Ứng dụng phương pháp thẩm định giá hàng loạt trong quản lý nhà nước về đất đai

bài viết tập trung nghiên cứu phương pháp thẩm định giá hàng loạt. Phương pháp này đã có lịch sử hơn bốn mươi năm và hiện nay được sử dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới để thẩm

định giá trị tài sản cho các mục tiêu quản lý, nhưng lại ít được biết đến ở

VN. Bài viết tổng hợp các mô hình thẩm định giá hàng loạt, phân tích kinh

nghiệm thế giới về ứng dụng của phương pháp này, tóm tắt nghiên cứu thực

nghiệm của bản thân tác giả về TĐG đất hàng loạt tại TP. HCM và đề xuất

ứng dụng phương pháp TĐG hàng loạt trong công tác quản lý nhà nước về

đất đai ở VN.

Ứng dụng phương pháp thẩm định giá hàng loạt trong quản lý nhà nước về đất đai trang 1

Trang 1

Ứng dụng phương pháp thẩm định giá hàng loạt trong quản lý nhà nước về đất đai trang 2

Trang 2

Ứng dụng phương pháp thẩm định giá hàng loạt trong quản lý nhà nước về đất đai trang 3

Trang 3

Ứng dụng phương pháp thẩm định giá hàng loạt trong quản lý nhà nước về đất đai trang 4

Trang 4

Ứng dụng phương pháp thẩm định giá hàng loạt trong quản lý nhà nước về đất đai trang 5

Trang 5

Ứng dụng phương pháp thẩm định giá hàng loạt trong quản lý nhà nước về đất đai trang 6

Trang 6

Ứng dụng phương pháp thẩm định giá hàng loạt trong quản lý nhà nước về đất đai trang 7

Trang 7

Ứng dụng phương pháp thẩm định giá hàng loạt trong quản lý nhà nước về đất đai trang 8

Trang 8

Ứng dụng phương pháp thẩm định giá hàng loạt trong quản lý nhà nước về đất đai trang 9

Trang 9

pdf 9 trang viethung 9000
Bạn đang xem tài liệu "Ứng dụng phương pháp thẩm định giá hàng loạt trong quản lý nhà nước về đất đai", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ứng dụng phương pháp thẩm định giá hàng loạt trong quản lý nhà nước về đất đai

