Trường ca “metro” và “chân đất” của thanh thảo dưới góc nhìn cách tân hình thức ngôn ngữ

Tìm hiểu ngôn ngữ trong hai trường ca “Metro” và “Chân đất” của Thanh Thảo để thấy

được lối biến hóa tài tình, sự khéo léo của nhà thơ trong cách sử dụng từ, sáng tạo những

từ ngữ mới, giúp người đọc dễ cảm nhận, giảm bớt sắc thái bi hùng vốn có trong ngôn ngữ

trường ca. Đề tài góp phần đánh giá một cách tương đối toàn diện những khám phá, phát

hiện trong sự nỗ lực cách tân hình thức ngôn ngữ, đồng thời, góp phần khẳng định những

giá trị nội dung và hình thức mang tính đổi mới được sáng tạo trong “Metro” và “Chân

đất”.

Trường ca “metro” và “chân đất” của thanh thảo dưới góc nhìn cách tân hình thức ngôn ngữ trang 1

Trang 1

Trường ca “metro” và “chân đất” của thanh thảo dưới góc nhìn cách tân hình thức ngôn ngữ trang 2

Trang 2

Trường ca “metro” và “chân đất” của thanh thảo dưới góc nhìn cách tân hình thức ngôn ngữ trang 3

Trang 3

Trường ca “metro” và “chân đất” của thanh thảo dưới góc nhìn cách tân hình thức ngôn ngữ trang 4

Trang 4

Trường ca “metro” và “chân đất” của thanh thảo dưới góc nhìn cách tân hình thức ngôn ngữ trang 5

Trang 5

Trường ca “metro” và “chân đất” của thanh thảo dưới góc nhìn cách tân hình thức ngôn ngữ trang 6

Trang 6

Trường ca “metro” và “chân đất” của thanh thảo dưới góc nhìn cách tân hình thức ngôn ngữ trang 7

Trang 7

Trường ca “metro” và “chân đất” của thanh thảo dưới góc nhìn cách tân hình thức ngôn ngữ trang 8

Trang 8

pdf 8 trang minhkhanh 8220
Bạn đang xem tài liệu "Trường ca “metro” và “chân đất” của thanh thảo dưới góc nhìn cách tân hình thức ngôn ngữ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Trường ca “metro” và “chân đất” của thanh thảo dưới góc nhìn cách tân hình thức ngôn ngữ

