U sao bào vàng đa hình: Báo cáo trường hợp u khổng lồ hiếm gặp và hồi cứu y văn

U sao bào vàng đa hình là một khối u không phổ biến với tần suất dưới 1% trong tất cả các khối u thần

kinh đệm hình sao đã được báo cáo lần đầu tiên vào năm 1979. U sao bào vàng đa hình thường xảy ra ở

bệnh nhân trẻ tuổi và biểu hiện đầu tiên thường là co giật do những khiếm khuyết thần kinh khu trú. Phẫu

thuật có vai trò quan trọng trong điều trị bệnh lý này. Vai trò của xạ trị hoặc hóa trị liệu chưa rõ ràng do sự

không gặp thường xuyên của bệnh này. U sao bào vàng đa hình được phân loại là khối u độ II trong phân

loại khối u não của WHO. Trong y văn có đến 20% các trường hợp u sao bào vàng đa hình có thể trải qua

thay đổi ác tính khi tái phát hoặc có thể biểu hiện tại thời điểm gặp ban đầu. Biến đổi ác tính chủ yếu liên

quan đến hoạt động phân bào và hoại tử cao. Chúng tôi đang báo cáo một trường hợp u sao bào vàng đa

hình khổng lồ đã được phẫu thuật với kết quả tốt và cố gắng xem xét tài liệu cập nhật về khối u hiếm gặp

này.

U sao bào vàng đa hình: Báo cáo trường hợp u khổng lồ hiếm gặp và hồi cứu y văn trang 1

Trang 1

U sao bào vàng đa hình: Báo cáo trường hợp u khổng lồ hiếm gặp và hồi cứu y văn trang 2

Trang 2

U sao bào vàng đa hình: Báo cáo trường hợp u khổng lồ hiếm gặp và hồi cứu y văn trang 3

Trang 3

U sao bào vàng đa hình: Báo cáo trường hợp u khổng lồ hiếm gặp và hồi cứu y văn trang 4

Trang 4

U sao bào vàng đa hình: Báo cáo trường hợp u khổng lồ hiếm gặp và hồi cứu y văn trang 5

Trang 5

U sao bào vàng đa hình: Báo cáo trường hợp u khổng lồ hiếm gặp và hồi cứu y văn trang 6

Trang 6

pdf 6 trang minhkhanh 7400
Bạn đang xem tài liệu "U sao bào vàng đa hình: Báo cáo trường hợp u khổng lồ hiếm gặp và hồi cứu y văn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: U sao bào vàng đa hình: Báo cáo trường hợp u khổng lồ hiếm gặp và hồi cứu y văn

