Truyện thơ Quốc ngữ Nam kỳ – Một loại hình văn chương bị lãng quên

Vào những thập niên đầu thế kỷ XX, truyện thơ Quốc ngữ Nam Kỳ được xuất bản, tái bản với số

lượng lớn và bày bán phổ biến khắp các hiệu sách với giá bình dân. Thời đó, truyện thơ Quốc ngữ

được người dân Nam Kỳ lục tỉnh yêu chuộng. Tuy nhiên, do điều kiện lịch sử và nhu cầu thưởng

thức văn chương của người dân thay đổi nên từ giữa thế kỷ XX loại hình văn chương này dần mai

một và bị lãng quên. Trong phạm vi bài viết, chúng tôi giới thiệu hoàn cảnh ra đời, thị trường và

tiếp nhận của người đọc đối với truyện thơ Quốc ngữ Nam Kỳ.

Truyện thơ Quốc ngữ Nam kỳ – Một loại hình văn chương bị lãng quên trang 1

Trang 1

Truyện thơ Quốc ngữ Nam kỳ – Một loại hình văn chương bị lãng quên trang 2

Trang 2

Truyện thơ Quốc ngữ Nam kỳ – Một loại hình văn chương bị lãng quên trang 3

Trang 3

Truyện thơ Quốc ngữ Nam kỳ – Một loại hình văn chương bị lãng quên trang 4

Trang 4

Truyện thơ Quốc ngữ Nam kỳ – Một loại hình văn chương bị lãng quên trang 5

Trang 5

Truyện thơ Quốc ngữ Nam kỳ – Một loại hình văn chương bị lãng quên trang 6

Trang 6

Truyện thơ Quốc ngữ Nam kỳ – Một loại hình văn chương bị lãng quên trang 7

Trang 7

Truyện thơ Quốc ngữ Nam kỳ – Một loại hình văn chương bị lãng quên trang 8

Trang 8

Truyện thơ Quốc ngữ Nam kỳ – Một loại hình văn chương bị lãng quên trang 9

Trang 9

pdf 9 trang minhkhanh 7680
Bạn đang xem tài liệu "Truyện thơ Quốc ngữ Nam kỳ – Một loại hình văn chương bị lãng quên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Truyện thơ Quốc ngữ Nam kỳ – Một loại hình văn chương bị lãng quên

