Ứng dụng năng lượng nguyên tử trong y tế và công tác bảo đảm an toàn bức xạ tại bệnh viện chợ rẫy
Ứng dụng năng lượng nguyên tử trong y tế ở
nước ta có lịch sử gần 100 năm với sự kiện thành
lập Viện Radium Đông Dương là tiền thân của bệnh
viện K ngày nay. Tuy nhiên, lĩnh vực này thực sự
phát triển mạnh và toàn diện trên toàn quốc trong
khoảng 10 năm trở lại đây khi chính phủ phê duyệt
Quy hoạch tổng thể phát triển ứng dụng năng lượng
nguyên tử vì mục đích hòa bình và Quy hoạch chi
tiết phát triển, ứng dụng bức xạ y tế đến năm 2020.
Theo số liệu báo cáo của Cục An toàn Bức xạ
và Hạt nhân, đến cuối năm 2019 cả nước có 3110
cơ sở có sử dụng thiết bị X quang trong chẩn đoán y
tế với 8772 thiết bị chẩn đoán các loại, 41 cơ sở y
học hạt nhân và 35 cơ sở xạ trị trong đó có nhiều
trang thiết bị và công nghệ bức xạ hiện đại ngang
khu vực như tổ hợp hệ thống máy gia tốc Cyclotron
sản xuất thuốc phóng xạ, máy ghi hình chuyển hóa
PET/CT, máy Xạ phẫu Cyberknife, Gamma-knife,
máy gia tốc xạ trị đa năng lượng, máy chụp mạch
DSA 2 bình diện phẳng, máy chụp CT 2 mức năng
lượng[2,3,4]
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Tóm tắt nội dung tài liệu: Ứng dụng năng lượng nguyên tử trong y tế và công tác bảo đảm an toàn bức xạ tại bệnh viện chợ rẫy
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 344 ỨNG DỤNG NĂNG LƯỢNG NGUYÊN TỬ TRONG Y TẾ VÀ CÔNG TÁC BẢO ĐẢM AN TOÀN BỨC XẠ TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY NGUYỄN TẤN CHÂU1, PHẠM THIÊN AN1, NGUYỄN THANH HIỂN1, NGUYỄN HOÀNG KHÂM1, ĐẶNG MINH PHƯỚC1, LÊ VĂN PHƯỚC2, LÊ TUẤN ANH3, NGUYỄN MINH TÚ4, NGUYỄN THANH BÌNH4, VÕ HỒNG DANH5, NGUYỄN XUÂN CẢNH5 Địa chỉ liên hệ: Nguyễn Tấn Châu Email: ntanchau@live.com Ngày nhận bài: 07/10/2020 Ngày phản biện: 03/11/2020 Ngày chấp nhận đăng: 05/11/2020 1 Đơn vị An toàn vệ sinh Lao động - Bức xạ - Bệnh viện Chợ Rẫy 2 Khoa Chẩn đoán Hình ảnh - Bệnh viện Chợ Rẫy 3 Trung tâm Ung Bướu Chợ Rẫy - Bệnh viện Chợ Rẫy 4 Khoa Ngoại thần kinh - Đơn vị GammaKnife - Bệnh viện Chợ Rẫy 5 Khoa Y học Hạt nhân - Bệnh viện Chợ Rẫy TỔNG QUAN TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG NĂNG LƯỢNG NGUYÊN TỬ TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY Ứng dụng năng lượng nguyên tử trong y tế ở nước ta có lịch sử gần 100 năm với sự kiện thành lập Viện Radium Đông Dương là tiền thân của bệnh viện K ngày nay. Tuy nhiên, lĩnh vực này thực sự phát triển mạnh và toàn diện trên toàn quốc trong khoảng 10 năm trở lại đây khi chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình và Quy hoạch chi tiết phát triển, ứng dụng bức xạ y tế đến năm 2020. Theo số liệu báo cáo của Cục An toàn Bức xạ và Hạt nhân, đến cuối năm 2019 cả nước có 3110 cơ sở có sử dụng thiết bị X quang trong chẩn đoán y tế với 8772 thiết bị chẩn đoán các loại, 41 cơ sở y học hạt nhân và 35 cơ sở xạ trị trong đó có nhiều trang thiết bị và công nghệ bức xạ hiện đại ngang khu vực như tổ hợp hệ thống máy gia tốc Cyclotron sản xuất thuốc phóng xạ, máy ghi hình chuyển hóa PET/CT, máy Xạ phẫu Cyberknife, Gamma-knife, máy gia tốc xạ trị đa năng lượng, máy chụp mạch DSA 