U sao bào vàng đa hình: Báo cáo trường hợp u khổng lồ hiếm gặp và hồi cứu y văn
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 92 
U SAO BÀO VÀNG ĐA HÌNH: 
BÁO CÁO TRƯỜNG HỢP U KHỔNG LỒ HIẾM GẶP 
VÀ HỒI CỨU Y VĂN 
HUỲNH NHƯ ĐỒNG1, NGUYỄN ĐẠI PHONG2, HUỲNH LÊ PHƯƠNG3 
Địa chỉ liên hệ: Huỳnh Như Đồng 
Email: bshuynhnhudongntk@gmail.com 
Ngày nhận bài: 06/10/2020 
Ngày phản biện: 03/11/2020 
Ngày chấp nhận đăng: 05/11/2020 
1 BSCKII Trưởng Khoa Ngoại thần kinh - Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên 
2 BS. Khoa Ngoại thần kinh - Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên 
3 PGS.TS. Trưởng Khoa Ngoại thần kinh - Bệnh viện Chợ Rẫy 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
U sao bào, hay còn gọi là u não tế bào hình 
sao, là bệnh ung thư não được hình thành từ tế bào 
hình sao. Não là cơ quan chính của hệ thần kinh 
trung ương, não được tạo thành từ các tế bào 
thần kinh và tế bào mô đệm. Tế bào mô đệm được 
hình thành từ tế bào hình sao. Trong đó U sao bào 
vàng đa hình là một khối u không phổ biến với tần 
suất dưới 1% trong tất cả các khối u thần kinh đệm 
hình sao(4). 
Triệu chứng ban đầu bao gồm nhức đầu, buồn 
nôn hoặc co giật. Các triệu chứng khác bao gồm: 
tay hoặc một bên chân bị yếu dần đi. Ngoài ra, 
người bệnh còn có thể gặp vấn đề về thị lực và phát 
âm. Việc chẩn đoán dựa trên lâm sàng, chụp phim 
CT scan sọ não hay MRI và kết quả giải phẫu bệnh 
sau mổ. 
Điều trị u não tế bào hình sao hiện nay bao gồm 
ba phương pháp chính sau: Phẫu thuật lấy u; Xạ trị 
sau phẫu thuật; Điều trị hóa trị. Trong đó, phẫu thuật 
lấy u là phương pháp quan trọng nhất, phương pháp 
này có thể loại bỏ tối đa toàn bộ u. Phẫu thuật triệt 
để u não sẽ kéo dài cuộc sống cho người bệnh. 
Tuy nhiên, việc lấy bỏ triệt để u não không phải lúc 
nào cũng làm được nên người bệnh cần cân nhắc 
khi thực hiện phương pháp này. Ngoài ra, xạ trị và 
hoá trị là hai phương pháp điều trị phối hợp, nhằm 
tiêu diệt những tế bào u còn lại và hạn chế sự tái 
phát của u(1). 
Sự thành công trong điều trị u não còn phụ 
thuộc vào các yếu tố khác như: Bản chất mô bệnh 
học của u, số lượng u đã được loại bỏ trong phẫu 
thuật, vị trí của u, độ tuổi của người bệnh. 
Chúng tôi báo cáo trường hợp u sao bào vàng 
đa hình khổng lồ đã được phẫu thuật thành công tại 
bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên. 
BỆNH ÁN 
Bệnh nhân nam, 53 tuổi, bị liệt nửa người bên 
phải đã 10 năm nay, tuy nhiên gia đình chưa cho đi 
khám chuyên khoa thần kinh và không điều trị đặc 
hiệu gì. Trước lúc nhập viện, bệnh nhân bị té ngã và 
nhức đầu nên nhập viện. Tình trạng lúc nhập viện: 
TÓM TẮT 
U sao bào vàng đa hình là một khối u không phổ biến với tần suất dưới 1% trong tất cả các khối u thần 
kinh đệm hình sao đã được báo cáo lần đầu tiên vào năm 1979. U sao bào vàng đa hình thường xảy ra ở 
bệnh nhân trẻ tuổi và biểu hiện đầu tiên thường là co giật do những khiếm khuyết thần kinh khu trú. Phẫu 
thuật có vai trò quan trọng trong điều trị bệnh lý này. Vai trò của xạ trị hoặc hóa trị liệu chưa rõ ràng do sự 
không gặp thường xuyên của bệnh này. U sao bào vàng đa hình được phân loại là khối u độ II trong phân 