Truyện thơ Quốc ngữ Nam kỳ – Một loại hình văn chương bị lãng quên
 TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN HIẾN TẬP 6 SỐ 4 
17 
TRUYỆN THƠ QUỐC NGỮ NAM KỲ – 
MỘT LOẠI HÌNH VĂN CHƯƠNG BỊ LÃNG QUÊN 
Dương Mỹ Thắm 
Trường Đại học Văn Hiến 
thamdm@vhu.edu.vn 
Ngày nhận bài: 7/6/2019; Ngày duyệt đăng: 27/8/2019 
Tóm tắt 
Vào những thập niên đầu thế kỷ XX, truyện thơ Quốc ngữ Nam Kỳ được xuất bản, tái bản với số 
lượng lớn và bày bán phổ biến khắp các hiệu sách với giá bình dân. Thời đó, truyện thơ Quốc ngữ 
được người dân Nam Kỳ lục tỉnh yêu chuộng. Tuy nhiên, do điều kiện lịch sử và nhu cầu thưởng 
thức văn chương của người dân thay đổi nên từ giữa thế kỷ XX loại hình văn chương này dần mai 
một và bị lãng quên. Trong phạm vi bài viết, chúng tôi giới thiệu hoàn cảnh ra đời, thị trường và 
tiếp nhận của người đọc đối với truyện thơ Quốc ngữ Nam Kỳ. 
Từ khóa: Truyện thơ, Quốc ngữ, Nam Kỳ. 
Verse-narrative written in Vietnamese Romanized script in Southern Vietnam 
– A forgetful literary genre 
Abstract 
In the early decades of the 20th century, verse-narrative written in Vietnamese Romanized script 
in Southern Vietnam was published and republished massively and sold in most of the bookstores 
with the reasonable price. At this time, the verse-narative was appreciated by readers from the six 
southern provinces. Due to the historical conditions and changes in people’s demands for reading 
literary works, however, this form of literature has become unpopular and neglectful since the mid-
twentieth century. Within the scope of this study, the advent of this literary genre, the market, and 
the readers’ reaction to verse-narrative written in Vietnamese Romanized script in the south of 
Vietnam are presented. 
Keywords: Verse-narrative, Vietnamese Romanized script, Southern Vietnam. 
1. Hoàn cảnh ra đời của truyện thơ Quốc 
ngữ Nam Kỳ 
Chính sách thay đổi hệ thống chữ viết ở 
Nam Kỳ 
Cuối thế kỷ XIX, Nam Kỳ là thuộc địa do 
người Pháp trực tiếp cai trị với một hệ thống luật 
pháp của mẫu quốc. Đứng đầu Nam Kỳ là 
Thống đốc và bên dưới là các chủ tỉnh người 
Pháp. Nhà cầm quyền Pháp áp dụng nhiều chính 
sách để tiến hành cai trị Nam Kỳ trên tất cả các 
lĩnh vực của đời sống xã hội. Thấy được tầm 
quan trọng của giáo dục, nhà cầm quyền Pháp 
đã sử dụng nó như một công cụ thống trị, phá bỏ 
rào cản về sự bất đồng ngôn ngữ bằng cách áp 
đặt nền giáo dục mới dạy chữ Pháp, chữ Quốc 
ngữ trong trường học thay thế chữ Nho. 
Theo Nguyễn Văn Trung (1974), chính 
quyền thực dân chính thức dùng chữ Quốc ngữ 
trong hành chính vào năm 1869, được đánh dấu 
bằng Nghị định 22/2/1869 của thống đốc Nam 
Kỳ, quy định bắt buộc dùng chữ viết của tiếng 
An Nam bằng mẫu tự Âu châu (chữ Quốc ngữ) 
trong giấy tờ chính thức. Nhưng mười năm sau, 
với nghị định 6/4/1878, người Pháp mới thực sự 
