Tiếng vọng tiền nhân qua nghệ thuật dùng điển cố trong thơ nôm Nguyễn Khuyến

Trong thơ Nôm, Nguyễn Khuyến sử dụng điển cố theo hai mục đích khác nhau:

điển cố dùng để giao tiếp, châm biếm, đả kích và điển cố dùng để bộc bạch những

nỗi niềm thầm kín riêng tư. Tùy theo từng mục đích, mà nghệ thuật sử dụng điển

cố của Nguyễn Khuyến đã khác nhiều so với các nhà thơ giai đoạn trước và đem

lại hiệu ứng thẩm mỹ cao cho người tiếp nhận.

Tiếng vọng tiền nhân qua nghệ thuật dùng điển cố trong thơ nôm Nguyễn Khuyến trang 1

Trang 1

Tiếng vọng tiền nhân qua nghệ thuật dùng điển cố trong thơ nôm Nguyễn Khuyến trang 2

Trang 2

Tiếng vọng tiền nhân qua nghệ thuật dùng điển cố trong thơ nôm Nguyễn Khuyến trang 3

Trang 3

Tiếng vọng tiền nhân qua nghệ thuật dùng điển cố trong thơ nôm Nguyễn Khuyến trang 4

Trang 4

Tiếng vọng tiền nhân qua nghệ thuật dùng điển cố trong thơ nôm Nguyễn Khuyến trang 5

Trang 5

Tiếng vọng tiền nhân qua nghệ thuật dùng điển cố trong thơ nôm Nguyễn Khuyến trang 6

Trang 6

Tiếng vọng tiền nhân qua nghệ thuật dùng điển cố trong thơ nôm Nguyễn Khuyến trang 7

Trang 7

Tiếng vọng tiền nhân qua nghệ thuật dùng điển cố trong thơ nôm Nguyễn Khuyến trang 8

Trang 8

pdf 8 trang minhkhanh 11320
Bạn đang xem tài liệu "Tiếng vọng tiền nhân qua nghệ thuật dùng điển cố trong thơ nôm Nguyễn Khuyến", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiếng vọng tiền nhân qua nghệ thuật dùng điển cố trong thơ nôm Nguyễn Khuyến

