Trao đổi về cách đọc và viết một số địa danh ở Tây Nguyên - tiếp cận từ góc độ ngôn ngữ - văn hóa

Địa danh là tên riêng đối tượng địa lý. Nhờ địa danh chúng ta hiểu biết về sự

giao tiếp, bảo lưu ngôn ngữ; về quá trình lịch sử, văn hóa. của một địa bàn,

một dân tộc. Với một địa bàn đa sắc tộc, đa ngôn ngữ và một tiến trình lịch sử

đặc trưng đã hình thành nên ở Tây Nguyên những lớp địa danh nhiều sắc màu

văn hóa. Điều đó cũng đồng thời tạo ra không ít khó khăn cho các hoạt động

giao tiếp. Vì vậy, tìm hiểu địa danh trên địa bàn từ cách tiếp cận ngôn ngữ - văn

hóa là một yêu cầu tất yếu. Trên cơ sở khái quát về địa danh học, địa danh Tây

Nguyên và khảo cứu một số trường hợp địa danh ở Tây Nguyên còn có những

cách hiểu và cách thể hiện khác nhau, bài viết đưa ra những kiến nghị về việc

định danh, sửa đổi và sử dụng địa danh ở vùng đất này

Trao đổi về cách đọc và viết một số địa danh ở Tây Nguyên - tiếp cận từ góc độ ngôn ngữ - văn hóa trang 1

Trang 1

Trao đổi về cách đọc và viết một số địa danh ở Tây Nguyên - tiếp cận từ góc độ ngôn ngữ - văn hóa trang 2

Trang 2

Trao đổi về cách đọc và viết một số địa danh ở Tây Nguyên - tiếp cận từ góc độ ngôn ngữ - văn hóa trang 3

Trang 3

Trao đổi về cách đọc và viết một số địa danh ở Tây Nguyên - tiếp cận từ góc độ ngôn ngữ - văn hóa trang 4

Trang 4

Trao đổi về cách đọc và viết một số địa danh ở Tây Nguyên - tiếp cận từ góc độ ngôn ngữ - văn hóa trang 5

Trang 5

Trao đổi về cách đọc và viết một số địa danh ở Tây Nguyên - tiếp cận từ góc độ ngôn ngữ - văn hóa trang 6

Trang 6

Trao đổi về cách đọc và viết một số địa danh ở Tây Nguyên - tiếp cận từ góc độ ngôn ngữ - văn hóa trang 7

Trang 7

Trao đổi về cách đọc và viết một số địa danh ở Tây Nguyên - tiếp cận từ góc độ ngôn ngữ - văn hóa trang 8

Trang 8

Trao đổi về cách đọc và viết một số địa danh ở Tây Nguyên - tiếp cận từ góc độ ngôn ngữ - văn hóa trang 9

Trang 9

Trao đổi về cách đọc và viết một số địa danh ở Tây Nguyên - tiếp cận từ góc độ ngôn ngữ - văn hóa trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 13 trang viethung 10500
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Trao đổi về cách đọc và viết một số địa danh ở Tây Nguyên - tiếp cận từ góc độ ngôn ngữ - văn hóa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Trao đổi về cách đọc và viết một số địa danh ở Tây Nguyên - tiếp cận từ góc độ ngôn ngữ - văn hóa