Trường ca “metro” và “chân đất” của thanh thảo dưới góc nhìn cách tân hình thức ngôn ngữ
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học – ĐH Huế Tập 7, Số 2 (2017) 
93 
TRƯỜNG CA “METRO” VÀ “CHÂN ĐẤT” CỦA THANH THẢO 
DƯỚI GÓC NHÌN CÁCH TÂN HÌNH THỨC NGÔN NGỮ 
Lê Thị Việt Thuyền 
Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế 
Email: lethivietthuyen@gmail.com 
TÓM TẮT 
Tìm hiểu ngôn ngữ trong hai trường ca “Metro” và “Chân đất” của Thanh Thảo để thấy 
được lối biến hóa tài tình, sự khéo léo của nhà thơ trong cách sử dụng từ, sáng tạo những 
từ ngữ mới, giúp người đọc dễ cảm nhận, giảm bớt sắc thái bi hùng vốn có trong ngôn ngữ 
trường ca. Đề tài góp phần đánh giá một cách tương đối toàn diện những khám phá, phát 
hiện trong sự nỗ lực cách tân hình thức ngôn ngữ, đồng thời, góp phần khẳng định những 
giá trị nội dung và hình thức mang tính đổi mới được sáng tạo trong “Metro” và “Chân 
đất”. 
Từ khóa: Chân đất, Metro, Thanh Thảo, Trường ca. 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Trường ca là một thể loại khó, chính vì vậy nó là thể loại được nhiều nhà thơ lựa chọn 
thử sức, song không phải ai cũng đạt được những thành công nhất định. Nhắc đến những nhà 
thơ viết trường ca thành công trong thời hậu chiến đến nay phải kể đến Thanh Thảo, người đã 
từng được nhận xét là “Ông vua của trường ca”. Là cây bút viết trường ca đã được thời gian và 
bạn đọc khẳng định, tác phẩm của ông ở thể loại này rất đáng được nghiên cứu một cách có hệ 
thống. Trong khuôn khổ của một bài báo khoa học, tôi đi sâu làm rõ một vấn đề trong rất nhiều 
vấn đề cần được nghiên cứu, đó chính là ngôn ngữ. Chúng tôi cho rằng, ngôn ngữ là bộ mặt, hay 
quan trọng hơn hết nó là yếu tố làm nên sự thành công cho một tác phẩm văn học. Trường ca là 
một thể loại khó tiếp cận, muốn đến gần với bạn đọc đòi hỏi chủ thể sáng tác phải biết cách làm 
mới, biết cách hô biến làm sao để một tác phẩm trường ca trở nên mềm mại, uyển chuyển, dễ 
tiếp cận nhưng lại không kém phần hào hùng, trang trọng. Chính điều đó cần ở người sáng tác 
một khối óc nhạy bén cùng cảm quan về hiện thực và con người tinh tế. Điều này, Thanh Thảo 
được coi như một tài năng trường ca độc sáng. 
Ngôn ngữ từ xưa tới nay vẫn được xem là công cụ, chất liệu, phương tiện biểu hiện 
mang tính đặc trưng của văn học. Macxim Gorki khẳng định “Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của 
văn học”. Trong tác phẩm văn học, ngôn ngữ là một trong những yếu tố quan trọng thể hiện cá 
tính sáng tạo, phong cách, tài năng của nhà văn. Nếu ngôn ngữ trong văn xuôi là chiều rộng, là 
Trường ca “Metro” và “Chân đất” của Thanh Thảo dưới góc nhìn cách tân hình thức ngôn ngữ 
94 
sự phong phú và phức tạp, thì ngôn ngữ thơ là chiều sâu, là sự chắt lọc, kết tinh. Tiếng nói của 
thơ là tiếng nói xúc động, cô đọng, tinh tế. Thơ là một biểu hiện của tâm trạng, của quá trình tư 
