ và Phục hưng (1965) [2], có thể thấy rõ 
ý thức của tác giả muốn hợp nhất toàn bộ ý tưởng học 
thuật vào một hệ thống. Song, mong muốn đó không 
thể ngăn được giới nghiên cứu nhận ra ba mảng đóng 
góp nổi bật của ông trong các vấn đề liên quan đến 
carnaval, đối thoại và thể loại văn học. Điều này bắt 
nguồn từ tiềm năng nghiên cứu độc lập của mỗi bộ 
khái niệm mà Bakhtin xây dựng. Phần nhiều trong đó 
là các khái niệm sẵn có nhưng được Bakhtin xác lập 
một nội hàm mới. Liên quan đến nguyên lý carnaval là 
các khái niệm như carnaval, trào tiếu, nghịch dị, giễu 
nhại, Với nguyên lý đối thoại là các khái niệm như 
đối thoại, tiểu thuyết đa thanh, tác giả, nhân vật, giọng 
điệu, Với lý thuyết thể loại văn học là các khái niệm 
như tiểu thuyết, sử thi, dung hợp thể loại, thời - không 
gian, lời văn hai giọng, không hoàn kết, 
Ở Việt Nam, việc ứng dụng các khái niệm của 
Bakhtin theo từng mảng tri thức là rất phổ biến. Kiểu 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC TÂN TRÀO 
ISSN: 2354 - 1431 
P.T.H.Linh/ No.18_Oct 2020|p.48-55 
ứng dụng này, bên cạnh những thuận tiện, cũng tiềm 
ẩn một số nguy cơ. Tuy nhiên, thao tác phân loại của 
chúng tôi sẽ không dựa trên lần lượt từng khái niệm, 
xuất phát từ thực tế là hiệu quả ứng dụng thường 
không được thể hiện nhiều qua việc trích dẫn hoặc 
gợi nhắc một vài thuật ngữ riêng lẻ. Hơn nữa, việc 
tổng hợp toàn bộ công trình, bài viết có xuất hiện một 
hoặc một vài thuật ngữ của Bakhtin nằm ngoài khả 
năng bao quát của chúng tôi, nhất là với tình trạng 
Bakhtin đã có lúc trở thành cái tên thời thượng trong 
giới nghiên cứu văn học Việt Nam, và trích dẫn ông 
trở thành cái mốt. 
Tương ứng với mỗi mảng tri thức của Bakhtin, 
việc phân loại công trình được chúng tôi tiến hành 
lần lượt trên hai cấp độ tiêu chí: cấp độ đầu tiên dựa 
vào đối tượng nghiên cứu: văn học nước ngoài hay 
văn học Việt Nam; cấp độ thứ hai dựa vào cách thức 
ứng dụng: sử dụng lý thuyết như bộ “mã khóa” duy 
nhất để lý giải đối tượng, hay là kết hợp lý thuyết của 
Bakhtin với các lý thuyết khác. 
