Tổ chức sự kiện: Nghề cần kỹ năng "đa chiều"

Theo bà Phạm Thanh Hương, Phó GĐ Công ty CP truyền thông Kalei, tổ chức sự

kiện (event) là việc "đánh bóng" cho thương hiệu và sản phẩm thông qua những sự

kiện. Còn bà Vũ Hoài Thu, Trưởng Nhóm phụ trách Khách hàng, Công ty Truyền

thông T&A, cho rằng đây là cơ hội để doanh nghiệp gặp gỡ, trao đổi và giao lưu

với bạn hàng, đối tác, các cơ quan truyền thông, cơ quan công quyền, giúp thúc

đẩy thông tin hai chiều và tăng cường quan hệ có lợi cho doanh nghiệp.

Tổ chức sự kiện là một nghề khá mới mẻ tại Việt Nam và những năm gần đây đang

phát triển với tốc độ hết sức nhanh chóng.

Tổ chức sự kiện: Nghề cần kỹ năng đa chiều trang 1

Trang 1

Tổ chức sự kiện: Nghề cần kỹ năng đa chiều trang 2

Trang 2

Tổ chức sự kiện: Nghề cần kỹ năng đa chiều trang 3

Trang 3

Tổ chức sự kiện: Nghề cần kỹ năng đa chiều trang 4

Trang 4

Tổ chức sự kiện: Nghề cần kỹ năng đa chiều trang 5

Trang 5

pdf 5 trang minhkhanh 9580
Bạn đang xem tài liệu "Tổ chức sự kiện: Nghề cần kỹ năng "đa chiều"", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tổ chức sự kiện: Nghề cần kỹ năng "đa chiều"

