Tổ chức không gian công cộng kết hợp với quy hoạch kè bờ sông Sài Gòn

Tên tuổi của các đô thị lớn thường gắn liền với tên một dòng sông chảy qua đô thị đó. Thành phố Hồ Chí Minh có sông Sài Gòn với hơn 300 năm lịch sử gắn liền với sự phồn thịnh về giao thương kinh tế và văn hóa hơn là dòng sông cảnh quan với các không gian nối kết cộng đồng. Trước những yêu cầu phát triển mới, giờ đây chúng ta nhận ra rằng khu vực “mặt tiền” sông (riverfront) có tiềm năng và lợi thế rất lớn, tạo ra cơ hội tăng trưởng cao mà bao lâu nay chúng ta hờ hững quay lưng lại với nó. Tháng 5 năm 2019, lãnh đạo Thành phố có chủ trương rà soát đánh giá lại quy hoạch và phát triển hai bên bờ sông này để có đối sách và chiến lược phát triển phù hợp. Bài tham luận này đóng góp cho Hội thảo Chuyên đề về “Quy hoạch và Phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025” dự kiến tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh vào cuối tháng 8 năm 2019, lưu ý đến việc khai thác các không gian phù hợp đồng thời với việc quy hoạch, xây dựng kè bờ sông

Tổ chức không gian công cộng kết hợp với quy hoạch kè bờ sông Sài Gòn trang 1

Trang 1

Tổ chức không gian công cộng kết hợp với quy hoạch kè bờ sông Sài Gòn trang 2

Trang 2

Tổ chức không gian công cộng kết hợp với quy hoạch kè bờ sông Sài Gòn trang 3

Trang 3

Tổ chức không gian công cộng kết hợp với quy hoạch kè bờ sông Sài Gòn trang 4

Trang 4

Tổ chức không gian công cộng kết hợp với quy hoạch kè bờ sông Sài Gòn trang 5

Trang 5

Tổ chức không gian công cộng kết hợp với quy hoạch kè bờ sông Sài Gòn trang 6

Trang 6

Tổ chức không gian công cộng kết hợp với quy hoạch kè bờ sông Sài Gòn trang 7

Trang 7

Tổ chức không gian công cộng kết hợp với quy hoạch kè bờ sông Sài Gòn trang 8

Trang 8

Tổ chức không gian công cộng kết hợp với quy hoạch kè bờ sông Sài Gòn trang 9

Trang 9

Tổ chức không gian công cộng kết hợp với quy hoạch kè bờ sông Sài Gòn trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 12 trang viethung 5060
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tổ chức không gian công cộng kết hợp với quy hoạch kè bờ sông Sài Gòn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tổ chức không gian công cộng kết hợp với quy hoạch kè bờ sông Sài Gòn

