Tiểu văn hóa đô thị: Khái niệm và lý thuyết

Không có định nghĩa thống nhất về “tiểu văn hóa”. Tuy

nhiên, đa số học giả đều nhất trí tiểu văn hóa là những nhóm

người với những mối quan tâm chung và thực hành chung. Các

tiểu văn hóa có những mức độ khác nhau so với văn hóa chủ đạo.

Nghiên cứu về tiểu văn hóa đô thị tập trung vào 3 lối tiếp

cận/lý thuyết chính: lối tiếp cận sinh thái học của Trường phái

Chicago về những “khu vực tự nhiên/natural areas”; lý thuyết

thành phần/nhấn mạnh các yếu tố như giai cấp, nghề nghiệp, họ

tộc, dân tộc ; “Lý thuyết tiểu văn hóa về tính đô thị” của Claude

Fischer nhấn mạnh môi trường đô thị thúc đẩy sự cố kết, sự sáng

tạo thể hiện ở các tiểu văn hóa nhờ khối lượng tới hạn.

Tiểu văn hóa đô thị: Khái niệm và lý thuyết trang 1

Trang 1

Tiểu văn hóa đô thị: Khái niệm và lý thuyết trang 2

Trang 2

Tiểu văn hóa đô thị: Khái niệm và lý thuyết trang 3

Trang 3

Tiểu văn hóa đô thị: Khái niệm và lý thuyết trang 4

Trang 4

Tiểu văn hóa đô thị: Khái niệm và lý thuyết trang 5

Trang 5

Tiểu văn hóa đô thị: Khái niệm và lý thuyết trang 6

Trang 6

Tiểu văn hóa đô thị: Khái niệm và lý thuyết trang 7

Trang 7

Tiểu văn hóa đô thị: Khái niệm và lý thuyết trang 8

Trang 8

Tiểu văn hóa đô thị: Khái niệm và lý thuyết trang 9

Trang 9

Tiểu văn hóa đô thị: Khái niệm và lý thuyết trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 12 trang viethung 6000
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tiểu văn hóa đô thị: Khái niệm và lý thuyết", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiểu văn hóa đô thị: Khái niệm và lý thuyết

