Thực trạng và yêu cầu xây dựng chương trình đào tạo chuyên ngành quy hoạch đô thị và nông thôn hiện nay

Đất nước trên đường đổi mới phát triển, nền kinh tế xã hội nước ta tăng trưởng với

tốc độ cao, bộ mặt đô thị và nông thôn Việt Nam đang thay đổi nhanh chóng. Tốc

độ đô thị hoá nhanh dẫn đến chất lượng đô thị khó kiểm soát và có nhiều vấn đề

xấu xảy ra. Một trong các nguyên nhân có thể kể đến là công tác quy hoạch đô thị

đang bộ lộ nhiều bất cập, để khắc phục được các nhược điểm về nội dung cũng như

phương pháp lập quy hoạch, cần rất nhiều giải pháp đổi mới đồng bộ; hệ thống

luật pháp, cơ chế, chính sách quản lý, đến nội dung, phương pháp và nhân lực lập

quy hoạch, mới đáp ứng được nhu cầu xã hội. Trong một chuỗi các nhiệm vụ

đó, việc đổi mới đào tạo nhân lực lập quy hoạch đô thị - nông thôn đang được các

trường đại học quan tâm. Nội dung & phương pháp đào tạo thường xuyên được các

trường Đại học cải tiến bổ sung cập nhật, tuy nhiên việc cải tiến chương trình đào

tạo trong các năm vừa qua mói nhằm giải quyết các vấn đề cấp bách trước mắt,

chưa thực sự đồng bộ, tổng hợp mang tính bền vững lâu dài. Vì vậy, Bộ Xây Dựng

đã cho điều tra, đánh giá lại toàn bộ thực trạng chương trình đào tạo Kiến trúc sư

Quy hoạch một cách khách quan, tổng hợp và hệ thống, nhằm rút ra những vấn đề

hạn chế của chương trình, làm cơ sở để đề xuất cải tiến và đổi mới sau này

Thực trạng và yêu cầu xây dựng chương trình đào tạo chuyên ngành quy hoạch đô thị và nông thôn hiện nay trang 1

Trang 1

Thực trạng và yêu cầu xây dựng chương trình đào tạo chuyên ngành quy hoạch đô thị và nông thôn hiện nay trang 2

Trang 2

Thực trạng và yêu cầu xây dựng chương trình đào tạo chuyên ngành quy hoạch đô thị và nông thôn hiện nay trang 3

Trang 3

Thực trạng và yêu cầu xây dựng chương trình đào tạo chuyên ngành quy hoạch đô thị và nông thôn hiện nay trang 4

Trang 4

Thực trạng và yêu cầu xây dựng chương trình đào tạo chuyên ngành quy hoạch đô thị và nông thôn hiện nay trang 5

Trang 5

pdf 5 trang viethung 3620
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng và yêu cầu xây dựng chương trình đào tạo chuyên ngành quy hoạch đô thị và nông thôn hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng và yêu cầu xây dựng chương trình đào tạo chuyên ngành quy hoạch đô thị và nông thôn hiện nay