Ứng dụng phương pháp thẩm định giá hàng loạt trong quản lý nhà nước về đất đai
PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Số 22 (32) - Tháng 05-06/2015
Nghiên Cứu & Trao Đổi
32
1. Đặt vấn đề
Đất đai luôn luôn là nguồn tài 
nguyên đặc biệt quan trọng đối 
với mọi quốc gia trên thế giới và 
thẩm định giá trị của đất là hoạt 
động tối cần thiết cho sự vận hành 
của nền kinh tế thị trường, trong 
đó bao gồm cả các mục tiêu quản 
lý. Ở VN, trong công tác quản lý 
nhà nước về đất đai, vấn đề thẩm 
định giá đất để xác định các nghĩa 
vụ tài chính có liên quan đến việc 
sử dụng đất luôn là lĩnh vực được 
quan tâm hàng đầu. Các phương 
pháp xác định giá đất được hướng 
dẫn trong các văn bản pháp lý ở 
nước ta hiện nay về cơ bản được kế 
thừa từ các phương pháp thẩm định 
giá trị đất đai truyền thống được sử 
dụng rộng rãi trên thế giới, chúng 
có thể được sử dụng tốt cho trường 
hợp ước tính giá trị của các lô đất 
riêng lẻ. Tuy nhiên trong công tác 
quản lý nhà nước về đất đai, việc 
thẩm định giá trị đất để xác định 
các nghĩa vụ tài chính về đất đai 
nếu được tiến hành cho từng lô đất 
sẽ tốn rất nhiều thời gian, công sức 
và gây các ách tắc trong khi thực 
hiện. Trong trường hợp này, thẩm 
định giá đất hàng loạt có thể là một 
giải pháp hữu hiệu. 
2. Cơ sở lý luận
Theo Hiệp hội quốc tế của các 
nhà thẩm định vì mục đích thuế 
– The International Association 
of Assessing Officers (IAAO – 
2012): Thẩm định giá hàng loạt 
(Mass Appraisal) là sự định giá có 
hệ thống về một nhóm tài sản vào 
một thời điểm nhất định, áp dụng 
những phương pháp được chuẩn 
hóa và kiểm tra thống kê.
Theo hướng dẫn số 13 - Tiêu 
chuẩn thẩm định giá quốc tế 2005, 
thẩm định giá tài sản hàng loạt là 
“việc thực hiện thẩm định giá nhiều 
tài sản khác nhau vào một ngày ấn 
định, được thực hiện một cách có 
hệ thống và thống nhất về phương 
pháp và kỹ thuật”.
Thẩm định giá hàng loạt bao 
gồm sự ứng dụng của thẩm định 
giá tài sản đơn lẻ nhưng khác ở 
mục đích, nhiệm vụ và kỹ thuật 
tính toán các chỉ số. Thẩm định giá 
đơn lẻ là cách đánh giá giá trị thị 
trường của một hay một số tài sản, 
trong đó tất cả các yếu tố tác động 
đến giá trị đều được xem xét. Thẩm 
định giá hàng loạt là sự đánh giá 
giá trị của một nhóm tài sản bằng 
các công thức, mô hình thống kê 
được xây dựng từ các thông tin thị 
trường, trong đó chỉ xét đến các 
Ứng dụng phương pháp 
thẩm định giá hàng loạt trong quản lý 
nhà nước về đất đai
TS. NguyễN QuỳNh hoa
Trường Đại học Kinh tế TP. HCM
Bài viết tập trung nghiên cứu phương pháp thẩm định giá hàng loạt. Phương pháp này đã có lịch sử hơn bốn mươi năm và hiện nay được sử dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới để thẩm 
định giá trị tài sản cho các mục tiêu quản lý, nhưng lại ít được biết đến ở 
VN. Bài viết tổng hợp các mô hình thẩm định giá hàng loạt, phân tích kinh 
nghiệm thế giới về ứng dụng của phương pháp này, tóm tắt nghiên cứu thực 
nghiệm của bản thân tác giả về TĐG đất hàng loạt tại TP. HCM và đề xuất 
ứng dụng phương pháp TĐG hàng loạt trong công tác quản lý nhà nước về 
đất đai ở VN.
Từ khóa: Giá đất, thẩm định giá đất, thẩm định giá đất hàng loạt, 
quản lý nhà nước về đất đai, mô hình thẩm định giá hàng loạt.
Số 22 (32) - Tháng 05-06/2015 PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP 