loại khối u não của WHO. Trong y văn có đến 20% các trường hợp u sao bào vàng đa hình có thể trải qua 
thay đổi ác tính khi tái phát hoặc có thể biểu hiện tại thời điểm gặp ban đầu. Biến đổi ác tính chủ yếu liên 
quan đến hoạt động phân bào và hoại tử cao. Chúng tôi đang báo cáo một trường hợp u sao bào vàng đa 
hình khổng lồ đã được phẫu thuật với kết quả tốt và cố gắng xem xét tài liệu cập nhật về khối u hiếm gặp 
này. 
Từ khóa: U sao bào vàng đa hình, u não khổng lồ. 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 93 
bệnh nhân trong tình trạng đau đầu nhiều, hoa mắt 
chóng mặt, buồn nôn, không thể tự ngồi, nói khó, liệt 
½ người bên phải. Chụp CT scan sọ phát hiện u não 
khổng lồ, ở bán cầu não trái, kích thước 8 x 10cm, 
chiếm gần hết bán cầu não trái, chèn ép não rất 
nhiều, đẩy lệch đường giữa. Kết quả chụp cộng 
hưởng từ, bệnh nhân được chẩn đoán có khối u não 
khổng lồ bán cầu trái, xâm lấn vào xương sọ, sát 
động mạch não giữa và liềm đại não. U ở vị trí nguy 
hiểm bởi nguy cơ rủi ro, biến chứng cao trong quá 
trình thực hiện phẫu thuật. 
Hình 1. Hình chụp CT u não trước mổ 
Hình 2. Hình chụp MRI u não trước mổ 
Chúng tôi đã tiến hành bóc tách khối u khỏi 
động mạch não giữa và liềm đại não dưới kính vi 
phẫu và hệ thống Navigation định vị thần kinh. Thời 
gian mổ: 3,5 giờ. Chúng tôi đã lấy hết khối u. Mô u 
cứng chắc, cân nặng 500 gram. Chúng tôi cầm máu, 
vá màng cứng và đóng lại hộp sọ. Toàn bộ khối u 
gửi giải phẫu bệnh lý. 
Hình 3. Hình ảnh phẫu thuật và khối u sau phẫu thuật 
Hậu phẫu: Sau 1 ngày phẫu thuật, bệnh nhân hồi phục sức khỏe tốt, mắt nhìn rõ, có thể nói chuyện được, 
ăn uống được, cơ lực ½ người phải đang cải thiện tốt, cử động được. 
Bệnh nhân được theo dõi và điều trị tiếp xuất viện sau 10 ngày. Tình trạng bệnh nhân khi xuất viện: Bệnh 
nhân tự đi lại được, nói chuyện rõ, tự sinh hoạt cá nhân. Kết quả chụp CT scan kiểm tra, không còn sót mô u ở 
não. Kết quả giải phẫu bệnh: U sao bào mỡ vàng đa dạng grade III. Mô xâm lấn vào xương sọ. 
Chúng tôi tiếp tục cho tập vật lý trị liệu và theo dõi, tái khám theo hẹn. 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 94 
Hình 4. Tập hồi phục sau mổ 
Hình 5. Chụp CT sau mổ 
Hình 6. Giải phẫu bệnh sau mổ: U sao bào mỡ vàng đa dạng, Grade II (Pleomorphic Xanthoastrocytoma) 
Xâm lấn vào xương vòm sọ 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 95 
BÀN LUẬN 
U sao bào vàng đa hình thường xảy ra tương 
đối nông ở các thuỳ thái dương ở trẻ em và người 
lớn với tiền sử động kinh. U gồm các tế bào sao tân 
sản, đôi khi có lipid với các hình thái đa dạng, lắng 
đọng nhiều sợi liên võng và xâm nhập tế bào viêm 
mạn tính (5). 
 U sao bào vàng đa hình thường xảy ra ở bệnh 
nhân trẻ tuổi. Tuy nhiên ở bệnh nhân này, mặc dù 
đã có triệu chứng yếu liệt nửa người bên phải đã 
10 năm, nhưng vì những điều kiện khách quan, bệnh 
nhân không được khám và điều trị kịp thời. Lần này 
bệnh nhân đến bệnh viện là vì bị té và được phát 
hiện chẩn đoán. 
Về chẩn đoán 
Theo y văn(2), việc chẩn đoán u sao bào thường 
dựa trên bệnh sử là thời kỳ kéo dài của diễn tiến 
bệnh cũng như sự xuất hiện của các triệu chứng tùy 