duy, quá trình tích lũy về nghệ thuật, vậy nên ngôn ngữ thơ mang nét đặc trưng riêng biệt. Nhận 
thức được điều đó, Thanh Thảo từng nói: “Thượng đế đã ban cho chúng ta thứ của cải quý báu 
vô ngần, là ngôn ngữ thì tội gì ta không tiêu xài nó cho đã. Ngôn ngữ trong tay người làm thơ 
cũng giống những cây que, chiếc vòng trong tay trẻ nhỏ. Chúng có thể biến hóa nên bao 
nhiêu trò chơi, mà trò chơi nào rồi cũng chóng chán, cũng đòi người chơi bày ra trò mới, khác 
đi” [1, tr.26]. Có lẽ cũng bởi quan niệm như vậy, hầu hết những tác phẩm do nhà thơ Thanh 
Thảo sáng tạo ra đều như những trò chơi ngôn ngữ. Mỗi tác phẩm là mỗi sự mới lạ và cách tân 
về mặt ngôn từ, tuy vậy nó không xa cách hay sáo rỗng, mà rất gần gũi, tạo sự thích thú cho 
người đọc. 
Hai trường ca Metro và Chân đất như đại diện cho quan niệm “làm thơ phải cực kỳ đơn 
giản”. Thanh Thảo bộc bạch rằng ông không bao giờ tự gọt dũa cho ngôn ngữ thơ mình mà đó 
hoàn toàn là ngôn ngữ tự nhiên, ngôn ngữ tối giản. Ngôn ngữ trong thơ ông nói chung và bản 
thân hai trường ca Metro và Chân đất nói riêng vừa như tình cờ vừa như vô ý nhưng lại luôn 
vươn tới tầm triết luận, khẳng định sự tích luỹ của vốn sống, tài năng của nhà thơ. Thơ Thanh 
Thảo vì thế mang sắc màu hiện đại thể hiện trong việc lựa chọn thể thơ, việc cấu trúc câu thơ 
cũng như vốn từ ngữ của tác giả, thể hiện cá tính sáng tạo của Thanh Thảo, không lẫn với bất kỳ 
tác giả nào. 
2. ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ TRONG TRƯỜNG CA Metro VÀ Chân đất 
2.1. Ngôn ngữ t n n nh ị 
Thanh Thảo là cây bút không bao giờ viết những điều xa xôi, cao siêu, mà cốt yếu ngòi 
bút của ông luôn phản ánh những gì đã và đang xảy ra trong cuộc sống hằng ngày. Đất nước dẫu 
trong thời chiến hay thời bình, luôn được nhà thơ vẽ bằng những đường nét ngôn từ mộc mạc và 
gần gũi. Bởi vậy, dù là Metro hay Chân đất đều là những trường ca không khó cảm nhận, không 
mang màu sắc bi đát, bạn đọc như thấy một đất nước dù đang “rỉ máu” bởi chiến tranh nhưng 
tràn đầy hy vọng trong Metro và một đất nước thanh bình, tươi tắn, đậm tình dân tộc trong Chân 
đất. 
Ngôn ngữ trong sáng, bình dị trong Metro và Chân đất trước hết được biểu hiện qua lối 
ngôn ngữ bình dân đời thường. Thanh Thảo vận dụng những ngôn từ mang hơi thở đời sống thật 
thà, không hoa mỹ điểm tô, không quá bác học mà nó trần trụi, khúc khuỷu, có khi trúc trắc trục 
trặc đến suồng sã. Khi xây dựng nhân vật, cả hai trường ca được Thanh Thảo nhào nặn bằng 
những ngôn từ hết sức sinh động. Hình ảnh người lính hiện lên trong Metro vừa đáng yêu lại dí 
dỏm: bạn Lê Điệp miệng như tép, ông Hải “điên”, ông Tịnh Đức ngồi thiền bị mình moi chai 
rượu. Hình ảnh người nông dân trong Chân đất được lột tả một cách chân thật. Khi miêu tả bác 
Năm Trì, nhà thơ dùng những từ chỉ sắc thái tự nhiên: “lơ tơ mơ, tưng tưng tưng, tàng tàng 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học – ĐH Huế Tập 7, Số 2 (2017) 