Tiểu văn hóa đô thị: Khái niệm và lý thuyết
36 Lâm Thị Ánh Quyên. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(1), 36-47 
Tiểu văn hóa đô thị: Khái niệm và lý thuyết 
Urban subculture: Concept and theory 
Lâm Thị Ánh Quyên1* 
1Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam 
*Tác giả liên hệ, Email: quyen.lta@ou.edu.vn 
THÔNG TIN TÓM TẮT 
DOI:10.46223/HCMCOUJS. 
soci.vi.15.1.594.2020 
Ngày nhận: 26/04/2020 
Ngày nhận lại: 18/05/2020 
Duyệt đăng: 07/07/2020 
Từ khóa: 
đô thị, tiểu văn hóa, tính đô 
thị 
Keywords: 
urban, subculture, urbanism 
Không có định nghĩa thống nhất về “tiểu văn hóa”. Tuy 
nhiên, đa số học giả đều nhất trí tiểu văn hóa là những nhóm 
người với những mối quan tâm chung và thực hành chung. Các 
tiểu văn hóa có những mức độ khác nhau so với văn hóa chủ đạo. 
Nghiên cứu về tiểu văn hóa đô thị tập trung vào 3 lối tiếp 
cận/lý thuyết chính: lối tiếp cận sinh thái học của Trường phái 
Chicago về những “khu vực tự nhiên/natural areas”; lý thuyết 
thành phần/nhấn mạnh các yếu tố như giai cấp, nghề nghiệp, họ 
tộc, dân tộc; “Lý thuyết tiểu văn hóa về tính đô thị” của Claude 
Fischer nhấn mạnh môi trường đô thị thúc đẩy sự cố kết, sự sáng 
tạo thể hiện ở các tiểu văn hóa nhờ khối lượng tới hạn. 
ABSTRACT 
There is no unified definition of subculture. However, most 
scholars agree that subcultures are groups of people that have 
something in common with common interests and common 
practices. The subcultures have different levels compared to the 
mainstream culture. 
The study of urban subculture focuses on three main 
theories: the ecological approach of Chicago School about 
“natural area”; the Compositional Theory which emphasizes 
factors such as class, occupation, clan, ethnicity, etc; the 
Subcultural Theory of Urbanism by Claude Fischer with an 
emphasis on the urban environment that promotes cohesion and 
creativity in subcultures thanks to the critical mass. 
1. Dẫn nhập 
Văn hóa là tổng hợp tri thức, giá trị, chuẩn mực và lối sống được con người tiếp thu qua 
học hỏi. Trong một nền văn hóa chủ đạo, có nhiều tiểu văn hóa tồn tại, ví dụ tiểu văn hóa nghề 
nghiệp, tiểu văn hóa tiêu dùng, tiểu văn hóa nghiện, tiểu văn hóa Internet hay tiểu văn hóa tội 
phạm công nghệ cao Đa số các tiểu văn hóa được hình thành ở đô thị, bởi vì đô thị với số 
 Lâm Thị Ánh Quyên. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(1), 36-47 37 
lượng người đông, mật độ dày đặc và cư dân khác biệt nhau về mặt xã hội (Wirth, 1938) là 
những điều kiện tạo nên sự đa dạng của xã hội đô thị, trong đó có sự đa dạng các tiểu văn hóa. 
Tác giả sẽ điểm lại các định nghĩa về tiểu văn hóa, lịch sử nghiên cứu các tiểu văn hóa 
dưới lối tiếp cận xã hội học và trình bày ba lối tiếp cận/lý thuyết giải thích hiện tượng đa dạng 
các tiểu văn hóa ở đô thị: lối tiếp cận sinh thái học của Trường phái Chicago; lý thuyết thành 
phần của Herbert Gans và tập trung vào lý thuyết tiểu văn hóa về tính đô thị của Claude Fischer. 
2. Tiểu văn hóa: Khái niệm và khái quát lịch sử nghiên cứu 
2.1. Khái niệm 
Khái niệm “tiểu văn hóa/Subculture” bắt nguồn từ tiếng Latinh. Nói đến nghiên cứu tiểu 
văn hóa, đặc biệt ở đô thị, phải kể đến các nghiên cứu của các Nhà Nhân học văn hóa và Xã hội 
học tại Mỹ trong những năm 1920-1960 thuộc Trường phái Chicago. 