Trao đổi về cách đọc và viết một số địa danh ở Tây Nguyên - tiếp cận từ góc độ ngôn ngữ - văn hóa
58 
CHUYÊN MỤC 
NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI 
TRAO ĐỔI VỀ CÁCH ĐỌC VÀ VIẾT MỘT SỐ 
ĐỊA DANH Ở TÂY NGUYÊN – TIẾP CẬN 
TỪ GÓC ĐỘ NGÔN NGỮ - VĂN HÓA 
TRẦN VĂN DŨNG* 
ĐẶNG MINH TÂM** 
Địa danh là tên riêng đối tượng địa lý. Nhờ địa danh chúng ta hiểu biết về sự 
giao tiếp, bảo lưu ngôn ngữ; về quá trình lịch sử, văn hóa... của một địa bàn, 
một dân tộc. Với một địa bàn đa sắc tộc, đa ngôn ngữ và một tiến trình lịch sử 
đặc trưng đã hình thành nên ở Tây Nguyên những lớp địa danh nhiều sắc màu 
văn hóa. Điều đó cũng đồng thời tạo ra không ít khó khăn cho các hoạt động 
giao tiếp. Vì vậy, tìm hiểu địa danh trên địa bàn từ cách tiếp cận ngôn ngữ - văn 
hóa là một yêu cầu tất yếu. Trên cơ sở khái quát về địa danh học, địa danh Tây 
Nguyên và khảo cứu một số trường hợp địa danh ở Tây Nguyên còn có những 
cách hiểu và cách thể hiện khác nhau, bài viết đưa ra những kiến nghị về việc 
định danh, sửa đổi và sử dụng địa danh ở vùng đất này. 
Từ khóa: địa danh, Tây Nguyên, cách thể hiện khác nhau, nguồn gốc địa danh 
Nhận bài ngày: 23/10/2020; đưa vào biên tập: 30/10/2021; phản biện: 15/11/2021; 
duyệt đăng: 3/4/2021 
1. DẪN NHẬP 
Hệ thống địa danh là những chứng 
nhân đáng tin cậy của quá trình hình 
thành một cộng đồng, nơi cư trú của 
một tộc người nào đó, hoặc dấu ấn 
lịch sử trên địa bàn. Qua địa danh, ta 
biết được cảnh quan thiên nhiên, đặc 
điểm địa hình của địa bàn xưa cũ; 
giúp ta tìm kiếm một con sông, con 
suối, ngọn núi, đặc điểm sinh thái... 
hiểu được điều kiện, môi trường sống 
của người xưa. Địa danh còn cho biết 
một số thông tin về văn hóa, chính trị-
xã hội, đặc điểm tâm lý, tín ngưỡng, 
về chính sách, sự quản lý hành chính, 
*
 Trường Đại học Tây Nguyên. 
**
 Trường Trung học phổ thông Chu Văn An, 
tỉnh Đắk Lắk. 
TRẦN VĂN DŨNG - ĐẶNG MINH TÂM – TRAO ĐỔI VỀ CÁCH ĐỌC VÀ VIẾT 
59 
trong việc phân vùng lãnh thổ, điều 
chỉnh địa giới của chính quyền nhà 
nước qua các thời kỳ; trong xu hướng 
đặt tên mới, thay tên cũ... Cũng nhờ 
địa danh, người ta có được sự hiểu 
biết về sự giao tiếp và sự bảo lưu 
ngôn ngữ. Có thể nói, đây là những 
“vật hóa thạch ngôn ngữ”; là những “di 
tích khảo cổ học không nằm trong 
lòng đất”. Vì vậy, khi địa danh đã trở 
thành “tín mã” của một đối tượng hoặc 
một địa bàn nhất định, nó có tính ổn 
định và truyền lại lâu dài. Cũng vì vậy, 
một số thông tin nhất định nào đó của 
một địa danh cùng những thông tin về 
thời đại được phản ánh trong ngôn 
ngữ đặt tên còn lưu lại, có giá trị cho 
nhiều ngành khoa học. 
Tiến trình lịch sử của các tộc người ở 
Tây Nguyên cùng những tác động từ 
bên ngoài đã hình thành nên những 
nét văn hóa mang đậm dấu ấn đa sắc 
tộc trên địa bàn, trong đó có văn hóa 
địa danh. Sự đa dạng về hệ thống địa 