95 
tàng, ục ục ục, cái tính hay nói tục, chửi bậy, trán vồng như luống khoai, tay chai bánh tráng 
sượng, mắt băm băm, mặt đanh rắn, ngồi gãi háng” (Chân đất), cùng với đó, miêu tả người già 
tác giả dùng những ngôn từ rất thật: “tuổi ngót trăm ngày tám xị rượu, cái lưng còng, cái dáng 
thảnh thơi, nẻ chân chim”,... (Chân đất). Miêu ... ông bị hạn chế bởi những thiết chế ngữ pháp, câu thơ xuống dòng tự do, không bó buộc 
việc viết hoa đầu câu, những câu thơ có dịp được tuôn chảy theo dòng cảm hứng của nhà thơ, việc 
xuống dòng hay sử dụng dấu câu thường không ước định trong vai trò ngữ pháp mà như một sự 
tạo nhịp cho câu thơ. Với thể thơ tự do, câu thơ trúc trắc không vần cho phép Thanh Thảo tự do 
trong việc lựa chọn từ ngữ trong thơ. Vốn từ ngữ trong thơ ông vì thế là vốn từ ngữ của đời 
thường, gần gũi với đời sống dân tộc. Ta bắt gặp trong Metro và Chân đất của Thanh Thảo lối nói 
khẩu ngữ quen miệng hàng ngày, mang tính đối thoại cao, chẳng hạn như: “cũng bõ bèn!, hết sức 
kiềm chế!, chuyện nhỏ như con thỏ”, (Metro), “đền thấy mẹ”, (Chân đất), có cảm giác nhà 
thơ luôn cố gắng dùng những từ ngữ dễ hiểu, thông dụng nhưng không vì thế mà thơ ông trở nên 
tầm thường mà chính ngôn từ giản dị đem lại nét chất phác, hồn hậu của trường ca Thanh Thảo. 
Những từ ngữ địa phương bọ (ba/bố), mệ (mẹ), ga ni ga mô ri (ga này là ga gì?) trong Metro, 
hay những từ: thúng (loại thuyền nan nhỏ, hình bán cầu tròn, thường chỉ chở được một người), 
dẫn (chỉ), hải bàn (la bàn), man (bộ tộc), nẫu (họ), rượu đoác (loại rượu của người dân tộc Tà 
Ôi), trong Chân đất đều được chắt lọc từ đời sống phong phú và vô tận của con người đã mang 
lại cho nhà thơ thứ vũ khí để chống lại sự sáo mòn của ngôn ngữ thơ ca. 
Đặc biệt hơn, ở Chân đất xuất hiện những câu thơ mang làn điệu dân ca đậm chất xứ 
Quảng: “ba lý tang tình, ba lý nhẹ mình”. Làn điệu dân tộc người H’re: “ca-lêu ca-choi xa-ru/ 
sáo trúc sáo tre tà-vố”. Những lời ru tha thiết: “à à uôm uôm/ ruộng sâu tới chuôm/ tôi lớn lên 
từ đó”. Những câu ca dao, tục ngữ quen thuộc: “còn trời còn nước còn non/ còn cô bán rượu 
anh còn say sưa, bán buồn mua vui”,. Lời một bài hát: “buồn trông chân mây xa vời”. Thanh 
Thảo còn đưa câu thơ đầy xót xa trong “Sa hành đoản ca” của Cao Bá Quát: “Khách bộ hành 
nước mắt tuôn rơi”. Thơ của một người đánh cá xa bờ: “Cánh chim rơi rớt tả tơi/ Đại dương 
rộng lớn là nơi trú nhờ”. Hàng loạt những địa danh như: thành Châu Sa, tháp Chàm, Trường 
Lũy, Thạch Bích, Cù Trâu, sông Trà, đảo Bé, Bãi Cát Vàng, Hoàng Sa, Gạc Ma, Nhân vật 
lịch sử: “Cao Chu Thần, Bùi Nhị Minh Trọng, Bùi Huệ, Mai Phụng Lưu”, Việc tập hợp và 
Trường ca “Metro” và “Chân đất” của Thanh Thảo dưới góc nhìn cách tân hình thức ngôn ngữ 
96 
vận dụng những ngôn ngữ này đã giúp trường ca Chân đất càng thêm tính gần gũi và đa dạng 
hơn, làm giàu vốn từ ngữ trường ca. 