Milton Gordon (Trường phái Chicago), năm 1947, định nghĩa tiểu văn hóa/Sub-culture 
là sự phân chia/Sub-division trong văn hóa quốc gia. Khái niệm tiểu văn hóa cho phép chúng 
ta sử dụng khi cần đề cập đến những phân khúc dân cư bằng cách xác định những hệ thống tổ 
chức xã hội đóng hoặc tương đối gắn kết, dựa trên sự khác biệt cơ cấu (giai cấp, dân tộc, chủng 
tộc, liên kết tôn giáo)  tạo nên chức năng hội nhập cho các cá nhân (Berzano & Genova, 
2015). 
Arnold (as cited in Vascovics, 1989) đề cập 3 mô hình về tiểu văn hóa, trong đó mô 
hình thứ ba được ủng hộ nhiều nhất. Tiểu văn hóa có những giá trị, chuẩn mực, khuôn mẫu 
hành động mang tính phổ quát đối với tất cả các thành viên của một xã hội; một vài giá trị và 
chuẩn mực khác biệt nhưng vẫn được xem là phù hợp. Nhưng có những chuẩn mực và giá trị 
trong một xã hội chỉ có ý nghĩa đối với một số nhóm nhất định. Có những tiểu văn hóa có rất ít 
những thành tố của văn hóa chủ đạo; và có những tiểu văn hóa hầu như ít có sự khác biệt với 
văn hóa chủ đạo. Như vậy, giữa 2 cực này có rất nhiều biến thể tiểu văn hóa. Theo Bell (as cited 
in Vascovics, 1989) thanh niên có tiểu văn hóa của riêng mình, mang trong mình những thành 
tố quan trọng trong lĩnh vực giáo dục và kinh tế của văn hóa chủ đạo, nhưng trong lĩnh vực thời 
gian nhàn rỗi lại có những biểu tượng văn hóa riêng (trang phục, âm nhạc, ngôn ngữ). 
Hartfiel và Hilmann (1982) cho rằng tiểu văn hóa là hệ thống các giá trị, chuẩn mực, 
biểu tượng và phương thức hành vi, được công nhận và chia sẻ (các thành viên có những đặc 
điểm tương đồng như giới tính, tuổi, nhóm nghề nghiệp hoặc tầng lớp xã hội). Hệ thống này 
nằm trong hệ thống của văn hóa chủ đạo, có một cuộc sống riêng và có thể có những vấn đề 
như hành vi lệch lạc, xung đột. Trong những xã hội đa dạng và nhiều khác biệt sẽ hình thành 
nhiều tiểu văn hóa hơn là những xã hội giản đơn. Tiểu văn hóa có những đặc điểm riêng để 
nhận dạng, đẩy mạnh sự đoàn kết của nhóm riêng, nhưng có nguy cơ hình thành xung đột giữa 
các nhóm. Phân tích tiểu văn hóa có ý nghĩa đặc biệt trong phạm vi thiểu số bị xã hội phân biệt 
đối xử và cô lập. 
Theo Hebdige (1979), tiểu văn hóa có thể nằm trong sự phát triển của văn hóa chủ đạo, 
có thể kháng cự lại văn hóa chủ đạo. 
38 Lâm Thị Ánh Quyên. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(1), 36-47 
Theo Haenfler (2014), tiểu văn hóa có những đặc điểm sau: (1) Mạng lưới khuếch tán 
(Diffuse Networks); (2) Chia sẻ những ý nghĩa khác biệt (Shared Distinct Meanings); (3) Bản 
sắc được chia sẻ (Shared Identity); (4) Kháng cự (Resistance); (5) Ngoài lề (Marginalization); 
(6) Phân tầng, các giá trị và các từ ngữ đặc biệt. 
Th ... ẫu 
nhiên, mà những nhóm lối sống đó - dân tộc thiểu số, nghệ sĩ  - chọn để sống ở thành phố, 
và kết quả là, lối sống của họ mang đặc trưng thành phố. Liên quan đến lĩnh vực của niềm tin 
và hành vi, cư dân đô thị thường khác biệt đáng kể so với cư dân ở những nơi không phải là 
thành phố. So với cư dân nông thôn, họ thường cư xử theo kiểu tách rời khỏi quy tắc trung tâm 
và truyền thống của xã hội tổng thể. Một số hành vi mà người đô thị dễ được xã hội chấp nhận 
(e.g., đổi mới nghệ thuật). Fischer (1975, 1995) sử dụng thuật ngữ “độc đáo” để chỉ những dạng 
hành vi và niềm tin khác biệt này. Có mối quan hệ giữa cư dân đô thị và tính không theo qui 