thi hành việc cưỡng bách dùng chữ Quốc ngữ 
trong hành chính. “Việc cưỡng bách dùng chữ 
Quốc ngữ trong hành chánh và học chánh được 
nhà cầm quyền Pháp (các Đề đốc) coi như một 
chính sách quan trọng hàng đầu” (Nguyễn Văn 
Trung, 1974: 26). Bên cạnh những nghị định 
 VAN HIEN UNIVERSITY JOURNAL OF SCIENCE VOLUME 6 NUMBER 4 
18 
mang tính bắt buộc, nhà cầm quyền Pháp còn 
khuyến khích bằng tiền thưởng cho những giáo 
viên dạy chữ Quốc ngữ và trao giải thưởng cho 
người Pháp học chữ Quốc ngữ nhằm thúc đẩy 
nhanh việc truyền bá chữ Quốc ngữ, phục vụ 
chính sách đồng hóa ở Nam Kỳ nói riêng ở Việt 
Nam nói chung. 
Nhà cầm quyền Pháp chấp nhận chữ Quốc 
ngữ làm ngôn ngữ chung và quyết tâm xóa bỏ 
chữ Nho vì cho đó là một vật cản lớn đối với sự 
phát triển nền văn minh Âu châu. Thống đốc 
Nam Kỳ ban hành Nghị định 14.6.1880: “Mỗi 
làng, thị xã của Tổng không có trường Pháp sẽ 
thiết lập một trường dạy Quốc ngữ”. Đồng thời, 
nhà cầm quyền Pháp áp dụng chính sách 
“thưởng 200 quan mỗi năm” (Nguyễn Văn 
Trung, 1974: 40) cho giáo viên dạy chữ Quốc 
ngữ có dạy thêm tiếng Pháp, phát miễn phí Gia 
Định báo – Tờ báo quốc ngữ đầu tiên ở Nam Kỳ 
– và bản dịch bộ Hình luật bằng chữ Quốc ngữ 
cho Lý trưởng các làng ở Nam Kỳ. 
Đầu thế kỷ XX, nền giáo dục mới ở Nam Kỳ 
đã đào tạo được một đội ngũ trí thức Tây học - 
một tầng lớp mới trong xã hội Nam Kỳ. Trương 
Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của, Trương Minh Ký, 
Nguyễn Trọng Quản, Trần Chánh Chiếu, Đặng 
Lễ Nghi, Trần Phong Sắc là những trí thức ở Nam 
Kỳ chịu ảnh hưởng của nền văn hoá Pháp vừa 
thông thạo chữ Quốc ngữ vừa có một nền tảng 
giáo dục truyền thống rất vững chắc. Họ bắt đầu 
những công việc như phiên âm, dịch thuật, viết 
báo, sáng tác văn học bằng chữ Quốc ngữ. Đối 
tượng độc giả ở Nam Kỳ lúc bấy giờ chủ yếu là 
tầng lớp công chúng thị dân và viên chức nhỏ có 
thị hiếu thẩm mỹ bình dân. Họ quan tâm nhiều 
đến sự kiện, cốt truyện, tình tiết ly kỳ và ít chú ý 
về ngôn ngữ và nghệ thuật văn chương. Vì thế, 
nội dung truyện thơ Nôm bình dân rất phù hợp với 
thị hiếu của họ. Nhưng các ấn phẩm in Nôm ngày 
càng không phù hợp với chính sách ngôn ngữ - 
giáo dục của thực dân Pháp. Sự thoái trào của ấn 
phẩm Nôm đã tạo ra một khoảng trống, đòi hỏi 
phải có một loại ấn phẩm khác với thứ văn tự ngày 
càng trở nên thông dụng hơn để thay thế. Vì vậy, 
công việc cần làm và có thể làm ngay được là đem 
các truyện thơ Nôm và truyện văn xuôi chữ Hán 
sẵn có phiên âm, phiên dịch ra chữ Quốc ngữ. Đây 
là thời kỳ giao thời chuyển dần từ văn học Nôm 
sang văn học Quốc ngữ, những tác phẩm như 
truyện thơ Quốc ngữ Nam Kỳ ra đời và chiếm số 
lượng lớn trên thị trường chữ nghĩa. 
Vì vậy, việc phiên âm Nôm ra Quốc ngữ, 
soạn lại “bổn cũ”, đặt “thơ mới”, “thơ hậu” cũng 
được các trí thức Nam Kỳ quan tâm hơn. Có khi 
họ chủ động biên soạn rồi gửi nhà in thực hiện 