Tổ chức không gian công cộng kết hợp với quy hoạch kè bờ sông Sài Gòn
Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp
để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025
Tóm tắt: 
 Tên tuổi của các đô thị lớn 
thường gắn liền với tên một dòng 
sông chảy qua đô thị đó. Thành 
phố Hồ Chí Minh có sông Sài 
Gòn với hơn 300 năm lịch sử gắn 
liền với sự phồn thịnh về giao 
thương kinh tế và văn hóa hơn là 
dòng sông cảnh quan với các 
không gian nối kết cộng đồng. 
Trước những yêu cầu phát triển 
mới, giờ đây chúng ta nhận ra 
rằng khu vực “mặt tiền” sông 
(riverfront) có tiềm năng và lợi 
thế rất lớn, tạo ra cơ hội tăng 
trưởng cao mà bao lâu nay chúng 
ta hờ hững quay lưng lại với nó. 
Tháng 5 năm 2019, lãnh đạo 
Thành phố có chủ trương rà soát 
đánh giá lại quy hoạch và phát 
triển hai bên bờ sông này để có 
đối sách và chiến lược phát triển 
phù hợp. Bài tham luận này đóng 
góp cho Hội thảo chuyên đề về 
“Quy hoạch và Phát triển kè bờ 
sông Sài Gòn và sông, kênh nội 
thành và các giải pháp để hoàn 
thành cơ bản kè sông Sài Gòn, 
sông và kênh nội thành vào năm 
2025” dự kiến tổ chức tại thành 
phố Hồ Chí Minh vào cuối tháng 
8 năm 2019, lưu ý đến việc khai 
thác các không gian phù hợp 
đồng thời với việc quy hoạch, xây 
dựng kè bờ sông. 
Từ khóa: kè bờ, sông Sài Gòn, 
không gian công cộng. 
TỔ CHỨC 
KHÔNG GIAN CÔNG CỘNG 
KẾT HỢP VỚI QUY HOẠCH 
KÈ BỜ SÔNG SÀI GÒN 
ThS.KTS.Ngô Anh Vũ 
Viện Quy hoạch Xây dựng 
130
Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp
để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025
I. SỰ CẦN THIẾT CỦA QUY HOẠCH KÈ BỜ 
Diện tích thành phố Hồ Chí Minh là 2.095km2, 
trong đó 1.331km2 có cao độ dưới 1,5m, là nơi có 
địa hình thấp chịu tác động trực tiếp từ triều biển 
Đông nên thường xuyên xảy ra tình trạng ngập. 
Các giải pháp chống ngập hiện nay như xây dựng 
các hệ thống cống ngầm lớn ở các khu vực và hệ 
thống bơm kết hợp cải tạo hệ thống thoát nước 
hiện hữu để đưa nước về các hệ thống cống ngầm. 
Những năm qua, thành phố Hồ Chí Minh đã nỗ 
lực triển khai nhiều giải pháp chống ngập, thế 
nhưng đến nay vẫn chưa đạt hiệu quả như mong 
muốn bởi khi xóa được điểm ngập này thì lại xuất 
hiện điểm ngập mới. 
Thành phố Hồ Chí Minh đã nỗ lực triển khai thực 
hiện Quy hoạch tổng thể hệ thống thoát nước đến 
năm 2020 (còn gọi là quy hoạch 752) gồm giải 
pháp xây mới và cải tạo hệ thống thoát nước, xây 
dựng 104 hồ điều tiết; Quy hoạch thủy lợi chống 
ngập úng khu vực TPHCM (còn gọi là quy hoạch 
1547) gồm xây dựng tuyến đê bao khép kín từ 
Bến Súc - Củ Chi đến sông Kinh Lộ - Nhà Bè và 
bao bọc tỉnh Long An với 13 cống kiểm soát triều 
lớn và các hồ điều tiết. Đến nay toàn thành phố 
xây được 4.176km/6.000km cống thoát nước; nạo 
vét, cải tạo 60,3/5.075km kênh rạch (đạt hơn 1%); 
hoàn thành xây dựng 1/10 cống kiểm soát triều; 
xây dựng 64/129km đê bao bờ hữu sông Sài 
Gòn1 mà vẫn chưa giải quyết được bài toán 
chống ngập. Hội đồng nhân dân Thành phố mới 
đây cho rằng cần nhanh chóng điều chỉnh quy 
hoạch chống ngập bởi quy hoạch hiện nay đã quá 
lạc hậu so với tình hình thực tiễn, trong đó có giải 
pháp quy hoạch kè bờ với vai trò là tuyến đê bao 
chống ngập, chống sạt lở cho khu vực ven sông 
Sài Gòn. 
Cuối năm 2018, Sở Quy hoạch - Kiến trúc đã có 
