Tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần 24 giờ của phụ nữ thu nhập thấp tại quận Nam Từ Liêm, Hà Nội năm 2019

Nghiên cứu mô tả cắt ngang đánh giá tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần ăn 24 giờ của 200 phụ nữ 18-49

tuổi ở hộ gia đình thu nhập thấp tại quận Nam Từ Liêm, Hà Nội năm 2019. Kết quả: 6,0% phụ nữ thiếu năng

lượng trường diễn (CED) và 9,5% phụ nữ thừa cân – béo phì (TC-BP). 54,5% đối tượng đáp ứng dưới 80% năng

lượng (E) khẩu phần 24 giờ so với khuyến nghị. Tỷ lệ phụ nữ đáp ứng Protein cao hơn khuyến nghị là 66,0%,

tỷ lệ chưa đáp ứng đủ nhu cầu khuyến nghị (NCKN) về Protein (P) Lipid (L) và Glucid (G) trong khẩu phần 24

giờ là: 18,5% (đáp ứng <80% NCKN), 58,5% và 77,0%. Tỷ lệ chưa đáp ứng đủ các vitamin và khoáng chất còn

cao. Kết luận: Khẩu phần ăn 24 giờ chưa hợp lý, đáp ứng thiếu vi chất dinh dưỡng còn cao so với khuyến nghị.

Cần có các biện pháp can thiệp để cải thiện tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần 24 giờ của nhóm phụ nữ trên.

Tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần 24 giờ của phụ nữ thu nhập thấp tại quận Nam Từ Liêm, Hà Nội năm 2019 trang 1

Trang 1

Tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần 24 giờ của phụ nữ thu nhập thấp tại quận Nam Từ Liêm, Hà Nội năm 2019 trang 2

Trang 2

Tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần 24 giờ của phụ nữ thu nhập thấp tại quận Nam Từ Liêm, Hà Nội năm 2019 trang 3

Trang 3

Tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần 24 giờ của phụ nữ thu nhập thấp tại quận Nam Từ Liêm, Hà Nội năm 2019 trang 4

Trang 4

Tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần 24 giờ của phụ nữ thu nhập thấp tại quận Nam Từ Liêm, Hà Nội năm 2019 trang 5

Trang 5

Tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần 24 giờ của phụ nữ thu nhập thấp tại quận Nam Từ Liêm, Hà Nội năm 2019 trang 6

Trang 6

Tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần 24 giờ của phụ nữ thu nhập thấp tại quận Nam Từ Liêm, Hà Nội năm 2019 trang 7

Trang 7

Tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần 24 giờ của phụ nữ thu nhập thấp tại quận Nam Từ Liêm, Hà Nội năm 2019 trang 8

Trang 8

pdf 8 trang viethung 4800
Bạn đang xem tài liệu "Tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần 24 giờ của phụ nữ thu nhập thấp tại quận Nam Từ Liêm, Hà Nội năm 2019", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần 24 giờ của phụ nữ thu nhập thấp tại quận Nam Từ Liêm, Hà Nội năm 2019

Tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần 24 giờ của phụ nữ thu nhập thấp tại quận Nam Từ Liêm, Hà Nội năm 2019
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
203TCNCYH 140 (4) - 2021
TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ KHẨU PHẦN 24 GIỜ CỦA PHỤ NỮ 
THU NHẬP THẤP TẠI QUẬN NAM TỪ LIÊM, HÀ NỘI NĂM 2019
Nguyễn Thị Thanh Luyến1, , Nguyễn Thị Hồng Diễm2, Đặng Kim Anh1, 
Nguyễn Văn Giang3, Nguyễn Thị Hà1 và Lê Thị Hương1
1Trường Đại học Y Hà Nội
2Cục Y tế dự phòng
3Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Từ khóa: Tình trạng dinh dưỡng, khẩu phần 24 giờ, phụ nữ 18-49 tuổi, thu nhập thấp.
Nghiên cứu mô tả cắt ngang đánh giá tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần ăn 24 giờ của 200 phụ nữ 18-49 
tuổi ở hộ gia đình thu nhập thấp tại quận Nam Từ Liêm, Hà Nội năm 2019. Kết quả: 6,0% phụ nữ thiếu năng 
lượng trường diễn (CED) và 9,5% phụ nữ thừa cân – béo phì (TC-BP). 54,5% đối tượng đáp ứng dưới 80% năng 
lượng (E) khẩu phần 24 giờ so với khuyến nghị. Tỷ lệ phụ nữ đáp ứng Protein cao hơn khuyến nghị là 66,0%, 
tỷ lệ chưa đáp ứng đủ nhu cầu khuyến nghị (NCKN) về Protein (P) Lipid (L) và Glucid (G) trong khẩu phần 24 
giờ là: 18,5% (đáp ứng <80% NCKN), 58,5% và 77,0%. Tỷ lệ chưa đáp ứng đủ các vitamin và khoáng chất còn 
cao. Kết luận: Khẩu phần ăn 24 giờ chưa hợp lý, đáp ứng thiếu vi chất dinh dưỡng còn cao so với khuyến nghị. 
Cần có các biện pháp can thiệp để cải thiện tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần 24 giờ của nhóm phụ nữ trên.
Tác giả liên hệ: Nguyễn Thị Thanh Luyến
Trường Đại học Y Hà Nội
Email: dr.thanhluyen91hmu@gmail.com
Ngày nhận: 06/04/2021
Ngày được chấp nhận: 15/04/2021
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong 
cuộc đời của người phụ nữ, đặc biệt là trong 
độ tuổi sinh đẻ.1 Tình trạng dinh dưỡng của 
phụ nữ phản ánh sức khỏe của bản thân họ 
cũng như sức khỏe của trẻ em trong tương 
lai.2 Các yếu tố như cân nặng, chiều cao, chỉ 
số khối cơ thể (BMI) là những chỉ số quan 
trọng phản ánh tình trạng dinh dưỡng của 
phụ nữ tuổi sinh đẻ.3 Tại Việt Nam, theo Tổng 
điều tra dinh dưỡng năm 2010 cho thấy tỉ lệ 
thiếu năng lượng trường diễn ở nữ là 18,5%, 
đặc biệt cao ở độ tuổi sinh đẻ từ 20-30 chiếm 
22,9 - 27,7%.4 Có nhiều nguyên nhân dẫn đến 
tình trạng này nhưng yếu tố trực tiếp là do 
khẩu phần ăn thực tế không đáp ứng đủ nhu 
cầu về năng lượng và các chất dinh dưỡng.5 
Bên cạnh đó, thu nhập thấp cũng là một trong 
những yếu tố quan trọng vừa ảnh hưởng trực 
tiếp, vừa ảnh hưởng gián tiếp lên sức khỏe và 
tình trạng dinh dưỡng của phụ nữ và trẻ em ở 
tất cả các khu vực.
Các nghiên cứu dịch tễ học đã chứng minh 
rằng những người sống ở thành thị có tình 
trạng sức khỏe tốt hơn những người sống ở 
nông thôn.6 Tuy nhiên, ngày càng có nhiều 
bằng chứng cho rằng sống ở khu vực thành thị 
có thể gây ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe và 
dinh dưỡng, ví dụ, do những thách thức về vệ 