danh đã góp phần mang lại cho Tây 
Nguyên nét đẹp độc đáo. Đó cũng 
đồng thời là những thách thức trong 
việc danh pháp hóa địa danh trên địa 
bàn. Hiểu đúng địa danh và định 
hướng một cách thức sử dụng hợp lý 
trong các hoạt động giao tiếp trên cơ 
sở cách tiếp cận ngôn ngữ học cũng 
như phù hợp với đặc điểm văn hóa 
của chủ thể định danh là một việc cần 
thiết. Trong giới hạn của bài viết, 
chúng tôi điểm qua vài nét với một số 
lượng hữu hạn các địa danh trên địa 
bàn, bước đầu đưa ra một số ý kiến 
về cách tiếp cận địa danh theo 
phương pháp chuyên biệt của ngôn 
ngữ học kết hợp với phương pháp 
tiếp cận đa ngành và liên ngành, 
nhằm phục vụ nhu cầu giao tiếp. 
2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ ĐỊA DANH 
VÀ ĐỊA DANH Ở TÂY NGUYÊN 
2.1. Sơ lược vấn đề địa danh và địa 
danh học 
Địa danh là một loại đơn vị định danh 
cùng bậc với các loại là tên riêng khác 
như nhân danh (tên riêng của người), 
tộc danh (tên riêng tộc người), hiệu 
danh (tên riêng các công sở, cửa 
hiệu), vật danh (tên riêng các sản 
phẩm văn hóa, khoa học, nghệ thuật, 
kiến trúc). Trong vốn từ của một 
ngôn ngữ, tên riêng làm thành một lớp 
tên gọi có cấu trúc đặc biệt, với một 
số lượng rất lớn; và là đối tượng 
nghiên cứu của danh xưng học thuộc 
từ vựng học. Bên cạnh những thành 
phần chủ yếu có tính chất ngôn ngữ 
học, tên riêng còn chứa đựng trong đó 
những thông tin mang tính lịch sử, văn 
hóa - xã hội đặc trưng cho từng 
cộng đồng dân tộc. Do vậy, tên riêng 
(trong đó có địa danh) trở thành đối 
tượng nghiên cứu của nhiều ngành 
khoa học xã hội khác nhau như sử 
học, dân tộc học, ngôn ngữ học, xã 
hội học, tâm lý học 
Địa danh được nghiên cứu trong một 
chuyên ngành riêng, đó là địa danh 
học (toponymy). Địa danh (toponym) 
là tên riêng đối tượng địa lý, được 
phân thành hai loại cơ bản, đó là các 
đối tượng địa lý tự nhiên và đối tượng 
địa lý do con người kiến tạo (còn gọi 
là địa lý nhân văn). Địa danh có chức 
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 4 (272) 2021 
60 
năng cơ bản là định danh và cá thể 
hóa đối tượng, làm công cụ giao tiếp 
và góp phần phản ánh hiện thực trên 
địa bàn. Khác với nhân danh, địa 
danh bao giờ cũng gắn liền với thành 
tố chung, và cùng với thành tố chung 
làm thành một phức thể địa danh. Nói 
cách khác, địa danh luôn đi liền với 
thành tố chỉ loại hình của địa danh đó. 
Có thể hình dung cấu tạo của một 
phức thể địa danh theo mô hình sau: 
Thành tố A Thành tố B 
Danh từ chung 
(loại hình của địa 
danh) 
Tên riêng 
(địa danh - khu 
biệt đối tượng) 
Khi nghiên cứu địa danh trên một địa 
bàn nào đó, người ta thường quan 
tâm đến bối cảnh ra đời và hình thức 
ngôn ngữ của địa danh. Chính nguồn 
gốc tên gọi và nguồn gốc ngôn ngữ 
của địa danh sẽ cho phép người 
nghiên cứu xác định được thời điểm 
ra đời, lý do đặt tên, và phần nào là ý 
niệm mà chủ thể định danh gửi gắm 