ước/tính độc đáo, vốn xuất hiện trong nhiều nền văn hóa, trong các giai đoạn lịch sử khác nhau. 
Lý thuyết tiểu văn hóa của Fischer ít liên quan đến bản sắc chính trị mà khá rộng, đề 
cập đến các nhóm - khác biệt cũng như lệch lạc, tội phạm, nghệ thuật, bohemians, các giáo phái 
tôn giáo mới, hippies, công nhân xây dựng 
Trong “Hướng đến lý thuyết tiểu văn hóa về tính đô thị”/ “Toward a Subcultural Theory 
of Urbanism” (1975), Fischer đưa ra 7 mệnh đề (position). 1995, Fischer phát biểu lại trong 4 
mệnh đề: 
5 Fischer (1975, 1995) sử dụng khái niệm khối lượng tới hạn/critical mass (nghĩa là độ lớn và mật độ của cư dân 
đô thị cần phải đạt tới con số cần thiết để duy trì) nhằm nói đến điều kiện để hình thành tiểu văn hóa khi có đủ số 
lượng người với những mối quan tâm giống nhau nhưng khác lạ. Dân số của một tiểu văn hóa càng lớn, "sự hoàn 
thiện về thể chế" của nó càng lớn (Breton as cited in Fischer, 1975). Theo cơ chế thị trường, khi đạt đến kích thước 
nhất định sẽ cho phép hình thành một tiểu hệ thống xã hội và khuyến khích các thiết chế với cấu trúc, bao bọc, bảo 
vệ và nuôi dưỡng tiểu văn hóa. Những thiết chế này (e.g., phong cách ăn mặc, báo chí, hiệp hội) thiết lập các nguồn 
thẩm quyền và các điểm tập hợp và phân định ranh giới xã hội. Bên cạnh các con số, chúng còn khuyến khích và 
làm thành có thể những liên kết xã hội trong nhóm. Ví dụ các tiểu cộng đồng tội phạm, tiểu cộng đồng nghệ thuật, 
tiểu văn hóa sinh viên, nhóm những người “độc thân trẻ tuổi”  (Fischer, 1975) 
44 Lâm Thị Ánh Quyên. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(1), 36-47 
Mệnh đề 1: Các địa điểm càng lớn càng phát triển nhiều tiểu văn hóa chuyên biệt hơn 
các địa điểm ít dân cư, và như vậy sẽ có nhiều sự không đồng nhất về văn hóa, bởi vì có 2 quá 
trình: (a) Các địa điểm lớn cuốn hút nhiều người nhập cư từ những vùng sâu - xa, họ mang theo 
văn hóa của họ; (b) Các địa điểm này có sự khác biệt thông qua chuyên môn hóa kinh tế, không 
gian, thiết chế và văn hóa. 
Mệnh đề 2: Các địa điểm càng có đông dân cư sẽ phát triển không chỉ các tiểu văn hóa 
khác biệt mà các tiểu văn hóa có cường độ mạnh hơn các địa điểm ít dân cư. Có 2 lý do: (a) Địa 
điểm càng lớn càng có xu hướng có những tiểu văn hóa lớn, kết quả là dễ dàng có các thiết chế, 
ngăn cản những ảnh hưởng từ bên ngoài và phát triển mạng lưới xã hội giữa các thành viên. 
Kích cỡ đặc biệt quan trọng để đạt được khối lượng tới hạn; (b) Bởi vì các thành phố tương đối 
khác biệt, cư dân sẽ chạm trán nhiều hơn với các thành viên của các tiểu văn hóa khác so với ở 
nông thôn. Những cuộc chạm trán như vậy thường dẫn đến căng thẳng và xung đột, kết quả là 
củng cố ranh giới nhóm. 
Mệnh đề 3: Trong cùng thời gian, các tiếp xúc giữa các nhóm dẫn đến tác động lẫn 
nhau. Khi các nhóm lớn hơn tác động đến nhóm nhỏ hơn (e.g., các giá trị gia đình Anglo truyền 
tải đến thanh niên nhập cư người Việt Nam), tính không theo qui ước/độc đáo giảm xuống. Khi 
các tiểu văn hóa nhỏ hơn tác động cái lớn hơn (e.g., các tư tưởng của bohemian lan truyền đến 
tầng lớp trung lưu), tính không theo qui ước/độc đáo sẽ tăng trưởng- cho đến khi cái khác 
thường tự nó trở thành chuẩn mực. 
Mệnh đề 4: Địa điểm càng đô thị, tỷ lệ không theo qui ước càng cao trong mối quan hệ 
với xã hội lớn, bởi vì: (a) Các địa điểm càng lớn càng khuyến khích nhiều tiểu văn hóa khác 
