Tư tưởng phê bình văn học Việt Nam sau 1986

Sau Đổi mới 1986, tư tưởng phê bình văn học Việt Nam có nhiều thay

đổi. Trí thức Việt hướng ra thế giới để học hỏi, tiếp thu và truyền bá các tư tưởng

tích cực vào Việt Nam. Điển hình, có thể kể đến phê bình xã hội học, phê bình đối

thoại, phê bình phân tâm học, phê bình hiện sinh, phê bình hậu hiện đại và gần

đây nhất là phê bình kí hiệu học. Mỗi hướng phê bình đều có mặt mạnh mặt yếu

của nó và đã làm phong phú đời sống văn học Việt Nam.

Tư tưởng phê bình văn học Việt Nam sau 1986 trang 1

Trang 1

Tư tưởng phê bình văn học Việt Nam sau 1986 trang 2

Trang 2

Tư tưởng phê bình văn học Việt Nam sau 1986 trang 3

Trang 3

Tư tưởng phê bình văn học Việt Nam sau 1986 trang 4

Trang 4

Tư tưởng phê bình văn học Việt Nam sau 1986 trang 5

Trang 5

Tư tưởng phê bình văn học Việt Nam sau 1986 trang 6

Trang 6

pdf 6 trang minhkhanh 5420
Bạn đang xem tài liệu "Tư tưởng phê bình văn học Việt Nam sau 1986", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tư tưởng phê bình văn học Việt Nam sau 1986

