Tiềm năng và hạn chế của vaccine sống nhược độc kháng bệnh do edwardsiella ictaluri gây ra trên cá tra (pangasianodon hypophthalmus)
Việc sử dụng vaccine ngừa bệnh cho cá tra đang là vấn đề cấp thiết, nhất là bệnh do vi
khuẩn Edwardsiella ictaluri gây ra. Tuy nhiên, việc sử dụng loại vaccine và phương thức
sử dụng vào giai đoạn phát triển nào của cá đang là vấn đề cần được nghiên cứu. Chúng
tôi giới thiệu ở đây một số kết quả nghiên cứu liên quan đến các loại vaccine cho cá tra
đang được nghiên cứu tại Trung tâm Công nghệ sinh học TP. HCM. Bốn trên năm chủng
vi khuẩn Edwardsiella ictaluri được tạo ra bằng phương pháp knock-out gen hay chọn
lọc trên môi trường chứa kháng sinh Rifampicin nồng độ 320 µg/ml đều cho kết quả khả
quan trong việc bảo hộ cá tra kháng lại bệnh gan thận mủ, bệnh do vi khuẩn E. ictaluri
trên gây nên. Trong đó, chủng E. ictaluri đột biến gen wzz cho kết quả tốt nhất và có
tiềm năng sử dụng là vaccine cho cá tra giống. Ngược lại, chủng đột biến gen mã hóa
cho enzyme chondroitinase không hề giảm độc lực và hoàn toàn không có khả năng sử
dụng làm vaccine. Thời điểm xử lý vaccine được cho là cần thiết trong giai đoạn cá bột.
Vaccine cần được xử lý lặp lại để có được kết quả bảo vệ tốt ở giai đoạn cá lớn. Mặt khác,
việc tiêm vaccine vào cá mẹ cũng cho thấy có hiệu quả bảo vệ truyền từ cá mẹ sang cá bột.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiềm năng và hạn chế của vaccine sống nhược độc kháng bệnh do edwardsiella ictaluri gây ra trên cá tra (pangasianodon hypophthalmus)
VIEÄN NGHIEÂN CÖÙU NUOÂI TROÀNG THUÛY SAÛN 2 TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 6 - THAÙNG 8/2015 65 TIỀM NĂNG VÀ HẠN CHẾ CỦA VACCINE SỐNG NHƯỢC ĐỘC KHÁNG BỆNH DO Edwardsiella ictaluri GÂY RA TRÊN CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus) Trần Hạnh Triết1*, Nguyễn Trọng Bình1, Lê Văn Hậu1, Trần Kim Hoàng2, Nguyễn Quốc Bình1 I. ĐẶT VẤN ĐỀ Ngành nuôi trồng Thủy sản là một ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam, trong đó nghề nuôi cá Tra đóng góp rất lớn cho kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Năm 2012, kim ngạch xuất khẩu đạt 1,74 tỷ USD (VASEP) và ước đạt 1,75 tỷ USD (2014). Tuy nhiên, nghề nuôi cá Tra hiện nay đang gặp khó khăn do chưa kiểm soát được dịch bệnh. Một trong những bệnh gây thiệt hại lớn cho người nuôi phải kể đến bệnh gan thận mủ, bệnh nhiễm trùng huyết (bệnh đốm đỏ), khi bùng phát có thể gây chết từ 60 - 80% cá (Crumlish và ctv., 2002). Để đối phó với bệnh, người nông dân sử dụng nhiều loại kháng sinh, tuy nhiên việc TÓM TẮT Việc sử dụng vaccine ngừa bệnh cho cá tra đang là vấn đề cấp thiết, nhất là bệnh do vi khuẩn Edwardsiella ictaluri gây ra. Tuy nhiên, việc sử dụng loại vaccine và phương thức sử dụng vào giai đoạn phát triển nào của cá đang là vấn đề cần được nghiên cứu. Chúng tôi giới thiệu ở đây một số kết quả nghiên cứu liên quan đến các loại vaccine cho cá tra đang