sinh hoặc mật độ dân số cao hơn tạo điều kiện 
cho việc lây lan các bệnh truyền nhiễm. Một số 
nghiên cứu đã phát hiện ra rằng có sự bất bình 
đẳng đáng kể giữa tình trạng sức khỏe và dinh 
dưỡng của phụ nữ và trẻ em thành thị.7 
Việc đánh giá các vấn đề về sức khỏe và 
tình trạng dinh dưỡng của người phụ nữ trong 
độ tuổi sinh sản là rất quan trọng, đặc biệt là 
những gia đình có thu nhập thấp trong bối cảnh 
ngày càng có nhiều bấp cập và thách thức 
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
204 TCNCYH 140 (4) - 2021
do đô thị hóa mang lại. Tại Việt Nam, đã có 
nhiều bằng chứng đánh giá về tình trạng dinh 
dưỡng và khẩu phần ăn của phụ nữ, tuy nhiên 
các nghiên cứu thực hiện trên những phụ nữ 
có thu nhập thấp tại các đô thị còn nhiều hạn 
chế. Do đó chúng tôi thực hiện nghiên cứu này 
nhằm đánh giá tình trạng dinh dưỡng và khẩu 
phần ăn 24 giờ thực tế của phụ nữ 18-49 tuổi 
tại hộ gia đình có thu nhập thấp. 
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Đối tượng 
Phụ nữ 18 - 49 tuổi ở hộ gia đình có thu 
nhập bình quân đầu người < 5USD người/
ngày (3.300.000 đồng/người/tháng)5 đang 
sinh sống ít nhất 12 tháng tại Quận Nam Từ 
Liêm, Hà Nội.
Những phụ nữ mang thai hoặc đang cho 
con bú hay có dị dạng về số đo nhân trắc sẽ 
không được lựa chọn trong nghiên cứu này.
2. Phương pháp
Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang.
Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 10/2019 
đến tháng 02/2020.
Địa điểm nghiên cứu: Tại phường Đại Mỗ, 
Tây Mỗ, Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Cỡ mẫu: Áp dụng công thức tính cỡ mẫu 
ước lượng cho một tỷ lệ: 
Trong đó: 
n: cỡ mẫu tối thiểu 
Z: hệ số tin cậy tính theo α, chọn α = 0,05 
với khoảng tin cậy 95%
d: khoảng sai lệch mong muốn giữa tham số 
mẫu và tham số quần thể, chọn d= 0,05
p: Chọn p=0,151 là tỷ lệ bị thiếu năng 
lượng trường diễn (BMI <18,5) của phụ nữ 
trong độ tuổi sinh đẻ nói chung trong toàn 
3 
Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt nga 
Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 10/2019 đến tháng 02/2020 
Địa điểm nghiên cứu: Tại phường Đại Mỗ, Tây Mỗ, Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội 
 Cỡ mẫu: Áp dụng công thức tính cỡ mẫu ước lượng cho một tỷ lệ: 
N = Z2(1-a/2) 
p (1- p) 
 d 2 
 Trong đó: 
n: cỡ mẫu tối thiểu 
Z: hệ số tin cậy tính theo α, c ọn α = 0,05 với khoảng tin cậy 95% 
d: khoảng sai lệch mong muốn giữa tham số mẫu và tham số quần thể, chọn d= 0,05 
p: Chọn p=0,151 là tỷ lệ bị thiếu năng lượng trường diễn (BMI <18,5) của phụ nữ trong độ tuổi 
sinh đẻ nói chung trong toàn quốc theo thống kê của Viện Dinh dưỡng năm 2014 8. 
Từ đó, ta thu được cỡ mẫu n = 197. Thực tế nghiên cứu tiến hành trên 200 đối tượng. 
 Phương pháp chọn mẫu: Theo phương pháp chọn mẫu qua nhiều giai đoạn 
Bước 1: Chọn chủ đích 3 phường Đại Mỗ, Tây Mỗ, Mễ Trì thuộc quận Nam Từ Liêm, Hà 
Nội. Sau đó liên hệ thực địa, lập danh sách hộ gia đình có các phụ nữ 18-49 tuổi hiện đang sinh 