báo cáo kết quả rà soát quy hoạch và quản lý xây 
dựng dọc tuyến sông Sài Gòn. Theo đó, cả tuyến 
sông Sài Gòn có 84 dự án đầu tư xây dựng thì có 
13 chủ đầu tư với 116 lô đất có ảnh hưởng tới 
hành lang bảo vệ sông. Theo quy định, các công 
trình xây dựng của 13 đơn vị nói trên phải có hành 
lang bảo vệ sông, rạch là 50m. Trong số các dự án 
lấn bờ sông Sài Gòn nói trên, có gần một nửa đã 
nhận quyết định cưỡng chế yêu cầu tháo dỡ, 
nhưng đến tháng 4/2019 vẫn có không ít Chủ đầu 
tư vẫn không thực hiện vì các căn biệt thự đã được 
sang tay qua nhiều đời chủ. Tình trạng lấn chiếm 
sông rạch để phát triển dự án nêu trên ngoài công 
1 Số liệu trích từ tài liệu hội thảo “Tìm giải pháp 
chống ngập” tại TP.HCM ngày 5/12/2018 
tác quản lý đô thị “có vấn đề”, phải chăng có một 
phần nguyên nhân từ việc thiếu vắng một đồ án 
quy hoạch hai bờ sông nhằm đảm bảo thống nhất 
về tổ chức và quản lý không gian cảnh quan trên 
toàn bộ tuyến sông? Chúng ta không thể cứ giao 
đất cho doanh nghiệp để họ toàn quyền xây dựng 
mà cần có kịch bản quy hoạch ven sông Sài Gòn. 
Tháng 10 năm 2015, công ty Đại Quang Minh đề 
xuất xây dựng 7,2km bờ kè dọc sông Sài Gòn, 
đoạn bao quanh Khu đô thị mới Thủ Thiêm với 
tổng mức đầu tư khoảng 2.000 tỷ đồng theo hình 
thức BT (xây dựng – chuyển giao), vừa góp phần 
tôn tạo cảnh quan đô thị vừa hạn chế sạt lở và 
nâng cao hiệu quả sử dụng đất phía sau kè. Tháng 
4 năm 2019, Viện Nghiêu cứu phát triển Thành 
phố được giao tổ chức lập Đề án "Nghiên cứu giải 
pháp khai thác tiềm năng lợi thế về tự nhiên, cảnh 
quan và môi trường sông Sài Gòn phục vụ phát 
triển kinh tế - xã hội thành phố”. Nội dung đề án 
cần rà soát hiện trạng sử dụng đất hai bên bờ sông, 
xác định những khu vực do nhà nước quản lý, đất 
của người dân đang sử dụng để lên phương án 
khai thác hợp lý; đề xuất các giải pháp thu hút các 
nguồn lực đầu tư tham gia để tạo nguồn lực thực 
hiện quy hoạch, đẩy nhanh tiến độ thực hiện việc 
tổ chức, tạo lập không gian cảnh quan bờ sông 
đảm bảo mỹ quan, hiệu quả và bền vững. Điều đó 
cho thấy, giữa nhu cầu thực tiễn đầu tư với mong 
muốn quản lý của nhà nước đã có những điểm 
chung, có thể kết hợp để hình thành các dự án 
bằng hình thức hợp tác công tư PPP, thực thi 
chính sách xã hội hóa góp phần thực hiện thắng 
lợi công cuộc cải tạo bộ mặt đô thị ven sông. Khởi 
đầu cũng phải xuất phát từ công tác quy hoạch. 
Như vậy, từ những yêu cầu trên thành phố Hồ Chí 
Minh cần phải lập quy hoạch kè bờ sông, kênh nội 
thành để vừa kiểm soát tình trạng nước biển dâng 
xâm lấn, sạt lở và ô nhiễm, ngập úng; vừa có giải 
pháp tổ chức không g ... ên ven sông. Được xây dựng dựa 
trên sự đồng thuận mạnh mẽ của công chúng, quy 
hoạch tổng thể công viên ven sông Vũ Hán 
Yangtze đã tạo ra một bờ sông mang tính xã hội 
và có ý nghĩa sinh thái với bản sắc văn hóa mạnh 
mẽ bao trùm triết lý độc đáo của Vũ Hán có 
nguồn gốc từ nhiều thế kỷ nay. 
Triết lý thiết kế của Sasaki trong dự án này đã 
được áp dụng tương tự như đề xuất dự án khu 
45ha cảng Sài Gòn vào năm 2018 bằng thủ pháp 
tái lập hình ảnh sầm uất của các hoạt động bốc dỡ 
hàng hóa trên bến cảng cũ thông qua việc bảo tồn 
các cần cẩu tháp và nhà kho tiền chế cỡ lớn. Kè 
sông được thay đổi dưới nhiều hình thức khác 