các công đoạn còn lại để xuất bản tác phẩm và 
trên trang bìa chỉ ghi tên tác giả, như Chiêu 
Quân cống Hồ của Huỳnh Tịnh Của (1906), 
Chàng Nhái của Lê Duy Thiện (1929), hay 
Hạng Võ biệt Ngu Cơ của Hoàng Minh Tự 
(1930). Phổ biến nhất là họ biên soạn rồi bán 
bản quyền cho người khác, chủ bổn có thể là cá 
nhân hoặc hiệu s ... ư tưởng luận đề và 
kẻ chống lại luận đề sẽ bị lên án. Đặc điểm 
chung của những truyện thơ cổ tích được người 
dân Nam Kỳ yêu thích đó là những câu chuyện 
kết thúc có hậu; có đề tài, nội dung tư tưởng gần 
gũi với cuộc sống của người bình dân. Nhân vật 
 VAN HIEN UNIVERSITY JOURNAL OF SCIENCE VOLUME 6 NUMBER 4 
22 
chính thường là những người nghèo khổ thuộc 
về phe chính nghĩa, thường biểu hiện những đức 
tính tốt đẹp và dù ít hay nhiều đều mang đặc tính 
Nam Kỳ. 
Truyện thơ Quốc ngữ Nam Kỳ là một sản 
phẩm thương mại, quyền tác giả được chuyển 
nhượng nhiều lần qua nhiều người, mà chủ yếu 
là các chủ hiệu sách hoặc nhà in. Việc sang 
nhượng quyền tác giả được các chủ bổn ghi rõ 
trên bìa sách, như trang bìa thơ Sáu Trọng của 
chủ bổn Phạm Văn Thình (1931) ghi rõ: “Cuốn 
này ông Đinh Thái Sơn đã bán đứt cho ông Lê 
Phước Thành. Ông Lê Phước Thành nhường lại 
cho tôi” (Sáu Trọng thơ, 1931). Chủ bổn có 
quyền đặt in tác phẩm ở nhiều nhà in khác nhau 
và thứ tự số lần xuất bản của ấn phẩm được tính 
riêng theo từng nhà in, ví dụ như cùng tác phẩm 
Chàng Nhái Kiển Tiên của Đặng Lễ Nghi, chủ 
bổn Lê Phước Thành có nội dung và hình thức 
giống nhau, một bản được in tại nhà in Đức Lưu 
Phương, lần thứ 4 được ký nộp lưu chiểu ngày 
31/01/1929, bản khác in tại nhà in Xưa Nay 
cũng lần thứ 4 ký nộp lưu chiểu ngày 
09/10/1929. Hai ấn phẩm kể trên là một tác 
phẩm nhưng là hai sản phẩm thương mại khác 
nhau, nếu không có thông tin đầy đủ độc giả 
thậm chí các nhà nghiên cứu sẽ dễ nhầm hai ấn 
phẩm này là một. 
Một số trường hợp năm xuất bản, số lần xuất 
bản, tái bản có sự khác nhau trong một ấn phẩm. 
Ví dụ, trong ấn phẩm Chiêu Quân cống Hồ 
(thêm hát nam hát khách) có ghi trên trang bìa 
in lần thứ nhất năm 1913, nhưng thông tin nộp 
lưu chiểu thì ghi ngày 9/12/1928, không có số 
lần in. Điều này có nghĩa, nhà in và bán sách 
Nguyễn Văn Viết dùng ấn phẩm lần đầu để tái 
bản nhưng lại sơ suất không sửa thông tin trên 
trang bìa. Đây không phải là trường hợp duy 
nhất trong danh mục truyện thơ Quốc ngữ Nam 
Kỳ, tương tự như vậy còn có ấn phẩm Bạch Viên 
Tôn Các (Đặng Lễ Nghi), và một số ấn phẩm in 
lại nhưng không sửa chữa thông tin khiến hai ấn 
phẩm có cùng số lần in nhưng lại khác thời gian. 
Trường hợp đặc biệt hơn là ấn phẩm Lục Vân 
Tiên (có hát nam hát khách) của Đặng Lễ Nghi 
do nhà in L’Union Ng.V.Cua phát hành, trang 
bìa chính thì ghi in lần thứ tư, trang bìa lót thì 
ghi in lần thứ 6, tháng 9/1919. Theo chúng tôi, 
đây cũng là trường hợp tái bản, nhà in dùng lại 