biệt và chuyên biệt; (b) Khối lượng tới hạn và tiếp xúc liên nhóm thường xuyên hơn ở những 
địa điểm lớn, nơi sản sinh ra các tiểu văn hóa cường độ mạnh, đặc biệt đối với những cư dân 
không điển hình (atypical); (c) Tiếp xúc liên nhóm càng rộng ở những địa điểm lớn sẽ khuếch 
tán các thành tố văn hóa của tiểu văn hóa không điển hình đến những tiểu văn hóa khác trong 
khu vực. 
Nói chung, tính đô thị có tương quan với tính không theo qui ước/độc đáo, một phần, 
bởi vì nó kích thích sự phát triển của các tiểu văn hóa. 
3.3.2. Kiểm nghiệm lý thuyết 
Trong bài luận 20 năm sau để đánh giá lại lý thuyết tiểu văn hóa về tính đô thị, Fischer 
chỉ ra sự mơ hồ trong các định nghĩa. Ví dụ, làm thế nào để một nhà nghiên cứu xác định một 
tiểu văn hóa hoặc thậm chí xác định khi nào một tiểu văn hóa xuất hiện? Làm thế nào một tiểu 
văn hóa phải đạt được khối lượng tới hạn?... Fischer đặt ra những vấn đề khó khăn để kiểm 
nghiệm lý thuyết tiểu văn hóa về tính đô thị về đối tượng nghiên cứu, cấp độ nghiên cứu, tiếp 
cận tiểu văn hóa và bối cảnh lịch sử và văn hóa (Fischer, 1995). 
3.3.3. Kết luận của Fischer 
Tính đô thị và sự không đồng nhất tiểu văn hóa: Xét về mặt trung bình, các thành 
phố đa dạng hơn những địa điểm nhỏ. Càng đông dân, tỷ lệ dân tộc thiểu số và chủng tộc càng 
lớn. Các thành phố có xu hướng có sự khác biệt lớn về các nhóm nghề nghiệp, cấu trúc giai cấp 
 Lâm Thị Ánh Quyên. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(1), 36-47 45 
và một loạt các nhóm có mối quan tâm đặc biệt được tổ chức xung quanh các hoạt động như sở 
thích (Fischer, 1995). 
Tính đô thị và cường độ tiểu văn hóa/Subcultural Intensity: Cần chỉ ra được sự liên 
kết giữa tính đô thị với cấp độ mà các nhóm tập trung trong thành phố, nghĩa là cấp độ mà tính 
đô thị và sự không đồng nhất tương quan với nhau; cần quan tâm đến cường độ của các tiểu 
văn hóa, không phải cấp độ trung bình của sự tham gia của các cá nhân, mặt dù hai yếu tố này 
liên quan đến nhau (Fischer, 1995). 
Tiểu văn hóa dân tộc: Không giống như các tiểu văn hóa đô thị hình thành từ nghề 
nghiệp, lối sống, các tiểu văn hóa dân tộc thường hình thành từ cơ sở nông thôn. Nhân tố chìa 
khóa thúc đẩy đoàn kết dân tộc chính là sự tập trung nhóm, không phải tính đô thị. Môi trường 
đô thị vừa thúc đẩy vừa làm suy yếu văn hóa dân tộc, phụ thuộc vào các nhân tố chủ chốt 
(Fischer, 1995). Đối với các nhóm dân tộc nhỏ, kết hôn và đạo đức quan trọng hơn ngôn ngữ 
hoặc trang phục. Thành phố nuôi dưỡng các tiểu văn hóa mới - cạnh tranh với văn hóa dân tộc. 
Một vài thành tố văn hóa khuếch tán từ đa số đến thiểu số sẽ làm suy yếu văn hóa dân tộc. Tuy 
nhiên, đa số các nghiên cứu không khảo sát sự thiết chế hóa mà khảo sát sự cam kết của các cá 
nhân đối với nhóm dân tộc - cấp độ phân tích sai. Theo Fischer (1995), lý thuyết tiểu văn hóa 
bàn về các địa điểm, không phải về con người, nhưng phần lớn nghiên cứu thực nghiệm - của 
riêng Fischer cũng như của bất kỳ ai khác - là về các cá nhân, cách mọi người khác biệt nhau 
theo quy mô của địa điểm. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu thường đo lường các thuộc tính của 
các địa điểm được tổng hợp từ các thuộc tính của cư dân - e.g., đo lường sự độc đáo/không theo 
qui ước của địa phương bằng cách thu thập câu trả lời trung bình của cư dân đối với các câu hỏi 