2 bình diện phẳng, máy chụp CT 2 mức năng lượng[2,3,4]. Tại bệnh viện Chợ Rẫy (BVCR), ứng dụng năng lượng nguyên tử trong y tế đã được triển khai từ thập niên 60s. Đến nay sau gần 60 năm xây dựng và phát triển với nhiều kỹ thuật tiên tiến, hiện đại được ứng dụng triển khai qua từng giai đoạn lịch sử như: - Năm 1962: Thành lập Khoa Y học hạt nhân, với 1 máy đo liều phóng xạ, 1 máy phân tích 1 kênh, 1 máy đo độ tập trung, 1 máy đo nhiễm bẩn phóng xạ và 1 tủ chì bảo quản phóng xạ. Thành lập Khoa Quang tuyến, nay là khoa Chẩn đoán hình ảnh. - Năm 1964: Bắt đầu sử dụng các nguồn phóng xạ I-131, P-32, Cr-51 và Co-57. - Năm 1994: Đưa vào khai thác máy chụp ảnh cắt lớp CT scanner. - Năm 2001: Thành lập Khoa Ung Bướu, năm 2002 bắt đầu khai thác 02 hệ thống máy gia tốc thẳng (LINAC) đa năng lượng đầu tiên ở khu vực phía Nam, với các kỹ thuật xạ trị Photon, Electron, Xạ phẫu X-Knife. - Năm 2006: Thành lập Đơn vị Xạ phẫu Gamma-Knife với 201 nguồn Co-60 và Khoa Y học hạt nhân triển khai kỹ thuật ghi hình SPECT/CT. - Năm 2009: Thành lập Đơn vị PET-CT và Cyclotron, ngày 04/03/2009 bệnh nhân đầu tiên được ghi hình PET/CT với thuốc phóng xạ 18F-FDG. Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 345 (A) (B) (C) (D) Hình 1. Một số thiết bị bức xạ tại bệnh viện Chợ Rẫy. (A) Máy DSA - hai bình diện; (B) Máy CT - 640 lát cắt; (C) Máy xạ phẫu Gammaknife; (D) Máy Gia tốc xạ trị đa năng lượng Được sự quan tâm đầu tư phát triển qua nhiều thế hệ lãnh đạo bệnh viện, đến nay bệnh viện Chợ Rẫy đã trang bị 64 thiết bị bức xạ với 8 chủng loại và nhiều loại thuốc phóng xạ, đồng vị phóng xạ để phục vụ cho công tác chẩn đoán, điều trị (bảng 1). Bảng 1. Số lượng thiết bị bức xạ trên cả nước và tại BVCR[2,3] STT Loại thiết bị bức xạ Cả nước BVCR 1 Máy X-quang các loại 8772 (10/2019) 54 2 Máy gia tốc xạ trị (LINAC) 58 05 3 Máy xạ phẫu Gammaknife 04 01 4 Máy gia tốc Cyclotron 05 01 5 Máy ghi hình PET/CT 12 - 15 02* 6 Máy ghi hình SPECT 37 01* 7 Máy ghi hình SPECT/CT 13 01 8 Máy chiếu xạ túi máu 04 01 Ghi chú: Dự kiến lắp ráp thêm 01 máy PET/CT và 01 máy SPECT vào 10/2020 Về công tác ứng dụng năng lượng nguyên tử và công nghệ bức xạ tại trong lâm sàng, bệnh viện Chợ Rẫy đã từng bước phát triển nhiều kỹ thuật và thiết bị đồng bộ trên 04 lĩnh vực chính là chẩn đoán hình ảnh, hình ảnh học can thiệp, y học hạt nhân và xạ trị ung bướu, trong đó có nhiều kỹ thuật ngang tầm khu vực như chụp ảnh CT hai mức năng lượng, ảnh CT 640 lát cắt, chụp ảnh kỹ thuật số xóa nền DSA hai bình diện, ghi hình chẩn đoán chuyển hóa 18F-FDG PET/CT, xạ hình SPECT/CT, xạ trị điều biến cường độ theo thể tích, VMAT (Volumetric Modulated Arc Therapy), xạ phẫu Gammaknife, Trung bình hằng năm có hơn 1,5 triệu lượt bệnh nhân được thụ hưởng các thành tựu khoa học công nghệ bức xạ trong chẩn đoán và điều trị nhiều bệnh lý khác nhau như ung thư, tim mạch, thần kinh,... Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 346 Bảng 2. Số lượt chụp/ bệnh nhân được thụ hưởng công nghệ bức xạ tại BVCR năm 2019[1] STT Kỹ thuật Số lượt chụp /bệnh nhân 1 Chụp X-quang cho người bệnh nội trú 832.843 2 Chụp X-quang cho người bệnh khám và điều trị ngoại trú 716.229 3 Chụp CT scan cho người bệnh nội trú 34.633 4 Chụp CT scan cho người bệnh khám và điều trị ngoại trú 123.117 5 Xạ phẫu Gamma-Knife 1.357 6 Xạ trị bằng máy gia tốc thẳng (LINAC) 1.502 7 Chụp 18F-FDG PET/CT 1328 8 Xạ hình trên máy SPECT/CT 8692 9 Điều trị bằng thuốc phóng xạ I-131 2271 10 Chiếu xạ túi máu 972 Tổng số lượt bệnh nhân 1.721.972 CÔNG TÁC BẢO ĐẢM AN TOÀN BỨC XẠ TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY Bên cạnh những ưu điểm và hiệu quả của năng lượng nguyên tử trong chẩn đoán và điều trị thì việc sử dụng năng lượng bức xạ cũng tiềm ẩn nhiều yếu tố nguy cơ về an toàn bức xạ (ATBX) như nhân viên bị chiếu xạ, nhiễm bẩn phóng xạ làm tăng nguy cơ mắc bệnh bức xạ nghề nghiệp, chiếu xạ quá liều, sai liều cho bệnh nhân gây nên tổn thưởng bức xạ tức thời, ảnh hưởng kết quả điều trị. Bên cạnh đó, sự cố về an ninh nguồn phóng xạ như thất lạc nguồn phóng xạ, rò rỉ, chiếu xạ quá liều cho công chúng, nhiễm xạ môi trường sẽ gây hoang mang dư luận và xã hội. Do vậy, công tác bảo đảm an toàn bức xạ luôn được ưu tiên và xem trọng tại bệnh viện Chợ Rẫy, để làm tốt công tác an toàn bức xạ bệnh viện đã thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp như: - Hoàn thiện bộ máy tổ chức, đào tạo nguồn nhân lực, ban hành nội quy - quy trình an toàn bức xạ; - Xây dựng phần mềm quản lý FPT phân hệ an toàn vệ sinh lao động - bức xạ; - Đầu tư nâng cấp, cải tạo hệ thống cơ sở hạ tầng; - Ứng dụng mạng xạ hội trong quản lý và điều hành công tác an toàn bức xạ toàn bệnh viện; - Tổ chức kiểm tra, đo đạc định kỳ rò rỉ, nhiễm bẩn khu vực làm việc của nhân viên bức xạ, đo bức xạ môi trường xung quanh, liên tục cập nhật nội quy, quy trình về ATBX, xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ cấp bệnh viện. Bộ máy tổ chức công tác an toàn bức xạ Bệnh viện đã thành lập một đơn vị chuyên trách về an toàn bức xạ gồm 5 kỹ sư và 1 chuyên viên, đồng thời thành lập mạng lưới gồm 19 nhân viên phụ trách an toàn bức xạ tại các khoa phòng có ứng dụng, sử dụng thiết bị bức xạ, nguồn phóng xạ. Với mô hình Đơn vị An toàn Vệ sinh Lao động – Bức xạ là một phòng chức năng, làm việc theo hàng dọc trực triếp với Giám đốc bệnh viện góp phần làm tăng hiệu quả trong xử lý công việc và trong chỉ đạo điều hành. Hình 2. Sơ đồ bộ máy tổ chức công tác an toàn bức xạ tại Bệnh viện Chợ Rẫy Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 347 Cùng với hoàn thiện bộ máy tổ chức, bệnh viện cũng đã hoàn thiện, thống nhất nhiều nội quy; quy định; quy trình về bảo đảm an toàn bức xạ, xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ - hạt nhân theo quy định. Hình 3. Hoàn thiện hồ sơ, quy trình, nội quy về An toàn bức xạ tại bệnh viện Phần mềm quản lý bệnh viện - Phân hệ an toàn bức xạ Với số lượng 64 thiết bị bức xạ và 31 bộ nguồn phóng xạ đang được sử dụng tại bệnh viện thì việc quản lý thời hạn sử dụng và gia hạn sử dụng của tất cả các giấy phép là một vấn đề tốn nhiều thời gian và công sức. Từ năm 2016, bệnh viện đã trang bị cho Đơn vị An toàn Vệ sinh Lao động - Bức xạ hệ thống phần