Tổ chức sự kiện: Nghề cần kỹ năng "đa chiều"
Tổ chức sự kiện: Nghề cần kỹ 
năng "đa chiều" 
 "Tỉ mỉ, cẩn trọng đến từng tiểu tiết, sau đó mới đến ý tưởng...", ông Lê Quốc Vinh, 
Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc điều hành (CEO) Cty Lê Bros, phác họa ngắn gọn 
kỹ năng cần có của một chuyên viên tổ chức sự kiện (Event Specialist). 
Tổ chức sự kiện vì cộng đồng vẫn chưa được các DN quan tâm thực sự 
Chi 15 tỷ USD mỗi năm 
Theo bà Phạm Thanh Hương, Phó GĐ Công ty CP truyền thông Kalei, tổ chức sự 
kiện (event) là việc "đánh bóng" cho thương hiệu và sản phẩm thông qua những sự 
kiện. Còn bà Vũ Hoài Thu, Trưởng Nhóm phụ trách Khách hàng, Công ty Truyền 
thông T&A, cho rằng đây là cơ hội để doanh nghiệp gặp gỡ, trao đổi và giao lưu 
với bạn hàng, đối tác, các cơ quan truyền thông, cơ quan công quyền, giúp thúc 
đẩy thông tin hai chiều và tăng cường quan hệ có lợi cho doanh nghiệp... 
Tổ chức sự kiện là một nghề khá mới mẻ tại Việt Nam và những năm gần đây đang 
phát triển với tốc độ hết sức nhanh chóng. 
 Theo một nghiên cứu gần đây, trung bình mỗi năm các doanh nghiệp trên thế giới 
chi hơn 20 tỷ USD cho việc quảng bá sản phẩm và 15 tỷ USD vào hoạt động tổ 
chức các sự kiện khác nhau như hội nghị khách hàng, ra mắt sản phẩm, lễ động 
thổ, lễ khánh thành... Như vậy cũng đủ thấy rõ tầm quan trọng của việc tổ chức sự 
kiện đối với sự phát triển của các doanh nghiệp. Vậy, như thế nào được coi là một 
chuyên viên tổ chức sự kiện? 
"Nghệ nhân ghép hình" 
"Nhiều người cho rằng làm tổ chức sự kiện thì ý tưởng là cái quan trọng nhất, 
nhưng tôi lại không nghĩ vậy", ông Lê Quốc Vinh, Chủ tịch HĐQT kiêm CEO 
Công ty Lê Bros, một trong những công ty tổ chức sự kiện lâu năm và có uy tín tại 
Việt Nam khẳng định. "Trải qua khoảng 10 năm lăn lộn với công việc này, tôi mới 
tự đúc rút lại rằng: Một người giỏi về tổ chức sự kiện trước tiên phải là người tỉ 
mẩn, chu đáo, biết chăm chút tới từng tiểu tiết. Đó chính là thể hiện của sự chuyên 
nghiệp. Còn sự sáng tạo đương nhiên cũng là một yếu tố không thể thiếu trong 
nghề này, nhưng tôi chỉ xếp ở vị trí thứ 2". 
Với ông Vinh, công việc tổ chức sự kiện như một bức tranh của trò chơi ghép hình 
và người chơi chỉ thành công khi ghép hoàn chỉnh bức tranh đó bằng hàng trăm, 
hàng ngàn mẩu nhỏ chi tiết. Đẳng cấp của mỗi công ty thể hiện ở chính sự hoàn 
hảo trong từng tiểu tiết ở mỗi event họ tổ chức. 
Ông Vinh ví dụ: bình thường với người lễ tân của mỗi sự kiện, yêu cầu chỉ cần cao 
ráo, xinh đẹp và biết nói năng một chút. Nhưng nếu chuyên nghiệp hơn, người ta 
sẽ phải để ý xem cô Y. nên mặc gì, cách nói ra sao, điệu chào, cách bắt tay như thế 
nào cho phù hợp với từng sự kiện... Ngoài ra, một người làm tổ chức sự kiện giỏi 
cũng không thể thiếu những tố chất: năng động, kiên nhẫn, quan hệ tốt, có khả 
năng làm việc theo nhóm, có sức khỏe và sự đam mê. 
Bà Phạm Thanh Hương, Phó GĐ Công ty CP truyền thông Kalei cùng chung quan 
điểm và bổ sung thêm: Một chuyên viên tổ chức sự kiện cần phải có đầu óc tổ chức 
và biết cách xoay xở và ứng phó trong mọi tình huống. Họ cần phải có "cái đầu, 
đôi tay, đôi vai và trái tim". Cái đầu để có thể hoạch định, sắp đặt công việc hiệu 
quả. Có đôi tay sẽ làm được nhiều công việc. Đôi vai để gánh vác áp lực công việc 
và đặc biệt, với trái tim nhiệt tình, bạn mới tận tụy với công việc của mình. 
Tự học từ thực tiễn 
Theo nhận định bà Hoài Thu, hiện nay thị trường dịch vụ này đang nở rộ tuy nhiên 
có khá nhiều công ty hoạt động manh mún và thiếu chuyên nghiệp. Những sự kiện 
lớn hoặc có tính chất quan trọng, khách hàng chỉ tin tưởng giao phó cho những 
công ty chuyên nghiệp có kinh nghiệm tổ chức, có khả năng phân tích hiệu quả của 
event để tiếp cận độc đáo nhất đến khách hàng. Tuy nhiên, nhân sự tốt cho lĩnh vực 
này còn chưa nhiều. Cần thêm thời gian để hoạt động tổ chức sự kiện của các công 
ty event Việt Nam đi vào chiều sâu và chuyên nghiệp hơn. 
Nguyên nhân của tình trạng trên, theo ông Vinh, một phần do lĩnh vực tổ chức sự 
kiện tại Việt Nam hiện nay chưa hề có những trường lớp đào tạo bài bản, chính 
quy mà "học từ những thành bại của mỗi event và từ chính những đòi hỏi của 
khách hàng". 

File đính kèm:

  • pdfto_chuc_su_kien_nghe_can_ky_nang_da_chieu.pdf