nhau (kè mềm, kè cứng, kè kết hợp) để tạo ra các 
không gian công cộng xuất sắc cùng với các dịch 
vụ giải trí, văn hóa sống động, thu hút. Chúng ta 
có thể vận dụng ý tưởng này đối với dòng sông 
Sài Gòn: chia thành nhiều phân đoạn để có giải 
pháp thiết kế cảnh quan khác nhau, mang đặc 
trưng riêng của phân đoạn đó. 
135
Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp
để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025
3.3 Dự án Kè sông ở thành phố HangZhou (Hàn Châu), Trung Quốc [3]: 
Làng thể thao Châu Á – Asiad 2022 nằm 
dọc theo bờ biển phía Đông sông Hàng Châu 
Qiantang, gần khu trung tâm thành phố Qianjiang 
Century. Quy hoạch bao gồm 296ha, cách Trung 
tâm Thể thao Olympic Hàng Châu (khu vực sân 
vận động chính của Asian Games) 3km. Làng vận 
động viên sẽ chứa tất cả những gì liên quan đến 
Đại hội thể thao Châu Á; từ các vận động viên 
biểu diễn, đến các trọng tài và nhân viên truyền 
thông. Mục đích trong tương lai là kết hợp ngôi 
làng vào Khu thương mại trung tâm Hàng Châu 
Hàng Châu bằng cách tạo không gian thương mại 
cho các doanh nghiệp và bán lẻ. Dân số quy hoạch 
khoảng 60.000 người. 
136
Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp
để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025
Một vành đai xanh 55ha dọc theo đường sắt 
Zhegang và công viên Bờ sông Qiantang 30ha. 
Quy hoạch của khu vực này gần với sân vận động 
chính cho Đại hội thể thao Châu Á. Lấy cảm hứng 
từ khu phố cổ Hàng Châu, bờ sông sẽ bao quanh 
công viên nước. Trục xanh này sẽ khuyến khích 
hoạt động tích cực trong làng thể thao. Kênh nước 
mới là trục chính liên kết tất cả các hoạt động và 
chức năng chính. Chức năng sau Asian Games 
2022 của nó là một khu giải trí chính cho cư dân 
của thành phố Hàng Châu. Kè sông sẽ cung cấp 
cho khu Water Town không khí sạch và dòng 
nước trong. 
Trung tâm giáo dục, canh tác đô thị, hệ 
thống thanh lọc môi trường là những công trình hỗ 
trợ cho giáo dục và nghiên cứu về sinh thái. Quy 
hoạch khu thương mại đối với khu vui chơi Châu 
Á dọc theo kênh cho phép người dân và du khách 
có cơ hội gặp nhau. Khu thương mại khác nằm ở 
bờ phía Nam của công viên nước. Phố Hàng Châu 
Riverbank có khu giải trí và mua sắm, giải trí, ẩm 
thực 15.000m2 ở trong nhà. Dọc trục thương mại 
được xen vào các sân trong và một số chỗ ngồi, 
chỗ nằm trên bờ sông và trên mái nhà. Các du 
khách có thể tiếp cận khu thương mại từ đường 
phố hoặc từ lối đi dạo bên sông. 
Dự án này đã xây dựng nhiều công trình 
thấp tầng ven sông ra đến sát mép nước, điều mà 
tại thành phố Hồ Chí Minh chúng ta vẫn còn “e 
dè” bởi hành lang cách ly bờ sông. Chúng ta chưa 
mạnh dạn khuyến khích xây dựng các công trình 
phục vụ cho mục đích công cộng trong hàng lang 
ven sông, thậm chí có kinh doanh như nhà hàng, 
quán cà phê, cửa hàng bán lẻ, showroom trưng 
bày, nhà vệ sinh công cộng mà điều đó đã làm 
giảm đi sự tiện nghi cho du khách. 
137
Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp
để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025
IV. GỢI Ý QUY HOẠCH KHÔNG GIAN CÔNG CỘNG VEN SÔNG SÀI GÒN 
Với khoảng cách 100÷ 200m tính từ mép 
bờ cao trở vào trong, dọc theo chiều dài khoảng 
80km, nếu lập quy hoạch hai bên bờ sông Sài Gòn 