2.1. Ứng dụng các khái niệm liên quan đến 
nguyên lý carnaval 
- Ứng dụng nguyên lý carnaval trong nghiên 
cứu - phê bình các hiện tượng văn học nước ngoài 
+ Cách ứng dụng thứ nhất: “Sự song hành của 
thời gian carnaval trong Don Quixote của Cervantes” 
(2005) của Đào Duy Hiệp [3], “Tính chất carnaval 
trong tiếng cười của Mark Twain” (2008) của Dương 
Thị Ánh Tuyết [4], “Dấu ấn Carnaval hóa trong 
Truyện mười ngày của Boccacio” (2008) của Trần 
Nhật Thư [5], “Không gian và thời gian nghệ thuật 
trong tiểu thuyết Don Quixote của Cervantes - từ lý 
thuyết văn hóa trào tiếu dân gian” (2014) của Phan 
Trọng Hoàng Linh [6], 
+ Cách ứng dụng thứ hai: “Gogol - thử nhận chân 
một thế giới nghệ thuật” (2002) [7], “Thử nhận chân 
thế giới nghệ thuật của Gogol” (2009) [8] của Phạm 
Vĩnh Cư, “Nghịch dị trong nghệ thuật khắc hoạ chân 
dung nhân vật của Oe Kenzaburo (qua tiểu thuyết 
Một nỗi đau riêng)” (2008) của Ôn Thị Mỹ Linh 
[9], Đặc biệt, còn có các chuyên luận: Tự sự kiểu 
Mạc Ngôn (2013) của Nguyễn Thị Tịnh Thy [10], 
Nghệ nhân và Margarita (M. Bulgakov) và đặc 
điểm tiểu thuyết huyền thoại thế kỷ XX (2016) của 
Nguyễn Thị Như Trang [11], 
- Ứng dụng nguyên lý carnaval trong nghiên 
cứu - phê bình các hiện tượng văn học Việt Nam 
+ Cách ứng dụng thứ nhất: “Thế giới thơ Nôm 
Hồ Xuân Hương” (1990) của Đỗ Đức Hiểu [12], 
““Carnaval hóa” trong tiểu thuyết Việt Nam đương 
đại” (2017) của Vũ Thị Thanh Hoài [13], 
+ Cách ứng dụng thứ hai: “Thực hành thơ như là 
thực hành sống - Hồ Thế Hà - một trải nghiệm chơi” 
(2015) [14], “Trò chơi ngôn ngữ trong Không biết 
đâu mà lần của Văn Thành Lê” (2016) [15] của Phan 
Tuấn Anh, Và các chuyên luận: Những dấu h ... về tiểu thuyết, 
nên lý thuyết thể loại văn học của ông được tiếp nhận 
rộng rãi với vai trò trung tâm của những ý kiến bàn 
về tiểu thuyết ở hai vấn đề: quan hệ giữa tiểu thuyết 
với sử thi và quan hệ giữa tiểu thuyết với thơ. Nếu 
vấn đề thứ nhất gần như nhận được sự tán thành tuyệt 
đối thì vấn đề thứ hai thường xuyên được các nhà 
nghiên cứu phát triển trên cơ sở phản biện. 
Thứ hai, theo chúng tôi, việc tiếp nhận lý thuyết 
thể loại văn học của Bakhtin, nhất là ở quan niệm về 
sử thi và tiểu thuyết, trước hết xuất phát từ đòi hỏi tự 
thân của giới nghiên cứu và sáng tác trong việc xác 
định bản chất của nền văn học Việt Nam thời chiến. 
Điều này được thể hiện rất rõ trong các nghiên cứu 
của Lã Nguyên, người am hiểu sâu sắc và vận dụng 
có hệ thống lý thuyết của Bakhtin qua hàng loạt tiểu 
luận được lần lượt công bố trong thời gian dài: “Diện 
mạo văn học Việt Nam 1945 - 1975 (Nhìn từ góc độ 
thi pháp thể loại)” (1995), “Nhìn lại các bước đi. 
Lắng nghe những tiếng nói (Về văn học Việt Nam 
thời đổi mới 1975 - 1991)” (2005), “Những dấu hiệu 
của chủ nghĩa hậu hiện đại trong văn học Việt Nam 
qua sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp và Phạm Thị 
Hoài” (2006), “Văn xuôi hậu hiện đại Việt Nam: 
Quốc tế và bản địa, cách tân và truyền thống” (2012) 
và “Nguyễn Huy Thiệp và bước ngoặt của văn học 
Việt Nam sau 1975” (2014). Dù mục tiêu cụ thể và 
cách thức triển khai mỗi tiểu luận có khác nhau, 
nhưng từ góc độ thể loại, có thể nhìn nhận chúng như 
một sự kết nối tiến trình thể loại của văn học đất 
P.T.H.Linh/ No.18_Oct 2020|p.48-55 
nước ở hai chặng, với những đặc điểm riêng: từ 1945 
đến 1975 và từ 1975 đến nay. 
Điểm khác biệt cốt yếu giữa văn học Việt Nam 
trước và sau 1975 là gì? Theo Lã Nguyên, đó là: 
“Trước 1975, văn học Việt Nam chủ yếu là văn học 
sử thi. Văn học sau 1975 lại chủ yếu là văn học thế 
sự” [32;102]. Sau 1945, tính phức tạp của các 
phương diện mâu thuẫn, đối lập bị khắc phục triệt để 
nhằm tạo ra sự thống nhất một chiều, trên cơ sở tất cả 
thể loại đều được quy về một loại hình nội dung cơ 
bản là thể hiện trạng thái sử thi của thế giới, với lý 
tưởng thẩm mỹ hướng về cái đẹp và cái cao cả. Theo 
chúng tôi, cần nhấn mạnh rằng, đó không phải cái 
đẹp như một phạm trù mỹ học phổ quát, mà là cái 
đẹp trong sự định hướng để trở thành cái cao cả, nên 
thực chất lý tưởng thẩm mỹ giai đoạn này chỉ gói gọn 
trong phạm trù cái cao cả. Phát triển tiếp ý trên, Lã 
Nguyên nhận định, với một loại hình nội dung và lý 
tưởng thẩm mỹ như vậy, văn học giai đoạn này là 
mảnh đất màu mỡ cho sự thống soái của truyện và 
thơ trữ tình, nhưng lại là khắc tinh đối với tiểu thuyết 
theo tinh thần hiện đại của Bakhtin. Văn học 1945 - 
1975 không phải không đặt ra vấn đề đời tư - thế sự, 
song chỉ với tư cách những motif phụ trợ, góp phần 
soi sáng trạng thái sử thi của thế giới. Nó khác hẳn 
với nội dung đời tư - thế sự trong văn học 1975 được 
bắt nguồn từ nhu cầu tự thân và được cắt nghĩa từ 
kinh nghiệm cá nhân của tác giả. Như vậy, xét trên 
nguyên tắc thế giới quan của tư duy thể loại, văn học 
Việt Nam từ 1975 đến nay là sự tiếp nối quá trình 
phát triển của giai đoạn hiện đại hóa văn học, sau 
một chặng đột biến do sự quy định của bối cảnh lịch 
sử đặc thù: chiến tranh. Cái nhìn sử thi hóa về thế 
giới chuyển dần thành cái nhìn tiểu thuyết hóa về con 
người. Chúng tôi cho rằng, thực ra không phải văn 
học sau 1975 “chủ yếu là văn học thế sự”. Văn học 
sử thi vẫn được dung dưỡng để duy trì mạch sống của 
riêng nó. Có lẽ, nên diễn đạt là thành tựu văn học sau 
1975 chủ yếu được xác lập bởi văn học thế sự thì 
chuẩn xác hơn. Lã Nguyên nhận xét, dù sự khác nhau 
là rất lớn, nhưng văn học trước và sau 1975 vẫn 
chung một điểm: đều là sự thống ngự của những 
tiếng nói rất to hướng về thực tại. Những tiếng nói 
thầm trong văn xuôi của Nguyễn Minh Châu, Bảo 
Ninh, Nguyễn Việt Hà, Nguyễn Bình Phương, Châu 
Diên, là trường hợp ngoại lệ. Song, dẫu nói to hay 
nói thầm, văn học lúc này ít nhiều đều gắn với tiếng 
cười trào tiếu, giễu nhại, thứ phân biệt nó với giọng 
điệu trang trọng, quyền uy của văn học cách mạng. 