sống trên địa bàn ≥ 12 tháng. 
Bước 2: Lựa chọn ngẫu nhiên các hộ gia đình thuộc danh sách tại bước 1 và có thu nhập 
bình quân đầu người dưới 5 USD/người/ngày (dưới 3.300.000/người/tháng) cho đến khi đủ cỡ 
mẫu. 
Bước 3: Đặt cuộc hẹn qua điện thoại và đến hộ gia đình để tiến hành thu thập số liệu. 
Nội dung/chỉ số của nghiên cứu 
- Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu: tuổi, trình độ học vấn 
- ... 09 54,5
Đáp ứng từ 80-100% so với NCKN 32 16,0
Đáp ứng >100% so với NCKH 59 29,5
6 
Biểu đồ 1: Tình trạng dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu theo BMI (N=200) 
Tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn và thừa cân – béo phì ở đối tượng nghiên cứu lần lượt là 
6,0% và 9,5%. 
3. Đặc điểm khẩu phần ăn 24 giờ của đối tượng nghiên cứu 
Bảng 2: Đặc điểm năng lượng trong khẩu phần ăn 24 giờ (N=200) 
Năng lượng khẩu phần ăn 24 giờ (TB±ĐLC) Mean SD 
Năng lượ do P (Kcal) 297,1 123,8 
Năng lượng do G (Kcal) 943,2 377,5 
Năng lượng do L (Kcal) 427,7 277,8 
Tổng năng lượng (Kcal) 1692,3 606,5 
Đáp ứng năng lượng khẩu phần 24h theo NCKN Số lượng Tỷ lệ (%) 
Đáp ứng <80% so với NCKN 109 54,5 
Đáp ứng từ 80-100% so với NCKN 32 16,0 
Đáp ứng >100% so với NCKH 59 29,5 
Năng lượng trung bình trong khẩu phần 24 giờ của đối tượng nghiên cứu là 1692,3±606,5 
Kcal. 54,5% đối tượng nghiên cứu có năng lượng khẩu phần thấp hơn 80% so với NCKN, 16% 
đáp ứng được từ 80-100% năng lượng khẩu phần so với NCKN. 29,5% đối tượng đáp ứng năng 
lượng khẩu phần cao hơn so với NCKN. 
6.0% 
84.5% 
9.5% 
Thiếu năng lượng trường diễn 
Bình thường 
Thừa cân - béo phì 
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
207TCNCYH 140 (4) - 2021
Năng lượng trung bình trong khẩu phần 24 giờ của đối tượng nghiên cứu là 1692,3±606,5 Kcal. 
54,5% đối tượng nghiên cứu có năng lượng khẩu phần thấp hơn 80% so với NCKN, 16% đáp ứng 
được từ 80-100% năng lượng khẩu phần so với NCKN. 29,5% đối tượng đáp ứng năng lượng khẩu 
phần cao hơn so với NCKN.
Bảng 3. Thực trạng đáp ứng các chất sinh năng lượng 
trong khẩu phần 24h theo nhu cầu khuyến nghị (N=200)
Số lượng (%)
% đáp ứng năng lượng so 
với NCKN (Mean ±SD)
Đáp ứng khuyến nghị Protenin (g/kg/ngày)
Đáp ứng <80% so với khuyến nghị 37(18,5%)
17,7 ± 4,7Đáp ứng từ 80-100% so với khuyến nghị 31(15,5%)
Đáp ứng >100% so khuyến nghị 132(66,0%)
Đáp ứng Lipid theo khuyến nghị (g/ngày) 
Đáp ứng thấp hơn giới hạn khuyến nghị 117 (58,5)
21,1 ± 13,5Đáp ứng đủ trong giới hạn khuyến nghị 26 (13,0)
Đáp ứng cao hơn giới hạn khuyến nghị 57 (28,5)
Đáp ứng Glucid theo khuyến nghị (g/ngày)
Thấp hơn so với giới hạn khuyến nghị 154(77,0)
46,6 ± 18,6Đáp ứng đủ trong giới hạn khuyến nghị 18(9,0)
Đáp ứng cao hơn giới hạn khuyến nghị 28(14,0)
Tỷ lệ đáp ứng Glucid thấp hơn so với NCKN chiếm cao nhất với 77,0%. Tiếp theo là Lipid với tỷ lệ 
đáp ứng thấp hơn NCKN là 58,5%. Trong khi tỷ lệ đáp ứng Protein vượt khuyến nghị lên đến 66,0%. 