Tiếng vọng tiền nhân qua nghệ thuật dùng điển cố trong thơ nôm Nguyễn Khuyến
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 17, Số 3 (2020) 
1 
TIẾNG VỌNG TIỀN NHÂN QUA NGHỆ THUẬT DÙNG ĐIỂN CỐ 
TRONG THƠ NÔM NGUYỄN KHUYẾN 
Hà Ngọc Hòa 
Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế 
Email:hangochoa@gmail.com 
Ngày nhận bài: 7/3/2020; ngày hoàn thành phản biện: 16/4/2020; ngày duyệt đăng: 02/7/2020 
TÓM TẮT 
Trong thơ Nôm, Nguyễn Khuyến sử dụng điển cố theo hai mục đích khác nhau: 
điển cố dùng để giao tiếp, châm biếm, đả kích và điển cố dùng để bộc bạch những 
nỗi niềm thầm kín riêng tư. Tùy theo từng mục đích, mà nghệ thuật sử dụng điển 
cố của Nguyễn Khuyến đã khác nhiều so với các nhà thơ giai đoạn trước và đem 
lại hiệu ứng thẩm mỹ cao cho người tiếp nhận. 
Từ khóa: Nguyễn Khuyến, thơ Nôm, điển cố. 
MỞ ĐẦU 
Sử dụng điển cố, thi liệu Hán học là một trong những thủ pháp nghệ thuật 
quen thuộc của thơ ca truyền thống. Lớn lên trong Cửa Khổng sân Trình, tinh thông thơ 
phú, kinh điển Nho giáo, nhà thơ- nhà nho nào cũng thuộc thi liệu Hán học, thuộc 
chuyện xưa tích cũ để dẫn chứng, lập luận và lấy đó làm tấm gương đạo đức, triết lý 
sống cho bản thân và điều hành xã hội. Từ trước đến nay, có nhiều cách cắt nghĩa, giải 
thích về điển cố và ít nhiều có sự khác nhau giữa các nhà nghiên cứu, nhưng tất cả đều 
nhận thấy điển là tiếng vọng của người xưa, của ngày xưa và đã được kiểm định qua 
lăng kính mỹ học. Để lấy điển cố làm hệ qui chiếu, trong bài viết này, chúng tôi sử 
dụng thuật ngữ điển cố theo cách hiểu của nhà nghiên cứu Đoàn Ánh Loan: “Điển cố 
là sự thể hiện cụ thể quan niệm sùng cổ và tính qui phạm trong văn chương của người 
xưa. Nguyên tắc lặp lại của điển cố đã khẳng định và xác lập những mẫu mực về tư 
tưởng, phong cách và khuôn mẫu về cái đẹp trong văn học. Quan niệm về cái đẹp của 
điển cố gắn liền với cái đã có, cái quen thuộc với truyền thống tồn tại từ lâu đời trong 
văn học, đã thẩm thấu trong người sáng tác lẫn kẻ tiếp nhận. Cho nên sử dụng điển cố 
trở thành nhiệm vụ của người sáng tác và nhu cầu thưởng thức nghệ thuật” [5, tr. 50]. 
Tiếng vọng tiền nhân qua nghệ thuật dùng điển cố trong thơ Nôm Nguyễn Khuyến 
2 
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 
1. Nếu lấy bài “Văn tế cá sấu” (1282) của Hàn Thuyên làm cột mốc ra đời cho 
văn học chữ Nôm, thì đến Nguyễn Khuyến (1835- 1909), văn học chữ Nôm đã có bảy 
trăm năm song hành cùng với văn học chữ Hán trong tiến trình văn học trung đại Việt 
Nam. Tuy không được nhà nước phong kiến xem là chính thống, tuy bị chê “Nôm na 
là cha mách qué”, nhưng văn học chữ Nôm vẫn phát triển ồ ạt “tự nhiên nhi nhiên”, 
vẫn đạt được nhiều thành tựu nghệ thuật to lớn, để rồi “Hai hệ thống thể loại văn học 
chữ Hán và văn học chữ Nôm sẽ bổ sung cho nhau tạo thành một hệ thống thể loại văn 
học trung đại hoàn chỉnh. Hệ thống thể loại văn học chữ Hán biểu hiện cái mà hệ 