vào địa danh đó. Đối với một địa bàn 
đa sắc tộc, đa ngôn ngữ như Tây 
Nguyên, việc xác định nguồn gốc của 
địa danh sẽ giúp cho việc xác định 
được nhiều vấn đề thuộc nhiều lĩnh 
vực khác nhau. Tên riêng nói chung, 
tên riêng các đối tượng địa lý nói riêng 
là tên gọi xác định. Chính vì thế, tên 
riêng không liên quan đến bất kỳ khái 
niệm nào.  ... 
Địa danh Kon Tum 
Địa danh từng được viết: Công Tum, 
Kông Tum, Kontum, Kon Tum. Gần 
đây trên Cổng thông tin điện tử, các 
văn bản của địa phương và trên các 
phương tiện truyền thông đều viết Kon 
Tum. Dựa trên truyền thuyết của 
người Bahnar(3), cách lý giải của một 
số nhà nghiên cứu cũng như tiến trình 
lịch sử của vùng đất này với sự ra đời 
của Vương quốc Sedang(4) mà nòng 
cốt là Bahnar và Sedang, đã có lúc 
chúng tôi cũng thấy được tính hợp lý 
của cách lý giải về nguồn gốc tên gọi 
và cách thể hiện địa danh này (Kon 
Tum). Nhìn chung, các ý kiến đều cho 
rằng, Kon Tum có nghĩa là làng có 
nhiều hồ nước. Tuy vậy, về ngữ 
nguyên lại được lý giải theo hướng 
khác biệt. Truyền thuyết dân gian 
(Cổng thông tin điện tử tỉnh Kon Tum 
giới thiệu), cho rằng “theo tiếng Kinh, 
Kon Tum có nghĩa là Làng Hồ (kon là 
làng, tum là hồ, ao, bàu nước...)”. Một 
số ý kiến (trong đó có Wikipedia tiếng 
Việt và các nhà nghiên cứu văn hóa ở 
Kon Tum) thì cho rằng, danh xưng 
này có nguồn gốc từ tiếng Bahnar 
(kon là làng, tum là hồ). Thực ra trong 
tiếng Việt và tiếng Bahnar đều không 
có cụm từ kon tum với nghĩa như vậy. 
Người Bahnar có nhiều nhóm địa 
phương như Bahnar Koh, Bahnar 
Tơlo, Bahnar Kơđeh, Bahnar Krem, 
Bahnar Chăm, Bahnar Bơnâm, theo 
đó có nhiều phương ngữ, có thể chia 
làm ba phương ngữ chính như 
Bahnar Koh, Bahnar Tơlo, Bahnar 
Bơnâm. Nhưng trong tiếng Bahnar, 
kon chủ yếu được dùng như từ chỉ 
loại (con), chẳng hạn kon ngai hay 
kon bơngai là con người; kon pơle\i có 
nghĩa là người dân hoặc đồng bào; 
còn tum hay kon kơtum là con kỳ 
nhông. Tiếng Bahnar gọi làng là pơle\i. 
Người Jeh Triêng gọi làng là plei hay 
plei-tum. Qua tìm hiểu tâm lý tộc 
người và thực tế điền dã gần đây, trên 
cơ sở ngôn ngữ các tộc người tại chỗ 
trên địa bàn, cùng với đó là cách lý 
giải trong truyền thuyết của người 
Bahnar, chúng tôi tin là đã có đủ cơ 
sở để xác định, địa danh này được 
định danh bằng ngôn ngữ Bahnar, tuy 
nhiên không phải là Kon Tum mà là 
Kông Tum (kông là núi, tum hay 
kơtum là con kỳ nhông), nghĩa là lấy 
ngọn núi có nhiều con kỳ nhông để 
đặt tên cho địa bàn cư trú. Trong tiếng 
Bahnar, kông cũng có nghĩa là công 
trong tiếng Việt. Điều này lý giải vì sao 
trước đây người ta gọi là Kông Tum 
hay Công Tum. Thiết nghĩ, cách tiếp 
cận này cũng phù hợp với đặc điểm 
cư trú và tâm lý định danh của các tộc 
TRẦN VĂN DŨNG - ĐẶNG MINH TÂM – TRAO ĐỔI VỀ CÁCH ĐỌC VÀ VIẾT 
67 
người thiểu số trên địa bàn – đó là lấy 