Chính những điều trên lí giải vì sao mặc dù thể loại trường ca “kén chọn” người đọc, 
nhưng trường ca của Thanh Thảo vẫn được đông đảo bạn đọc đón nhận nhiệt tình. Điều này 
khẳng định phong cách thơ Thanh Thảo phần nào thoát ra khỏi phong cách của thời đại với giai 
điệu ngợi ca, tinh thần lãng mạn. Không kiểu cách, màu mè hay mỹ miều, bay bổng, lối ngôn 
ngữ trong sáng, nhẹ nhàng và vô cùng bình dị đã đem lại những thành công nhất định trong sự 
nghiệp văn chương cho “ông hoàng trường ca” mang tên Thanh Thảo. 
2.2. Ngôn ngữ hiện đại, triết lý 
Ở trường ca Thanh Thảo, ngôn ngữ hiện đại, triết lý bắt nguồn từ những trải nghiệm 
cùng một đời sống nội tâm đầy biến động trước hiện thực đa chiều mà nhà thơ từng trải qua. 
Ngôn ngữ trong trường ca Thanh Thảo được tác giả nhào nặn hết sức tinh tế theo tinh thần hiện 
đại, mang hơi thở cuộc sống và thời đại. Hai trường ca Metro và Chân đất có khá nhiều ngôn từ 
hiện đại, ngay ở cái tên tiêu đề đã mang đậm màu sắc ngôn ngữ hiện đại: Metro, trường ca với 
cảm hứng lấy từ quy trình vận hành của một con tàu siêu hiện đại để làm nên con tàu thời gian 
của ký ức và cảm xúc. Nhiều từ hiện đại xuất hiện trong Metro như: 8X, 9X, ga xép, ga chính, ti-
vi, siêu dự án, cao tốc, đền bù, giải tỏa, thủ dâm, Đặc biệt, Metro đã tạo nên nét mới trong 
phong cách của Thanh Thảo, nhà thơ sử dụng ngôn ngữ thời gian rất “sành điệu”: 21 giờ 11 tháng 
4 năm 2009, 9h31’ ngày 13 tháng 4 năm 2009, 11 phút sau, 10h16’ cùng ngày, Tất cả làm cho 
bài thơ như chuyển động cùng với con tàu Metro, mỗi sân ga mà con tàu đi qua là một giờ, một 
ngày nhất định. Đến với Chân đất, Thanh Thảo cũng vận dụng những từ ngữ hết sức hiện đại như: 
folder, sân golf, xi-măng, đầu vào, đầu ra, hải bàn, Ngoài ra, nhà thơ còn sáng tạo ra từ ngữ 
mới như: trường-sơn-nước (Metro), hoàng-hôn-người-gánh-rạ (Chân đất),. Cũng bởi vậy mà 
hai trường ca này ít gây nhàm chán, tạo sự thích thú cho bạn đọc, ngôn ngữ mang màu sắc hiện 
đại đã làm tăng thêm sức sống, sức hấp dẫn trong trường ca, giống như một làn gió mới, một cơn 
mưa mát lành thổi vào mảnh đất vốn khô cằn lâu nay. 
Không hổ danh là ông vua của trường ca, những câu thơ được Thanh Thảo viết ra đều 
mang tính triết lý vô cùng sâu sắc, gợi nhiều suy nghĩ, chiêm cảm. Nói như nhà nghiên cứu Chu 
Văn Sơn, ngôn ngữ trong trường ca Thanh Thảo có sức mạnh tiết chế về cảm xúc, “nó không bỏ 
cảm xúc thay bằng cảm giác dùng chất nghĩ để tạo ra một kiểu cảm xúc gói kín trong cảm giác” 
[6]. Từ đó, dẫn đến hệ quả, ngôn ngữ gợi cảm theo lối gián tiếp chứ không truyền cảm theo lối 
trực tiếp. 
tôi được gì không? Chẳng được gì 
hàng triệu người đi qua con đường này cũng thế 
có những cái mất là được 
có nhiều cái được mất nhiều hơn [4, tr.6] 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học – ĐH Huế Tập 7, Số 2 (2017) 
97 
Như một lời thủ thỉ, độc thoại của chính mình, mỗi từ, mỗi câu là mỗi sự ẩn dụ để người 