thống văn học chữ Nôm không làm được và ngược lại” [6, tr. 107]. Cũng như Nguyễn 
Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du Tam Nguyên Yên Đổ thể hiện sự tài hoa khi 
phóng bút trên cả hai loại văn tự: chữ Hán và chữ Nôm. Tuy ở mỗi văn tự, nhà thơ đều 
để lại dấu ấn riêng của mình, nhưng có lẽ, thành công hơn vẫn là thơ chữ Nôm, vẫn là 
những ngôn từ “nôm na mách qué” được hình thành từ những người trồng lúa “Nơi 
miền quê thâm sâu” (Matsuo Basho), mới góp phần làm nên một Nguyễn Khuyến “An 
Nam ngũ tuyệt” (Năm người hay chữ nhất nước Nam) trong văn học trung đại Việt 
Nam. 
Dựa trên cuộc đời và sự nghiệp, có thể chia thơ Nguyễn Khuyến ra làm hai giai 
đoạn: trước và sau khi về Yên Đổ (1884). Giai đoạn trước gồm những sáng tác khi còn 
là “cậu học trò quen đánh dậm” (Nguyễn Đình Chú) và những sáng tác dọc đường gió 
bụi trong mười năm làm quan vào Nam ra Bắc. Giai đoạn này tuy nhà thơ sáng tác 
nhiều nhưng theo chúng tôi vẫn chưa thật đặc sắc, vẫn chưa tạo được dấu ấn riêng. 
Cảm hứng, đề tài thể hiện trong thơ là những cảm hứng, đề tài quen thuộc được lặp đi 
lặp lại trong văn học các giai đoạn trước. Nói như nhà nghiên cứu Nguyễn Huệ Chi 
trong công trình “Nguyễn Khuyến- Đời và thơ” thì: “Những bài thơ ông làm giai đoạn 
này phần lớn chỉ là công việc một nhà nho gọi là “điêu trùng tiểu kỹ”, nghề mọn khắc 
sâu chạm chữ- một công việc mà người sĩ phu trường ốc nào cũng làm. Đó là câu 
chuyện “văn chương chữ nghĩa” của ông Thám, ông Nghè, một kiểu quan lại phương 
Đông biết làm thơ và thích thơ phú mà thời đại nào cũng có” [1, tr. 43]. Giai đoạn sau 
là những sáng tác khi nhà thơ từ quan, về lại quê nhà Yên Đổ với cuộc sống “Cày lấy 
ruộng mà ăn, đào lấy giếng mà uống” của một nhà nho- nhà thơ ẩn dật. Và chính ở 
đây, sống đồng cam cộng khổ với người dân quê làng Vị Hạ, thơ Nguyễn Khuyến mới 
ngân lên những giai điệu đầy cảm xúc chân thành, lay động người đọc, mới đem lại 
những thành tựu nghệ thuật mới cho thơ ca trung đại nói chung, cho thơ Nôm nói 
riêng trên chặng đường cuối cùng của hành trình, để chuyển giao cho thơ ca đầu thế kỉ 
XX một nhiệm vụ mới: thơ Đường luật viết bằng chữ Quốc ngữ. 
2. Khảo sát tác phẩm “Thơ văn Nguyễn Khuyến” (Xuân Diệu ), cho thấy có 
tổng cộng 86 bài thơ chữ Nôm được viết bằng những thể loại khác nhau như hát nói, 
văn tế, phú nhưng nhiều nhất vẫn là thơ Nôm Đường luật. Mặc dù không có sự phân 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 17, Số 3 (2020) 
3 
công nào, nhưng trong quá trình hình thành và phát triển, văn chương Nôm truyền 
thống đã hướng tới cái đời thường với chủ đề, đề tài riêng so với văn chương chữ Hán. 
Thơ Nôm Nguyễn Khuyến cũng không là trường hợp ngoại lệ. Nhưng biệt tài của nhà 
thơ là đã góp phần “phá vỡ hệ thống thi pháp cổ xưa” (Trần Đình Hượu), để cho người 
thật, việc thật của làng quê Yên Đổ ùa vào trang thơ, chiếm lĩnh hiện thực cuộc sống. 
Sự kết hợp phức điệu giữa trào phúng và trữ tình, giữa văn chương bác học và dân 
