Tư tưởng nhất quán về quyền con người và quyền dân tộc trong tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh

Bản “Tuyên ngôn độc lập” năm 1945 – không chỉ là một áng văn chính luận có

ý nghĩa quan trọng khẳng định giá trị về tư tưởng chính trị, pháp quyền mà còn là nền

tảng tinh thần, vũ khí lý luận dẫn đường cho cách mạng Việt Nam đến những thắng lợi to

lớn. Trong “Tuyên ngôn độc lập”, Hồ Chí Minh khẳng định về nền độc lập của nước Việt

Nam; về quyền độc lập, tự do cho dân tộc, cho mỗi người dân Việt Nam. Bài viết tiếp cận

sự nhất quán trong quan điểm về quyền con người và quyền dân tộc trong Tuyên ngôn

độc lập của Hồ Chí Minh, từ đó làm sáng tỏ những giá trị lịch sử và ý nghĩa hiện thời của nó.

Tư tưởng nhất quán về quyền con người và quyền dân tộc trong tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh trang 1

Trang 1

Tư tưởng nhất quán về quyền con người và quyền dân tộc trong tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh trang 2

Trang 2

Tư tưởng nhất quán về quyền con người và quyền dân tộc trong tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh trang 3

Trang 3

Tư tưởng nhất quán về quyền con người và quyền dân tộc trong tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh trang 4

Trang 4

Tư tưởng nhất quán về quyền con người và quyền dân tộc trong tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh trang 5

Trang 5

Tư tưởng nhất quán về quyền con người và quyền dân tộc trong tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh trang 6

Trang 6

Tư tưởng nhất quán về quyền con người và quyền dân tộc trong tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh trang 7

Trang 7

Tư tưởng nhất quán về quyền con người và quyền dân tộc trong tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh trang 8

Trang 8

Tư tưởng nhất quán về quyền con người và quyền dân tộc trong tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh trang 9

Trang 9

Tư tưởng nhất quán về quyền con người và quyền dân tộc trong tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh trang 10

Trang 10

pdf 10 trang minhkhanh 5940
Bạn đang xem tài liệu "Tư tưởng nhất quán về quyền con người và quyền dân tộc trong tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tư tưởng nhất quán về quyền con người và quyền dân tộc trong tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh

Tư tưởng nhất quán về quyền con người và quyền dân tộc trong tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh
TP CH KHOA HC − S
 13/2017 179 
T T:NG NH?T QU	N V. QUY.N CON NGI 
V QUY.N D0N TC TRONG TUY;N NGN C L=P 
C&A HB CH MINH 
Nguyễn Thị Xiêm1 
Trường Đại học Thủ đô Hà Nội 
Tóm tắt: Bản “Tuyên ngôn độc lập” năm 1945 – không chỉ là một áng văn chính luận có 
ý nghĩa quan trọng khẳng định giá trị về tư tưởng chính trị, pháp quyền mà còn là nền 
tảng tinh thần, vũ khí lý luận dẫn đường cho cách mạng Việt Nam đến những thắng lợi to 
lớn. Trong “Tuyên ngôn độc lập”, Hồ Chí Minh khẳng định về nền độc lập của nước Việt 
Nam; về quyền độc lập, tự do cho dân tộc, cho mỗi người dân Việt Nam. Bài viết tiếp cận 
sự nhất quán trong quan điểm về quyền con người và quyền dân tộc trong Tuyên ngôn 
độc lập của Hồ Chí Minh, từ đó làm sáng tỏ những giá trị lịch sử và ý nghĩa hiện thời của nó. 
Từ khóa: Tuyên ngôn độc lập, quyền con người, quyền dân tộc, Hồ Chí Minh. 
1. MỞ ĐẦU 
Quyền con người hay còn gọi nhân quyền là những quyền tự nhiên, vốn có, không 
phải là sự cho phép hay được ban phát từ trên xuống như là một ân sủng của đấng tối cao 
trao cho con người. Đó là những giá trị cao quý, được nhân loại nhận thức sâu sắc như một 
giá trị phổ quát. Không chỉ là những lý thuyết suông, quyền con người được khẳng định về 
mặt pháp lý trong các bản Tuyên ngôn độc lập (Hoa Kỳ), Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân 
quyền (Pháp) và Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền (Liên Hiệp Quốc) 
Lịch sử Việt Nam trong suốt mấy ngàn năm đã trải qua biết bao cuộc đấu tranh giữ 
nước để đắp xây và bảo vệ nền độc lập dân tộc. Quá trình đó đã để lại những bản Tuyên 
ngôn độc lập bất hủ nhằm khẳng định quyền dân tộc tự quyết người dân Việt Nam. Trong 
suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh đã thấm nhuần những tư tưởng vĩ đại đó 
và đến lượt mình, trên cương vị người đứng đầu chính quyền cách mạng, Người đã trịnh 
trọng công bố bản Tuyên ngôn độc lập vào ngày 2 tháng 9 năm 1945 tại Quảng trường Ba 
Đình. Trong đó, Hồ Chí Minh đã kết tinh một cách tài tình những khát vọng về quyền con 
1 Nhận bài ngày 20.01.2017; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày 20.02.2017 
 Liên hệ tác giả: Nguyễn Thị Xiêm; Email: ntxiem@daihocthudo.edu.vn 
180 TRNG I HC TH  H NI 
người gắn liền với nền độc lập, tự do của cả một dân tộc. Tư tưởng về quyền con người 
gắn với quyền dân tộc được Hồ Chí Minh đề cập trong Tuyên ngôn độc lập vừa mang tính 
pháp lý, vừa có giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại. 
2. NỘI DUNG 
2.1. Tuyên ngôn độc lập là kết quả của việc kế thừa truyền thống Việt Nam 
khẳng định quyền dân tộc 
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, cuộc Cách mạng 
Tháng Tám của nhân dân ta đã diễn ra thành công, trở thành mốc son chói lọi trong lịch sử 
dân tộc: đập tan xiềng xích nô lệ của thực dân Pháp và phát xít Nhật, xóa bỏ chế độ quân 
chủ chuyên chế. Với bản Tuyên ngôn độc lập, Hồ Chí Minh đã tuyên bố với thế giới về sự 
ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tuy nhiên, đó không phải là những lời tuyên 
bố tự phát, mà đã được suy ngẫm từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh còn là người thanh niên yêu 
nước Nguyễn Ái Quốc. Trong Hội nghị Vécxây, Nguyễn Ái Quốc thay mặt Hội Người 
Việt Nam yêu nước tại Pháp trực tiếp đến Văn phòng hội nghị trao bản Yêu sách của nhân 
dân An Nam (Revendcations du frenple An namite), ký tên Nguyễn Ái Quốc gồm tám 
điều, chủ yếu yêu cầu Chính phủ Pháp công nhận và thực hiện các quyền tự do, dân chủ, 
quyền bình đẳng, quyền tự quyết của dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, bản Yêu sách cũng như 
yêu cầu của các dân tộc bị áp bức không được xem xét. Ngay sau khi Hội nghị Vécxây kết 
thúc, Nguyễn Ái Quốc đã cho in bản Yêu sách thành truyền đơn, đăng báo ở Pháp và đặc 
biệt chuyển ngữ thành Việt Nam yêu cầu ca để người dân hiểu, giác ngộ, tích cực tham gia 
đấu tranh đòi các quyền cho mình và cho dân tộc [6, tr.438 - 439]. Như vậy, Tuyên ngôn 