đọc có thể ngẫm nghĩ về một thời hào hùng oanh liệt của dân tộc. Thanh Thảo đã từng “Thử nói 
về hạnh phúc”, và dường như “Những câu hỏi chưa bao giờ nguôi được” một lần nữa cứ trăn 
trở, day dứt mãi trong lòng nhà thơ với ý nghĩ “hạnh phúc là gì?”: 
là cái bóng của im lặng 
là cái bóng của cái bóng cây bằng lăng 
cây bồ đề 
nửa đêm chợt thức giữa rừng già 
một tiếng gì khẽ rơi 
hạnh phúc? [4, tr.25] 
Từ ngữ ẩn chứa trong đó nhiều nỗi niềm, hạnh phúc là gì? Bạn khác, tôi khác, chúng ta 
khác, nhưng với Thanh Thảo có chăng hạnh phúc đơn giản “là được viết những câu thơ bất 
chợt cho mình” và không hạnh phúc “cũng là viết những câu thơ như bắt được cho mình”. Sự 
sâu xa ẩn chứa bên trong những câu thơ ấy chính là suy tư, là trăn trở, là tiếng nấc nghẹn ngào 
của một người lính trải qua nhiều đau thương, mất mát, thế nên Thanh Thảo từng khẳng định, 
“Thơ là tiếng nói đồng chí, đồng ý, đồng tình. Nhưng chưa đủ. Thơ còn là, phải là tiếng nói 
đồng cảm” [2, tr.64]. 
Nếu như ngôn ngữ trong trường ca của thời chiến nổi bật những triết lý về được – mất, 
khổ đau hay hạnh phúc, thì ngôn ngữ trong trường ca của thời bình trào dâng những cảm xúc 
thiết tha về quê hương – đất nước – con người. Chính bởi thế, ngôn ngữ trong Chân đất mềm 
mại uyển chuyển nhưng cũng dứt khoát và quyết liệt như chính bản chất của trường ca Thanh 
Thảo. Tình yêu quê hương là cảm hứng chủ đạo xuyên suốt Chân đất. Cảm thức được cuộc đời, 
Thanh Thảo sử dụng ngôn từ nghệ thuật theo cái nhìn riêng của nhà thơ, quan niệm rất hay về 
cuộc sống, cuộc đời thông qua việc sử dụng vốn ngôn ngữ bình dị mà rất đỗi sâu sắc: “suốt đời 
tôi cứ va phải những bức tường/ trơ lỳ u mê/ hung hãn/ hoảng sợ/ chỉ duy nhất một bức tường/ 
dịu dàng / trong suốt/ thương yêu/ bao bọc/ bức tường mưa/ chìm tận đáy quê nhà” [5, tr.33] 
Với cách nói ẩn dụ, nhà thơ Thanh Thảo đã làm nổi bật hình ảnh một “bức tường” vô 
cảm của xã hội hiện đại và một “bức tường” tràn đầy yêu thương nơi quê nhà. Nhà thơ băn 
khoăn “những bức tường bê tông lầm lì / những bức tường sắt thô bạo/ những con sư tử đá/ 
những con đại bàng xi măng/ sẽ thay hoàng- hôn- người- gánh- rạ của tôi chăng?” [5, tr.34]. 
Đó chính là tâm trạng của những con người đi trên con đường thị trường khô khan, khó nhọc, 
săn tìm lộc lợi, nhớ về một thuở dịu ngọt đầm ấm xa xưa. Cách bố trí từ ngữ khéo léo, phù hợp 
với ngữ cảnh đã tạo ra một hiệu ứng liên tưởng đậm nét trong tâm trí mỗi bạn đọc. Con người ta 
dù có đi đâu, làm gì thì vẫn mãi nhớ về quê hương, về tuổi thơ êm đềm bình dị, bởi thế mà: “đời 
như chiếc cối xay tre/ quay quay quay mãi/ lại về/ tuổi thơ” [5, tr.35]. 
Trường ca “Metro” và “Chân đất” của Thanh Thảo dưới góc nhìn cách tân hình thức ngôn ngữ 
98 
Mặt khác, Thanh Thảo cho rằng ngôn ngữ thơ không chỉ là những kí hiệu phản ánh hiện 
thực cuộc sống mà còn là những mã thẩm mỹ giúp người đọc cảm nhận, khám phá hiện thực 