Cơ cấu tỷ lệ phần trăm P:L:G đạt được trung bình là 17,7:21,1:46,6.
Bảng 4. Tỷ lệ phụ nữ đáp ứng thấp hơn khuyến nghị một số vitamin 
và khoáng chất trong khẩu phần 24 giờ (N=200)
Chất dinh dưỡng Số lượng (%) Chất dinh dưỡng Số lượng (%)
Canxi (mg) 183(91,5) Vitamin B1(mg) 99(49,5)
Sắt (mg) 87(43,5) Vitamin B2 (mg) 167(83,5)
Kẽm (mg) 88(44,0) Vitamin B3 (mg) 123(61,5)
Vitamin A-RE (µg) 128(64,0) Vitamin B6 (mg) 78(39,0)
Vitamin C*(mg) 68(34,0) Folate(vitamin B9) (µg) 137(68,5)
Vitamin B12 (µg) 142(71,0)
 Tỷ lệ phụ nữ đáp ứng Vitamin và khoáng chất thấp hơn NCKN còn cao. Trong đó tỷ lệ phụ nữ 
đáp ứng Canxi thấp hơn so với NCKN chiếm cao nhất với 91,5%. Vitamin C có tỷ lệ phụ nữ đáp ứng 
thấp hơn NCKN thấp nhất với 34,0%.
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
208 TCNCYH 140 (4) - 2021
IV. BÀN LUẬN
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy 
tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 35,5 
± 7,2 tuổi, chủ yếu nằm trong độ tuổi từ 30 - 40 
với tỷ lệ 50,5%. Độ tuổi của đối tượng trong 
nghiên cứu của chúng tôi trẻ hơn kết quả nghiên 
cứu của tác giả Đỗ Nam Khánh và cộng sự 
(2019) 5 với tuổi trung bình là 37,9 và tỷ lệ nhóm 
tuổi từ 40-50 tuổi chiếm 48,6%. Tỷ lệ đối tượng 
nghiên cứu của chúng tôi có trình độ học vấn 
dưới trung học phổ thông khá cao với 43,5%. 
So với kết quả nghiên cứu của tác giả Đỗ Nam 
Khánh và cộng sự (2019)5 với tỷ lệ phụ nữ có 
thu nhập thấp có trình độ học vấn từ trung cấp 
trở lên (93,2%) thì trình độ học vấn của nhóm 
nghiên cứu chúng tôi thấp hơn khá nhiều. Sự 
khác biệt này có thể do sự đặc điểm kinh tế, văn 
hóa giữa 2 khu vực nghiên cứu của chúng tôi 
và của tác giả Đỗ Nam Khánh.5 Về nghề nghiệp 
chính của các đối tượng tham gia trong nghiên 
cứu của chúng tôi, phần lớn là làm công việc làm 
công ăn lương và buôn bán tự do với tỷ lệ lần 
lượt là 65,5% và 24,0%. Mặc dù là tỷ lệ làm công 
ăn lương tương đối cao, tuy nhiên họ vẫn thuộc 
nhóm có thu nhập thấp để tham gia trong nghiên 
cứu của chúng tôi, có lẽ một phần do trình độ 
học vấn của họ vẫn ở mức thấp, do vậy mà mặc 
dù vẫn có công ăn việc làm nhưng có lẽ thu nhập 
của họ không được cao. 
Kết quả nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng 
cho thấy tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn là 
6,0% thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của 
nhiều tác giả khác. Kết quả nghiên cứu của Trần 
Nguyên Đức và cộng sự (2007) ở phụ nữ từ 15 
- 49 tuổi tại huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai, tỷ lệ 
thiếu năng lượng trường diễn là 10,3%,11 nghiên 
cứu của Hồ Thu Mai và cộng sự (2013) tại huyện 
Côn Đảo cho thấy tỷ lệ thiếu năng lượng trường 
diễn của phụ nữ tuổi sinh đẻ là 14%.12
Mặc dù tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn 
trong nghiên cứu của chúng tôi khá thấp so với 
nhiều nghiên cứu khác, tuy nhiên tỷ lệ thừa cân 
béo phì khá cao với 9,5%. Kết quả nghiên cứu 
này cũng tương tự như kết quả nghiên cứu của 