thuộc vào mức độ của u. Bệnh nhân với u sao bào 
có độ mô học thấp (grade I, II) có thể có thời gian 
bệnh sử kéo dài với những cơn động kinh. Bệnh 
nhân với độ mô học cao (grade III, IV) thường có 
thời gian bệnh sử tương đối ngắn từ vài tuần đến vài 
tháng. Triệu chứng lâm sàng thường có 3 bệnh cảnh 
chính riêng rẽ hoặc kết hợp tùy từng trường hợp cụ 
thể: Bệnh cảnh tăng áp lực nội sọ, bệnh cảnh khiếm 
khuyết thần kinh khu trú, bệnh cảnh động kinh. 
Nhức đầu: Là triệu chứng thường gặp. Nhức 
đầu tăng dần theo thời gian, thường xảy ra bên bán 
cầu có u nhưng cũng có thể hai bên hay lan tỏa. 
Nhức đầu thường nặng nề vào buổi sáng sớm. Buồn 
nôn và nôn: thường xảy ra và sẽ giảm nhức đầu sau 
khi nôn. 
Ở bệnh nhân này khi đến bệnh viện, bệnh nhân 
đã có dấu hiệu tăng áp lực nội sọ nặng đó là nhức 
đầu nhiều, nôn ói chóng mặt, liệt ½ người bên phải, 
không thể ngồi được và có dấu hiệu giảm tri giác. 
Theo y văn, giảm tri giác là tình trạng theo sau 
và liên quan với tăng áp lực nội sọ. Tuy nhiên, cần 
lưu ý bệnh nhân có thể vẫn còn tỉnh táo dù tình trạng 
tăng áp lực nội sọ đã nặng nề và sau đó sẽ nhanh 
chóng vào hôn mê: ngưỡng tụt não. Ngoài ra, dấu 
thần kinh khu trú cũng thường gặp ở bệnh nhân bị u 
sao bào. Tính chất dấu thần kinh khu trú tùy thuộc vị 
trí u, ảnh hưởng chèn ép của u. Động kinh là triệu 
chứng thường gặp nhất ở những bệnh nhân bị u sao 
bào ở bán cầu đại não. Thường gặp ở những u nằm 
gần võ não hơn những u ở sâu. U vùng thùy chẩm 
cũng ít khi gây triệu chứng động kinh. Động kinh do 
u sao bào có thể có dưới nhiều dạng: toàn thể hoặc 
khu trú. 
Cận lâm sàng 
CT scan và MRI là hai phương tiện chẩn đoán 
chủ yếu mang tính hiệu quả và chính xác, có giá trị 
chẩn đoán xác định cao. Trên hình ảnh CT scan: 
U sao bào phân độ thấp thường biểu hiện vùng giảm 
đậm độ trên CT scan, không bắt cản quang và phù ít 
hoặc không phù quanh u. U sao bào phân độ cao 
thường bắt cản quang mạnh ở vùng ngoại vi, mật độ 
không đều, giảm đậm độ vùng trung tâm. Phù quanh 
u rất nhiều và thường kèm dấu hiệu lệch đường 
giữa. 
MRI: Ưu thế hơn CT scan trong chẩn đoán 
những u sao bào nhỏ, nằm gần sàn sọ, vùng thân 
não hoặc hố sau. MRI cũng cho chi tiết về mối quan 
hệ của u với nhu mô não chung quanh. U sao bào 
thường cho hình ảnh tăng tín hiệu trên T2, giảm tính 
hiệu trên T1. Bắt tín hiệu Gadolinium rõ trên những u 
sao bào phân độ cao. Ngoài ra, Perfusion-weight 
MRI giúp ích trong phân biệt u sao bào tái phát với 
vùng hoại tử do xạ. 
Ở bệnh nhân này, chẩn đoán xác định trên lâm 
sàng dựa vào: lâm sàng bệnh nhân có tăng áp lực 
nội sọ, có dấu thần kinh khu trú và đặc thù hình ảnh 
u sao bào trên CT scan và MRI với khối u kích thước 
lớn ở bán cầu não trái, chèn ép mô não và đẩy lệch 
đường giữa. 
Về điều trị 
Có bốn giải pháp chính trong điều trị u sao bào 
là: Theo dõi diễn tiến lâm sàng và hình ảnh chẩn 
đoán (đối với các u nhỏ, ở sâu trong nhu mô não), 
Phẫu thuật lấy trọn u, xạ trị và điều trị hỗ trợ khác 
(như hóa trị, nội khoa). Việc lựa chọn một giải pháp 
hay phối hợp các giải pháp trên trong điều trị u sao 
bào tùy thuộc vào nhiều yếu tố. 
- Theo dõi: Có thể theo dõi, tái khám định kỳ 