 Nghiên Cứu & Trao Đổi
33
 V = b
0 
Y
1
b1
Y
2
b2... Y
n
bn 
 (2)
Trong đó Y
1
, Y
2
, ..., Y
n
: Các 
biến độc lập, là các yếu tố tác động 
đến giá trị bất động sản;
b
i
: Trọng số của các biến độc 
lập.
Mô hình này được cho là có khả 
năng phản ánh chính xác hơn tác 
động đồng thời của các yếu tố ảnh 
hưởng đến giá trị tài sản. Mô hình 
nhân có thể được lấy logarit để 
chuyển thành mô hình cộng và sẽ 
có các hạn chế của mô hình cộng, 
tuy nhiên nó cho phép phản ánh 
mối quan hệ giữa biến phụ thuộc 
và các biến độc lập một cách linh 
hoạt hơn.
3. Mô hình hỗn hợp (Hybrid 
Models): là tổ hợp của mô hình 
cộng và mô hình nhân.
V = Z
1
b1Z
2
b2...Z
n
bn (A
0
 + A
1
Z
n+1 
+ 
... + A
m
Z
m
) (3)
Trong đó: 
Z
1
, ..., Z
m
 : Các biến độc lập, là 
các yếu tố tác động đến giá trị bất 
động sản; 
A
i
, b
i
 : Các hệ số và trọng số 
của các biến độc lập.
Mô hình hỗn hợp có khả năng 
phản ánh một cách thích hợp hơn 
các xu hướng chính của thị trường. 
Tuy nhiên, việc xác định các hệ số 
của nó lại rất phức tạp. 
Đơn giản hơn cả là các mô hình 
cộng, chúng được sử dụng rộng rãi 
để thẩm định giá trị bất động sản 
dân cư. Mô hình nhân thích hợp 
hơn để thẩm định giá trị các tòa nhà 
văn phòng, khách sạn, các bất động 
sản công nghiệp cũng như các khu 
đất trống. Các mô hình hỗn hợp 
được cho là toàn diện nhưng quy 
trình tính toán khá khó khăn.
Tiếp cận thu nhập 
Thẩm định giá hàng loạt bằng 
tiếp cận thu nhập cũng được dựa 
trên các mô hình cộng, mô hình 
yếu tố chính tác động đến giá trị. 
Phương pháp này có thể áp dụng 
thống nhất cho nhiều tài sản trong 
cùng một khu vực tại một thời 
điểm.
Đối tượng của thẩm định giá 
hàng loạt có thể là các bất động sản 
bao gồm đất và công trình trên đất, 
cũng có thể chỉ là riêng phần đất. 
Sản phẩm của thẩm định giá 
hàng loạt là các hệ số thể hiện tác 
động của các yếu tố đến giá trị bất 
động sản như vị trí, đặc tính của 
đất, cơ sở hạ tầng, đặc điểm công 
trình trên đất. 
Phạm vi ứng dụng của thẩm 
định giá hàng loạt
Ở rất nhiều quốc gia trên thế 
giới, kết quả của thẩm định giá 
hàng loạt được sử dụng làm cơ sở 
để xác định thuế tài sản, ngoài ra 
chúng có thể được sử dụng cho một 
số mục tiêu quản lý nhà nước. Tiêu 
chuẩn thẩm định giá quốc tế - ấn 
bản thứ 7 năm 2005 – dành riêng 
hướng dẫn số 13 về thẩm định giá 
tài sản hàng loạt. Theo đó, “Quy 
trình thẩm định giá hàng loạt có 
thể được sử dụng như một phương 
pháp cho việc đánh thuế theo giá 
trị tài sản, hoặc để tiến hành các 
nghiên cứu kinh tế và thống kê 
theo các chương trình quản lý của 
Chính phủ”.
Ưu điểm nổi bật của phương 
pháp thẩm định giá hàng loạt so 
với các phương pháp thẩm định 
giá truyền thống là tính tái h ... kết quả 
ước tính giá đất bằng mô hình với 
giá giao dịch thực tế trên thị trường 
(hoặc giá ước tính bằng phương 
pháp so sánh truyền thống) cho 
thấy mức sai lệch khoảng 10%, 
hoàn toàn phù hợp với yêu cầu: xác 
định giá đất tiệm cận giá thị trường 
để phục vụ cho các mục tiêu quản 
lý.
5. Đề xuất ứng dụng phương 
pháp thẩm định giá hàng loạt 
trong quản lý nhà nước về đất 
đai ở VN
Kết quả nghiên cứu thực 
nghiệm cho thấy tính ứng dụng 
thiết thực của mô hình thẩm định 
giá hàng loạt. Trong điều kiện 
VN hiện nay, tác giả đề nghị ứng 
dụng phương pháp thẩm định giá 
đất hàng loạt trong ba lĩnh vực 
của công tác quản lý nhà nước về 