bìa cũ của ấn phẩm trước đó nhưng không chỉnh 
sửa thông tin phù hợp thực tế. 
Truyện thơ Quốc ngữ Nam Kỳ được xuất 
bản, tái bản thịnh hành nhất vào khoảng 1927 
đến 1939 và chủ yếu được phát hành bởi các nhà 
in tại Sài Gòn. Theo khảo sát của tác giả, số 
lượng ấn phẩm truyện thơ Quốc ngữ Nam Kỳ 
được in từ 1933 đến 1938, kết quả: năm 1933, 
có 51 tác phẩm được xuất bản; số lượng tác 
phẩm được xuất bản giảm dần còn 37 ấn phẩm 
(1934); 13 ấn phẩm (1935). Phần lớn các truyện 
thơ Quốc ngữ Nam Kỳ được xuất bản trong 3 
năm 1933 đến 1935 là những tác phẩm xuất bản 
lần thứ nhất. Kết quả khảo sát này có ý nghĩa, 
trong vòng ba năm (1933-1935), có khoảng 101 
tác phẩm được xuất bản và tái bản. Nếu chia 
trung bình cho ba năm và mỗi lần in là 2000 
cuốn thì ước tính trung bình có hơn 67.000 cuốn 
thơ được bán ra thị trường. 
Đến năm 1936, số lượng tác phẩm được in 
tăng lên 44 và giảm dần còn 20 tác phẩm (1937), 
10 tác phẩm (1938). Hầu hết truyện thơ Quốc ngữ 
Nam Kỳ được in từ năm 1936 đến 1938 là những 
ấn phẩm tái bản lần 2 hoặc lần 3. Điều này cho 
thấy, theo chu kỳ 3 năm truyện thơ Quốc ngữ 
Nam Kỳ được quan tâm xuất bản, tái bản một lần. 
Phần lớn truyện thơ Quốc ngữ Nam Kỳ được tái 
bản đến lần thứ 3, nhiều tác phẩm tái bản đến lần 
thứ 4, 5 và một số ít tái bản lần 6, 7. Những tác 
phẩm tái bản nhiều, trung bình cách 2 năm tái bản 
1 lần, những cuốn được ưa chuộng thì mỗi năm 
“chủ bổn” đều tái bản, thậm chí có tác phẩm mỗi 
năm tái bản 2 lần như Thoại Khanh Châu Tuấn 
(lần 6 – năm 1930, lần 7 – ngày 20/12/1930). Các 
bổn thơ “hậu” thường tái bản đến lần thứ 2, chỉ 
vài tác phẩm tái bản lần 3. 
Kết quả khảo sát trên cho thấy thời kỳ thịnh 
hành nhất là vào thập niên 20 và 30 của thế kỷ 
XX, truyện thơ Quốc ngữ Nam Kỳ được bày bán 
hầu hết các hiệu sách, số lượng mỗi lần in 
thường từ 1.000 đến 3.000 bản. Những quyển 
được ưa chuộng có thể được in với số lượng lớn, 
nhiều quyển thơ tái bản đến lần thứ 6, thứ 7, 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN HIẾN TẬP 6 SỐ 4 
23 
thậm chí có những quyển tái bản lần thứ 14. 
Truyện thơ Quốc ngữ Nam Kỳ là loại sách ít 
trang, có giá bình dân nên được người dân Nam 
Kỳ yêu thích và lựa chọn mua để thưởng thức. 
Đến thập niên 40 của thế kỷ XX, do nhu cầu 
thưởng thức văn nghệ, văn chương của độc giả 
Nam Kỳ thay đổi, phong trào nói thơ không còn 
phổ biến như trước nên truyện thơ Quốc ngữ 
Nam Kỳ dần mai một và bị lãng quên cho đến 
ngày nay. 
3. Nguồn lưu trữ truyện thơ Quốc ngữ 
Nam Kỳ 
Truyện thơ Quốc ngữ đã được các nhà in ở 
Nam Kỳ xuất bản với số lượng khá lớn. Song, 
do yếu tố thời gian và những biến cố lịch sử nên 
chúng còn được lưu giữ không nhiều tại các Thư 
viện Quốc gia Việt Nam, Thư viện Khoa học 
Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh và Thư viện 
Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ. 