thì diện tích cần khoảng 3.100ha ÷ 5.000ha, trong 
đó diện tích mặt sông khoảng 2.000ha. Như vậy 
diện tích phần đất thuộc hai bên kè sông tương 
đương với diện tích của quận Tân Phú hoặc quận 
7, đảm bảo đủ để quy hoạch bất kỳ một chức năng 
sử dụng nào. Nếu tỷ lệ diện tích dành cho công 
viên cây xanh khoảng 60% quỹ đất trên thì thành 
phố có thêm 1.800ha÷3.000ha, tương ứng với chỉ 
tiêu cây xanh 0,6÷1,8m2/người (tính với quy mô 
dân số khoảng 10 triệu dân), cao hơn chỉ tiêu đất 
công viên cây xanh của nhóm ở theo quy chuẩn 
xây dựng QCVN 01:2008 và cao hơn gấp 
1,22÷3,67 lần so với chỉ tiêu cây xanh thực tế hiện 
nay của thành phố (0,49m2/ng). 
Với diện tích còn lại dành khoảng 20% cho 
giao thông và 20% cho các dịch vụ, không gian 
mở công cộng, chúng ta sẽ có 220ha÷600ha để 
xây dựng các công trình bảo tàng, khu ẩm thực, 
câu lạc bộ, sân TDTT, khu vui chơi trẻ em, nhà 
văn hóa, cửa hàng bán lẻ, triển lãm ngoài trời, 
trung tâm du khách, biểu diễn, sinh hoạt lễ hội, 
đó là chưa kể các không gian ngầm dưới kè bờ 
sông có thể tận dụng cho các công trình hạ tầng kỹ 
thuật, vui chơi giải trí sôi động (bar, karaoke, beer 
club..) và đậu xe. 
Chúng ta có thể chia sông Sài Gòn thành 
các phân đoạn khác nhau như sau: 
- Đoạn 1 là từ ranh giới phía Bắc TP.HCM đi qua 
huyện Củ Chi, huyện Hóc Môn, quận 12 và một 
phần quận Bình Thạnh (ở phía bờ Tây), một phần 
quận Thủ Đức (phía bờ Đông) đến cầu Bình Triệu 
(dài khoảng 60 km). Đoạn 1 được chia làm hai 
đoạn nhỏ. 
+ Đoạn 1a: Từ ranh giới phía Bắc thành 
phố thuộc địa bàn huyện Củ Chi đến cầu Bình 
Phước trên Quốc lộ 1 thuộc địa bàn quận 12 (dài 
khoảng 54 km), chỉ có một bên bờ thuộc 
TP.HCM. Không gian dọc bờ sông rộng khoảng 
30m sẽ quy hoạch chức năng cây xanh, đường 
giao thông và các công trình hạ tầng kỹ thuật. 
Năm 2012 Viện Quy hoạch Xây dựng đã lập 10 
quy hoạch phân khu với diện tích tổng cộng 
4.793ha đến kênh Xáng (Củ Chi) định hướng phát 
triển khu vực bên trong kè sông với chức năng 
khu nông nghiệp kết hợp du lịch sinh thái và dân 
cư nhà vườn, hiện đang tiến hành mời gọi đầu tư, 
phát triển du lịch đường sông. Khuyến khích sử 
dụng kè mềm kết hợp kiến tạo cảnh quan sinh thái 
khác biệt: từ đình Bến Dược đến gần Nghĩa trang 
Liệt sĩ huyện Củ Chi có cảnh quan tự nhiên với 
những cánh đồng rộng lớn; tiếp theo đến bến đò 
Cá Lăng có cảnh quan vườn cây ăn trái và điểm 
du lịch cộng đồng; từ bến đò Cá Lăng đến cầu Phú 
Cường mang sắc thái du lịch nghỉ dưỡng, cao cấp; 
từ cầu Phú Cường đến kênh Xáng gợi hình ảnh 
khu dân cư nông thôn kết hợp du lịch làng nghề 
[4]. 
+ Đoạn 1b: Từ cầu Bình Phước trên Quốc 
lộ 1 đến cầu Bình Triệu trên Quốc lộ 13, đi qua 
quận 12, quận Bình Thạnh ở bờ phía Tây và quận 
Thủ Đức (dài khoảng 6 km). Đây là khu vực đã và 
đang trong quá trình đô thị hóa nhanh, có nhiều dự 
án đầu tư xây dựng nhà ở. Trên không gian dọc bờ 
sông rộng khoảng 30m, quy hoạch chức năng cây 
xanh, đường giao thông và các công trình hạ tầng 
kỹ thuật. Định hướng quy hoạch các khu vực tiếp 
giáp với hành lang bảo vệ bờ sông chủ yếu là khu 
dân cư. Có thể tổ chức kết nối dải cây xanh ven 
sông với các công viên khu ở phía trong để lôi kéo 
người dân ra bờ sông. Xây dựng kết hợp kè cứng 
(đối với khu dân cư) và kè mềm (đối với khu công 