đất đai: Quản lý tài chính về đất 
đai; quản lý việc giao đất, cho 
thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục 
đích sử dụng đất; quản lý và phát 
triển thị trường quyền sử dụng 
đất trong thị trường bất động sản 
(Hình 1): 
Để ứng dụng phương pháp 
thẩm định giá hàng loạt tác giả 
đề nghị năm giải pháp: 
5.1. Xây dựng hành lang pháp lý 
cho công tác thẩm định giá đất 
hàng loạt 
Như kinh nghiệm thế giới đã 
chỉ ra, để thẩm định giá hàng loạt 
có thể được ứng dụng trong công 
tác quản lý nhà nước về đất đai 
thì điều kiện tiên quyết là phải 
xây dựng hành lang pháp lý cho 
nó hoạt động. Khái niệm về thẩm 
định giá hàng loạt, phạm vi ứng 
dụng của phương pháp này cần 
được bổ sung trong Pháp lệnh 
giá. Trong lĩnh vực pháp lý, việc 
xác định bản chất, khả năng ứng 
dụng, vị trí và vai trò của thẩm 
định giá hàng loạt cần được cụ 
thể hóa bằng các điều luật trong 
các văn bản hướng dẫn về hoạt 
động thẩm định giá. Trong hệ 
thống Tiêu chuẩn thẩm định giá 
do Bộ Tài chính ban hành cần bổ 
sung thêm Tiêu chuẩn về thẩm 
định giá hàng loạt với phạm vi 
ứng dụng của nó. Trong điều kiện 
VN hiện tại, khi mà các nghĩa vụ 
tài chính mới chỉ được áp dụng 
cho đất, tác giả cho rằng thẩm 
định giá hàng loạt nên áp dụng 
bước đầu cho việc xác định giá 
đất, trong tương lai sẽ mở rộng 
cho bất động sản (bao gồm cả 
đất và công trình trên đất). Hiện 
nay, thẩm định giá hàng loạt có 
thể được ứng dụng ngay cho lĩnh 
vực quản lý việc giao đất, cho 
thuê đất và quản lý thị trường bất 
động sản. Trong lĩnh vực quản 
lý tài chính về đất đai, hướng tới 
việc sử dụng giá tiệm cận giá trị 
thị trường của đất, thẩm định giá 
hàng loạt có thể áp dụng để tính 
thuế sử dụng đất.
5.2. Đề xuất quy trình thẩm định 
giá hàng loạt 
 Để thực hiện thẩm định giá 
hàng loạt cần phải phát triển một 
kỹ thuật, quy trình tiêu chuẩn có 
khả năng thống nhất các thủ tục 
đánh giá một số lượng lớn tài 
sản tại một thời điểm nhất định. 
Nghiên cứu kinh nghiệm thế giới 
về lĩnh vực này, tác giả đề xuất 
quy trình 5 bước thực hiện thẩm 
định giá hàng loạt như ở hình 2.
Bước 1. Xác định nhiệm vụ. 
Trước tiên cần xác định loại 
bất động sản là đối tượng của 
thẩm định giá hàng loạt. Với đối 
tượng thẩm định giá hàng loạt là 
đất thì cần phân biệt loại hình sử 
dụng đất (đất ở, đất nông nghiệp). 
Ngoài ra thẩm định viên cần: xác 
định quyền lợi được thẩm định; 
4 
Quản lý việc giao đất, 
cho thuê đất: 
- Xác định tiền sử dụng 
đất khi Nhà nướ giao đất, 
chuyển mục đích sử dụng 
đất; 
- Xác định tiền thuê đất; 
- Xác định mức giá khởi 
điểm khi đấu giá quyền sử 
sử dụng đất. 
Quản lý tài chính về đất 
đai là cơ sở xác định: 
- Thuế sử dụng đất; 
- Phí và lệ phí trong quản 
lý, sử dụng đất đai; 
- Xử phạt vi phạm pháp 
luật về đất đai. 
- Tiền bồi thường cho NN 
khi gây thiệt hại trong quản 
lý và sử dụng đất đai. 
Quản lý và phát triển 
thị trường quyền sử 
dụng đất: 
- Xây dựng bảng giá đất 
tiệm cận giá thị trường; 
- Xác định chỉ số giá 
quyền sử dụng đất; 
- Là cơ sở lập quy 
hoạch, kế hoạch sử dụng 
đất. 
Ứng dụng thẩm định giá đất hàng loạt 
trong quản lý Nhà nước về đất đai 
Hình 1. Ứng dụng của thẩm định giá đất hàng loạt trong 
quản lý nhà nước về đất đai
PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Số 22 (32) - Tháng 05-06/2015