gian, giữa ông Tam nguyên hay chữ với chàng thanh niên Nguyễn Khuyến nghịch 
ngợm, đã làm nên một bức tranh nông thôn vô cùng chân thực, sinh động mà khó có 
nhà thơ nào trong văn học trung đại có thể làm được. Nhưng điều kì lạ là trong ngôn 
ngữ, hệ thống hình tượng đời thường đầy “thuộc tính vật chất” (Trần Đình Hượu) ấy, 
thơ Nguyễn Khuyến vẫn ngân lên những giai điệu trầm lắng, suy tư: “Non nước đầy 
vơi có biết không” (Ông phỗng đá); “Hay là nhớ nước vẫn nằm mơ” (Cuốc kêu cảm 
hứng) Phải chăng sau những tiếng cười sâu cay, độ lượng “tỏ ra là bậc đại nhân 
quân tử” (Dương Quảng Hàm) ấy là nỗi niềm uất nghẹn trước cảnh nước mất nhà tan? 
Phải chăng ẩn giấu đằng sau ông lão nhà quê tinh nghịch, hóm hỉnh và có phần lắm 
chuyện ấy là một con người “tự ăn thịt trái tim mình” (Trần Ngọc Vương): “Xuân về 
ngày loạn càng lơ láo/ Người gặp khi cùng cũng ngất ngơ” (Ngày xuân dặn các con)? 
Chính những giai điệu trầm lắng “lẽo đẽo đi về” trên từng câu chữ, đã cho chúng ta 
thấu hiểu được nỗi buồn của nhà thơ, nỗi buồn như nước mắt, cứ chảy ngược vào 
trong “Tuổi già hạt lệ như sương/ Hơi đâu ép lấy hai hàng chứa chan) (Khóc Dương 
Khuê). 
So với các nhà thơ Nôm ở những giai đoạn trước thì thơ của Nguyễn Khuyến ít 
sử dụng điển cố. Để thấy rõ điều này, chúng tôi đã thống kê điển cố qua một số tác giả, 
tác phẩm tiêu biểu từ thế kỉ XV đến cuối thế kỉ XIX mà cụ thể là “Quốc âm thi tập” của 
Nguyễn Trãi [3], “Bạch Vân quốc ngữ thi tập” của Nguyễn Bỉnh Khiêm [4] và thơ Nôm 
của Nguyễn Khuyến. 
STT Tên tác giả Tổng số bài thơ Tần số xuất hiện Tỉ lệ (%) 
1 Nguyễn Trãi 254 214 lần 84,25 
2 Nguyễn Bỉnh Khiêm 161 117 lần 72,67 
3 Nguyễn Khuyến 86 33 lần 38, 01 
Kết quả bảng thống kê cho thấy, trên con đường phát triển của lịch sử văn học, 
xu hướng sử dụng điển cố trong thơ Nôm càng lúc càng giảm dần. Định hướng vươn 
tới cái hàng ngày, cái đời thường, khiến các nhà thơ Nôm quay trở về với nhân dân, 
tìm những hình thức biểu đạt mới trong thi liệu dân gian hơn là ở điển cố, thi liệu Hán 
học. Trong 86 bài thơ Nôm của Nguyễn Khuyến, chúng tôi nhận thấy chỉ có 20 bài là 
nhà thơ sử dụng điển cố (Tỉ lệ: 23, 25%). 66 bài thơ còn lại, phần lớn nhà thơ sử dụng ca 
dao, thành ngữ, tục ngữ; sử dụng những câu nói mộc mạc, vần vè của dân gian “Kiếm 
một cơi trầu thưa với cụ/ Xin đôi câu đối để thờ ông” theo phương châm “Thôn ca sơ 
học tang ma ngữ” (Trong thôn xóm ta học ngôn ngữ của người trồng dâu, trồng gai. 
Tiếng vọng tiền nhân qua nghệ thuật dùng điển cố trong thơ Nôm Nguyễn Khuyến 
4 
Nguyễn Du). 
Trong 20 bài thơ sử dụng điển cố của Nguyễn Khuyến, thì có 10 bài thể hiện 
tâm trạng, nỗi niềm riêng tư và 10 bài còn lại gắn liền với các chủ đề khác như châm 
biếm, khuyên răn nhưng chủ yếu là giao tiếp, thù tạc. Tùy theo từng nội dung chủ đề 
riêng biệt mà “phù thủy ngôn từ” Nguyễn Khuyến có những cách vận dụng điển cố 
khác nhau, đem lại hiệu ứng thẩm mỹ cao cho người tiếp nhận. Đối với những bài thơ 