Thực trạng và yêu cầu xây dựng chương trình đào tạo chuyên ngành quy hoạch đô thị và nông thôn hiện nay
54 T„P CHŠ KHOA H“C KI¦N TR”C - XŸY D¼NG
KHOA H“C & C«NG NGHª
Thực trạng và yêu cầu xây dựng chương trình đào tạo 
chuyên ngành quy hoạch đô thị và nông thôn hiện nay
Current situation and requirements for building a training curriculum of urban and rural planning
Nguyễn Xuân Hinh, Lê Xuân Hùng
Tóm tắt
Đất nước trên đường đổi mới phát triển, nền kinh tế xã hội nước ta tăng trưởng với 
tốc độ cao, bộ mặt đô thị và nông thôn Việt Nam đang thay đổi nhanh chóng. Tốc 
độ đô thị hoá nhanh dẫn đến chất lượng đô thị khó kiểm soát và có nhiều vấn đề 
xấu xảy ra. Một trong các nguyên nhân có thể kể đến là công tác quy hoạch đô thị 
đang bộ lộ nhiều bất cập, để khắc phục được các nhược điểm về nội dung cũng như 
phương pháp lập quy hoạch, cần rất nhiều giải pháp đổi mới đồng bộ; hệ thống 
luật pháp, cơ chế, chính sách quản lý, đến nội dung, phương pháp và nhân lực lập 
quy hoạch, mới đáp ứng được nhu cầu xã hội. Trong một chuỗi các nhiệm vụ 
đó, việc đổi mới đào tạo nhân lực lập quy hoạch đô thị - nông thôn đang được các 
trường đại học quan tâm. Nội dung & phương pháp đào tạo thường xuyên được các 
trường Đại học cải tiến bổ sung cập nhật, tuy nhiên việc cải tiến chương trình đào 
tạo trong các năm vừa qua mói nhằm giải quyết các vấn đề cấp bách trước mắt, 
chưa thực sự đồng bộ, tổng hợp mang tính bền vững lâu dài. Vì vậy, Bộ Xây Dựng 
đã cho điều tra, đánh giá lại toàn bộ thực trạng chương trình đào tạo Kiến trúc sư 
Quy hoạch một cách khách quan, tổng hợp và hệ thống, nhằm rút ra những vấn đề 
hạn chế của chương trình, làm cơ sở để đề xuất cải tiến và đổi mới sau này.
Từ khóa: Quy hoạch vùng và đô thị, chương trình đào tạo, chất lượng đào tạo
Abstract
The country is on the way of development, our country’s economy is growing at a rapid pace, 
the face of Vietnam’s urban and rural areas is rapidly changing. Rapid urbanization leads 
to poor urban quality and many bad things happen. One of the reasons can be mentioned 
that urban planning is facing many shortcomings, to overcome the weaknesses in content 
as well as planning methods, need to synchronize many innovative solutions; regulation 
system, mechanism, management policy, contents, methodology and human resources for 
planning...to meet the needs of society. In a series of these tasks, the renovation in training of 
human resources for urban-rural planning is being taken up by universities. Regular training 
contents and methods have been updated by the universities. However, the improvement 
of training programs during the last few years is aimed at resolving urgent and immediate 
problems. Synchronous, synthesized long-term sustainability. Therefore, the Ministry of 
Construction has investigated and re-evaluated the overall status of the Planning architect 
training program in an objective, in an integrated and systematic manner in order to draw 
out the program’s limitations, as a basis to propose improvements and innovations later.
Key words: Urban and rural planning, trainning programe, trainning quiality
TS. Nguyễn Xuân Hinh
Bộ môn Quy hoạch Vùng, Khoa Quy hoạch Đô thị và Nông thôn 
Email: Nguyenxuanhinh.hau@gmail.com 
ĐT: 0913.20.33.07
TS. Lê Xuân Hùng
Bộ môn Quy hoạch nông thôn, Khoa Quy hoạch Đô thị và Nông thôn 