mềm quản lý tổng thể FPT phân hệ an toàn bức xạ với nhiều tiện ích như: quản lý thiết bị bức xạ, nguồn phóng xạ, nhân viên bức xạ, đặc biệt hệ thống có chức năng cảnh báo sớm thời hạn hết hạn của từng giấy phép sử dụng thiết bị và nguồn phóng xạ. Chức năng cảnh báo thời hạn giấy phép đã giúp cho công tác theo dõi xin gia hạn giấy phép thiết bị bức xạ, nguồn phóng xạ được thực hiện kịp thời, tuân thủ đúng các quy định của pháp luật về khai thác sử dụng thiết bị bức xạ, nguồn phóng xạ. Hình 4. Phần mềm quản lý bệnh viện - phân hệ an toàn bức xạ, với tính năng cảnh báo sớm thời hạn của giấy phép sử dụng thiết bị bức xạ, nguồn phóng xạ Ngoài ra, phần mềm quản lý còn được tích hợp chức năng quản lý nhân viên bức xạ, bao gồm các thông tin đào tạo về an toàn bức xạ, chứng chỉ nhân viên bức xạ, lịch sử công tác trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử và theo dõi liều chiếu xạ nghề nghiệp của hơn 400 nhân viên bức xạ tại bệnh viện Chợ Rẫy được thực hiện một cách dễ dàng và thuận tiện. Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 348 Hình 5. Phần mềm quản lý phân hệ an toàn bức xạ, với tính năng quản lý hồ sơ liều chiếu xạ nghề nghiệp của nhân viên bức xạ Đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị Để bảo đảm an toàn bức xạ cho nhân viên, nhất là các bộ phận làm việc với nguồn bức xạ cao như chẩn đoán hình ảnh can thiệp, y học hạt nhân, bệnh viện đã đầu tư mới và bổ sung nhiều thiết bị dụng cụ bảo hộ che chắn bức xạ như áo giáp chì toàn thân, áo che chì tuyến giáp, mắt kính chì, xylanh che chắn chì, khay vận chuyển phóng xạ, thiết bị ghi đo bức xạ, đo nhiễm bẩn phóng xạ kỹ thuật số. Trong công tác đảm bảo an toàn bức xạ với môi trường, bệnh viện đã đầu tư xây dựng hệ thống hầm thải phóng xạ để thu gom chất thải lỏng phóng xạ của Khoa Y học hạt nhân, với hệ thống cảm biến điện tử giúp cho việc theo dõi mực nước và thể tích nước trong thầm thải được thực hiện theo thời gian thực và liên tục 24/7. Hình 6. Hệ thống theo dõi và vận hành hầm thải phóng xạ Khoa Y học Hạt nhân với các cảm biến điện tử thể hiện thể tích và mực nước theo thời gian thực Ứng dụng mạng xã hội trong quản lý và điều hành công tác an toàn bức xạ Ngày nay các ứng dụng mạng xã hội như ZALO, Viber, được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, được nhiều bộ ngành và chính phủ triển khai áp dụng mang lại nhiều lợi ích thiết thực trong công tác quản lý điều hành, góp phần nâng cao hiệu quả công việc. Tại bệnh viện Chợ Rẫy, ứng dụng mạng xã hội ZALO trong công tác an toàn bức xạ thực sự đã mang lại rất nhiều tiện ích, các thông tin chỉ đạo từ Ban Giám đốc đến Đơn vị an toàn bức xạ và thành viên mạng lưới an toàn bức xạ, các sự cố bức xạ hay vấn đề về an toàn bức xạ tại khoa phòng Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 349 được phản ánh, thực hiện một cách nhanh chóng và thuận tiện. Hiện nay, Đơn vị An toàn Vệ sinh Lao động - Bức xạ đã xây dựng được 04 nhóm “ZALO” để phục vụ cho từng mục đích và chức năng khác nhau như: - Nhóm mạng lưới an toàn bức xạ: Để thông báo tin tức chung về công tác an toàn bức xạ toàn bệnh viện, thu đổi cấp phát liều kế, - Nhóm Y học hạt nhân - An toàn bức xạ: Để trao đổi các công tác an toàn bức xạ đặc thù của khoa. - Nhóm Vận hành hầm thải phóng xạ: Để cập nhật theo dõi tình hình vận hành các hầm thải phóng xạ, theo dõi các chỉ số xét nghiệm nồng độ phóng xạ trong nước thải y tế hằng tháng, - Nhóm Trang thiết bị y tế - An toàn bức xạ: Để cập nhật tình trạng hoạt động, hư hỏng, hay thay thế đầu bóng, sửa chữa của 64 thiết bị bức xạ trong bệnh viện, Tổ chức kiểm tra và giám sát an toàn bức xạ định kỳ Để kịp thời phát hiện các sự cố rò rỉ bức xạ, nhiễm bẩn phóng xạ và bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ, bệnh viện thường xuyên tổ chức kiểm tra an toàn bức xạ thực tế tại các khoa phòng, đồng thời tổ chức thực hiện kiểm tra định kỳ các khoa như: - Theo dõi kiểm tra hầm thải phóng xạ hằng ngày. - Tổ chức kiểm tra, đo đạc rò rỉ bức xạ định kỳ hằng quý tại các khoa phòng có sử dụng thiết bị bức xạ, nguồn phóng xạ. - Tổ chức kiểm tra, đo an toàn bức xạ, nhiễm bẩn phóng xạ hằng tháng tại các khoa có sử dụng nguồn phóng xạ hở. - Tổ chức kiểm tra, kiểm đếm nguồn phóng xạ hằng tháng, KẾT LUẬN Trải qua gần 60 năm triển khai và ứng dụng năng lượng nguyên tử trong y tế, bệnh viện Chợ Rẫy đã đạt được nhiều thành tựu đáng tự hào, góp phần vào sự nghiệp chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân. Trung bình hằng năm có hơn 1,5 triệu lượt bệnh nhân được thụ hưởng các thành tựu khoa học công nghệ bức xạ trong chẩn đoán và điều trị nhiều bệnh lý khác nhau như ung thư, tim mạch, thần kinh... Bên cạnh việc ứng dụng hiệu quả trong lâm sàng, thì vấn đề bảo đảm an toàn bức xạ cho nhân viên, bệnh nhân, công chúng và môi trường cũng đã được bệnh viện quan tâm, đầu tư và quản lý một cách chặt chẽ, với các kết quả tích cực như: - Chưa ghi nhận sự cố gây mất an toàn, an ninh nguồn phóng xạ và sử dụng nguồn phóng xạ kể từ những năm 1962 đến nay. - Tất cả các thiết bị bức xạ và nguồn phóng xạ đều có giấy phép sử dụng và gia hạn giấy phép đúng thời hạn. - Chưa ghi nhận sự cố bức xạ nào trong quá trình sử dụng thuốc phóng xạ để điều trị cho bệnh nhân. - Chưa ghi nhận bất kỳ sự cố chiếu xạ quá liều nào trong quá trình sử dụng máy gia tốc xạ trị, máy xạ phẫu Gammaknife và các thiết bị X- quang, CT, DSA khác. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bệnh viện Chợ Rẫy, Kết quả tự kiểm tra, đánh giá chất lượng bệnh viện năm 2019. 2. Lê Minh Tuấn, Cục An toàn bức xạ hạt nhân; Công tác quản lý nhà nước về an toàn, an ninh hạt nhân ở Việt Nam Hiện trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động pháp quy hạt nhân; năm 2019. 3. Nguyễn Ngọc Huynh, Bộ Khoa học Công nghệ - Cục An toàn bức xạ hạt nhân; Công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực an toàn bức xạ trong y tế; Báo cáo tham luận hội nghị pháp quy hạt nhân năm 2018. 4. Nguyễn Ngô Quang, Bộ Y tế - Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo; Báo cáo thực trạng và định hướng phát triển, ứng dụng bức xạ trong ngành y tế, năm 2019.
File đính kèm:
- ung_dung_nang_luong_nguyen_tu_trong_y_te_va_cong_tac_bao_dam.pdf