Nghiên Cứu & Trao Đổi
38
xác định mục đích thẩm định; 
xác định thời điểm thẩm định và 
tái thẩm định. 
Bước 2. Phân tích thị trường, 
thu thập dữ liệu.
Mục tiêu của bước này là 
nghiên cứu tất cả các yếu tố cung 
cầu tác động đến sự hình thành 
và thay đổi của giá bất động sản, 
giúp làm sáng tỏ những xu hướng 
chính và mức độ phát triển của 
thị trường bất động sản khu vực. 
Thẩm định viên cần tiến hành 
cả phân tích định tính và phân 
tích định lượng. Phân tích định 
tính nhằm tìm ra các yếu tố ảnh 
hưởng đến giá nhưng không thể 
lượng hóa mức độ ảnh hưởng của 
chúng và sẽ không được đưa vào 
mô hình (ví dụ sự thay đổi của 
chính sách thuế, chính sách tiền 
tệ). Phân tích định lượng nhằm 
tìm ra các yếu tố mà tác động 
của chúng đến giá đất có thể 
lượng hóa được để đưa vào mô 
hình và thông tin về chúng có thể 
thu thập: vị trí, khoảng cách đến 
trung tâm, diện tích, chiều rộng 
mặt tiền, chiều sâu lô đất, loại sử 
dụng đất, điều kiện giao thông, 
môi trường sinh thái, v.v.. Những 
kết luận chính của bước này sẽ 
xác định cơ cấu của mô hình. 
Trên cơ sở phân tích thị 
trường và nhiệm vụ được đặt ra 
thẩm định viên tiến hành thu thập 
dữ liệu từ các giao dịch trên thị 
trường khu vực. Trong quá trình 
xây dựng ngân hàng dữ liệu, 
thông tin được xử lý và mã hóa 
theo một quy trình thống nhất, 
trong đó cần sàng lọc các thông 
tin không chính xác.
Bước 3. Lựa chọn phương 
pháp thẩm định và dạng mô 
hình. 
 Đối với đất ở, phương pháp so 
sánh được sử dụng khi cần xác 
định giá đất, phương pháp thu 
nhập sẽ cần thiết khi phải xác 
định giá thuê hoặc tỷ suất vốn 
hóa. Phương pháp chi phí hữu 
ích cho các tài sản bao gồm cả 
đất và công trình trên đất, khi đối 
tượng của thẩm định giá hàng 
loạt là chỉ là đất thì phương pháp 
này sẽ không được sử dụng.
Bước 4. Xây dựng và hiệu 
chỉnh mô hình. 
Việc xây dựng mô hình dựa 
trên cơ sở dữ liệu thu thập được. 
Việc phân tích thị trường một 
cách cẩn thận và toàn diện ở 
bước 2 sẽ cho phép xác định độ 
chính xác của các kết quả từ mô 
hình, đánh giá sự đúng đắn của 
việc lựa chọn dạng mô hình, các 
biến độc lập và các hiệu chỉnh 
cần thiết.
 Bước 5. Kiểm định kết quả.
Việc kiểm định chất lượng 
mô hình được thực hiện bằng các 
chuẩn mực thống kê. Các giá trị 
thống kê này sẽ là tiêu chí để lựa 
chọn cơ cấu mô hình cuối cùng 
với những kết quả diễn giải tốt 
nhất phù hợp nhất với thị trường. 
Phân tích độ lệch của các giá trị 
dự báo so với các giá trị thực tế 
cho phép điều chỉnh dạng mô 
hình cũng như các hệ số của nó 
một cách đúng đắn. 
 Kết quả thẩm định bằng mô 
hình cần được so sánh với giá 
giao dịch thực tế của các tài sản 
này trên thị trường. Sự quan sát 
trực tiếp tài sản và vị trí của nó 
cho phép giải thích bản chất sự 
4 
Phân tích thị trường, thu 
thập dữ liệu 
Xác định nhiệm vụ 
Lựa chọn phương pháp thẩm định và 
dạng mô hình 
Phương pháp thẩm định: 
- Phương pháp so sánh 
- Phương pháp thu nhập 
- Phương pháp chi phí 
Dạng mô hình: 
- Mô hình cộng 
- Mô hình nhân 
- Mô hình hỗn hợp 
Xây dựng và hiệu chỉnh mô hình 
Kiểm định kết quả 
Hình 2. Quy trình thực hiện thẩm định giá hàng loạt
Số 22 (32) - Tháng 05-06/2015 PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP 
 Nghiên Cứu & Trao Đổi
39
khác biệt giữa giá thực tế và giá 
dự báo. 
 Nghiên cứu thực địa là bước 