Trong số những gương mặt văn chương sau 1975, 
Lã Nguyên đặc biệt chú ý ba cái tên: Nguyễn Huy 
Thiệp, Phạm Thị Hoài và Đặng Thân, vì tác phẩm 
của họ, theo ông, đi liền với một hệ hình tư duy mới 
trong nghệ thuật: hệ hình hậu hiện đại. Nếu Nguyễn 
Huy Thiệp và Phạm Thị Hoài là bước chuyển với các 
dấu hiệu, các yếu tố hậu hiện đại “giống những tảng 
đá hộc xây đắp nền móng đưa văn học dân tộc phát 
triển theo một hướng mới”, thì Đặng Thân đã là 
“bước ngoặt quyết đoán của văn học hậu hiện đại 
Việt Nam” [32;118]. Các tiểu luận liên quan đến chủ 
đề hậu hiện đại của Lã Nguyên đều được viết rất 
công phu, uyên bác và cả hóm hỉnh trên nền tảng của 
những mô hình thế giới diễn ngôn và truyện kể vô 
cùng độc đáo do chính ông phát hiện từ thực tế văn 
bản. Thế nhưng, mức độ đồng thuận của học giới 
trước những kết luận khoa học của ông không phải 
bao giờ cũng giống nhau. Nếu người ta tán thành rất 
cao với trường hợp Đặng Thân thì cũng không ít ý 
kiến nghi ngờ trường hợp Nguyễn Huy Thiệp và 
Phạm Thị Hoài, hai tác gia thường được số đông xếp 
vào phạm trù hiện đại. Hơn nữa, dựa trên những tiêu 
chí của dấu hiệu/ yếu tố hậu hiệu đại được Lã 
Nguyên phân tích, thì dường như chính ông đã “đành 
đoạn ngó lơ” với nhiều tên tuổi từng được ông ghi 
danh trong nền văn học Việt Nam đổi mới như 
Nguyễn Việt Hà, Nguyễn Bình Phương, Tạ Duy 
Anh, 
Thứ ba, mặc dù số lượng công trình được chúng 
tôi điểm tên ở đây khá khiêm tốn so với các công 
trình ứng dụng hai nguyên lý carnaval và đối thoại, 
nhưng trên thực tế, số lượng công trình chịu ảnh 
hưởng quan niệm thể loại của Bakhtin là nhiều 
không kể xiết. Thậm chí, có thể nói, sự phân biệt sử 
thi và tiểu thuyết của Bakhtin đã trở thành một tri 
thức có tính đại trà xuất hiện trong bất cứ công trình 
nào có nhắc đến tiểu thuyết ở nước ta. Chính điều 
này khiến chúng tôi buộc phải thu hẹp phạm vi tổng 
thuật chủ yếu vào các chuyên luận được xuất bản 
thành sách. Và xét trong phạm vi ấy, đối tượng 
nghiên cứu hầu hết được tập trung ở mảng văn học 
Việt Nam, đặt trong cái nhìn khái quát. Thực tế đó 
cũng hợp lý, vì có lẽ không nhiều học giả nước ta 
đủ khả năng bao quát toàn cảnh sự vận động của 
một nền tiểu thuyết nước ngoài. 
Đề xuất: 
Bakhtin cho rằng tiểu thuyết là thể loại đang tiếp 
diễn vận động, chưa định hình thành một bộ khung 
rắn chắc, không ngừng dung hợp các hình thức văn 
P.T.H.Linh/ No.18_Oct 2020|p.48-55 
chương và ngoại văn chương vào cấu trúc bên trong 
của nó. Đây là quan niệm vừa chuẩn xác, vừa chừa ra 
một độ mở rất lớn để các thế hệ nghiên cứu đi sau 
tiếp tục phát triển, trên cơ sở khái quát thực tế vận 
động của thể loại trong thời đại mới. Ta thấy, không 
hiếm khi thể nghiệm táo bạo của nhà văn đã dẫn đến 
những hình hài mới của tiểu thuyết gây bối rối cho cả 
các chuyên gia trong giới nghiên cứu. Ở Việt Nam có 
thể nhắc đến trường hợp Đặng Thân. Nhưng ngay cả 
những trường hợp đó thì cũng không nằm ngoài một 
hướng phát triển mở đầy linh hoạt của thể loại mà 
Bakhtin đã tiên đoán. Do đó, chúng tôi cho rằng, 
chừng nào còn chưa đến thời điểm suy tàn của tiểu 
thuyết như có người từng cảnh báo, thì quan điểm về 
thể loại của Bakhtin vẫn là nền tảng lý thuyết để chúng 
ta dõi theo hành trình tiểu thuyết trong tương lai. 