độc lập năm 1945 là kết quả của một sự khám phá lớn, của một quá trình khảo nghiệm sâu 
sắc của bản thân Hồ Chí Minh và sự kế thừa những bản Tuyên ngôn lập quốc bất hủ trong 
lịch sử nhân loại mà trực tiếp những bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc. 
Bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc được xác định là Nam quốc sơn hà được 
ra đời từ thế kỷ XI (năm 1077) sau khi giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống quân 
xâm lược nhà Tống. Ở đó, Tuyên ngôn đã khẳng định sông núi, lãnh thổ này là của ta, rằng 
nhân dân ta quyết tâm đánh thắng bất cứ kẻ thù nào. Sang đến thế kỷ XV, Nguyễn Trãi viết 
Bình Ngô đại cáo - bản Tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc - cũng đã nêu cao tinh thần 
độc lập, tự chủ, tự cường của dân tộc ta và khẳng định đanh thép quyền được sống, được 
tồn tại trong thái bình, thịnh vượng của người dân nước Việt Nam. Tiếp nối truyền thống 
hào hùng đó của dân tộc, sau thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám, Chủ tịch Hồ Chí 
Minh trịnh trọng tuyên bố với thế giới bản Tuyên ngôn độc lập thứ ba của dân tộc – Tuyên 
ngôn độc lập của nước Việt Nam mới để một lần nữa khẳng định chủ quyền của dân tộc, 
TP CH KHOA HC − S
 13/2017 181 
nền độc lập tự do cho dân tộc; khẳng định quyền bình đẳng của dân tộc Việt Nam với các 
dân tộc khác trên thế giới; khẳng định quyền thật sự làm chủ đất nước của người dân nước 
Việt; khẳng định các quyền cơ bản của con người cho toàn thể nhân dân Việt Nam. 
2.2. Không chỉ khẳng định quyền dân tộc, Tuyên ngôn độc lập còn là bản tuyên 
ngôn đầu tiên của nước Việt Nam về quyền con người 
Quyền con người là một trong những vấn đề lịch sử lâu đời trên cả phương diện lý 
luận và thực tiễn. Bảo vệ và thực hiện quyền con người luôn là mối quan tâm của nhân 
loại. Sự phát triển của lý luận về quyền con người đều gắn liền với thành quả của cuộc đấu 
tranh giai cấp, các cuộc cách mạng xã hội. Tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại đã cho 
thấy sức mạnh vô địch của nhu cầu về quyền và tự do của con người. Quyền con người có 
nội dung phong phú và tính chất phức tạp khi gắn với các chế độ chính trị khác nhau, 
bởi vậy thường có những quan điểm kh ... ho nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc. Từ bối cảnh lịch sử đó, Hồ 
Chí Minh đã tiếp thu lý luận quyền con người của các học giả phương Tây và đặt vấn đề 
quyền con người trong mối quan hệ với quyền dân tộc. 
Hai là, Hồ Chí Minh không những kế thừa những giá trị phổ biến về nhân quyền trong 
lịch sử mà còn nâng giá trị đó lên một tầm cao mới. Ở đây Người không chỉ đấu tranh 
giành quyền cho con người mà còn nhấn mạnh đến quyền làm người. Bởi vì quyền con 
người không chỉ dừng lại ở những nhu cầu ăn, mặc, ở, đi lại để tồn tại mà vươn lên trên cái 
tồn tại để hoàn thiện, phát triển bản thân. Nội dung về quyền con người trong tư tưởng Hồ 
Chí Minh rất đa dạng, phong phú, tạo ra một hệ thống về quyền con người theo quan điểm 
khoa học và cách mạng. 
Ba là, Hồ Chí Minh tiếp cận nhân quyền không chỉ dưới góc độ lý luận mà còn là một 
nguyên tắc trong hành động của Người. Không phải là một nhà lý luận tháp ngà, Hồ Chí 
Minh là một tấm gương sáng, là một pho sách trọn vẹn về nhân quyền và cho cuộc đấu 
tranh về quyền con người. Người tâm niệm “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột 
184 TRNG I HC TH  H NI 
bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào 
ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành” [7, tr.161 - 162]. Điều đó cho thấy, Hồ 
Chí Minh rất quan tâm đến vấn đề con người và giải phóng con người, coi đó là mục đích 
cao nhất cần đạt tới trong mọi hoạt động lý luận và cách mạng. 
Tuyên ngôn độc lập mà Hồ Chí Minh là tác giả duy nhất được xác định là văn bản đầu 
tiên khẳng định trên cả phương diện lý luận và thực tiễn quyền con người, quyền tự do, 
bình đẳng dân tộc của nhân dân Việt Nam phù hợp với đạo lý, pháp lý quốc tế. 
2.3. Quyền con người của mỗi cá nhân gắn với quyền thiêng liêng của cả dân tộc 