kết thúc thẩm định giá hàng loạt, 
bước này có mục đích là tìm ra 
những yếu tố bổ sung, liên quan 
đến vị trí đặc thù của bất động sản. 
Thẩm định viên cần phân tích để 
tìm ra các yếu tố chưa được tính 
hết hoặc bị đánh giá quá mức 
trong mô hình để đưa ra các điều 
chỉnh cần thiết. Việc kiểm tra có 
thể phải thực hiện nhiều lần cho 
đến khi đạt được độ chính xác 
cần thiết của mô hình, mục tiêu 
nhằm đạt độ tương thích giữa các 
kết quả của mô hình với thực tiễn 
thị trường.
5.3. Đề xuất tổ chức hệ thống thực 
hiện thẩm định giá hàng loạt 
Để tổ chức thực hiện thẩm 
định giá hàng loạt, tác giả đề xuất 
hệ thống gồm 4 bộ phận: Quản 
lý, thu thập thông tin, phân tích 
dữ liệu, tính toán giá trị và kiểm 
tra kết quả. (Hình 3)
Bộ phận thu thập dữ liệu chịu 
trách nhiệm đảm bảo tính cập 
nhật, sự đầy đủ và tính chính 
xác của thông tin ban đầu, đồng 
thời thực hiện việc giám sát thị 
trường bất động sản. Bộ phận 
phân tích dữ liệu đảm bảo việc 
xác định các yếu tố ảnh hưởng 
và tầm quan trọng tương đối giữa 
chúng, thực hiện việc phân loại 
dữ liệu thành các nhóm tương 
đồng. Bộ phận tính toán giá trị có 
nhiệm vụ soạn thảo và thực hiện 
các thuật toán để xác định giá 
trị các tài sản là đối tượng thẩm 
định giá hàng loạt phù hợp với 
các cách tiếp cận của thẩm định 
giá, thực hiện thống nhất và kiểm 
tra các kết quả nhận được. Để 
các bộ phận kể trên có thể tương 
tác với nhau và với bên ngoài cần 
thiết phải xây dựng cơ cấu quản 
lý hiệu quả - đây là vai trò của bộ 
phận quản lý. 
5.4. Xây dựng ngân hàng dữ liệu 
phục vụ thẩm định giá đất hàng 
loạt
Thách thức đồng thời cũng là 
trở ngại lớn nhất của phương pháp 
thẩm định giá hàng loạt nằm ở sự 
phức tạp của kỹ thuật phân tích 
hồi quy, bên cạnh đó, dữ liệu đòi 
hỏi phải mang tính cập nhật và 
đủ lớn. Vì vậy, để áp dụng được 
phương pháp này thì điều kiện 
tất yếu là phải xây dựng một hệ 
thống ngân hàng dữ liệu lưu trữ 
thông tin về giá và các đặc điểm 
của từng bất động sản được giao 
dịch. Bởi vì chất lượng của dữ 
liệu, hơn bất cứ điều gì khác, sẽ 
quyết định độ tin cậy của các kết 
quả của thẩm định giá hàng loạt, 
chương trình thu thập dữ liệu đòi 
hỏi phải được tổ chức, lập kế 
hoạch và giám sát chặt chẽ. 
5.5. Đào tạo cán bộ phục vụ thẩm 
định giá đất hàng loạt 
 Để tiến hành thẩm định giá 
hàng loạt nhất thiết phải có đội 
ngũ chuyên viên được đào tạo 
một cách bài bản về các nguyên 
tắc, phương pháp thẩm định giá 
trị đất đai và bất động sản nói 
chung, và về thẩm định giá hàng 
loạt nói riêng. Họ cũng phải 
nắm vững các phương pháp và 
kỹ năng thu thập dữ liệu, xử lý 
thông tin. Các chuyên viên làm 
công tác thẩm định giá hàng loạt 
cần am hiểu về kỹ thuật hồi quy 
và sử dụng thành thạo các phần 
mềm thống kê chuyên dụng. Để 
tiết kiệm thời gian và chi phí cho 
công tác cán bộ, có thể chọn lựa 
ngay trong số những người được 
đào tạo chính quy về chuyên 
ngành thẩm định giá và kinh tế 
bất động sản để trang bị thêm 
cho họ các kiến thức chuyên sâu 
về thống kê, phân tích dữ liệu, 
giúp họ có thể đảm trách công 
tác thẩm định giá đất hàng loạt 
một cách chuyên nghiệp.
Bên cạnh đó, các cơ quan 
chức năng cần tổ chức các khóa 
đào tạo thường xuyên về công 
tác thẩm định giá đất và thẩm 
định giá đất hàng loạt cho những 
cán bộ phụ trách các công tác có 
liên quan đến đất đai thuộc các 