3. Kết luận 
Từ những năm 1980 đến nay, thi pháp học như 
một bộ môn nghiên cứu giá trị nghệ thuật của tác 
phẩm văn học liên tục được truyền bá rộng rãi vào 
Việt Nam với nhiều trường phái, chi nhánh. Trong 
dòng chảy ấy, những phát kiến vĩ đại của Bakhtin, 
đặc biệt là các vấn đề liên quan đến carnaval, đối 
thoại và thể loại văn học, đã trở thành một nhánh 
trọng yếu và còn nhiều tiềm năng. Do vậy, trong bài 
viết này, chúng tôi hướng đến một cái nhìn hệ thống 
đối với việc ứng dụng các khái niệm thi pháp học của 
Bakhtin ở Việt Nam. Cách ứng dụng Bakhtin thông 
qua các khái niệm riêng lẻ được thực hiện rất phổ 
biến trong nhiều công trình nghiên cứu văn học ở 
nước ta, bởi tính dễ dàng, tiện lợi, không đòi hỏi quá 
nhiều công phu nghiền ngẫm lý thuyết. Nhưng cũng 
vì thế, các công trình có giá trị chỉ thuộc về số ít; còn 
lại, đa phần rơi vào tình trạng “hớt ngọn”, “nói theo”, 
“đẽo chân cho vừa giày”, Dẫu vậy, chỉ với thiểu số 
các công trình có giá trị kể trên, chúng ta cũng có thể 
nhận ra một pham vị đối tượng tiếp cận khá phong 
phú. Về cách thức vận dụng lý thuyết, bên cạnh 
những khả thủ cũng khó tránh khỏi một số bất cập, 
đặc biệt là ở những công trình ứng dụng đầu tiên. 
Tiềm năng của lý thuyết ở một vài khu vực nghiên 
cứu văn học vẫn còn bỏ trống, do đó, có thể hứa hẹn 
những viễn cảnh trong tương lai. 
REFERENCES 
[1] M.M. Bakhtin (1998), Problems of 
Dostoievski's Poetry, Tran Dinh Su, Lai Nguyen An 
& Vuong Tri Nhan Translating, Writers Association 
Publishing House, Hanoi. 
[2] M.M. Bakhtin (2006), Writing of François 
Rabelais and folklore of the Middle Ages and 
Renaissance, translated by Tu Thi Loan, Social 
Science Publishing House, Hanoi. 
[3] Dao Duy Hiep (2008), Literary criticism from 
modern theory, Educational Publishing House, 
Hanoi. 
[4] Duong Thi Anh Tuyet (2008), "The carnaval 
nature in Mark Twain's laughter", Journal of Literary 
Researches, No. 4, p.96-108. 
[5] Tran Nhat Thu (2008), "The Carnaval’s Mark 
in Boccatio's Ten-Day Story", source: 
chi/c96/n550/Da-uan-Carnaval -ho-a-in-n-muo-i-nga-
y-cu-a-Boccatio.html, updated: May 20, 2018. 
[6] Phan Trong Hoang Linh (2014), "Art space 
and time in Cervantes' novel Don Quixote - from folk 
satirical theory", Journal of Science and Technology, 
University of Hue Science, no.2, p.37-46. 
[7] Pham Vinh Cu (2007), Creation and 
exchange, Educational Publishing House, Hanoi. 
[8] Pham Vinh Cu (2009), "Trying to 
acknowledge Gogol's world of art", Foreign 
Literature Magazine, No. 5, pp.89-129. 
[9] On Thi My Linh (2008), "The grotesque in 
portrayal of Oe Kenzaburo's character (through the 
novel A Personal Pain)", Journal of Literary Studies, 
No. 3, p.88 -97. 
[10] Nguyen Thi Nhu Trang (2016), Artist and 
Margarita (M. Bulgacov) and characters of the 
legendary twentieth century, Hanoi National 
University Publishing House , Hanoi. 
[11] Nguyen Thi Tinh Thy (2013), Mac Ngon 
Autobiography, Literature Publishing House, Hanoi. 
[12] Do Duc Hieu (2000), Modern Poetry, 
Writers Association Publishing House, Hanoi. 
[13] Vu Thi Thanh Hoai (2017), 
"Carnavalization" in contemporary Vietnamese 
novels, Journal of Literary Researches, No. 8, pp.73-
84. 