Email: Hung.lexuan.PhD.arch.UD.HAU@gmail.com 
ĐT: 0936.80.08.09
Ngày nhận bài: 30/05/2017 
Ngày sửa bài: 09/06/2017 
Ngày duyệt đăng: 22/10/2019
 1. Thực trạng chương trình đào tạo kiến trúc 
sư quy hoạch đô thị & nông thôn 
Thực tế đào tạo Kiến trúc sư Quy hoạch hiện 
nay chỉ chủ yếu tập trung tại một số trường Đại 
học công lập có bề dày đào tạo và có đội ngũ 
chuyên gia đầu ngành. Hiện nay chỉ có Trường 
đại học Kiến trúc Hà Nội và Trường đại học Kiến 
trúc thành phố Hồ Chí Minh có khoa Quy hoạch 
đô thị và nông thôn, là khoa chuyên ngành đào 
tạo Kiến trúc sư quy hoạch đô thị - nông thôn, 
kiến trúc cảnh quan & thiết kế đô thị. Các trường 
đại học khác có đào tạo Kiến trúc sư công trình 
và quy hoạch (gộp), hầu hết không có chuyên 
ngành riêng về Quy hoạch, mà chỉ cập nhật một 
số môn học về quy hoạch vào giảng dạy cho sinh 
viên. Thực tế này đã và đang đặt ra câu hỏi về 
tính chuyên ngành Quy hoạch đô thị trong đào 
tạo Kiến trúc sư hiện nay, liệu có cần đào tạo 
Kiến trúc sư có kiến thức tổng hợp hay cần phải 
đào tạo theo chuyên ngành sâu ? 
1.1. Cấu trúc chương trình đào tạo.
Với các trường có chương trình đào tạo riêng 
về chuyên ngành Quy hoạch: Trường Đại học 
Kiến trúc Hà Nội, Trường Đại học Xây dựng & 
Trường Đại học Kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh 
- Được đánh giá như sau: 
- Phù hợp với Luật Xây dựng, Luật quy hoạch 
đô thị, trong công tác Quy hoạch xây dựng.
-Phù hợp với đặc thù tại Việt Nam trong công 
tác Quy hoạch xây dựng.
-Chú trọng vào trang bị kĩ năng vẽ, thể hiện đồ 
án, chịu ảnh hưởng của xu hướng đào tạo Kiến 
trúc sư Công trình. 
-Còn tồn tại “khoảng trống” về đào tạo KTS 
có tư duy phân tích và triển khai lập Quy hoạch 
chiến lược phát triển thành phố (đô thị).
Với các trường có đưa vào giảng dạy một số 
học phần về Quy hoạch: Nhóm này chủ yếu là 
các trường Dân lập với chương trình được xây 
dựng nhằm đào tạo Kiến trúc sư có kiến thức 
tổng hợp về Kiến trúc, Nội thất và Quy hoạch - 
Một số đặc điểm chính:
 - Chương trình chỉ trang bị những kiến thức 
sơ bộ về Quy hoạch đô thị. Bản chất mục đích 
đào tạo của các cơ sở này là đào tạo KTS công 
trình phù hợp với khả năng tiếp nhận công việc 
sau khi ra trường, do vậy kiến thức về Quy hoạch 
thường được cho là vĩ mô, ít ứng dụng thực tiễn.
- Các kiến thức về Quy hoạch có tổng hợp 
theo các Luật Xây dựng, Luật quy hoạch đô thị 
nhưng vẫn chịu ảnh hưởng bởi tư duy chủ quan, 
55 S¬ 36 - 2019
hoặc chịu chi phối từ các chương trình hợp tác quốc tế dẫn 
tới nội dung học phần được giản lược và rút gọn, tích hợp 
nhiều kiến thức trong một học phần.
- Các kĩ năng về thực hiện đồ án Quy hoạch được trang 
bị ít, hầu như không có khả năng thực hành nghề  ... ộc lộ nhiều bất cập đáng lo 
ngại. Cụ thể là số lượng các đô thị tăng lên nhanh chóng và 
sự gia tăng dân số đô thị thiếu kiểm soát với hệ thống kết cấu 
hạ tầng kỹ thuật đô thị yếu kém. Đô thị hóa các làng truyền 
thống đe dọa nghiêm trọng đến quỹ di sản kiến trúc dân gian 
quý giá. Mất đất sản xuất nông nghiệp dẫn đến nguy cơ mất 
an ninh lương thực cho các khu vực đô thị, thất nghiệp và đói 
nghèo ở nông thôn.
- Về quy hoạch, trên thực tế các địa phương chưa quản 
lý được việc mở rộng quá mức không gian đô thị, mâu thuẫn 
giữa quy mô và chất lượng đô thị, giữa bảo tồn và phát triển 
đảm bảo đô thị phát triển bền vững liên tục xẩy ra. Hiện 