viên). 
- Đoạn 2 là từ cầu Bình Triệu đến cầu Tân Thuận, 
đi qua quận Bình Thạnh, quận 1, quận 4 ở bờ phía 
Tây và một phần quận Thủ Đức, quận 2 ở bờ phía 
Đông (dài khoảng 15 km). Không gian dọc bờ 
sông rộng khoảng 50m sẽ quy hoạch chức năng 
cây xanh, đường giao thông, các công trình hạ 
tầng kỹ thuật và không gian văn hóa, ẩm thực. 
Khuyến khích xây dựng kè cứng chủ đạo kết hợp 
mở rộng thêm không gian bên trong để tăng 
không gian cho các hoạt động công cộng và nên 
tái hiện hình ảnh lịch sử của Sài Gòn xưa. 
138
Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp
để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025
139
Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp
để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025
- Đoạn 3 là từ cầu Tân Thuận đến hết sông Sài 
Gòn tại khu vực mũi Đèn Đỏ, quận 7 ở bờ phía 
Tây và quận 2 ở bờ phía Đông (dài khoảng 6 km). 
Khu vực này đã hình thành một số đoạn đường 
giao thông ven sông theo quy hoạch nhưng chưa 
tạo thành tuyến giao thông kết nối thông suốt. 
Không gian dọc bờ sông rộng khoảng 50m sẽ quy 
hoạch chức năng cây xanh, đường giao thông và 
các công trình hạ tầng kỹ thuật. Định hướng quy 
hoạch các khu vực tiếp giáp với hành lang bảo vệ 
bờ sông là khu dân cư, công nghiệp, kho bãi hàng 
hóa gắn với cảng sông và khu công viên văn hóa 
giải trí tại khu vực mũi Đèn Đỏ. Xây dựng kè 
cứng kết hợp với giải pháp phủ cây xanh để tạo 
cảnh quan nhân tạo. 
Cần lưu ý một số điểm sau đây khi thiết kế, quy 
hoạch: 
- Luôn luôn hình dung không gian bờ sông được 
ưu tiên dành cho cộng đồng với các không gian 
công cộng nối tiếp nhau trong bán kính đi bộ và 
xe đạp để có giải pháp thiết kế phù hợp. Các công 
trình ven sông được xây dựng với mục đích tôn 
tạo, bổ sung dịch vụ, chức năng sử dụng cho du 
khách đến thưởng ngoạn bờ sông. 
- Xây dựng được các đặc trưng riêng của từng khu 
vực bờ sông khác nhau dựa trên việc tìm kiếm các 
giá trị lịch sử lâu đời, văn hóa lối sống của cư dân 
địa phương. 
- Phát triển được tối thiểu mười (10) điểm đến có 
giá trị, thu hút được người dân đến xem, đủ cho 
một hành trình trải nghiệm đối với mỗi phân đoạn. 
- Đảm bảo an ninh, an toàn và tạo sự thoải mái 
cho mọi người đến sinh hoạt, vui chơi tại khu vực 
ven sông 
- Tối đa hóa khả năng tiếp cận: trên bến dưới 
thuyền. Tiếp cận cũng có nghĩa là mọi người thực 
sự có thể tương tác với nước theo nhiều cách: từ 
bơi lội và câu cá, đến đi dã ngoại và cho vịt ăn. 
Nếu không thể thực sự nhúng tay vào nước, cũng 
nên tổ chức để họ có thể tiếp cận vào một loại 
nước khác gần đó (như đài phun nước, khu vui 
chơi dưới nước hoặc bể bơi nổi bên cạnh bờ). 
- Khai thác cân bằng giữa nhu cầu của con người 
với môi trường. Các nhà sinh vật học ngày nay 
thúc đẩy việc phục hồi các bờ sông tự nhiên, ưu 
tiên việc thay thế các bờ taluy cứng (bê tông) bằng 
các bờ mềm (thảm thực vật tự nhiên) để hạn chế 
can thiệp thô bạo vào thiên nhiên, giúp cải thiện 
chất lượng nước và hồi sinh môi trường sống của 
cá và động vật hoang dã. Nhưng để tạo điều kiện 
cho sự phục hồi tự nhiên này chúng ta cũng không 
nên hạn chế việc sử dụng của con người bằng 
cách bố trí các lối đi bộ kiểu cầu cạn được thiết kế 
bằng loại cây chịu được nước và tác động của thời 