Trong bản Tuyên ngôn độc lập, quyền con người và quyền dân tộc được khẳng định 
một cách rõ ràng và gắn bó vô cùng chặt chẽ. Giáo sư Nhật Bản Singo Sibata từng đánh 
giá: “Cống hiến nổi tiếng của cụ Hồ Chí Minh là ở chỗ đã phát triển quyền con người 
thành quyền dân tộc” [4, tr.240] trong bản Tuyên ngôn bất hủ này. 
Mở đầu Tuyên ngôn độc lập, Hồ Chí Minh nêu ngay một câu trích trong Tuyên ngôn 
Độc lập của nước Mỹ “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ 
những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, 
quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. 
Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ” [7, tr.9]. 
Với một trí tuệ uyên bác, Hồ Chí Minh am hiểu tường tận các danh ngôn của Đông - 
Tây, kim, cổ để trích dẫn. Tuy nhiên khi soạn thảo một văn bản lập quốc - mang tính 
trường tồn - Hồ Chí Minh đã phải cân nhắc đầy đủ khi chọn một câu trích mà Người đánh 
giá là bất hủ. Nó bất hủ vì bao quát được những ước vọng lớn nhất, bao trùm nhất trong 
lịch sử nhân loại. Đó là những quyền cơ bản của con người: quyền sống, quyền tự do và 
quyền tư hữu của con người. Tất cả những điều này đã được triết gia J.Locke khẳng định 
từ thế kỷ XVII. Năm 1776, khi soạn Tuyên Ngôn độc lập cho nước Mỹ, T.Jefferson đã thay 
thế quyền thứ ba trong lý thuyết về quyền con người của J.Locke thành quyền mưu cầu 
hạnh phúc. T.Jefferson khẳng định mưu cầu hạnh phúc là một trong những quyền cơ bản, 
để con người có thể tìm kiếm hạnh phúc cho mình mà không chịu kiếp sống nô lệ, lầm 
than. Một chế độ xã hội tiến bộ phải tạo cơ hội để mỗi người có thể mưu cầu hạnh phúc. 
Từ một chân lý có giá trị lịch sử, Hồ Chí Minh phát triển thêm ý nghĩa mới trong bối 
cảnh thời đại của Người bằng cách “Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc 
trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và 
quyền tự do” [7, tr.9]. 
Từ những quyền cơ bản của con người mà các triết gia phương Tây ở những thế kỷ 
trước thừa nhận, trong bối cảnh thời đại mới, Hồ Chí Minh đã phát triển thành quyền dân 
TP CH KHOA HC − S
 13/2017 185 
tộc. Nếu quyền tự do của con người được hình thành từ nhân phẩm vốn có của con người, 
là cái tất yếu của con người thì quyền tự quyết của dân tộc xét về mặt đạo lý và pháp lý 
cũng là quyền tự nhiên của các dân tộc. Tư tưởng này của Hồ Chí Minh không chỉ có ý 
nghĩa đối với dân tộc Việt Nam mà còn có ảnh hưởng đến các dân tộc bị áp bức, nô dịch 
khác trên thế giới. Trong thời đại đế quốc chủ nghĩa, các nước đế quốc đã tiến hành cuộc 
chiến tranh xâm lược, áp bức, nô dịch các dân tộc thuộc địa, trong đó có Việt Nam. Mặc dù 
trong Tuyên ngôn độc lập của Mỹ và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp đều 
khẳng định các quyền cơ bản của con người nhưng thực chất đó chỉ là quyền của một số 
dân tộc tự cho mình là “văn minh”, “mẫu quốc”. Các nước đế quốc không hề chia sẻ những 
giá trị nhân quyền - cả phương diện lý thuyết và thực tiễn - cho dân tộc thuộc địa. Trong 
bài trả lời phỏng vấn nhà văn người Pháp – Rơnê Marăng, Hồ Chí Minh hồi tưởng “Khi tôi 
độ mười ba tuổi, lần đầu tiên được nghe ba chữ Pháp: Tự do, Bình đẳng, Bác ái Và từ 
thuở ấy, rất muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn sau những 
chữ ấy. Nhưng trong những trường học cho người bản xứ, bọn Pháp dạy người như dạy 
con vẹt. Chúng giấu không cho người nước tôi xem sách báo. Không phải chỉ sách của các 
nhà văn mới, mà cả Rútxô và Môngtexkiơ cũng bị cấm” [6, tr.476]. Trong Tuyên ngôn độc 
lập, Hồ Chí Minh đã tố cáo tội ác tày trời của thực dân Pháp bằng những chứng cứ cụ thể: 
“Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu 
nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.”; 
“Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân.”; “Chúng dùng thuốc phiện, rượu 
cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược.”; “Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến tận xương 
tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều”, hành động của 
chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa [7, tr.9-10]. Như vậy, trên thực tế, các nước đế 