Tư tưởng phê bình văn học Việt Nam sau 1986
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 3/2016 13 
TƯ TƯỞNG PHÊ BÌNH VĂN HỌC VIỆT NAM SAU 1986 
Lê Huy Bắc1 
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 
Tóm tắt: Sau Đổi mới 1986, tư tưởng phê bình văn học Việt Nam có nhiều thay 
đổi. Trí thức Việt hướng ra thế giới để học hỏi, tiếp thu và truyền bá các tư tưởng 
tích cực vào Việt Nam. Điển hình, có thể kể đến phê bình xã hội học, phê bình đối 
thoại, phê bình phân tâm học, phê bình hiện sinh, phê bình hậu hiện đại và gần 
đây nhất là phê bình kí hiệu học. Mỗi hướng phê bình đều có mặt mạnh mặt yếu 
của nó và đã làm phong phú đời sống văn học Việt Nam. 
Từ khóa: Phê bình văn học, phê bình văn học sau Đổi mới, các khuynh hướng 
phê bình 
1. MỞ ĐẦU 
Sau Đổi mới 1986, đương nhiên tư tưởng phê bình văn học cũng đổi mới. Cùng với sự 
hội nhập kinh tế, văn hoá Việt Nam vào dòng chảy chung của thời đại, nền phê bình – lí 
luận Việt Nam cũng chuyển đổi theo. Dễ nhận thấy là những tư tưởng phê bình văn học 
lớn của thế giới kể từ thời điểm đó đã được cập nhật không ngừng vào đời sống văn học 
Việt. Trước đó, chúng ta đã có một truyền thống phê bình xã hội học với không ít thành 
tựu. Cơ sở của phê bình này là những quy chiếu đến các vấn đề lịch sử, con người trong 
đời sống xã hội với một dụng ý giáo huấn rõ ràng. Cách phê bình này không có gì là sai 
lạc, thậm chí nó có thể hiên ngang trong nhóm những tư tưởng phê bình – lí luận hàng đầu 
của nhân loại từ cổ chí kim. Chỉ có điều là, sự vận dụng đôi lúc rơi vào cực đoan, biến nó 
thành xã hội học dung tục, quy chiếu một cách chủ quan và áp đặt mà không dựa trên bản 
chất của văn chương là hư cấu và việc “giống” hay “khác” với thực tiễn thì đều cần phải 
xem xét cả khía cạnh thẩm mĩ hay “làm văn” của người sáng tác. 
1
 Nhận bài ngày 25.03.2016; gửi phản biện và duyệt đăng ngày 28.04.2016. 
 Liên hệ tác giả: Lê Huy Bắc; Email: lehuybac@gmail.com 
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 3/2016 14 
Phê bình xã hội học văn học vì thế luôn bổ ích cho mọi thời. Nói không quá, đây chính 
là trường phái nghiên cứu văn chương lâu đời và bền vững nhất trong tiến trình lí luận 
nghệ thuật của nhân loại. Dẫu sao thì, càng phát triển, nhân loại cần phải có nhiều món ăn 
tinh thần hơn nữa. Vấn đề đặt ra là con người không chỉ yêu cầu nhà văn sáng tác theo 
nhiều cách mới để làm tăng thêm đời sống thẩm mỹ của tâm hồn, mà còn đặt cho các nhà 
phê bình nghệ thuật những khám phá từ các đối tượng sáng tác đó, chỉ ra cái hay cái đẹp để 
con người thưởng thức. Nhà phê bình, có lẽ trong những suy nghĩ cực đoan nhất của giới 
sáng tạo ngôn từ, đó là những kẻ “ăn theo”, những vật kí sinh không giá trị Có thể hạ 
thấp vai trò của phê bình bằng nhiều lời lẽ thảm hại hơn thế. Tuy nhiên, cần phải xem xét 
cho thấu đáo vấn đề. 
2. NỘI DUNG 
Đối với những nhà phê bình – lí luận tồi, thì đúng muôn đời họ chỉ là những kẻ ăn theo 
nói leo thảm hại. Còn đối với những nhà phê bình có tầm tư tưởng lớn thì chính các nhà 
văn lại phải “ăn theo” họ. Nhà văn có thể là nhà tư tưởng, và nhà tư tưởng có thể là nhà 
văn. Đối với nhưng bộ óc trác tuyệt thì điều đó là miễn bàn, nhưng thông thường, nhà tư 
tưởng luôn là ngườidẫn dắt nhà văn. Vì mấy lí do sau: 
Nhà tư tưởng định hướng xã hội về các quan niệm lí tưởng, sống chết, hạnh phúc, tự 
do, khổ đau hay bất hạnh Từ đó tạo nên một môi trường sinh thái mà nhà văn tồn tại 
trong đó với tư cách là một thành viên và lấy đó là chất liệu sáng tác. Văn chương không 