tiết ngoài trời. 
- Khi lập kế hoạch phát triển bờ sông, hãy dẫn dắt 
suy nghĩ bằng hàng loại các nguyên tắc sau: tạo 
đặc trưng cho mặt tiền sông; tái hiện lịch sử dòng 
sông (nếu có); kích hoạt bờ sông bằng cách bổ 
sung các tiện nghi và dịch vụ tiện ích; không hạn 
chế việc kết nối với bờ sông; tổ chức các hoạt 
động lấy nước làm trung tâm; cố gắng “kéo” liền 
mạch không gian bờ sông với các khu vực phía 
trong, vào các khu phố; đảm bảo an ninh, an toàn, 
ngăn ngừa ngập lụt và kết hợp với việc cải thiện 
môi trường; sử dụng vật liệu xây dựng thân thiện 
môi trường và có độ bền cao, kết hợp với trang 
thiết bị hiện đại để có thể kéo dài tuổi thọ, tiết 
kiệm chi phí duy tu, bảo trì..v..v.. 
140
Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp
để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025
IV. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 
Giá trị lịch sử xa xưa về giao thương phát 
triển kinh tế của dòng sông Sài Gòn không những 
không thay đổi mà còn được nâng cao hơn trong 
thời đại ngày nay, khi chúng ta đã nhận ra và 
không quay lưng lại với bờ sông như trước kia. 
Cùng với giải quyết bài toán về chống ngập úng 
và thoát nước cho thành phố, quy hoạch kè bờ 
sông Sài Gòn nói riêng và kênh rạch nội thành nói 
chung còn phải kết hợp tổ chức không gian công 
cộng sau bờ kè có kiến trúc cảnh quan hấp dẫn để 
thu hút người dân đến sinh hoạt, vui chơi. Muốn 
vậy, tôi kiến nghị Thành phố xem xét các công 
việc sau: 
- Rà soát, đánh giá tình trạng quy hoạch, sử dụng 
khai thác hai bờ sông Sài Gòn, trong phạm vi 
100÷200m tính từ mép bờ cao vào phía trong, chú 
ý những trường hợp xây dựng sai phép lấn chiếm 
sông rạch, khu vực có nguy cơ sạt lở, ô nhiễm và 
những quỹ đất trống có thể hình thành các không 
gian công cộng cho đô thị; 
- Tổ chức lập quy hoạch kè bờ ven sông Sài Gòn 
với từng phân đoạn khác nhau nhằm tôn tạo đặc 
trưng riêng, đề xuất các chức năng sử dụng phù 
hợp với đặc điểm, điều kiện tự nhiên – xã hội của 
khu vực đó trên tinh thần khai thác có hiệu quả 
quỹ đất trống ven sông tạo điều kiện thuận lợi cho 
phát triển du lịch. Về lâu dài, cần lập quy hoạch 
khu vực ven sông cho toàn bộ sông, kênh chính 
thuộc khu vực nội thành; 
- Đề xuất nguyên tắc và cơ chế - chính sách 
khuyến khích mời gọi đầu tư để thu hút nhiều 
nguồn vốn xã hội hóa, phân kỳ cụ thể để thực thi 
sau khi quy hoạch được duyệt, phấn đấu đến năm 
2025 cơ bản hoàn thành; 
- Vận động người dân, doanh nghiệp tuân thủ 
hành lang bảo vệ bờ sông theo quy định, có hình 
thức xử phạt nghiêm các trường hợp cố tình lấn 
chiếm bờ sông sử dụng sai mục đích, sở hữu riêng 
đi ngược lại lợi ích cộng đồng./. 
Tài liệu tham khảo 
[1] – Rory Stott, Project Meganom, Arch Daily 
magazine, December 11, 2014 
[2] – Sasaki, Project Wuhan Yangtze Riverfront 
Park, 2018 
[3] – AdricAarchitektur, Hangzhou riverbank 
leisure and shopping promenade, The Plan 
magazine, 2019 
[4] – Ngô Anh Vũ, Trích đồ án Quy hoạch 10 
phân khu ven sông Sài Gòn, 2013 
[5] - Khang Minh. Phỏng vấn KTS Nguyễn 
Trọng Huấn. (Ashui 14/8/2010). 
[6] - Minh Huy. Quy hoạch bờ sông Sài Gòn 
phải đảm bảo cảnh quan (Báo SGGP ngày 
8/10/2018) 
141

File đính kèm:

  • pdfto_chuc_khong_gian_cong_cong_ket_hop_voi_quy_hoach_ke_bo_son.pdf