đặc điểm của các đối tượng địa lý tự 
nhiên để định danh cho đối tượng địa 
lý nơi cư trú, chẳng hạn, địa danh của 
người Êđê: }ư Kuê` (núi nhiều 
vượn), }ư Ju\t (núi nhiều trúc), }ư 
Drang (núi nhiều chim phượng hoàng). 
Kontum là cách viết của người Pháp 
thể hiện âm đọc là Kông Tum. 
Địa danh Buôn Đôn 
Địa danh này đang có nhiều cách gọi, 
cách viết khác nhau: {uôn Đôn, Bản 
Đôn, Yôk Đôn ({uôn Đôn - tiếng Êđê; 
Bản Đôn - tiếng Lào; Yôk Đôn - tiếng 
Mnông). Các trường hợp này chỉ khác 
nhau về thành tố chung ([uôn - đơn vị 
cư trú của người Êđê; bản - đơn vị cư 
trú của người Lào; yôk - đối tượng địa 
lý tự nhiên của người Mnông (đồi 
hoặc núi thấp), còn thành tố “B” - Đon 
trong phức thể địa danh này là tiếng 
Lào (đảo). Vì nằm ở giữa khu vực 
thác Bảy Nhánh nên bản này giống 
như một ốc đảo (don, đọc là đon - 
tiếng Lào tức là đảo; người Pháp phát 
âm don thành đôn). Trước kia, trên 
toàn khu vực thuộc địa bàn huyện 
Buôn Đôn hiện nay, chỉ có Bản Đôn là 
có nghề săn bắt và thuần dưỡng voi 
rừng mà những người làm nghề này 
lại chủ yếu là người Mnông. Xưa kia ở 
đây không ai gọi là {uôn Đôn. Thực tế 
gần khu vực này có một [uôn của 
người Êđê gọi là {uôn Trĭ, sau này 
nhập chung với Bản Đôn gọi là [uôn 
({uôn Trĭ A và {uôn Trĭ B). Ở Đắk Lắk, 
người dân thường không quen với 
việc gọi đơn vị cư trú làng là bản mà 
gọi là [uôn. Bởi vậy, người dân ở đây 
thường gọi là {uôn Đôn (theo cách gọi 
của người Êđê; người Mnông gọi là 
bon hoặc bu). 
Địa danh Yôk Đôn lại từ một nguyên 
do khác. Yếu tố yôk có âm đọc gần 
giống với dốc của tiếng Việt (tiếng 
Mnông có nghĩa là núi nhưng thường 
dùng để gọi núi thấp (đồi); núi cao gọi 
là nâm), còn yếu tố don (đọc là đôn) 
có nghĩa là đảo – theo tiếng Lào). Như 
vậy, Yôk Đôn là sự kết hợp một yếu tố 
của tiếng Mnông và tiếng Lào trong 
cách gọi tổ hợp các ngọn núi (đồi) ở 
khu vực này; là vùng đất có địa hình 
cao nhất, nổi lên như một ốc đảo giữa 
một vùng rừng núi có độ cao trung 
bình khoảng 400m. Đây là địa bàn hội 
tụ các tộc người như Êđê, Mnông, 
Lào (thậm chí hiện có gia đình mang 
huyết thống của cả ba tộc người) nên 
địa danh ở vùng này khá phong phú 
và phức tạp. Dòng sông lớn nhất chảy 
qua đây được định danh bằng tiếng 
Lào (Sêrêpôk). 
Ngoài ra, nhiều địa danh ở Tây 
Nguyên cũng đang có những cách gọi 
và cách viết khác nhau, như: 
- Các địa danh Nâm Nung, Nâm Dăr 
(hoặc Nâm Dah), Nâm Ka (tiếng 
Mnông) được người Việt đọc và viết 
thành Nam Nung, Nam Đà, Nam Ka; 
địa danh Hlang (cỏ tranh - tiếng Êđê) 
được người Việt đọc và viết thành Hà 
Lan. Một số địa danh hiện đang được 
sử dụng trong các văn bản chính thức 
ở địa phương như Đắk Hà, Đắk Tô (ở 
Kon Tum), Đắk Nông, Đắk Min đã 
được ghi lại theo lối phiên âm, nhưng 
chưa phù hợp với bất kỳ ngôn ngữ 
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 4 (272) 2021 
68 
nào vì các cư dân ở Tây Nguyên đều 