tác giả Nasima Akhter và cộng sự (2007) khi 
nghiên cứu về xu hướng thiếu cân, thừa cân, 
béo phì ở phụ nữ nghèo thành thị tại Banglades 
trong giai đoạn 2000 đến 2004 tỷ lệ thừa cân – 
béo phì là 9,1%, trong đó tỷ lệ béo phì ở những 
phụ nữ nghèo tại thành thị là 1,1%. Nghiên cứu 
cũng cho thấy tỷ lệ phụ nữ nghèo ở khu vực 
thành thị có nguy cơ thừa cân hoặc béo phì cao 
hơn và nguy cơ suy dinh dưỡng thấp hơn so với 
những phụ nữ nghèo thuộc khu vực nông thôn.13
Kết quả nghiên cứu về khẩu phần ăn 24h của 
đối tượng trong nghiên cứu của chúng tôi cho 
thấy năng lượng trung bình trong khẩu phần ăn 
24h là 1692,3 ± 606,5 (Kcal). Kết quả này của 
chúng tôi thấp hơn so với kết quả nghiên cứu 
của tác giả Đỗ Nam Khánh (2019) 5 với mức 
năng lượng khẩu phần 24h trung bình của phụ 
nữ thu nhập thấp khu vực Đống Đa là 1851 Kcal/
người. Ngoài ra, hơn 50% phụ nữ ở nghiên cứu 
của chúng tôi có khẩu phần năng lượng thấp 
hơn 80% so với khuyến nghị. Tỷ lệ phụ nữ đáp 
ứng thiếu Protein, Lipid, Glucid theo khuyến 
nghị còn cao tương ứng là: 18,5% (đáp ứng 
dưới 80% khuyến nghị), 58,5% và 77,0%. Ngoài 
ra tỷ lệ đáp ứng thiếu Vitamin và khoáng chất 
trong nghiên cứu của chúng tôi cũng khá cao 
với 91,5% phụ nữ đáp ứng thiếu Canxi, 83,5% 
phụ nữ đáp ứng thiếu Vitamin B3. Tỷ lệ phụ nữ 
đáp ứng thiếu Vitamin B12, B9, A, và C lần lượt 
là 71,0%, 68,5%, 64,0% và 34,0%. Sẽ là bất hợp 
lý khi phần lớn khẩu phần ăn của các đối tượng 
trong nghiên cứu của chúng tôi đang đáp ứng 
thiếu nhu cầu khuyến nghị cả về năng lượng 
khẩu phần, hàm lượng Glucid, Lipid cũng như 
vi chất dinh dưỡng nhưng lại có tỷ lệ đối tượng 
thiếu năng lượng trường diễn khá thấp (6,0%), 
trong khi tỷ lệ thừa cân béo phì lại là 9,5%. Tuy 
nhiên, xét trong nghiên cứu của chúng tôi chỉ 
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
209TCNCYH 140 (4) - 2021
số BMI cao dường như không phản ảnh sự 
dư thừa năng lượng trong khẩu phần. Có thể 
tình trạng dinh dưỡng này đã tồn tại từ nhiều 
năm trước đó, trong khi đối tượng nghiên cứu 
của chúng tôi có thể mới tới định cư tại địa bàn 
nghiên cứu trong thời gian ngắn (≥12 tháng). 
Giả định tiếp theo có thể đặt ra trong nghiên cứu 
của chúng tôi đó là xu hướng thừa cân béo phì 
đang gia tăng, trong nghiên cứu của chúng tôi 
tỷ lệ này theo phân loại BMI của WHO (2000) là 
9,5%, nhưng nếu xét phân loại chỉ số này theo 
khuyến nghị của người châu Á thì tỷ lệ này lên 
đến 22,0%. Như vậy, trong thực tế tỷ lệ phụ nữ 
có xu hướng TC-BP trong nghiên cứu của chúng 
tôi khá cao. Với những ảnh hưởng tiêu cực của 
TC-BP đến sức khỏe và thẩm mĩ đã được đề 
cập nhiều trên các phương tiện thông tin đại 
chúng, điều này rất có thể sẽ tác động đến hành 
vi ăn uống chủ động giảm tiêu thụ thực phẩm với 
mong muốn giảm cân, cải thiện vóc dáng của đối 
tượng nghiên cứu. Bên cạnh đó các khuyến nghị 
về sử dụng chế độ ăn thấp Cacbonhydrat nhằm 
hạn chế nguy cơ bệnh tiểu đường và một số chế 
độ ăn kiêng giảm cân như chế độ Ketogenic