tượng các đô thị được nâng cấp khi còn thiếu các điều kiện 
theo tiêu chuẩn phân loại đô thị còn phổ biến, xu thế phát 
triển từ tỉnh lên thành phố trực thuộc Trung ương đang như 
là một hội chứng trong phát triển đô thị ở nước ta. Việc lập 
các quy hoạch chi tiết, quy hoạch cải tạo, chỉnh trang đô thị- 
nông thôn còn tràn lan, chưa có kế hoạch nên nảy sinh hiện 
tượng “quy hoạch treo” và khắp nơi đều có công trường xây 
dựng ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân và việc vận 
hành của đô thị.
- Quản lý đô thị- nông thôn ở nước ta vẫn còn bị ảnh 
hưởng của cơ chế bao cấp, chủ yếu dựa vào các nguyên tắc 
định sẵn, thiếu linh hoạt theo hướng thị trường, thiếu cách 
tiếp cận quy hoạch đa ngành, tình trạng chồng chéo trong 
quản lý phổ biến trong nhiều lĩnh vực. Ví dụ về tổ chức quản 
lý đất đô thị, bao gồm: quản lý địa giới hành chính và hồ sơ 
địa chính; lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; giao đất, cho 
thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; thu hồi đất; quản lý 
tài chính đất đai và giá đất đang được nhiều bộ ở cấp Trung 
ương quản lý, như Bộ Tài nguyên và Môi trường (quản lý tài 
nguyên đất đai và định giá đất); Bộ Quốc phòng và Bộ Công 
57 S¬ 36 - 2019
an (quản lý đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh); 
Bộ Xây dựng (quản lý quy hoạch và sử dụng đất đô thị; phát 
triển và quản lý kết cấu hạ tầng đô thị; quản lý thị trường 
bất động sản); Bộ Tài chính (quản lý tài chính về đất đai và 
đền bù thiệt hại khi thu hồi đất). Ngoài ra, Bộ Nông nghiệp 
và Phát triển nông thôn quản lý phần đất nông nghiệp trong 
phạm vi đô thị.
- Vấn đề thị trường bất động sản đô thị : Công tác quản lý 
thực hiện quy hoạch chưa có sự chú ý đúng mức cần thiết, 
chính quyền các đô thị và các nhà hoạch định chính sách chỉ 
quan tâm chủ yếu đến khâu lập, thẩm định và phê duyệt đồ 
án quy hoạch. Do đó, luôn luôn tồn tại sự cách biệt khá lớn 
giữa quy hoạch và thực tiễn phát triển của đô thị, hay nói 
cách khác là quy hoạch không còn chức năng kiểm soát quá 
trình phát triển của đô thị.
3. Yêu cầu đối mới chương trình đào tạo chuyên ngành 
quy hoạch đô thị
Từ thực tiễn quá trình đô thị hóa và từ định hướng tổng 
thể phát triển đô thị Việt Nam trong giai đoạn tới đang đặt ra 
đòi hỏi QHXD phải đáp ứng đa mục tiêu của phát triển KT-XH 
cũng như năng lực chuyên sâu của một số chuyên ngành: 
Nguồn lực chủ yếu hay chủ thể để thực hiện yêu cầu này là 
các KTS Quy hoạch và Kỹ sư Quản lý đô thị. 
Đồ án quy hoạch là một công trình khoa học tổng hợp 
của kỹ thuật, kinh tế, xã hội và mỹ thuật. Các đồ án không 
những tạo dựng ra một không gian chức năng tiện nghi, an 
toàn, đẹp mà còn phải phù hợp với kinh tế, văn hóa và môi 
trường. Người làm quy hoạch không những cần kiến thức 
của một Kiến trúc sư mà còn cần trang bị thêm kiến thức về 
Địa lý - kinh tế - văn hóa - xã hội & môi trường sinh thái. Các 
đồ án sau khi được phê duyệt trở thành các căn cứ pháp lý 
để triển khai các dự án tiếp theo. Công tác thực thi quy hoạch 
đòi hỏi có sự hỗ trợ và gắn kết đắc lực của khoa học quản 
lý đô thị. 
Qua từng bước phát triển ngành quy hoạch đô thị- nông 
thôn đòi hỏi sinh viên bắt đầu từ trực quan sinh động đến tư 
duy trừu tượng. Từ tổ chức xắp xếp những khu nhà sao cho 
tiện dụng, đảm bảo kỹ thuật và đẹp về thẩm mỹ đến phải 