sở, ban, ngành, đặc biệt Sở Tài 
nguyên & Môi trường và Sở Tài 
chính. Cán bộ đang thực hiện các 
nhiệm vụ liên quan đến công tác 
quản lý nhà nước về đất đai cần 
được tập huấn sâu về các nguyên 
tắc và phương pháp thẩm định 
giá trị đất đai, cần được trang bị 
kiến thức để nhận biết các yếu tố 
tác động đến giá trị thửa đất, 
4 
Bộ phận quản lý 
Bộ phận 
thu thập 
thông tin 
Bộ phận 
phân tích 
dữ liệu 
Bộ phận tính toán 
giá trị và kiểm tra 
kết quả 
Hình 3. Đề xuất hệ thống thực hiện thẩm định giá hàng loạt
PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Số 22 (32) - Tháng 05-06/2015
Nghiên Cứu & Trao Đổi
40
nắm vững quy trình thẩm định 
giá đất hàng loạt và phạm vi sử 
dụng kết quả thẩm định giá đất 
hàng loạt, hiểu được các mô hình 
thẩm định giá đất. Những hiểu 
biết này là tối cần thiết trong quá 
trình ra các quyết định liên quan 
đến nhiệm vụ thực thi công tác 
quản lý nhà nước về đất đai mà 
họ đang đảm nhận.
6. Kết luận
Với một hành lang pháp lý 
hoàn chỉnh, hệ thống thông tin 
tốt và đội ngũ chuyên viên được 
đào tạo bài bản thì phương pháp 
thẩm định giá hàng loạt sẽ là một 
công cụ rất hiệu quả trong công 
tác quản lý nhà nước về đất đai, 
giúp đánh giá đúng giá trị của đất, 
nhờ vậy mà gia tăng được các 
nguồn thu từ đất cho ngân sách 
quốc gia đồng thời giảm thiểu 
các tranh chấp, khiếu kiện về đất, 
để nguồn tài nguyên quý giá này 
thực sự được sử dụng theo cách 
tốt nhất và hiệu quả nhấtl
GHI CHÚ
[1] Theo các văn bản pháp lý của Nga thì giá 
trị địa chính là kết quả của thẩm định giá 
hàng loạt.
[2] Xem: Nguyễn Quỳnh Hoa, Nguyễn 
Thạch, “Định giá đất hàng loạt bằng mô 
hình hồi quy”, Tạp chí Phát triển Kinh tế 
số 269 – tháng 3/2013, trang 11 – 19.
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Benjamin J. D. (2004), Mass Appraisal: 
An Introduction to Multiple Regression 
Analysis for Real Estate Valuation. Bản 
điện tử, được tải về từ: 
realanalytics.com/finc_674/mass%20
appraisal.pdf
IAAO (2013), Standard on Mass Appraisal 
of Real Property, Bản điện tử, được 
tải về từ: 
standardonmassappraisal.pdf
Mike Hefferan (2009), Property Taxation and 
Mass Appraisal Valuations in Australia 
– Adapting to a New Environment, Bản 
điện tử, được tải về từ: 
prres.net/papers/Hefferan_Property_
Taxation_And_Mass_Appraisal.pdf
Nguyễn Quỳnh Hoa, Nguyễn Thạch (2013), 
“Định giá đất hàng loạt bằng mô hình 
hồi quy”, Tạp chí Phát triển Kinh tế số 
269, trang 11 – 19.
Florida department of revenue property 
tax administration program (2002), 
Real Property Appraisal Guidelines, 
Được tải từ: 
dor/property/rp/pdf/FLrpg.pdf
Грабовый П. Г., Кулаков Ю. Н., Лукманова 
И. Г. и др. (1999), Экономика и 
управление недвижимостью, М.: 
Издательство АСВ. 
Кочетков Ю., Калинина Н. (1997), 
Компьютерная массовая оценка в 
России: первые результаты”. Центр 
aнализа pынков недвижимости 
(ЦАРН), Bản điện tử, được tải từ: 
motorna/library/article6.htm
Орлов С. В. (2000), “Массовая оценка 
городских земель как фундамент 
градостр-ва и управления 
недвижимостью”, Экономика 
строительства. Ежем. научный, 
производственно-экономический 
журнал, № 11. С.21-35.
Петров В.И. (2007). “Оценка стоимости 
земельных участков: учебное 
пособие”. М.: Кнорус.

File đính kèm:

  • pdfung_dung_phuong_phap_tham_dinh_gia_hang_loat_trong_quan_ly_n.pdf