khảo sát. Tuy nhiên, lý thuyết tiểu văn hóa, cốt lõi, là một lý thuyết sinh thái, không phải là lý 
thuyết về con người. Nghiên cứu về các nhóm dân tộc đưa ra những kết quả hỗn hợp và gây 
nhầm lẫn phụ thuộc vào cấp độ phân tích (địa điểm so với cá nhân) và chiều kích cụ thể của 
cường độ tiểu văn hóa (xã hội, tổ chức, ý thức hệ). Nói chung, tập trung dân số - tính đô thị - 
dường như duy trì các thiết chế dân tộc, nhưng không nhất thiết duy trì sự gắn bó dân tộc của 
các cá nhân. 
Dân tộc và tôn giáo, nền tảng truyền thống cho sự liên kết là những trường hợp khó đối 
với lý thuyết tiểu văn hóa. Điều này được thừa nhận trong việc xây dựng lý thuyết, bởi vì những 
sự liên kết như vậy bị thách thức ở các thành phố bởi sự xuất hiện của tiểu văn hóa cách tân. 
Tính đô thị và sự độc đáo: Ít có nghiên cứu hệ thống về lệch lạc phi tội phạm 
(noncriminal deviance) so với tội phạm. Dự đoán tốt nhất là các địa điểm đô thị thường là các 
địa điểm của sự độc đáo/không theo quy tắc. 
Theo Fischer (1995), lý thuyết của Louis Wirth “Tính đô thị như một lối sống”/ 
“Urbanism as a Way of Life” và lý thuyết của Claude Fischer “Hướng đến một lý thuyết Tiểu 
văn hóa về tính đô thị”/ “Toward a Subcultural Theory of Urbanism” được xếp hạng ngang 
nhau trong nhiều sách giáo khoa. Tính đô thị có thể thúc đẩy sự hình thành của nhiều tiểu văn 
hóa đa dạng và khác biệt trong cộng đồng. Liệu tính đô thị có thúc đẩy các tiểu văn hóa mạnh 
hơn hay không vẫn chưa có bằng chứng chắc chắn. Lý thuyết tiểu văn hóa của ông có lẽ là lý 
thuyết triển vọng về tính đô thị, nhưng vẫn chưa là lý thuyết về tính đô thị (vì thế ông gọi là 
“Hướng đến một lý thuyết Tiểu văn hóa về tính đô thị”). 
46 Lâm Thị Ánh Quyên. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(1), 36-47 
4. Kết luận 
Truyền thống nghiên cứu tiểu văn hóa thường tập trung vào giao tiếp mặt đối mặt trong 
cùng không gian địa lý. Tuy vậy, giao tiếp qua truyền thông/mediated communication đã hội 
nhập khá lâu vào nghiên cứu tiểu văn hóa. Cohen (2011) nghiên cứu sự quyết định của việc 
loan tin của báo chí đến sự hình thành bản sắc và các hoạt động của Mods và Rockers trong 
những năm 1960 ở Anh. Ngày nay, bên cạnh lối tiếp cận truyền thống, các nghiên cứu đã tập 
trung vào các tiểu văn hóa thông qua truyền thông và ảo/Mediated and virtual subcultures. Ví 
dụ nghiên cứu về Geek của McArthur (2009) và nghiên cứu của Blevins và Holt (2009) về tiểu 
văn hóa trực tuyến/online lệch chuẩn. 
Fischer (1995) đề nghị, đối với các nghiên cứu trong tương lai, để trả lời câu hỏi liệu lý 
thuyết này có hợp lý hơn các lý thuyết khác không, các nhà nghiên cứu phải cải tổ lý thuyết. 
Cần sử dụng các địa điểm làm đơn vị phân tích; trực tiếp đo lường các quá trình tiểu văn hóa, 
chẳng hạn như sự tập trung của nhóm, quyền tiếp cận, khối lượng tới hạn, sự liên kết giữa các 
nhóm và tự lựa chọn; kiểm tra một loạt các tiểu văn hóa (không chỉ các nhóm dân tộc) và một 
loạt các độc đáo (không chỉ tội phạm); và mở rộng các địa điểm nghiên cứu sang các quốc gia 
và thời đại khác. Mặc dù sự phát triển của công nghệ đã xóa bỏ khoảng cách không gian, nhưng 
Fischer khẳng định “những công nghệ này không phổ biến hay hiệu quả như chúng ta tưởng; 
bởi vì con người vẫn có nhu cầu gặp gỡ mặt đối mặt”. 
Hiểu các tiểu văn hóa ở đô thị sẽ kết nối với mối quan tâm ngày càng tăng về đời sống 