có thể là một trong những nguyên khiến cho 
khẩu phần ăn của đối tượng nghiên cứu bị giới 
hạn về năng lượng, hàm lượng Glucid và Lipid 
so với NCKN nhưng có hàm lượng Protein cao 
hơn so với NCKN với tỷ lệ tới phụ nữ đáp ứng 
cao hơn so với NCKN là 66,0%. Kết quả nghiên 
cứu của tác giả Đỗ Nam Khánh (2019) trên phụ 
nữ ở hộ gia đình thu nhập thấp cũng ghi nhận 
các kết quả tượng tự về sự đáp ứng thiếu hụt 
Glucid và dư thừa Protein trong khẩu phần với 
tỷ lệ P:L:G là 21,2:31:47,8. Mức độ đáp ứng 
protein ở các đối tượng nghiên cứu cũng khá 
cao lên đến 159% so với NCKN và mức độ đáp 
ứng Glucid so với khuyến nghị chỉ đạt 65,8% so 
với NCKN.5 Ngoài ra, có một số nghiên cứu trên 
thế giới đã chỉ ra rằng khả năng thiếu hụt vi chất 
dinh dưỡng có thể góp phần gây béo phì và lắng 
đọng chất béo. Cải thiện tình trạng dinh dưỡng 
của vitamin và khoáng chất có thể là một biện 
pháp phòng ngừa chi phí thấp để giảm tỷ lệ thừa 
cân-béo phì. Tuy nhiên, hiện nay, người ta cũng 
chưa xác định được cơ chế nào làm cơ sở cho 
mối liên hệ giữa thiếu vi chất dinh dưỡng cụ thể 
và béo phì.14 Do vậy mặc dù khẩu phần ăn của 
phần lớn phụ nữ trong nghiên cứu của chúng tôi 
thiếu năng lượng, hàm lượng Glucid, Lipid và vi 
chất dinh dưỡng so với khuyến nghị nhưng lại có 
tỷ lệ CED khá thấp.
V. KẾT LUẬN
Tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn và thừa 
cân - béo phì ở phụ nữ thu nhập thấp ở lần lượt 
là 6,0% và 9,5%. Cơ cấu khẩu phần 24 giờ chưa 
hợp lý và tỷ lệ đáp ứng thiếu vi chất dinh dưỡng 
còn cao. Do vậy cần có các biện pháp can thiệp 
để cải thiện tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần 
24 giờ của nhóm phụ nữ trên.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đinh Thị Phương Hoa. Tình trạng dinh 
dưỡng, thiếu máu và hiệu quả bổ sung sắt hàng 
tuần ở phụ nữ 20-35 tuổi tại huyện Lục Nam tỉnh 
Bắc Giang. Hà Nội: Luận án Tiến sĩ Dinh dưỡng, 
Viện Dinh dưỡng quốc gia; 2013. 
2. Nguyễn Hương Giang, Nguyễn Quang 
Dũng. Tình trạng dinh dưỡng, đặc điểm cấu trúc 
cơ thể của bà mẹ có con từ 1 đến 5 tuổi người 
Dao tại một số xã thuộc huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao 
Bằng năm 2014. Tạp chí Y tế công cộng 2017;44.
3. Văn Quang Tân. Thực trạng tình trạng dinh 
dưỡng trước - trong thời kì mang thai của bà mẹ 
và chiều dài, cân nặng của trẻ sơ sinh tại tỉnh 
Bình Dương năm 2010 -2012. Hà Nội: Luận án 
Tiến sĩ, Trường đại học Y tế công cộng; 2015. 
4. Viện dinh dưỡng quốc gia, Uniceff. Tình 
hình dinh dưỡng Việt Nam 2009-2010. Nhà xuất 
bản Y học; 2011.
5. Đỗ Nam Khánh, Nguyễn Thị Hồng, Nguyễn 
Thị Thu Liễu và cộng sự. Khẩu phần ăn 24 giờ và 
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
210 TCNCYH 140 (4) - 2021
kiến thức, thái độ về dinh dưỡng của phụ nữ có thu 
nhập thấp tại quận Đống Đa, Hà Nội, năm 20219. 
Tạp chí Nghiên cứu Y học,. 2019;120(4):113-120. 
6. Amelia F. Darrouzet-Nardi, William 
A. Urbanization, market development and 