đáp ứng các yêu cầu tính khả thi về kinh tế, phải am hiểu văn 
hóa, lịch sử, đặc trưng của một vùng miền, phải thỏa mãn 
các điều kiện về sinh thái môi trường,hạ tầng kỹ thuật
Việt Nam hiện đang trong thời gian chuyển đổi mạnh mẽ 
cơ cấu kinh tế kéo theo sự thay đổi về mọi mặt trong đó có cả 
công tác quy hoạch xây dựng. Sự chuyển đổi từ quy hoạch 
đơn ngành thành tích hợp quy hoạch đa ngành. Hình thành 
một số phương pháp và nội dung quy hoạch mới: quy hoạch 
chiến lược phát triển đô thị (CDS), quy hoạch với sự tham gia 
của cộng đồng Có sự thay đổi về nội dung và thứ tự của 
Quy hoạch đô thị trong hệ thống quy hoạch Kinh tế xã hội.
Định hướng xây dựng Chương trình đào tạo Quy hoạch 
đô thị và nông thôn trong trường đại học cần phải nghiên cứu 
đáp ứng nhu cầu thực tiễn của xã hội và đáp ứng môi trường 
hội nhập quốc tế. Đó là:
Đào tạo trên cơ sở văn hóa Việt Nam: Trong thời kỳ hội 
nhập, đào tạo đại học nhất là về quy hoạch và quản lý đô thị 
đòi hỏi phải chú trọng yếu tố văn hoá, chú trọng các giá trị địa 
phương, truyền thống để tạo dựng các không gian đô thị và 
nông thôn Việt Nam vừa hiện đại vừa có bản sắc. Bản sắc 
địa phương ngày càng có vai trò quan trọng với tư cách vừa 
là mục tiêu vừa là nguồn nội lực phát triển của mỗi một quốc 
gia trong quá trình hội nhập với thế giới.
Đào tạo phải gắn với phát triển công nghệ thông tin: Công 
nghệ thông tin là nền tảng thúc đẩy nhiều quốc gia chậm phát 
triển trong đó có Việt Nam vươn lên. Công nghệ thông tin là 
nền tảng cho cuộc sống sinh hoạt và hoạt động hành chính 
của đô thị. Kiến thức khoa học, kỹ thuật và công nghệ tiên 
tiến tạo điều kiện sáng tạo không gian theo hướng hiện đại 
và cũng như khả năng thực hiện những ý tưởng sáng tạo đó. 
Rèn luyện kỹ năng và phương pháp làm việc theo nhóm: 
Tập thể đóng một vai trò quan trọng trong công tác lập và thực 
hiện các dự án quy hoach. Vì vậy việc tìm sự hoà hợp giữa ý 
tưởng của mình và những thành viên khác trong nhóm, rộng 
hơn khả năng bàn bạc, thương thuyết với các nhà lãnh đạo, 
các chuyên gia và cộng đồng dân cư địa phương là điều kiện 
cần thiết để có được thành công của đồ án. 
Giáo dục về giá trị thẩm mỹ: Nhận thức đúng đắn về các 
giá trị thẩm mĩ trong không gian đô thị, nông thôn có vai trò 
quan trọng trong nghiên cứu lập quy hoạch xây dựng và 
quản lý đô thị. Sự sáng tạo và kiến thức thẩm mỹ trong thiết 
kế kiến trúc, quy hoạch được thể hiện trên toàn bộ đồ án 
từ tổng thể đến chi tiết và biểu hiện qua cách tư duy, lối suy 
nghĩ, sự hoàn tất chu đáo công viêc. Mỗi sinh viên là một 
tác giả tạo nên đô thị bằng chính khả năng và công sức của 
mình.
Đất nước ta đã và đang chuyển đổi sang một thời kỳ mới, 
thời kỳ phát triển và hội nhập, thời kỳ đô thị hoá với một tốc 
độ cao. Công tác quy hoạch và quản lý đô thị & nông thôn 
còn nhiều bất cập đã hạn chế quá trình công nghiệp hóa, 
hiện đại hóa đất nước, ảnh hưởng đến kinh tế, đất đai, môi 
trường, gây bất ổn trong xã hội. Nguyên nhân là do cơ chế, 
chính sách còn chưa hoàn thiện, lý thuyết chưa gắn kết với 
thực tiễn, đội ngũ cán bộ chưa đủ về số lượng cũng như 
chưa đạt yêu cầu chất lượng. Thực trạng quy hoạch, xây 
dựng & quản lý đô thị và nông thôn đang đòi hỏi đội ngũ KTS 
Quy hoạch, các nhà quản lý, các nhà chuyên môn của các 
lĩnh vực liên quan phải trang bị thêm những năng lực mới để 
giải quyết những vấn đề hết sức phức tạp và tổng hợp của 