bên trong: “bây giờ cò đứng mười chân/ ruộng mình cứ mất/ đất mình chẳng còn/ đành một 
chân run run cánh đồng thoi thóp/co thắt từng ngày như miếng da lừa” [5, tr.45]. Bằng việc giải 
mã ngôn ngữ thông qua hình ảnh con cò, Thanh Thảo phản ánh bao nỗi cam chịu, cơ hàn của 
người nông dân. Quê hương như một phần máu thịt, từng câu từng chữ được Thanh Thảo nhào 
nặn chất chứa những nỗi niềm riêng biệt, gợi lên những tình cảm đong đầy, nhà thơ thì thầm với 
chính mình: “quê hương ơi làm sao tôi sống/ thiếu người/ làm sao tôi thành một bóng cây/ nho 
nhỏ/ nếu trước nhà tôi, ngoài ngõ/ không rậm rì rậm rịt một bóng tre ?” [5, tr.22]. 
Những câu hỏi như để suy ngẫm, xoáy sâu vào lòng người thứ cảm xúc khó tả. Như một 
loại gia vị không thể thiếu, nhà thơ sử dụng khá nhiều dấu chấm hỏi (?), dấu chấm than (!), dấu 
chấm lửng (): “Có thuốc nào cứu được quá khứ?” [4, tr.28], “Vì sao quê hương tôi/ lại khiến 
người dưng rơi nước mắt?” [5, tr.52], “Tôi cứ nghĩ/ mình đã qua núi đã qua lửa/ đã qua nước/ 
kim mộc thủy hỏa thổ trọn gói rồi/ thế là xong thôi!” [5, tr.49], “mai em lên đường chúc anh 
nhiều may mắn” [4, tr.23],... Chính những dấu câu này góp phần làm tăng hiệu quả nghệ thuật 
ngôn từ, làm giàu thêm năng lực biểu đạt của câu thơ trong nội dung trường ca. 
Thật thiếu sót nếu không nói đến những “khoảng trống” thường thấy trong ngôn ngữ hai 
trường ca Metro và Chân đất. Với tư duy thơ hiện đại là “kiểu tư duy có bước nhảy, cấu tứ thơ 
đầy khoảng lặng tạo nên rất nhiều “không gian rỗng” trong thơ. Chính ở khoảng giữa của 
những câu thơ độc lập tương đối, đã ẩn hiện cái không gian rỗng của bài thơ, là cái thoạt nhìn, 
mới đọc ngỡ ngàng như không thấy gì, không nói lên điều gì. Cái lạ của thơ là ở chỗ đó: chữ 
nương tựa vào không – chữ; chỗ dày rậm cậy nhờ chỗ trắng trong, không gian đặc được cấu 
trúc lên nhờ không gian rỗng” [3, tr.80], Thanh Thảo đã vận dụng điều này vào trong trường ca 
của mình. Ngôn ngữ thơ nhiều khoảng trống có thể nói là ngôn ngữ không thể cắt nghĩa bằng 
cách đọc thông thường mà người đọc phải vận dụng vốn hiểu biết và vốn văn hoá của mình để 
có thể cảm nhận những gì nhà thơ rung động. 
Ngôn ngữ thơ có sự đứt đoạn, gián cách, muốn hiểu được, người đọc phải tự xâu chuỗi 
những hình ảnh biểu tượng để tìm ra nghĩa biểu hiện của bài thơ. Trong sự sáng tạo ngôn ngữ 
thơ nhiều khoảng trống, Thanh Thảo đã viết nên những câu thơ giàu tính liên tưởng, trong đó có 
sự chuyển đổi cảm giác, chuyển đổi ấn tượng tinh tế, mang màu sắc tượng trưng, siêu thực. 
Thanh Thảo viết những câu thơ mà không cần đặt trong văn cảnh của bài thơ thì nó vẫn sống 
với đời sống riêng của nó, những câu thơ mang ý nghĩa tự thân/tự nó có thể lan toả trong đời 
sống. Những câu thơ đã ăn sâu vào trí nhớ của người đọc. 
3. KẾT LUẬN 
Ngôn ngữ trong hai trường ca Metro và Chân đất của Thanh Thảo mang màu sắc hiện 