sử dụng ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Môn-
Khmer, chỉ có tộc người Êđê, Jrai 
(vùng Bắc và Đông Bắc), người Chăm, 
Churu, Raglai (Nam Trung Bộ và Nam 
Tây Nguyên) nói ngôn ngữ thuộc ngữ 
hệ Mã Lai-Đa Đảo). Vì vậy, các địa 
danh này phải được viết là Dak Ha, 
Dak Tô, Dak Nông, Dak Mil (theo cách 
thể hiện của các tộc người bản địa sử 
dụng ngữ hệ Môn-Khmer). 
- Một số địa danh bằng ngôn ngữ bản 
địa đã được người Việt Hán hóa. 
Những trường hợp này chủ yếu diễn 
ra thời chính quyền Ngô Đình Diệm. 
Ví dụ Dak Mil, Dak R’Lâp (tiếng 
Mnông) được chuyển thành Đức Lập 
(gốc Hán); vùng Lăk (tiếng Mnông) 
được gọi là Lạc Thiện. Tương tự, 
Krông Pă] (tiếng Êđê) được đổi thành 
Phước An; Êa H‘Leo (tiếng Êđê) đổi 
thành Thuần Mẫn; B’Lao (tiếng Kơho) 
đổi thành Bảo Lộc... 
- Một số địa danh bằng ngôn ngữ bản 
địa đã bị đọc và viết chệch đi do một 
số người làm công tác hành chính 
chưa tìm hiểu đầy đủ (mặc dù muốn 
giữ nguyên dạng địa danh). Chẳng 
hạn, Krông H’Nang (địa danh lấy tên 
người con gái trong truyện cổ Êđê) 
được viết và đọc thành Krông Năng; 
Krông Knô (dòng sông cha, sông đực 
- cùng với Krông Ana (sông cái, sông 
mẹ) là hai con sông lớn có vai trò điều 
tiết nguồn nước trong khu vực) được 
viết và đọc thành Krông Nô... 
4. VÀI ĐỀ XUẤT VỀ VIỆC ĐỊNH 
DANH, SỬA ĐỔI VÀ SỬ DỤNG ĐỊA 
DANH Ở TÂY NGUYÊN 
Từ những phân tích trên, thiết nghĩ 
cần có sự thống nhất trong cách đặt 
tên, cách viết, cách gọi địa danh cho 
phù hợp. Việc đặt tên mới, thay thế 
tên cũ ít nhiều phản ánh sự kế thừa 
và bảo lưu. Vì vậy, quá trình đặt tên, 
sửa đổi tên cho các đối tượng địa lý 
cần phải đảm bảo những yêu cầu có 
tính nguyên tắc, đó là: tính dân tộc, 
tính giáo dục, tính đại chúng, tính 
thẩm mỹ, cần cân nhắc và tranh thủ 
sự tư vấn của các nhà khoa học, các 
nhà nghiên cứu về địa danh. 
Khi định danh hoặc chuyển đổi loại 
hình một địa danh nào đó trên cơ sở 
một địa danh đã có, không nên phá 
vỡ địa danh ban đầu mà phải sử 
dụng nguyên dạng, đồng thời trên cơ 
sở phương thức chuyển hóa mà đặt 
tên mới cho đối tượng. Chẳng hạn, 
khi thành lập các đơn vị hành chính 
như huyện Krông Nô, Krông Năng thì 
lấy nguyên tên gọi của con sông, vốn 
là đối tượng địa lý tự nhiên đã có từ 
trước, đó là dòng Krông Knô, dòng 
Krông H’Nang, tương tự như huyện 
Krông Ana đã đặt theo tên dòng 
Krông Ana. Một số địa danh khác 
như Nam Đà, Nam Nung, Nam Ka... 
cũng tương tự như trường hợp trên 
(nên để nguyên tên các ngọn núi ở 
trên địa bàn khi đặt tên cho đơn vị 
hành chính: Nâm Nung, Nâm Dăr, 
Nâm Ka)... 
Các địa danh đặt bằng ngôn ngữ bản 
địa, đặc biệt là đặt theo tên gọi các 
danh nhân lịch sử của địa phương, 
cần có đầy đủ các danh tố của tên 
riêng (tên đệm, tên họ, tên chính - tên 
TRẦN VĂN DŨNG - ĐẶNG MINH TÂM – TRAO ĐỔI VỀ CÁCH ĐỌC VÀ VIẾT 
69 
cá nhân) như các địa danh mang tên 