công tác quy hoạch. 
Từ thực tiễn quá trình đô thị hóa và từ định hướng tổng 
thể phát triển đô thị Việt Nam trong giai đoạn tới đang đặt ra 
đòi hỏi QHXD phải đáp ứng đa mục tiêu của phát triển KT-
XH cũng như năng lực chuyên sâu của chủ thể để thực hiện 
yêu cầu này là các nhà Quy hoạch và nhà Quản lý đô thị. 
Hiên nay KTS quy hoạch đang được đào tạo là người thiết 
kế không gian đô thị gồm; KTS quy hoạch không gian, KTS 
thiết kế đô thị & KTS cảnh quan, đây là những chuyên sâu 
cần được xác lập thời lượng, nội dung trong đào tạo KTS 
hiện nay để có lực lượng đủ tri thức tham gia giải quyết yêu 
cầu thực tế. Theo nhu cầu của xã hội với phát triển nền kinh 
tế thị trường của Việt Nam, do vai trò của KTS quy hoạch đã 
được mở rộng và chuyên sâu hơn là người tạo lập không 
gian - với vai trò của “Nhà quy hoạch đô thị” với chức năng 
chính là chuyển hóa các vấn đề Kinh tế & Xã hội (định tính) 
sang không gian đô thị (định lượng) là việc làm cần thiết mà 
các mô hình đào tạo tiến tiến đang áp dụng.
Kết luận
Từ các phân tích thực trạng về chương trình đào tạo KTS 
QH Đô thị & Nông thôn hiện nay, một số tồn tại cơ bản được 
nhận định:
- Mặt tích cực: (1) Các trường đã xây dựng hệ thống môn 
học phong phú phục vụ đào tạo đúng chuyên ngành; (2) Các 
chương trình xây dựng phù hợp với các quy định hiện hành 
58 T„P CHŠ KHOA H“C KI¦N TR”C - XŸY D¼NG
KHOA H“C & C«NG NGHª
về hệ thống đào tạo, thời gian đào tạo; (3) Phân bố môn học 
phù hợp với khả năng nhận thức, tiếp nhận của sinh viên. 
- Mặt hạn chế: (1) Vấn đề cải tiến chương trình đào tạo 
chưa được chú trọng tại các trường tư thục, dẫn tới thiếu hụt 
nhân lực cung cấp cho thị trường lao động; (2) Còn tồn tại cá 
biệt sự khác nhau về thời lượng đào tạo; (3) Thiếu thống nhất 
môn học giữa các trường và thiếu cập nhật các môn học liên 
quan tới kinh tế - xã hội và phương pháp luận; (4) Phương 
pháp truyền thụ còn rập khuôn, ít sáng tạo. 
Qua các kết quả báo cáo, các đòi hỏi về việc gắn kết 
đào tạo với thực tiễn đã được nhận diện, bao gồm: (1) Định 
hướng xây dựng Chương trình đào tạo đáp ứng nhu cầu 
thực tiễn; (2) Tự chủ đào tạo cho các trường nhằm tăng khả 
năng chủ động thích nghi với môi trường phát triển đô thị 
hiện nay; (3) Đào tạo phải gắn với phát triển khoa học, công 
nghệ; (4) Đào tạo cần gắn với các hoạt động nghề nghiệp 
thực tế, nhất là trong đội ngũ giảng viên, và đồ án môn học; 
(5) Đào tạo gắn với giáo dục về tính hiếu kỳ và sự nhạy cảm 
đối với các yếu tố văn hoá; (6) Đào tạo gắn với giáo dục về 
Suy nghĩ và làm việc theo nhóm./.
T¿i lièu tham khÀo
1. Chương trình khung giáo dục đại học ngành Quy hoạch đô thị. Bộ 
Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội. 2004.
2. Đề án Nâng cao chất lượng đào tạo của Trường Đại học Kiến trúc 
Hà Nội. Hà Nội; tháng 11/2004.
3. Nghiên cứu cải tiến mục tiêu chương trình, kế hoạch đào tạo Kiến 
trúc sư quy hoạch. Báo cáo tổng kết đề tài NCKH cấp Bộ, mã số RD 
77, Hà Nội 2001.
4. Kế hoạch và nội dung thực hiện đồ án tốt nghiệp – Bộ môn Quy 
hoạch đô thị - Khoa Kiến trúc và Quy hoạch, Trường đại học Xây 
dựng Hà Nội.
5. Kỷ yếu hội thảo Đào tạo chuyên ngành Quy hoạch đô thị và Nông 
thôn gắn với thực tiễn, tháng 11/2012, Hà Nội
6. Kỷ yếu hội nghị khoa học 45 năm truyền thống Trường đại học 
Kiến trúc Hà Nội – Tiểu ban Quy hoạch và Quản lý đô thị, tháng 
11/2014, Hà Nội.