kiểm tra bằng CT và MRI những u sao bào với bệnh 
sử động kinh đơn thuần, kích thước u nhỏ, vị trí sâu, 
vùng não chức năng hay không, không lệch đường 
giữa. 
- Phẫu thuật: chỉ định phẫu thuật có ba mục 
đích chính sau: có chẩn đoán xác định về mô học, 
giảm triệu chứng và tình trạng tăng áp lực nội sọ, 
giảm thể tích u tạo điều kiện cho điều trị hỗ trợ được 
tốt hơn. Điều trị phẫu thuật có thể là: sinh thiết bởi 
khung định vị không gian 3 chiều (stereotactic); mổ 
mở sọ sinh thiết lấy bớt phần u hoặc lấy gần hết u 
hoặc lấy trọn u. Việc hoạch định phương cách phẫu 
thuật nào tùy thuộc vào: vị trí u nằm nông hay sâu, vị 
trí u có liên quan vùng não chức năng quan trọng; 
Tính chất u, kích thước u, ranh giới u tương đối rõ 
hay không, u nang, u có độ phân độ thấp hay cao 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 96 
trên chẩn đoán hình ảnh học; Độ xâm nhiễm của u 
lan tỏa với mô não chung quanh. 
- Xạ trị: Xạ trị sau mổ đã được xem như thường 
qui đối với những u sao bào phân độ III và IV. Xạ trị 
cũng được chỉ định với những trường hợp u sao bào 
không thể có chỉ định ngoại khoa 
- Điều trị hỗ trợ: gồm điều trị nội khoa với 
Corticosteroid giúp cải thiện triệu chứng. Điều trị 
chống co giật với thuốc chống động kinh nên được 
dùng trước và cả sau phẫu thuật đặc biệt ở những 
bệnh nhân có bệnh sử co giật. Hóa trị liệu: Hiện nay, 
hóa trị liệu cho u sao bào chưa có khẳng định lựa 
chọn trong hóa trị liệu hỗ trợ. Tuy nhiên, nhiều 
nghiên cứu lâm sàng cho thấy chỉ có tác dụng hiệu 
quả nhất định khoảng 50% các trường hợp và 
thường được chỉ định trong các trường hợp u sao 
bào tái phát hơn là hổ trợ sau mổ lần đầu(6). 
Ở bệnh nhân của chúng tôi, chỉ định phẫu thuật 
được đặt ra do có khối u lớn và cần phẫu thuật lấy u 
để giải áp. Ở bệnh viện chúng tôi, trước đây đã mổ 
cho nhiều trường hợp u não. Tuy nhiên đây là 
trường hợp u não ở bán cầu kích thước lớn. Chúng 
tôi đã được học và trang bị kính vi phẫu và hệ thống 
định vị Navigation giúp cho việc định vị và lấy hết 
khối u được dễ dàng hơn. Với kính vi phẫu và hệ 
thống định vị là tiến bộ lớn trong phẫu thuật thần 
kinh nói riêng và phẫu thuật u não nói chung, giúp 
xác định chính xác thương tổn, ít làm tổn thương mô 
não lành và các mạch máu não. Chính vì vậy, bệnh 
nhân hồi phục tốt và ít để lại di chứng. 
Trường hợp bệnh nhân của chúng tôi, hồi phục 
rất tốt sau mổ, và kiểm tra lại trên CT toàn bộ khối u 
đã được lấy hết. 
Tiên lượng 
Kết quả giải phẫu bệnh sau mổ là U sao bào 
mỡ vàng đa dạng grade II. Mô xâm lấn vào xương 
sọ. Phẫu thuật là phương cách điều trị chính, tuy 
nhiên với Grade mô học độ II và u có xâm lấn xương 
sọ thì việc xạ trị bổ sung sẽ là giải pháp hiệu quả 
tránh tái phát. 
Theo y văn(7), đối với u sao bào vàng đa hình 
thì đa số là grade mô học độ II, và tiến triển chậm. 
Tuy nhiên, ở bệnh nhân này mặc dù có diễn tiến 
chậm gần 10 năm nhưng grade mô học lại là độ II và 
có xâm lấn xương sọ. Chính vì vậy việc điều trị xạ 
hỗ trợ là cần thiết. 
KẾT LUẬN 
Phẫu thuật u não vốn là một trong những phẫu 
thuật khó, nhiều nguy cơ xảy ra. Với trường hợp 
bệnh nhân của chúng tôi thì u não nằm ở vị trí khó 