Hiện nay, Thư viện Quốc gia Việt Nam đang 
là nơi lưu giữ truyện thơ Quốc ngữ nhiều nhất 
và chủ yếu dưới hình thức vi phim. Trên thực tế, 
truyện thơ Quốc ngữ mà Thư viện đang lưu giữ 
là những cuốn được các nhà in nộp lưu chiểu, 
phần lớn được Chính quyền thực dân Pháp 
chuyển về lưu trữ tại Pháp và sau này chụp vi 
phim tặng lại cho Thư viện quốc gia Việt Nam. 
Trong cuốn Thư viện Quốc gia Việt Nam 90 năm 
xây dựng và phát triển 1917 – 2007, có ghi: 
“Trước khi rút chạy khỏi miền Bắc, thực dân 
Pháp đã chuyển ra khỏi Thư viện Quốc gia (Thư 
viện Quốc gia Việt Nam) từ 800 – 1000 hòm 
sách với hàng chục nghìn bản” (Phạm Thế 
Khang, 2007: 194-195) và tác giả cũng ghi nhận 
thêm: “Năm 1996, Thư viện Quốc gia Pháp gửi 
tặng Thư viện Quốc gia Việt Nam vi phích của 
10.000 tên sách xuất bản ở Việt Nam trước 
tháng 10 năm 1954 hiện đang được bảo quản ở 
Thư viện Quốc gia Pháp” (Phạm Thế Khang, 
2007: 195). Khi tiếp cận tác phẩm, chúng tôi 
thấy cuối mỗi bản vi phim truyện thơ Quốc ngữ 
Nam Kỳ đều có thông tin về đơn vị, năm và nơi 
sản xuất phim: “Bibliothèque Nationale” (Thư 
viện Quốc gia), “Château de Sablé 1987” (Lâu 
đài Sablé, năm 1987). Theo tìm hiểu của chúng 
tôi, trung tâm kỹ thuật bảo tồn và phục chế tài 
liệu in của Thư viện Quốc gia Pháp được đặt tại 
lâu đài Sablé, những tác phẩm vi phim này được 
sản xuất tại đó vào năm 1987. Từ những căn cứ 
trên, chúng tôi cho rằng những cuốn thơ vi phim 
được lưu giữ ở Thư viện Quốc gia Việt Nam 
thuộc trong số những tài liệu được Pháp trao 
tặng. Ngoài ra, chúng tôi tìm thấy những bản in 
truyện thơ Quốc ngữ, đây là những ấn phẩm nộp 
lưu chiểu được Thư viện Quốc gia lưu giữ đến 
nay. Các ấn phẩm này đều có chữ ký của chủ 
nhà in và thường ghi (bằng bút mực) đầy đủ các 
thông tin như số lần tái bản, ngày xuất bản, số 
lượng bản in cho lần xuất bản đó . 
Hiện nay, ở Việt Nam đơn vị lưu trữ nhiều 
tác phẩm truyện thơ Quốc ngữ Nam Kỳ nhất là 
Thư viện Quốc gia Việt Nam. Theo khảo sát của 
chúng tôi, hiện có hơn 450 ấn phẩm truyện thơ 
Quốc ngữ Nam Kỳ được lưu giữ tại đây, trong 
đó có khoảng hơn 284 ấn phẩm vi phim và hơn 
174 ấn phẩm gốc (bản in giấy) truyện thơ Quốc 
ngữ Nam Kỳ. Trong số ấn phẩm vi phim có 
khoảng 107 ấn phẩm trùng với ấn phẩm gốc. 
Về các ấn phẩm gốc, hiện tại truyện thơ 
Quốc ngữ vẫn còn nhiều cuốn giữ được nguyên 
vẹn, đầy đủ trang, không bị hư hại nhiều; chủ 
yếu bị mối mọt ăn, hoặc bị rách do quá trình 
phục vụ độc giả nhưng cũng đã được thư viện tu 
bổ, phục chế. Những ấn phẩm trăm năm tuổi này 
hư hại chủ yếu do yếu tố thời gian và điều kiện 
bảo quản, rất ít sự tác động của con người vì 
chúng vẫn chưa được các nhà nghiên cứu quan 
tâm và không nhiều độc giả biết đến. Tuy việc 
thu thập tư liệu mất rất nhiều thời gian và công 
sức, nhưng chúng tôi vẫn cố gắng sưu tầm hầu 
hết các ấn phẩm gốc được lưu trữ tại các thư 