văn hóa và sáng tạo của các thành phố. Chúng ta tiếp tục nghiên cứu các tiểu văn hóa để khám 
phá tại sao các tiểu văn hóa hình thành, các hoạt động của tiểu văn hóa có thể nói gì về xã hội. 
Tài liệu tham khảo 
Berzano, L., & Genova, C. (2015). Lifestyle and subcultures. New York, NY: Routledge. 
Blevins, K. R., & Holt, T. J. (2009). Examining the virtual subculture of Johns. Journal of 
Contemporary Ethnography, 38(5), 619-648. doi:10.1177/0891241609342239 
Cohen, S. (2011). Folk devils and moral panics: The creation of the Mods and Rockers. 
London, UK: Routledge. 
Fischer, C. (1975). Toward a subcultural theory of urbanism. American Journal of Sociology, 
80(6), 1319-1341. doi:10.1086/225993 
Fischer, C. (1995). The subcultural theory of urbanism: A twentieth-year assessment. American 
Journal of Sociology, 101(3), 543-577. doi:10.1086/230753 
Gans, J. H. (1962). The urban villagers: Group and class in the life of Italian-Americans. New 
York, NY: Free Press. 
Gelder, K., & Thornton, S. (1997). The subculture reader. London, UK: Routledge. 
Haenfler, R. (2014). Subcultures: The basics. London, UK: Routledge. 
 Lâm Thị Ánh Quyên. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(1), 36-47 47 
Hartfiel, G., & Hillmann, K.-H. (1982). Subkultur [Subculture]. In G. Endruweit, G. 
Trommsdorff, & N. Burzan, Wörterbuch der soziologie [Dictionary of sociology]. 
Stuttgart, Germany: völlig überarbeitete Auflage. 
Hebdige, D. (1979). Subculture: The meaning of style. New York, NY: Routledge. 
Lin, J., & Mele, C. (2005). The urban sociology reader. New York, NY: Routledge. 
Lüdtke, H. (1989). Expressive ungleichheit [Expressive inequality]. Opladen, Germany: 
Leske+Budrich. 
McArthur, J. A. (2009). Digital subculture: A geek meaning of style. Journal of Communication 
Inquiry, 33(1), 58-70. doi:10.1177/0196859908325676 
Park, R. E., Burgess, E. W., & McKenzie, R. D. (1925). The city. Chicago, US and London, 
UK: The University of Chicago Press. 
Schwendter, R. (1993). Theorie der subkultur [Theory of subculture]. Hamburg, Germany: 
Europäische Verlags Anstalt, Taschenbuch Nr. 210. 
Vascovics, L. A. (1989). Subkulturen-ein überholtes analytisches Konzept? [Sub-cultures - an 
outdated analytical concept?]. In M. Haller, N. Hoffmann, Hans-Joachim, W. Zapf, & 
Deutsche Gesellschaft für Soziologie (DGS) (Eds.), Kultur und gesellschaft: 
Verhandlungen des 24. Deutschen soziologentags, des 11. Österreichischen 
soziologentags und des 8. Kongresses der schweizerischen gesellschaft für soziologie in 
Zürich 1988 [Culture and society: Negotiations of the 24th German sociological 
conference, the 11th AustHrian sociological conference and the 8th congress of the Swiss 
society for sociology in Zurich in 1988]. Frankfurt am Main, Germany: Campus Verl. 
Wirth, L. (1928). The ghetho. Chicago, IL: The University of Chicago Press. 
Wirth, L. (1938). Urbanism as a way of life. The American Journal of Sociology, 44(1), 1-24. 
doi:10.1086/217913 
Wuggenig, U. (2003). Subkultur [Subculture]. In H.-O. Hügel (Ed.), Handbuch populäre 
kultur: Begriffe, theorien und diskussionen [Popular culture handbook: terms, theories, 
and discussions]. Verlag, Germany: J.B. Metzle. 

File đính kèm:

  • pdftieu_van_hoa_do_thi_khai_niem_va_ly_thuyet.pdf