quốc ngang nhiên chà đạp lên nhân quyền của người dân nước thuộc địa và phụ thuộc. 
Trên hành trình đi tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã rút ra được kết luận: muốn 
giành được quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc thì nhân dân các nước 
thuộc địa trước hết phải giành được độc lập dân tộc. Chỉ khi dân tộc được độc lập thì 
quyền tự quyết và bình đẳng dân tộc mới được thực hiện, khi đó, mỗi người dân mới được 
tự do và được hưởng những quyền cơ bản của con người. Vì vậy, đấu tranh cho dân tộc 
được độc lập là cơ sở, điều kiện tiên quyết bảo đảm quyền con người cho nhân dân, cho 
từng cá nhân. 
Từ vấn đề quyền tự do của con người mà thấy được quyền tự do và bình đẳng của các 
dân tộc là một đóng góp vĩ đại của Hồ Chí Minh vào lý luận về nhân quyền của nhân loại ở 
thế kỷ XX. Vào thời điểm đó, quan điểm về nhân quyền của Liên hiệp quốc cũng mới chỉ 
xem xét về quyền con người, chưa chưa thấy được quyền tự quyết của các dân tộc. Phải 
186 TRNG I HC TH  H NI 
đến giữa thập kỷ 60 của thế kỷ XX trở đi, khiếm khuyết này mới được phát hiện và điểu 
chỉnh. Đến Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, văn hóa, xã hội (năm 1966) và Công 
ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (năm 1966) ghi nhận “Tất cả mọi dân tộc đều 
có quyền tự quyết” [8, tr.218]. Tại Hội nghị nhân quyền thế giới tổ chức ở Vienna (nước 
Áo) năm 1993, cộng đồng quốc tế một lần nữa khẳng định: Tất cả các dân tộc đều có 
quyền tự quyết dân tộc. Quyền này bao gồm: Quyền xác lập chế độ chính trị, thể chế quốc 
gia và hệ thống pháp luật. Tất cả các quốc gia đều phải tôn trọng quyền đó. Với quyền này, 
các nhà nước có quyền áp dụng mọi biện pháp, trong đó có xây dựng và thực thi pháp luật 
để bảo vệ chế độ của mình. Những hành vi chống lại chế độ chính trị và nhà nước hiện hữu 
là vi phạm quy luật, tất yếu sẽ mất tự do. Nhận thức đúng đắn về tự do của cá nhân không 
thể không nhận thức đúng quy luật này. Hay nói cách khác, không có quyền tự do cá nhân 
nào được phép đứng trên hoặc chà đạp lên chế độ chính trị, lợi ích của Nhà nước. Việc 
khước từ hay thủ tiêu quyền dân tộc tự quyết là một sự vi phạm nhân quyền. Như vậy, 
ngay từ rất sớm Hồ Chí Minh đã có tầm nhận thức vượt thời đại về mối quan hệ giữa 
quyền con người với quyền độc lập và tự do của dân tộc. 
Sự thống nhất biện chứng giữa quyền dân tộc và quyền con người, về khát vọng và 
tinh thần đấu tranh kiên quyết để giữ vững nền độc lập tự do trong Tuyên ngôn độc lập của 
Hồ Chí Minh vẫn có ý nghĩa đặc biệt sâu sắc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc 
hiện nay. Đảng ta xác định: “Con người là trung tâm của chiến lược phát triển, đồng thời là 
chủ thể phát triển. Tôn trọng và bảo vệ quyền con người, gắn quyền con người với quyền 
và lợi ích của dân tộc, đất nước và quyền làm chủ của nhân dân” [1, tr.76]. Năm 2013, 
trong bản Hiến pháp mới đã thể hiện một bước tiến quan trọng khi đề cao nhân quyền như 
tổng hòa quyền con người và quyền công dân, từ đó thể chế hóa quan hệ giữa quyền lợi và 
nghĩa vụ công dân. Đồng thời, Hiến pháp cũng chỉ rõ: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ 
nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì 
nhân dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng văn minh, mọi 
người có cuộc sống ấm no hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện. Tôn trọng quyền 
con người cũng chính là tạo động lực để thúc đẩy sự phát triển của xã hội, bởi con người là 
chủ thể xây dựng và bảo vệ đất nước. 
Sự kiện Việt Nam được bầu làm thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc 
nhiệm kỳ 2014 - 2016 không chỉ thể hiện quan điểm trước sau như một của Đảng và Nhà 
nước ta coi quyền con người là giá trị và nguyện vọng chung của nhân loại, thể hiện chính 
sách nhất quán, tôn trọng, bảo đảm quyền con người và chủ trương tăng cường đóng góp 
và thúc đẩy hợp tác quốc tế của Việt Nam trên lĩnh vực này. Mặt khác, đó còn là sự ghi 
nhận của cộng đồng quốc tế đối với Việt Nam trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền, 