các danh nhân người Việt (người 
Kinh). Ví dụ: đường Y Ngông Niê 
Kdăm, đường Y Wang Mlô Duôn Du, 
đường Y Bih Aliô... mà không nên viết 
là đường Y Ngông, đường Y Wang, 
đường Y Bih... (thiếu tên họ). 
Khi sử dụng địa danh nào đó, cần căn 
cứ vào đối tượng giao tiếp; hình thức 
giao tiếp; hoàn cảnh giao tiếp, từ đó 
xác định sử dụng ngôn ngữ địa danh 
trong giao tiếp. 
- Trong giao tiếp có tính phổ thông 
(đối tượng là đại bộ phận dân chúng 
và học sinh phổ thông), nên sử dụng 
ngôn ngữ phổ thông bằng cách phiên 
trực tiếp qua tiếng Việt. Ví dụ: Đắc 
Lắc, Buôn Ma Thuột, Plây Cu, Công 
Tum, Đắc Min... bởi nhiều người vùng 
khác không hiểu các ký tự của ngôn 
ngữ các tộc người Tây Nguyên. Đặc 
biệt, trong trường phổ thông, học sinh 
khó nhận diện các ký tự và cách viết 
khác lạ trong chính tả tiếng Việt. 
- Trong các văn bản hành chính, văn 
bản pháp quy, văn bản khoa học, cần 
viết theo cách thể hiện của ngôn ngữ 
bản địa được sử dụng khi định danh, 
bởi ngôn ngữ các tộc người thiểu số 
Tây Nguyên đều sử dụng ký tự Latinh. 
Trường hợp chủ thể định danh sử 
dụng ngôn ngữ khác để mô phỏng 
ngữ âm của ngôn ngữ bản địa là chủ 
thể của địa danh đó (chủ thể của địa 
danh chưa có chữ viết), hoặc dùng lối 
chuyển tự (khi chủ thể của địa danh 
có chữ viết), đều được thể hiện bằng 
ngữ âm và tự dạng ngôn ngữ của chủ 
thể địa danh đó. Có như vậy mới bảo 
đảm được sự chân thực của địa danh 
(trong mối quan hệ giữa âm và ký tự). 
Ví dụ: 
+ Viết Dak Lăk, Buôn Ma Thuôt, Plei 
Ku, Kông Tum, Dak Mil, Nâm Dăr, 
Nâm Nung, Nâm Ka (khi được soạn 
thảo bằng tiếng Việt hoặc bằng ngôn 
ngữ bản địa). Do hầu hết ngôn ngữ 
các tộc người bản địa ở Tây Nguyên 
là ngôn ngữ đơn lập nên các hình vị 
trong từ cần được viết tách rời nhau 
(không viết liền nhau như một số 
trường hợp lâu nay). 
+ Viết Darlac, Kontum, Pleiku, 
Banmethuot, Darmil... (khi được viết 
bằng ngôn ngữ biến hình hoặc đối tác 
tiếp nhận văn bản sử dụng ngôn ngữ 
biến hình). 
5. THAY LỜI KẾT 
Trên đây là những ý kiến trao đổi từ 
góc nhìn ngôn ngữ - văn hóa, trên cơ 
sở một số địa danh cụ thể trên địa bàn 
đang có những ý kiến và cách thể 
hiện khác nhau. Vẫn biết rằng khi địa 
danh đã trở thành “tín mã” thì trong 
hoạt động giao tiếp người ta ít quan 
tâm đến “văn hóa” của tên gọi. Hơn 
thế nữa, khi địa danh nào đó đã trở 
thành ký hiệu của một danh xưng, 
được ghi nhận trong các văn bản có 
tính pháp lý của nhà nước, được thể 
hiện trên con dấu của địa phương thì 
trong khuôn khổ các lĩnh vực hoạt 
động giao tiếp đều phải tuân thủ, 
không tùy ý thay đổi. Song song với 
tìm kiếm giải pháp cho vấn đề danh 
pháp hóa địa danh, việc tạo điều kiện 
thuận lợi cho các hoạt động giao tiếp 
trong xu hướng phổ thông hóa cùng 
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 4 (272) 2021 
70 
với việc bảo tồn và phát huy những giá 
trị văn hóa cổ truyền của cư dân trên 