thể khởi sinh từ cao diệuhư vô hay một nơi chốn xa xôi nào đó nơi hiểu biết của con người 
hầu như là số không trước nó. Văn chương không khởi sinh từ đáy sâu địa ngục nơi cái xấu 
cái ác chiếm lĩnh. Văn chương phải bắt đầu từ mặt đất, nơi con người đang tận hưởng mọi 
hạnh phúc hay nỗi đau, nơi bất hạnh là động lực để con người vị tha hơn, để tranh đấu cho 
một môi sinh tốt đẹp hơn. Vì lẽ đó, hầu như mọi kiệt tác con người làm ra đều hướng đến 
nỗi đau. “Đau” như là một bản thể của văn chương. Nhưng văn chương nói đau không để 
con người đau hơn mà cốt để con người hạnh phúc hơn và như thế biết đau cũng là hạnh 
phúc. Khi dửng dưng với nỗi đau, con người quay lại về với bản năng “loài” của mình. 
Nhưng để nhận thức, tái hiện và tiếp nhận được nỗi đau đó, thì đâu dễ, đặc biệt trong 
cái thời lí tính đã phát triển đến mức gần như là tuyệt đỉnh ngày nay. Nhà văn Việt Nam 
trước Đổi mới, viết về nỗi đau mất nước, nỗi đau chiến trận, nỗi đau của cộng đồng 
Những nỗi đau đó được thể hiện rõ trên trang sách, và như thế văn chương đó trở thành vũ 
khí đánh thù. Sức mạnh của văn chương đã được ghi nhận. Sang đến cái thời không còn 
súng đạn, nhà văn cần phải “nói” khác đi trong cách tái hiện đời sống của mình. Có hai 
mảng sáng tác sõ rệt: một hướng là vẫn kế thừa lối viết chiến trận hào hùng để khêu gợi 
lòng tự hào dân tộc, hướng khác là quay về với những chuyện đời thường, những cuộc đấu 
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 3/2016 15 
tranh sinh tồn của dân tộc trong những khúc quanh của những miền giá trị kim tiền. Mảng 
sáng tác thứ hai này là hướng chủ đạo của nhiều cây bút thành công sau Đổi mới như 
Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp, Lê Đạt, Nguyễn Quang Thiều, Bảo Ninh, Lưu 
Quang Vũ, Trần Thuỳ Mai, Nguyễn Bình Phương, Nguyễn Việt Hà, Tạ Duy Anh, Thuận, 
Nguyễn Ngọc Tư Vấn đề đặt ra trong sáng tác của những nhà văn này đa phần là những 
trăn trở hay những cú sốc của đời sống con người trước không khí hội nhập, trước ngưỡng 
cửa kinh tế thị trường, những gì được và chưa được của cư dân nông nghiệp lâu đời đang 
vươn lên chiếm lĩnh nền công nghiệp hoá... 
Trên nền của những sáng tác này, dễ nhận thấy các tư tưởng phê bình đa diện đã được 
giới học thuật sử dụng để khai thác cái đẹp văn chương. Đầu tiên có thể kể đến tư tưởng 
phê bình “đối thoại” của Bakhtin mà khi giới thiệu vào Việt Nam đã trở thành khuynh 
hướng Thi pháp học. Tư tưởng “đối thoại” này, từ Nga là do “nhóm Bakhtin” (gồm 
Mikhail Bakhtin, Valentin Voloshinov và Pavel Medvedev) đề xuất, còn từ Mỹ là do ông 
tổ của kí hiệu học Charles SandersPeirce đề xuất. Tư tưởng này xem ngôn ngữ luôn có tính 
đối thoại nội tại để tồn tại. Nhờ đó mà ngôn ngữ văn chương luôn được tạo sinh và là tiếng 
nói đa âm, đa diện về con người Tiểu thuyết, nếu tôn trọng tính đối thoại này thì sẽ trở 
thành “tiểu thuyết đa thanh” Có thể nói, nhờ “Thi pháp học” mà phê bình văn học Việt 
đã thoát được khỏi một số luận điểm máy móc, thiếu căn cứ của phê bình xã hội học (được 
vận dụng không đúng) trước đó. 
Nhưng Thi pháp học (sau này là Tự sự học) không phải là hệ tư tưởng độc tôn trong 
phê bình văn học Việt. Thời mở cửa, như đã nói là thời người Việt trải lòng ra với vô vàn 
cái hay cái đẹp của nhân loại. Đây là thời mà giới phê bình văn học Việt nhận thức sâu sắc 
rằng, phê bình là một công cụ không thể thiếu của đời sống văn học, không có phê bình 
định hướng thì những khả năng “hiểu” tác phẩm văn học là vô cùng hạn chế. Đây là vấn đề 