phát huy dân chủ và bảo đảm ngày càng tốt hơn các quyền của người dân. 
TP CH KHOA HC − S
 13/2017 187 
3. KẾT LUẬN 
Đã hơn 70 năm trôi qua nhưng bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân 
chủ Cộng hòa vẫn sống mãi trong lòng bao thế hệ người Việt Nam không chỉ bởi giá trị 
lịch sử, pháp lý mà còn bởi giá trị nhân văn về quyền con người và quyền dân tộc. Vì thế, 
Tuyên ngôn độc lập được coi là một áng văn lập quốc vĩ đại, bản hùng văn của một dân tộc 
anh hùng. Đó còn là tuyên ngôn về quyền tự quyết dân tộc, về các quyền cơ bản của con 
người mà dân tộc Việt Nam, toàn thể nhân dân Việt Nam đã luôn bảo vệ và giữ vững các 
quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm ấy. 
Vận dụng những tư tưởng đó của Hồ Chí Minh, Đảng ta xác định một trong những 
quan điểm chỉ đạo trong việc xây dựng chính sách bảo vệ và thực hiện quyền con người ở 
Việt Nam là bảo vệ và thực hiện quyền con người không tách rời với bảo vệ nền độc lập 
dân tộc và chủ quyền quốc gia. Lịch sử nhân loại đã cho thấy một dân tộc không có chủ 
quyền thì ở đó không thể có quyền con người tự do, dân chủ, bình đẳng và hạnh phúc. Từ 
thực tiễn lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam đã chứng minh một chân lý 
“Không có gì quý hơn độc lập, tự do”. Hiện nay, với tư cách là một quốc gia độc lập, có 
chủ quyền và là thành viên tích cực của Liên hiệp quốc, Việt Nam đã, đang cùng các quốc 
gia trên thế giới cùng xây dựng một thế giới hòa bình, an ninh, hiểu biết lẫn nhau và tôn 
trọng các chuẩn mực quốc tế về nhân quyền. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước ta kiên 
quyết làm thất bại các âm mưu, hành động lợi dụng “nhân quyền”, “dân chủ”, “dân tộc”, 
“tôn giáo” để can thiệp vào công việc nội bộ, xâm phạm chủ quyền độc lập, toàn vẹn 
lãnh thổ. Thực tế lịch sử dân tộc đã cho thấy rằng: Độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã 
hội là điều kiện, là cơ sở cho việc đảm bảo quyền con người, đồng thời, việc bảo vệ quyền 
con người của tất cả các dân tộc trên thế giới đều phải gắn với mục tiêu chung của 
nhân loại. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính 
trị Quốc gia, Hà Nội. 
2. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính 
trị Quốc gia, Hà Nội. 
3. Đại Việt sử ký toàn thư, Nxb Văn học, tập 2, H. 2006, 
4. I-li-a Sét-lích, 1976, Thế giới ca ngợi và thương tiếc Hồ Chủ tịch, Nxb Sự thật, Hà Nội. 
5. Matthew Spalding (2009), “The Declaration of Independence: The Constitution of the United 
States” (Tuyên ngôn Độc lập: Hiến pháp của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ), Publisher by Heritage 
Foundation, The United States of America. 
6. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị Quốc gia, H.2000. 
188 TRNG I HC TH  H NI 
7. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị Quốc gia, H.2000. 
8. Viện Thông tin Khoa học xã hội (1998), Quyền con người – Các văn kiện quan trọng, Nxb 
Thông tin Khoa học Xã hội, Hà Nội. 
9. Vincent Robert Johnson (1990), “The French Declaration of the Rights of Man and of Citizens 
of 1789, the Reign of Terror, and the Revolutionary Tribunal of Paris”, Publisher by Boston 
College, The United States of America. 
THE CONSISTENCY IN HO CHI MINH’S THOUGHT ON HUMAN 
RIGHTS AND NATIONAL RIGHTS IN DECLARATION OF 
INDEPENDENCE OF THE DEMOCRATIC REPUBLIC 
OF VIETNAM 
Abstract: Declaration of Independence of the Democratic Republic of Vietnam written by 
Ho Chi Minh was not only an important document of the nation in the history of struggle 
for independence and freedom but also a declaration which shines with ideology on 
human rights and national rights. Declaration of Independence affirms legal principles 
national rights and fundamental human rights. Declaration was short, but it included 
immortal contents which had historical value for significance of the times and the nation. 
Keywords: Declaration of Independence, human rights, national rights, Ho Chi Minh. 

File đính kèm:

  • pdftu_tuong_nhat_quan_ve_quyen_con_nguoi_va_quyen_dan_toc_trong.pdf