malnutrition in farm households: evidence from 
the Demographic and Health Surveys, 1986–
2011. Food Security. 2015;7: 521–533. 
7. Matthews Z, Channon, A, Neal S, et al. 
Examining the “urban advantage” in maternal 
health care in developing countries. PLoS 
Medicine,. 2010; 7(9)
8. Viện dinh dưỡng quốc gia. Thông tin giám 
sát dinh dưỡng năm 2014. 2014. 
9. Lê Thị Hợp, Huỳnh Nam Phương. Thống 
nhất phương pháp kỹ thuật sử dụng trong đánh 
giá thừa cân - béo phì của các nhóm tuổi khác 
nhau. Tạp chí DD&TP. 2011;7(2):1-7. 
10. Viện dinh dưỡng quốc gia. Nhu cầu dinh 
dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam năm 
2016. Nhà xuất bản y học; 2016.
11. Trần Nguyên Đức, Nguyễn Quang Hùng. 
Tình trạng Dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi, phụ 
nữ tuổi sinh đẻ và mức tiêu thụ lương thực thực 
phẩm của các hộ gia đình thuộc xã miền núi Tà 
Lài, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai năm 2005. Tạp 
chí Dinh dưỡng và Thực phẩm. 2007;3(1):21-30. 
12. Hồ Thu Mai. Hiệu quả của truyền thông 
giáo dục và bổ sung viên Sắt/Folic đối với tình 
trạng dinh dưỡng và thiếu máu của phụ nữ 20 
- 35 tuổi tại 3 xã huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình. 
Hà Nội: Luận án Tiến sĩ Dinh dưỡng, Viện Dinh 
dưỡng quốc gia; 2013. 
13. Shafique S, Akhter N, Stallkamp G, et al. 
Trends of under- and overweight among rural and 
urban poor women indicate the double burden of 
malnutrition in Bangladesh. International Journal 
of Epidemiology. 2007;32(6):449–457. 
14. Olga P, García KZL, Jorge L R. Impact of 
micronutrient deficiencies on obesity. Nutrition 
Reviews. 2009;67(10):559–572. 
Summary
NUTRITIONAL STATUS AND 24-HOUR DIET OF LOW-INCOME 
WOMEN IN NAM TU LIEM DISTRICT, HANOI IN 2019
A cross-sectional descriptive study was conducted to assess the 24-hour dietary intake and 
nutritional status of 200 women aged 18-49 years old in low-income households of Nam Tu Liem 
district in Hanoi in 2019. Results: 6.0 % of women had chronic energy deficiency and 9.5% of women 
were overweight or obese. 54.5% of subjects met less than 80% of the dietary energy (E) intake 
compared to recommendation. The rate of women responding to Protein is higher than recommended 
is 66.0%. The percentage of women who did not meet the recommended requirements for Protein 
(P), Lipid (L) and Glucid (G) of the dietary intake were: 18.5% (meets under 80% recommended), 
58.5% and 77.0%.The proportion of inadequate vitamins and minerals is still high. Conclusion: The 
dietary intake is not reasonable, the response to the lack of micronutrients is still high compared to 
the recommendation. Interventions are needed to improve the nutritional status and dietary intake of 
women living in low-income households.
Keywords: nutritional status, the dietary intake, low - income households, women aged 18-
49 years.

File đính kèm:

  • pdftinh_trang_dinh_duong_va_khau_phan_24_gio_cua_phu_nu_thu_nha.pdf