có tính toàn cầu. Chẳng hạn như chuyện “Kịch phi lí”. Loại kịch này ra đời vào thập kỉ 
1950 tại Pháp. Người ta định danh là “phi lí” vì nó hầu như chẳng giống gì kịch truyền 
thống, nơi người xem có thể nhập thân, cùng vui và lo âu hay nổi giận vì những hành động 
đang diễn ra trực tiếp trên sân khấu, mà nhờ đó tâm hồn họ trở nên tốt đẹp hơn. Vậy nên, 
đã nảy sinh tâm lí phản ứng tức thời là người xem cực lực chỉ trích loại kịch này, thậm chí 
họ còn cho rằng tác giả đã lừa họ và không ít người đòi trả lại tiền vé Có chuyện này 
đơn giản là vì người xem chưa hiểu cách kịch này chuyển tải thông điệp, chưa biết cách 
thức nghệ thuật nhà soạn kịch vận dụng để mã hoá cuộc sống và kèm theo đó là gửi gắm 
giáo huấn ngầm ẩn ra sao. Tình thế đó buộc cánh phê bình phải nhảy vào, sau những phân 
tích, diễn giải định hướng, người xem kịch lúc đó mới vỡ nhẽ rằng đó là loại kịch trác tuyệt 
và con người cần thay đổi cách xem hay đọc kịch từ tồn tại trước đây. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 3/2016 16 
Đưa ví dụ này ra để nói rằng một trong những thành tựu lớn nhất của nghệ thuật ngôn 
từ của nhân loại cả ở thế kỉ XX lẫn XXI chính là phê bình – lí luận. Trong lúc văn chương 
khước từ tính lí tính theo cách đẩy cao hơn nữa tính lí tính trong sáng tạo thì buộc phê bình 
phải phát triển như một sự định hướng đọc thẩm mĩ tích cực. Vì lẽ này, các trường phái 
phê bình – lí luận văn học thế giới đều gắn với một hệ tư tưởng triết học nhất định. Trong 
đó, Triết học Marx, như giới nghiên cứu phương Tây đánh giá là một trong những triết học 
có ảnh hưởng lớn nhất đến tư tưởng phương Tây trong suốt thế kỉ XX.Carl Marx nổi tiếng 
ở tư tưởng duy vật biện chứng, cái mà hầu hết các hệ tư tưởng nào cũng phải thừa nhận. 
Chẳng hạn, phê bình hậu hiện đại công nhận là được phát triển từ tư tưởng này của Marx ở 
khía cạnh mọi sự vật hiện tượng đều vận động không ngừng theo hướng tích cực. Kí hiệu 
học cũng ghi nhận sự ảnh hưởng này, rằng mọi quy chiếu của kí hiệu đều hướng ra “thế 
giới bên ngoài” và thế giới đó là cái có trước ý niệm của con người về nó 
Phê bình hiện sinh cũng là hướng có ảnh hưởng lớn trên văn đàn Việt. Cần lưu ý là tất 
cả các khuynh hướng phê bình hiện đại được giới thiệu và vận dụng ở Việt Nam đều góp 
phần không nhỏ trong việc chuyển dịch bút pháp, tư tưởng của người sáng tác. Phê bình 
hiện sinh đề cao cái tôi tự chủ của con người. Và giá trị của nó có lẽ là, khá nghịch lí, ở 
chỗ những điều phi lí nó đưa ra lại chẳng thể nào giải quyết được, bởi “cái tôi - cá nhân” 
của con người lại luôn tồn tại trong xu hướng dung hoà với “cái tôi - cộng đồng” và cả với 
lịch sử của cái tôi đó Chẳng hạn như nguồn gốc nỗi khổ và cách thức để vượt qua nó 
trong thân phận người đàn bà hàng chài trong Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh 
Châu rất điển hình cho sự quy chiếu hiện sinh này. 
Một khuynh hướng tư tưởng, không phải là triết học, nhưng hùng cứ dai dẳng ở 
phương Tây là Phân tâm học cũng được phổ biến ở Việt Nam. Hệ tư tưởng này độc đáo ở 
chỗ đã xác lập được những phạm vi diễn giải của riêng nó về những hiện tượng văn 
chương nếu không sử dụng công cụ “phân tâm” thì rất khó để thể thấu hiểu (trường hợp Hồ 
Xuân Hương chẳng hạn). Giá trị của Phân tâm học còn là việc giúp con người thức nhậnvề 
bản thân, vì cội nguồn của tri thức đều là những đột biến từ bản năng trong những điều 
kiện văn hoá nhất định nào đó. 
Sau Đổi mới, có thể xem phê bình - lí luận văn học Việt Nam đã nỗ lực tiệm cận gần 