và khổng lồ. Đây là vị trí nguy hiểm dễ gây biến 
chứng nghiêm trọng cho bệnh nhân nếu kinh nghiệm 
chuyên môn của phẫu thuật viên không vững. 
Chúng tôi báo cáo trường hợp phẫu thuật thành 
công ca mổ khó với trang bị kính vi phẫu và hệ thống 
định vị tại bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên. Đây 
là bệnh lý hiếm gặp. Việc điều trị phối hợp phẫu 
thuật và xạ trị là cần thiết đối với bệnh nhân có 
grade mổ học cao độ II và có xâm lấn xương sọ. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Fouladi M, Jenkins J, Burger P, Langston J, 
Merchant T, Heideman R, et al. Pleomorphic 
xanthoastrocytoma: favorable outcome after 
complete surgical 
resection. Neurooncology. 2001; 3: 184 - 92. 
2. Giannini C, Scheithauer BW, Burger PC, Brat 
DJ, Wollan PC, Lach B, et al. Pleomorphic 
xanthoastrocytoma: What do we really know 
about it? Cancer. 1999; 85: 2033 - 45. 
3. Giannini CPW, Louis DN, Liberski P. 
Pleomorphic xanthoastrocytoma. In: Louis DN, 
Ohgaki H, Wiestler OD, Cavenee WK, 
editors. World Health Organization Classification 
of Tumours of the Central Nervous System. 4th 
ed. Lyon, France: International Agency for 
Research on Cancer; 2007. pp. 22 - 4. 
4. Gomez JG, Garcia JH, Colon LE. A variant of 
cerebral glioma called pleomorphic 
xanthoastrocytoma: Case 
report. Neurosurgery. 1985; 16: 703 - 6. 
5. Kepes JJ, Rubinstein LJ, Eng LF. Pleomorphic 
xanthoastrocytoma: a distinctive 
meningocerebral glioma of young subjects with 
relatively favorable prognosis. A study of 12 
cases. Cancer. 1979;44: 1839 - 52. 
6. Marucci G, Morandi L. Assessment of MGMT 
promoter methylation status in Pleomorphic 
Xantho Astrocytoma. J Neurooncol. 2011; 
105:397 - 400. 
7. Korshunov A, Golanov A. Pleomorphic 
xanthoastrocytomas: Immunohistochemistry, 
grading and clinico-pathologic correlations. An 
analysis of 34 cases from a single institute. J 
Neurooncol. 2001; 52:63 - 72. 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2) 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 97 
ABSTRACT 
Pleomorphic xanthoastrocytoma: A giant tumor rare case report and review of literature 
Introduction: Pleomorphic xanthoastrocytoma (PXA) is an uncommon tumor constitutes less than 1% of 
all astrocytic glial neoplasms was first reported in 1979. PXA commonly occurs in young patients and manifests 
itself first as seizures followed by focal neurological deficits. Surgery is the main of theraphy. The role of 
radiotherapy or chemotherapy has not yet been established because of the relative infrequency of this disease. 
PXA is classified as grade II tumor in the WHO(3) classification of tumors of the CNS. In literature to 20% PXA 
may undergo malignant change at recurrence or may display at the time of initial presentation. Malignant 
transformation is mainly associated with high mitotic activity and necrosis. We are reporting a case of PXA 
giant with good result after surgery and tried to review the up to date literature regarding this rare tumor. 
Key words: Pleomorphic xanthoastrocytoma, Giant Brain tumor. 

File đính kèm:

  • pdfu_sao_bao_vang_da_hinh_bao_cao_truong_hop_u_khong_lo_hiem_ga.pdf