viện, số còn lại trên thư mục có nhưng khi chúng 
tôi mượn thì có trường hợp mất, có trường hợp 
lưu nhầm thành một tác phẩm khác. 
Trong quá trình sưu tầm truyện thơ Quốc ngữ 
Nam Kỳ, chúng tôi phát hiện nhiều tác phẩm có 
tên trong danh mục sách đã phát hành được in ở 
cuối hoặc đầu ấn phẩm nhưng tra cứu tại các thư 
viện không có. Tưởng rằng đã mất nhưng thực 
tế là do thư mục lưu trữ của thư viện sai tên, sai 
tác giả, sai chính tả hoặc thiếu thông tin, như thơ 
Năm Tỵ thì ghi thành “Năm Tủ”, hoặc thơ 
 VAN HIEN UNIVERSITY JOURNAL OF SCIENCE VOLUME 6 NUMBER 4 
24 
Thằng Lía thì ghi “Thằng Bá”, Chàng Nhái Kiển 
Tiên thì ghi “Kiễn Tiên” hoặc “Kiểu Tiên”, Con 
Tấm con Cám thì thành “con Tấn con Cám”, 
Mục Liên Thanh Đề thì ghi “Mục Liên Thánh 
Đề”, Đãi yến Đoàn Hồng Ngọc thì ghi “Dải yến 
Đoàn Hồng Ngọc”, Trần Minh khố chuối thì ghi 
“Trần Minh khổ chuối” và còn rất nhiều trường 
hợp khác. 
Những tác phẩm có cả ấn phẩm gốc và vi 
phim, chúng tôi ưu tiên chọn sưu tầm ấn phẩm 
gốc được in trên giấy, những trường hợp đặc 
biệt, ấn phẩm giấy bị hư hại, không còn nguyên 
hoặc mất mát trong quá trình lưu trữ thì chúng 
tôi mới sưu tầm ấn phẩm vi phim. Sau nhiều đợt 
thu thập tư liệu, chúng tôi đã sưu tầm được 220 
ấn phẩm trong phạm vi nghiên cứu. Nếu dựa vào 
tên tác phẩm thì chúng tôi có 107 truyện thơ 
Quốc ngữ Nam Kỳ. Đặc trưng của loại hình văn 
chương này là loại tác phẩm có tác giả, một tích 
truyện có thể do nhiều người biên soạn, chỉnh 
sửa thành các tác phẩm khác nhau về ngôn ngữ 
thơ; hoặc một tên tác phẩm có thể do nhiều tác 
giả “sáng tác” thành các tích truyện có nội dung 
khác nhau, thường gặp ở các “bổn thơ hậu”. Cho 
nên, chúng tôi căn cứ vào hai yếu tố là tên tác 
phẩm và tên tác giả để thống kê số lượng tác 
phẩm thì được hơn 163 truyện thơ Quốc ngữ 
Nam Kỳ. 58 ấn phẩm còn lại là những truyện thơ 
Quốc ngữ Nam Kỳ có cùng tên tác phẩm, cùng 
tác giả nhưng khác người xuất bản (chủ bổn) 
hoặc khác nhà in. Hiện nay, chúng tôi chưa sưu 
tầm đầy đủ tất cả các lần in khác nhau giống tên 
tác giả, người xuất bản và nhà in. Các ấn phẩm 
tái bản này được lưu trữ dưới dạng vi phim và 
chúng tôi đã có ít nhất một ấn phẩm có cùng tên, 
cùng tác giả nên chúng được xếp thứ tự ưu tiên 
cuối cùng. Trong tương lai chắc chắn chúng tôi 
sẽ tiếp tục bổ sung vào danh mục nghiên cứu các 
ấn phẩm này. Ngoài ra, còn nhiều truyện thơ 
Quốc ngữ Nam Kỳ khác được xuất bản sau năm 
1945 hoặc không có căn cứ để xác định khoảng 
thời gian xuất bản, chúng tôi không đưa vào 
danh mục nghiên cứu. 
Tất nhiên, số tác phẩm đã tìm được chưa phản 
ánh đầy đủ tình hình xuất bản truyện thơ Quốc 
ngữ lúc bấy giờ, nhưng về cơ bản đã bao quát gần 
hết số tác phẩm mà các nhà in cũng như độc giả 
khi ấy quan tâm. Chỉ còn một số ít truyện thơ 
Quốc ngữ Nam Kỳ đã được giới thiệu trên các 
trang bìa sau của các truyện thơ, trên báo nhưng 