mang tính chất đả kích, hay giao tiếp, thù tạc do hướng đến một đối tượng tiếp nhận 
rộng rãi, nên ngôn từ và những điển cố nhà thơ sử dụng thường mang tính phổ quát: 
“Bồ chứa miệng dân chừng bật cạp, 
Tiên là ý chú muốn vòi xu.” 
(Bồ tiên thi) 
“Nay mừng ông lão tám mươi, 
Ấy dân Hoài Cát hay là Đường Ngu? 
Nhởn nhơ kích nhưỡng khang cù, 
Thiều quang chín chục, xuân thu tám nghìn.” 
(Chúc thọ) 
“Răng long nhưng hãy còn tinh mắt, 
Đầu bạc nhưng mà chửa tắc tai. 
Bè bạn bầy vai kèo chén Lý, 
Cháu con dưới gối múa sân Lai.” 
(Mừng ông lão hàng thịt) 
Có thể, những người dân quê chân lấm tay bùn không hiểu hết những điển cố: 
Bồ tiên, Hoài Cát, Đường Ngu, Xuân thu tám nghìn, nhưng qua những vần thơ mộc 
mạc, chân thành, họ vẫn hiểu được nội dung bài thơ, vẫn cảm nhận được tiếng cười 
nhẹ nhàng, sâu lắng và tấm lòng yêu thương, trìu mên của một ông lão “Cưỡi đầu 
người kể đã ba phen” (Di chúc). 
Khác với thơ giao tiếp, thù tạc, nghệ thuật dùng điển trong những bài thơ mang 
nỗi niềm tâm sự “thiên nan vấn” (khó hỏi trời) đã hoàn toàn khác. Không còn những 
điển cố, thi liệu Hán học phổ biến, dễ hiểu mà thay vào đấy là những điển cố, thi liệu ít 
được sử dụng, mang tính riêng tư, gắn liền với con người cá nhân “Túy Ông chẳng say 
về rượu/ Say về đâu nước thẳm với non cao” (Uống rượu ở vườn Bùi) trong từng ngày 
“Áo xiêm nghĩ lại thẹn thân già” (Ngày xuân dặn các con). 
Khảo sát 10 bài thơ thể hiện tâm trạng, thì có đến 5 bài ( trong đó có 2 bài hát 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 17, Số 3 (2020) 
5 
nói) được nhà thơ phóng bút trên cả hai loại văn tự. Khác với hát nói của các nhà nho 
tài tử mang đầy âm hưởng thị tài, hành lạc, hát nói của Nguyễn Khuyến thiên về kí 
ngụ, tâm tình và chất chứa nỗi buồn của con người cá nhân trước thời cuộc: 
“Đông phong hồi thủ lệ triêm căn, 
Diểu mang tế, thương hải tang điền kinh kỉ độ. 
Quân mạc thán Lỗ hầu chi bất ngộ, 
Bằng tăng bạch phát phục hà vi? 
Qui khứ lai hề, hồ bất qui!” 
(Bùi viên cựu trạch ca) 
Nhà thơ tự dịch: 
“Ngọn gió đông ngảnh lại lệ đầm khăn, 
Tính thương hải tang điền qua mấy lớp. 
Ngươi chớ giận Lỗ hầu chẳng gặp, 
Như lơ phơ tóc trắng lại làm chi? 
Muốn về sao chẳng về đi!” 
(Trở về vườn cũ) 
Bài thơ được hình thành trên nền tảng hành- tàng của Đào Tiềm (365 – 427) 
trong “Qui khứ lai từ” (Về đi thôi) nhưng đã mang tâm trạng khác. Vì thế, các điển cố 
mang tính chất cộng hưởng được sử dụng ở đây khiến câu thơ vốn đã buồn lại càng 
mênh mông, dằng dặc hơn. 
Nếu như nghệ thuật dùng điển cố đã giúp các nhà thơ trung đại tìm lại chính 
mình qua tiếng vọng tiền nhân, thì theo chúng tôi, cuộc đời của Đào Tiềm đã vọng vào 
Nguyễn Khuyến nhiều hơn cả (12 lần/166 bài thơ chữ Hán; 4 lần/ 86 bài thơ chữ Nôm). 
Những năm tháng từ quan, lui về ở ẩn, cũng như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, 
Nguyễn Khuyến mong muốn làm một Đào Tiềm, quay lưng với cuộc đời đầy nhiễu 