hơn với các hệ hình tư tưởng phê bình văn học thế giới. Sự cập nhật trong nghiên cứu văn 
chương Việt được thể hiện ở sự truyền bá tư tưởng phê bình hậu hiện đại vào Việt Nam. 
Có thể nói, tất cả các trường phái nghiên cứu văn học trước đó khi vào Việt Nam, đều có 
độ lùi so với khởi điểm của nó là vào khoảng 50 năm nếu không nói là xa hơn, thì phê bình 
hậu hiện đại chỉ lùi độ 10 năm và gần như bắt kịp những gì đang diễn ra của trường phái 
này trên thế giới. Công bằng mà nói, sáng tác của các cây bút đương đại Việt có tên tuổi 
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 3/2016 17 
trên văn đàn hiện nay ít nhiều đều có bóng dáng của tư tưởng hậu hiện đại. Đây là hệ tư 
tưởng giải phóng tối đa năng lực tri nhận và hư cấu của nghệ sĩ, giúp nghệ sĩ có được cái 
nhìn đa chiều và đa diện về con người. Người viết có thể đề xuất và giải quyết nhiều vấn 
đề từ nhiều điểm nhìn khác nhau mà các hệ hình tư tưởng khác khó có thể thực hiện. 
Hiện tại, khuynh hướng phê bình Kí hiệu học đang được nhiều nhà nghiên cứu Việt 
quan tâm, khởi nguồn của nó gắn với chủ nghĩa cấu trúc, một hướng nghiên cứu thiên về 
hình thức và cấu trúc nội tại của văn bản. Chủ nghĩa cấu trúc cũng được giới thiệu ở Việt 
Nam vào những năm cuối của thế kỉ XX nhưng không nhận được sự quan tâm nhiều. Hiện 
tại, kí hiệu học được giới nghiên cứu Việt xử lí theo hướng “văn hoá” và “hậu hiện đại”, 
tức là chấp nhận việc mở rộng giới hạn của nó ra các phạm vi liên quan như các nền tảng 
lịch sử xã hội, tiểu sử và cả “cổ mẫu” của nó. 
Điểm qua các hướng nghiên cứu này, có thể nói tư tưởng phê bình văn học Việt Nam 
rất phong phú và đa dạng. Mỗi hướng nghiên cứu đều có mặt mạnh và mặt yếu của nó. 
Đành rằng những giới thiệu và vận dụng nghiên cứu các trường phái phê bình này đã có 
một số thành tựu đáng kể nhưng nhìn chung là vẫn chưa có tính hệ thống, chưa thực sự 
chuyên sâu, tuỳ vào năng lực của nhà nghiên cứu cụ thể mà các hệ hình tư tưởng đó được 
phát huy thế mạnh của mình. 
3. KẾT LUẬN 
Thiết nghĩ, để học tập và tiến tới thiết lập được một trường phái phê bình văn học 
mang danh hiệu Việt Nam, chúng ta cần có sự đầu tư nghiêm túc về con người và cơ sở vật 
chất một cách hữu hiệu cho tương lai, có như thế thì những tư tưởng tiến bộ và nhân văn 
của nhân loại mới có thể phát huy được sức mạnh, và con người Việt sẽ tự tin hơn khi nói 
tiếng nói của riêng mình ra thế giới. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Phương Lựu (2001), Lý luận phê bình văn học phương Tây thế kỷ XX, Nxb Văn học, 
Hà Nội. 
2. Trần Đình Sử (2013), Lý luận và phê bình văn học, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. 
3. Viện Thông tin Khoa học xã hội (2002), 100 nhà lý luận phê bình văn học thế kỷ XX, 
Hà Nội. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 3/2016 18 
THOUGHT OF LITERARY CRITICS IN VIETNAM AFTER 1986 
Abstracst: AfterInnovation of 1986, the thoughtof literary critics in Vietnam has changed. 
Vietnamese intellectuals have reached outthe world to learn, absorb and spread the 
positive thoughts in Vietnam. Typically, it is possible to mention some main trends, such 
as sociological critique, critique of dialogue, critique psychoanalytic, existential 
criticism, postmodern critique and recently it is critiqueof semiotics. Each trend of 
critiqueshasboth positive and negative points, and has enriched the literary life of 
Vietnam. 
Key words: literary critique, literary critique after Innovation, critique trends 

File đính kèm:

  • pdftu_tuong_phe_binh_van_hoc_viet_nam_sau_1986.pdf