đại, triết lý sâu sắc, thể hiện những nỗ lực tự đổi mới rất mạnh mẽ trong trường ca của chính tác 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học – ĐH Huế Tập 7, Số 2 (2017) 
99 
giả. Đó là loại ngôn ngữ đời thường chất phác có khi trở nên thô ráp, trục trặc bởi hiện thực đau 
thương hay trái chiều, vừa là thứ ngôn ngữ hàm ngôn, nhiều khoảng trống tạo cho tác phẩm thơ 
có một chiều sâu tư tưởng. Ngôn ngữ ấy góp phần nói lên tiếng nói của đời sống đang hừng hực 
tuôn trào vừa tự nhiên, mộc mạc nhưng đầy trí tuệ, và tràn trề sức sống. Đó còn là thứ ngôn ngữ 
có khi là rất đa âm, đa nghĩa có khi lại gợi nhiều hơn tả, cảm nhận nhiều hơn là cắt nghĩa. Trong 
giới hạn của một bài nghiên cứu, chúng tôi chưa đi sâu phân tích các khía cạnh ngôn ngữ trong 
hai trường ca một cách chi tiết hơn. Nội dung nghiên cứu trên còn nhiều hướng mở và nhiều 
phương pháp tiếp cận khác cho những ai quan tâm, chẳng hạn so sánh đối chiếu ngôn ngữ hai 
trường ca Metro và Chân đất đối với các trường ca khác của Thanh Thảo hoặc những tác phẩm 
trường ca khác của những nhà thơ cùng thời để có thể phát hiện ra nhiều giá trị mới mẻ, hấp dẫn 
khác trong hai trường ca Metro và Chân đất của Thanh Thảo. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Thanh Thảo (1987), Từ một đến một trăm, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng. 
[2]. Thanh Thảo (2003), “Sự đồng cảm trong phê bình thơ”, Tạp chí Cẩm Thành, số 36, tr.64. 
[3]. Thanh Thảo (2003), “Tản mạn về thơ”, Tạp chí Sông Hương, số 5, tr.80. 
[4]. Thanh Thảo (2009), Trường ca Metro, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 
[5]. Thanh Thảo (2012), Trường ca Chân đất, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 
[6]. Chu Văn Sơn (14/12/2004), Thanh Thảo – nghĩa khí và cách tân, truy cập ngày 8/7/2016, từ 
2140798.html. 
Trường ca “Metro” và “Chân đất” của Thanh Thảo dưới góc nhìn cách tân hình thức ngôn ngữ 
100 
THE EPIC “METRO” AND “CHAN DAT” OF THANH THAO 
FOR SEEN AS INNOVATION LANGUAGE FORMS 
Le Thi Viet Thuyen
Department of Literature and Linguistics, Hue University College of Sciences 
Email: lethivietthuyen@gmail.com 
ABSTRACT 
Learning the language of the two epics “Metro” and “Chan dat” of Thanh Thao, we 
discover the languages in two epics to capture the highly polished and clever style of Thanh 
Thao in using words, words combination, words creativity that give the gentle feeling to 
readers, decrease the woeful and majestic nuances which usually exist in epics. The paper 
contributes to evaluating some relatively complete discoveries and creative search with 
high efforts to renovate epic’s language styles of Thanh Thao. Moreover, this paper also 
insists content and form values which are innovated and created in two epics “Metro” and 
“Chan dat”. 
Keywords: Chan dat, epic, Metro,Thanh Thao. 

File đính kèm:

  • pdftruong_ca_metro_va_chan_dat_cua_thanh_thao_duoi_goc_nhin_cac.pdf