7. Chương trình đào tạo ngành Quy hoạch vùng và đô thị - Trường 
Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh.
8. Chương trình đào tạo ngành đô thị học - Trường Đại học Khoa học 
xã hội và nhân văn – Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh
9. Chương trình đào tạo ngành Kiến trúc – Trường Đại học Đông Đô
10. Chương trình đào tạo ngành Kiến trúc – Trường Đại học Phương 
Đông
HT
c,uR lớn hơn 
CL
c,uR từ (1÷10)% khi cọc có đường kính lớn 
(D>1000mm) và từ (10÷20)% khi cọc có D<1000mm. Vì vậy, 
nên chọn hệ số an toàn cho hai phương pháp tính này cần 
phải khác nhau. 
Kết quả dự tính SCT cực hạn Rc,u theo kết quả thí nghiệm 
xuyên tiêu chuẩn từ công thức Nhật Bản của TCVN 10304-
2014 và TCXD 205-1998 chênh lệch không đáng kể (nhỏ 
hơn 6%), như vậy là có sự tin cậy. Tuy nhiên, điều gây tranh 
luận hiện nay là việc lấy hệ số an toàn theo TCVN10304-
2014 là rất nhỏ so với TCXD205-1998, dẫn đến SCT cho 
phép ( TTR ) khác nhau lớn. 
Bảng 3 so sánh sức chịu tải tính toán Rtt dựa theo chỉ 
dẫn các tiêu chuẩn trong đó TCXD 205-1998 lấy bằng 3; 
TCVN 9393-2012 lấy bằng 2; TCVN 10304-2014 lấy γ0=1.15, 
γn=1.2, γk=1.75, tức hệ số an toàn là 1.83 (đối với công trình 
cấp 1 và 1,75 với công trình cấp 2 và 3 do γn=1.15). Từ các 
kết quả đó, ta thấy nếu sử dụng TCVN10304-2014 nhưng với 
hệ số an toàn cao hơn, ở đây tác giả đề xuất là γk=2, thì các 
kết quả tính toán gần với kết quả thí nghiệm nén tĩnh hơn. 
3. Kết luận
Việc xác định SCT của cọc theo độ bền của vật liệu làm 
cọc và giá trị cực hạn SCT của cọc theo độ bền của nền đất 
dựa theo các chỉ tiêu cơ lý của đất đá, hay từ các kết quả thí 
nghiệm hiện trường cho kết quả nhìn chung là tin cậy.
Kết quả xác định SCT cực hạn từ các chỉ tiêu cơ lý của 
đất đá thường khác biệt và có trị số nhỏ hơn so với kết quả 
SCT xác định từ các kết quả thí nghiệm hiện trường nên cần 
thiết phải có những điều chỉnh về hệ số tin cậy, hệ số an toàn 
khi xác định SCT tính toán của cọc cho các phương pháp 
tính khác nhau để đảm bảo sự phù hợp với sự làm việc thực 
tế của cọc. Hệ số an toàn đề xuất trong các biểu thức xác 
định SCT tính toán từ các kết quả thí nghiệm hiện trường đề 
xuất nên lấy từ 2,0÷2,5./.
T¿i lièu tham khÀo
1. TCVN 10304:2014¬. Móng cọc - Tiêu chuẩn thiết kế, NXB Xây 
dựng, Hà Nội.
2. TCXD 205:1998¬. Móng cọc - Tiêu chuẩn thiết kế, NXB Xây dựng, 
Hà Nội.
3. TCXD 195:1997: Nhà cao tầng – Thiết kế cọc khoan nhồi, NXB Xây 
dựng, Hà Nội.
4. 20 TCN 21:86. Móng cọc – Tiêu chuẩn thiết kế.
5. TCVN 9351:2012. Đất xây dựng- Phương pháp thí nghiệm hiện 
trường- thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn (SPT).
6. TCVN 9352:2012. Đất xây dựng- Phương pháp thí nghiệm xuyên 
tĩnh.
7. TCVN 9393:2012. Cọc- Phương pháp thử nghiệm hiện trường bằng 
tải trọng tĩnh ép dọc trục.
8. Tiêu chuẩn Pháp DTU.
9. Tiêu chuẩn Nhật JIA.
10. British Standard Code of Practice for Foundations, BS 8004:1986, 
Section 7.
11. American Association of State Highway and Transportation 
Officials AASHTO (1998), Bridge Design Specifications, Section 10.
12. Federal Highway Administration FHWA NHI-05-042 (April 2006), 
Design and Construction of Driven Pile Foundations, Section 9.
Luận bàn về phương pháp xác định...
(tiếp theo trang 50)

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_va_yeu_cau_xay_dung_chuong_trinh_dao_tao_chuyen_n.pdf