[14] Phan Tuan Anh (2015), "Practice poetry as a 
practice living - Ho The Ha - a playing experience", 
Song Huong Magazine, No. 11, pp.60-65. 
[15] Phan Tuan Anh (2019), Innovative 
Vietnamese literature - from reference points of 
view, Culture Publishing House, Ho Chi Minh City. 
P.T.H.Linh/ No.18_Oct 2020|p.48-55 
[16] Phung Gia The (2016), Signs of 
Postmodernism in Contemporary Vietnamese Prose 
(1986-2012), Hanoi National University Publishing 
House, Hanoi. 
[17] Huynh Thu Hau (2018), Grotesque Art in 
Vietnamese Fiction, Writers Association Publishing 
House, Hanoi. 
[18] Dang Anh Dao (editor) (1999), Western 
Literature, Educational Publishing House, Hanoi. 
[19] Thanh Đuc Hong Ha (2017), Poetry of prose 
A.S. Pushkin, National University Publishing House, 
Hanoi. 
[20] Tran Dinh Su (1996), Theory and literary 
criticism, Educational Publishing House, Hanoi. 
[21] Thai Phan Vang Anh (2017), Vietnamese 
Novel at the beginning of the twenty-first century - 
A game changer, Hue University Publishing 
House, Hue. 
[22] Le Huy Bac (2019), Symbols and symbols, 
Ho Chi Minh Synthetic General Publishing House, 
Ho Chi Minh City. 
[23] Le Thi Thuy Hang (2016), Principle of 
dialogue in Vietnamese fictions from 1986 to 2010 
(Doctoral thesis in Literature), Hue University, Hue. 
[24] Nguyen Dang Diep (2003), Vong from the 
word, Literature Publishing House, Hanoi. 
[25] Nguyen Thuy Trang (2017), "Dialogicality - 
How to connect with the natural world in 
contemporary Vietnamese fictions", Journal of 
Literary Researches, No. 3, p.32-37. 
[26] Mai Hai Oanh (2009), Art Innovations in 
Contemporary Vietnamese Fiction, Writers Association 
Publishing House, Hanoi. 
[27] Dang Anh Dao (2007), Vietnam and the West - 
received and interfered in literature, Educational 
Publishing House, Hanoi. 
[28] Nguyen Thi Binh (2015), Vietnamese Prose 
after 1975, Hanoi Pedagogical University Publishing 
House. 
[29] Hoang Cam Giang (2015), Vietnamese 
Novels in the early twenty-first century - structure 
and trends, National University Publishing House, 
Hanoi. 
[30] Nguyen Thi Hai Phuong (2016), 
Contemporary Vietnamese Novels - from the 
perspective of discourse, Vietnamese Educational 
Publishing House, Hanoi. 
[31] Tran Viet Thien (2016), Interaction genre in 
contemporary Vietnamese prose, Ho Chi Minh 
National University Publishing House, Ho Chi Minh 
City. 
[32] La Nguyen (2018), Semantics review, 
Women Publishing House, Hanoi. 
APPLICATION OF M.M. BAKHTIN’S POETICS 
IN LITERARY RESEARCH - CRITICISM IN VIETNAM 
FROM CONCEPTUAL LEVEL 
Article info Abstract 
Recieved: 
24/7/2020 
Accepted: 
20/9/2020 
 M.M. Bakhtin had a great influence on the history of modern poetics in the world. 
From the 1980s onwards, the adoption of Bakhtin’s poetics was of great significance, 
contributing to the development of poetics in Vietnam in nearly four decades. This 
paper presents a systematic view of the application of Bakhtin’s concepts of poetics in 
literary research - criticism in Vietnam, giving some assessments and suggestions for 
the application of Bakhtin in the future. 
Keywords: 
M.M. Bakhtin, poetics, 
conceptual level, 
literary research - 
criticism, Vietnam 

File đính kèm:

  • pdfung_dung_thi_phap_hoc_cua_m_m_bakhtin_trong_nghien_cuu_phe_b.pdf