hiện nay chúng tôi chưa tìm được, ví như Thơ 
Bảy Tài, Bùi Kiệm kiện Phú Loan, Đơn Nguyệt 
Nga kêu oan cho Bùi Kiệm, Trảm Trịnh Ân, Tây 
Thi ngộ Phù Ta, Ngũ Tử Tư, Mổ tim Tỷ Cang. 
4. Kết luận 
Sự thay đổi hệ thống chữ viết và công nghệ 
in hiện đại là những yếu tố tác động đến sự ra 
đời và phát triển rầm rộ phong trào in ấn và xuất 
bản truyện thơ Quốc ngữ. Truyện thơ Quốc ngữ 
Nam Kỳ là sản phẩm của giai đoạn văn học giao 
thời đầu thế kỷ XX với hình thức ấn phẩm hiện 
đại, như: hình vẽ minh họa, thông tin về tác giả, 
tác quyền, địa chỉ nhà in, số lần in, giá bán, thời 
gian xuất bản, quảng cáo và danh mục sách đã 
xuất bản. Những yếu tố cận văn bản này tạo nên 
hình thức ấn phẩm truyện thơ Quốc ngữ Nam 
Kỳ mới và phong phú hơn so với các ấn phẩm 
chữ Nôm trước đó. Về chữ viết, nội dung truyện 
thơ được viết bằng chữ Quốc ngữ, tuy nhiên, 
người ta dùng hai loại văn tự để ghi tên tác phẩm 
(chữ Nho và chữ Quốc ngữ). Đây là biểu hiện 
của sự tiếp nối giữa cái cũ và mới, nhằm giúp 
những trí thức Nho học chưa biết hoặc chưa 
thông thạo chữ Quốc ngữ có thể tiếp cận truyện 
thơ Quốc ngữ Nam Kỳ qua tên tác phẩm. 
Truyện thơ Quốc ngữ Nam Kỳ là những văn 
bản xưa cần được trân trọng, là những tác phẩm 
văn học có giá trị cần được bảo tồn. Chúng tôi 
mong muốn, càng ngày sẽ có càng nhiều người 
quan tâm đến loại hình văn chương này, tiếp tục 
sưu tầm những tác phẩm chúng tôi chưa tìm 
được, và dành thời gian để nghiên cứu từng tác 
phẩm cụ thể. 
Tài liệu tham khảo 
Lê Duy Thiện (1929). Chàng Nhái. Xuất bản lần 1. 
Sài Gòn, Tín Đức thư xã. 
Mạch Quốc Thoại (1925). Cảm ứng, âm chất, giác 
thế, công quá cách, tỉn thế ngộ chơn. Sài Gòn, 
Nhà in Xưa Nay. 
McHale, S. F. (2004). Print and Power: 
Confucianism, Communism and Buddhismin 
the Marking of Modern Vietnam. Honolulu, 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN HIẾN TẬP 6 SỐ 4 
25 
University of Hawai'i Press. 
Nguyễn Hữu Hiệp và Lê Minh Quốc (1998). Thơ 
Thầy Thông Chánh, Sáu Trọng, Hai Miêng: 
Lưu hành tại Nam Kỳ đầu thế kỷ XX. Tp. 
HCM, Nxb Trẻ. 
Nguyễn Kim Đính (1929). Trần Đại Lang. Xuất bản 
lần 1. Gia Định, Nhà in Đông Pháp. 
Nguyễn Trọng Thạt (1936). Quan Công đơn đao phó 
hội đặt theo tích truyện Tam Quốc. Xuất bản 
lần 2. Sài Gòn, Nhà in Xưa Nay. 
Nguyễn Văn Hầu (2004). Diện mạo văn học dân gian 
Nam Bộ (Tập 2). Tp. HCM, Nxb Trẻ. 
Nguyễn Văn Hầu (2012). Văn học miền Nam lục tỉnh 
(Tập 1). Tp. HCM, Nxb Trẻ. 
Nguyễn Văn Trung (1974). Chữ, văn Quốc ngữ thời 
kỳ đầu Pháp thuộc. Sài Gòn, Nam Sơn. 
Nguyễn Văn Trung (2015). Hồ sơ về Lục châu học - 
Tìm hiểu con người ở vùng đất mới. Tp. 
HCM, Nxb Trẻ. 
Phạm Thế Khang (chủ biên) (2007). Thư viện Quốc 
gia Việt Nam 90 năm xây dựng và phát triển. 
Hà Nội, Thư viện Quốc gia Việt Nam. 

File đính kèm:

  • pdftruyen_tho_quoc_ngu_nam_ky_mot_loai_hinh_van_chuong_bi_lang.pdf