địa bàn thông qua địa danh là hai vấn 
đề không thể tách rời.  
CHÚ THÍCH 
(1) 
Để tiện theo dõi, trong bài viết chúng tôi tạm dùng chữ Đắk Lắk và các địa danh khác theo 
quy định hiện hành. 
(2) 
Danh xưng là tên gọi các loại tên riêng, là đối tượng nghiên cứu của danh xưng học (như 
hiệu danh, ví dụ (Báo) Đặk Lắk; vật danh, ví dụ: (bơ) Đặk Lắk; Địa danh, ví dụ (tỉnh) Đặk Lắk. 
Khi cần sử dụng với tư cách là một tên gọi, chúng tôi dùng thuật ngữ danh xưng. Khi sử 
dụng riêng cho địa danh học, chúng tôi dùng thuật ngữ địa danh. 
(3)
 Theo truyền thuyết của người Bahnar, Kon Tum ban đầu chỉ là một làng của người 
Bahnar. “Thuở ấy, vùng này có làng người địa phương ở gần bên dòng sông Đăkbla với tên 
gọi Kon Trang - OR. Lúc ấy, làng Kon Trang - OR rất thịnh vượng với dân số khá đông. Bấy 
giờ, giữa các làng luôn gây chiến với nhau để chiếm đoạt của cải và bắt người về làm nô lệ. 
Hai con trai của Ja Xi - một trong số những người đứng đầu làng Kon Trang - OR tên là Jơ 
Rông và Uông không thích cảnh chiến tranh đã làm nhà ở riêng gần chỗ có hồ nước, cạnh 
dòng Đăkbla. Vùng đất này rất thuận lợi cho phương thức sống định cư, nên dần dần có 
nhiều người đến ở, mỗi ngày một phát triển thêm đông, lập thành làng mới có tên gọi là Kon 
Tum. Từ đó, Kon Tum trở thành tên gọi chính thức cho một làng mới lập của người Bahnar, 
cạnh dòng Đăkbla, nơi có nhiều hồ nước trũng”. 
(4)
 Sau khi nắm được toàn quyền ở Đại Nam, người Pháp bắt đầu mở rộng quyền kiểm soát 
và tiến tới khai thác vùng Tây Nguyên. Năm 1888, một người Pháp là Mayréna xin chính 
quyền Pháp đi thám hiểm khu vực Tây Nguyên để thỏa thuận với các dân tộc thiểu số ở đây 
và được Toàn quyền Đông Dương - Ernest Constans chấp thuận. Bằng các tiểu xảo, 
Mayréna đã thu phục được một số bộ tộc thiểu số (cụ thể là hai dân tộc Bahnar và Sedang) 
và thành lập ra Vương quốc Sedang, Mayréna làm vua, lấy hiệu là Vua Marie đệ nhất, vua 
Sedang (dẫn theo tài liệu Lịch sử hành chính Kon Tum). 
TÀI LIỆU TRÍCH DẪN 
1. Cổng thông tin điện tử tỉnh Kon Tum 
2. Đoàn Văn Phúc. 1996. Ngữ âm tiếng Êđê. Hà Nội: Nxb. Khoa học Xã hội. 
3. Lê Hữu Phong. 2008. Từ vựng đối chiếu Việt - Bahnar, Bahnar - Việt. Hà Nội: Nxb. 
Văn hóa Dân tộc. 
4. Monfleur, Albert. 1931. Monographie de la province du Darlac, Hanoi. Bản đánh máy 
lưu trữ tại Ban Lịch sử Văn phòng tỉnh ủy Đăk Lăk. 
5. Siu Pơi (chủ biên) 1998. Từ điển Jrai - Việt. Hà Nội: Nxb. Giáo dục. 
6. Sở Giáo dục - Đào tạo Dak Lak - Viện Ngôn ngữ học Việt Nam. 1993. Từ điển Việt - 
Êđê. Hà Nội: Nxb. Giáo dục. 
7. Tạ Văn Thông (chủ biên). 2015. Từ điển Êđê - Việt. Hà Nội: Nxb. Giáo dục Việt Nam. 
8. Trần Văn Dũng. 2004. “Địa danh ở Buôn Ma Thuột”, trong Buôn Ma Thuột xưa và nay. 
TPHCM: Nxb. Tổng hợp TPHCM, tr. 77-97. 

File đính kèm:

  • pdftrao_doi_ve_cach_doc_va_viet_mot_so_dia_danh_o_tay_nguyen_ti.pdf