nhương, bụi bặm. Nhưng giấc mộng Đào Tiềm không dễ dàng thực hiện. Xã hội thực 
dân nửa phong kiến đương thời với nền kinh tế hàng hóa đã kéo con người ra khỏi 
giấc mơ ruộng đồng, để từng bước khép lại loại hình nhà nho ẩn dật nhàn nhã, thanh 
cao. Vì thế, mà khác với cha ông, con người thơ Nguyễn Khuyến đã bắt đầu có sự phân 
thân và hình ảnh Đào Tiềm trong thơ cũng trở nên đa dạng, nhiều tầng nghĩa hơn. 
Trong 10 bài thơ thể hiện tâm trạng, thì có đến 3 bài, nhà thơ sử dụng hình ảnh Đào 
Tiềm với những cung bậc cảm xúc khác nhau: 
Tiếng vọng tiền nhân qua nghệ thuật dùng điển cố trong thơ Nôm Nguyễn Khuyến 
6 
“Bành Trạch cầm xoang ngâm trước ghế,” 
(Trở về vườn cũ) 
“Thơ Đào cửa miệng đưa câu rượu,” 
(Vịnh mùa hè) 
“Nhân hứng cũng vừa toan cất bút, 
Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.” 
(Thu vịnh) 
Cũng là không gian làng quê, cũng là những thú tiêu dao ẩn dật quen thuộc, 
nhưng dấu ấn thời đại đã tạo nên những trạng thái tâm hồn riêng biệt. Nếu như nhà 
thơ Đào Tiềm luôn thể hiện sự ung dung tự tại của một con người ngoài vòng cương tỏa: 
“Dẫn hồ trường dĩ tự chước, miện đình kha dĩ di nhan. 
Ỷ nam song dĩ kí ngạo, thẩm dung tất chi dị an. 
Viên nhập thiệp dĩ thành thú, môn tuy thiết nhi thường quan” 
(Qui khứ lai từ) 
(Ta cầm bình rượu tự rót cho ta, trông cành lá tươi tốt trước sân mà lòng vui vô 
hạn. 
Ngồi dựa vào cửa sổ phía nam, mà kí thác tâm tình phóng khoáng, mới biết nơi 
nhỏ hẹp này đủ để duỗi chân, cũng đủ sống an nhàn. 
Ngày ngày đi bách bộ trong vườn, vui thú biết bao, tuy có cửa ngõ, nhưng lúc 
nào ta cũng đóng kín...) 
Thì ngược lại, Nguyễn Khuyến luôn dùng dằng, tự thẹn khi noi gương Đào 
Tiềm, lấy Đào Tiềm làm hệ qui chiếu cho hoàn cảnh “Khóc hổ ngươi, cười ra nước 
mắt” của mình. Vì thế, bên cạnh hình ảnh Đào Tiềm, nhà thơ còn sử dụng nhiều hình 
ảnh, nhiều tấm gương khác, với mong muốn tìm trong di sản tiếng nói tri âm để biện 
giải cho “tấm lòng son” chứa chất đầy mâu thuẫn: 
“Ôn công rượu nhạt chuốc chiều xuân.” 
(Trở về vườn cũ) 
“Chu Bá Nhân thuở trước sang sông, 
Chỉ tỉnh rượu ba ngày không phải ít.” 
(Uống rượu ở vườn Bùi) 
“Khắc khoải đưa sầu giọng lửng lơ, 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 17, Số 3 (2020) 
7 
Ấy hồn Thục đế thác bao giờ. 
Năm canh máu chảy đêm hè vắng, 
Sáu khắc hồn tan bóng nguyệt mờ.” 
(Cuốc kêu cảm hứng) 
“Bẻ liễu thành Đài thôi cũng xếp, 
Trồng lan ngõ tối ngát nào hay? 
Từ xưa mặt ngọc ai là chẳng, 
Chén rượu bên đèn luống tỉnh say.” 
(Nghe hát đêm khuya) 
“Có rượu Trung sơn cho lũ tớ, 
Tỉnh ra hỏi đã thái bình chưa?” 
(Nói chuyện với bạn) 
Không còn không gian cao rộng đầy gió núi và mưa biển, mà chỉ còn mảnh 
vườn Bùi xào xạc trong nắng chiều, “các âm thanh như một ngọn đèn vặn thấp” với 
“những dấu huyền bùi ngùi và những dấu sắc xa vắng” (Xuân Diệu) [2,58] cũng tạo 
nên những cơn sóng lòng. Các điển cố nhà thơ sử dụng ở đây như Ôn công, Chu Bá 
Nhân, Thục đế, Trung sơn đều gắn liền với tâm trạng bi kịch của tiền nhân, luôn bất 
mãn với thực tại và đau đáu về một chân trời cũ đã xa, không bao giờ trở lại. Nhờ có 
các điển cố này, mà người đọc mới thấu hiểu và sẻ chia cho những uẩn khúc trong tâm 
hồn thơ Nguyễn Khuyến, và hơn thế, mới thấy được những bi kịch của một loại hình 
nhà nho đang từng bước cáo chung vai trò của mình trước lịch sử. 
KẾT LUẬN 
Tóm lại, từ những phân tích, dẫn chứng ở trên cho thấy, trên con đường phát 
triển của lịch sử văn học, nghệ thuật dùng điển trong thơ Nôm đến Nguyễn Khuyến 
Khuyến đã có nhiều thay đổi. Bên cạnh những điển gắn liền với nỗi niềm riêng tư của 
chủ thể trữ tình là những điển mang tính phổ biến gắn liền với cuộc sống thường nhật 
của người dân quê vừa quen vừa lạ. Chính những thay đổi này đã góp phần làm nên 
giá trị đặc sắc cho thơ Nôm Nguyễn Khuyến và tạo điều kiện thuận lợi cho thơ ca Việt 
Nam đầu thế kỉ XX đi vào hiện thực. 
Tiếng vọng tiền nhân qua nghệ thuật dùng điển cố trong thơ Nôm Nguyễn Khuyến 
8 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Nguyễn Huệ Chi (chủ biên) (1994). Thi hào Nguyễn Khuyến- Đời và thơ, Nxb Giáo dục, Hà 
Nội. 
[2]. Xuân Diệu (Giới thiệu) (1979). Thơ văn Nguyễn Khuyến (tái bản lần thứ hai), Nxb Văn học, 
Hà Nội.* 
[3]. Viện Sử học (1976),.Nguyễn Trãi toàn tập (in lần thứ hai), Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 
[4]. Đinh Gia Khánh (Chủ biên) (1983). Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nxb văn học, Hà Nội. 
[5]. Đoàn Ánh Loan (2003), Điển cố và nghệ thuật sử dụng điển cố, Nxb Đại học Quốc gia, Tp. Hồ 
Chí Minh. 
[6]. Trần Đình Sử (1999), Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam, Nxb Giáo Dục, Hà Nội. 
* Những trích dẫn về thơ Nguyễn Khuyến, chúng tôi đều lấy từ tác phẩm này. 
THE PREDECESSOR’S ECHO THROUGH THE ART OF USING ANCIENT 
LITERARY QUOTES IN NGUYEN KHUYEN’S NOM POETRY 
Ha Ngoc Hoa 
Faculty of Literature and Linguistics, University of Sciences, Hue University 
Email: hangochoa@gmail.com 
ABSTRACT 
In Nôm poetry, Nguyễn Khuyến used ancient literary quotes for two different 
purposes: to commmunicate, to satirize and lash, and to express his secret and 
inner feelings. Depending on each purpose, the art of using his ancient literary 
quotes was far more different from those of the poets in the precious periods, 
which brought highly aesthetic effect to the audiences. 
Keywords: ancient literary quotes, Nguyen Khuyen, Nom poetry. 
Hà Ngọc Hòa sinh ngày 02/09/1963 tại Thành phố Huế. Ông nhận bằng cử 
nhân năm 1990 tại Trường Đại học Tổng hợp Huế (nay là Trường Đại học 
Khoa học, Đại học Huế) và bằng Thạc sĩ năm 1998 tại Trường Đại học Sư 
Phạm, Đại học Huế. Năm 2008, ông nhận bằng Tiến sĩ tại Trường Đại học 
Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện ông đang công tác tại Trường 
Đại học Khoa học, Đại học Huế. 
Lĩnh vực nghiên cứu: Văn học trung cận đại Việt Nam. 

File đính kèm:

  • pdftieng_vong_tien_nhan_qua_nghe_thuat_dung_dien_co_trong_tho_n.pdf