được nghiên cứu tại Trung tâm Công nghệ sinh học TP. HCM. Bốn trên năm chủng vi khuẩn Edwardsiella ictaluri được tạo ra bằng phương pháp knock-out gen hay chọn lọc trên môi trường chứa kháng sinh Rifampicin nồng độ 320 µg/ml đều cho kết quả khả quan trong việc bảo hộ cá tra kháng lại bệnh gan thận mủ, bệnh do vi khuẩn E. ictaluri trên gây nên. Trong đó, chủng E. ictaluri đột biến gen wzz cho kết quả tốt nhất và có tiềm năng sử dụng là vaccine cho cá tra giống. Ngược lại, chủng đột biến gen mã hóa cho enzyme chondroitinase không hề giảm độc lực và hoàn toàn không có khả năng sử dụng làm vaccine. Thời điểm xử lý vaccine được cho là cần thiết trong giai đoạn cá bột. Vaccine cần được xử lý lặp lại để có được kết quả bảo vệ tốt ở giai đoạn cá lớn. Mặt khác, việc tiêm vaccine vào cá mẹ cũng cho thấy có hiệu quả bảo vệ truyền từ cá mẹ sang cá bột. Từ khoá: Edwardsiella ictaluri, hiệu quả bảo vệ, nhược độc, tỷ lệ chết. sử dụng kháng sinh một cách bừa bãi như hiện nay sẽ gây nhiều tác hại như dư lượng kháng sinh trong sản phẩm, vi khuẩn kháng thuốc và nhiều tác hại với môi trường. Vì vậy, cùng với sự lớn mạnh của ngành nuôi trồng thủy sản của nước ta, sử dụng vaccine để hạn chế dịch bệnh là vấn đề hết sức cấp thiết. Các nghiên cứu cho thấy E. ictaluri là tác nhân gây bệnh sơ cấp, vi khuẩn có thể xâm nhập vào cá theo hai con đường: cơ quan khứu giác (Miyazaki và Plumb 1985, Shotts et al., 1986) và đường tiêu hóa (Shotts et al., 1986). Đa số các nghiên cứu khác đã xác nhận vi khuẩn Edwardsiella ictaluri là nguyên nhân gây bệnh gan thận mủ (Hawke và ctv., 1981; 1Trung tâm Công nghệ sinh học Tp. HCM. *Email: triet_cv@yahoo.com.vn, binhbiji@gmail.com 2Đại học An Giang VIEÄN NGHIEÂN CÖÙU NUOÂI TROÀNG THUÛY SAÛN 2 66 TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 6 - THAÙNG 8/2015 Cá bột mua từ các trại sản xuất cá Tra giống được nuôi trong bể composite tại phòng thí nghiệm Trung tâm Công nghệ Sinh học TP. HCM. Ở giai đoạn cá bột, cá được cho ăn moina, artemia. Giai đoạn 16 – 20 ngày tuổi, cá sử dụng thức ăn là trùn chỉ. Đến giai đoạn 21 – 45 ngày tuổi cho cá ăn thức ăn công nghiệp 30 độ đạm xay nhỏ cho vừa cỡ miệng cá. Thường xuyên xi phông bể nhằm loại trừ thức ăn thừa tránh tình trạng ô nhiễm môi trường nước. Trong quá trình nuôi định kì 1 – 2 ngày thay nước một lần (mỗi lần thay từ 30 – 40% bể) và thay đồng loạt cho tất cả các bể. Các bể nuôi được bố trí hệ thống sục khí hoạt động 24/24 giờ. Cá được dùng trong thí nghiệm khi đạt trọng lượng 10 ± 3 g/con. Trước khi thử nghiệm, cá được kiểm tra ngẫu nhiên bằng cách mổ quan sát bệnh tích và cấy mẫu máu, gan, tụy trên môi trường BHI. 2.2. Chuẩn bị chủng vi khuẩn E. ictaluri hoang dại và đột biến Các chủng E. ictaluri được sử dụng trong nghiên cứu bao gồm chủng E. ictaluri hoang dại phân lập từ mẫu cá bệnh gan thận mủ tại tỉnh An Giang (E. ictaluri AG) và Đồng Tháp (E. ictaluri ĐT). Năm chủng E. ictaluri đột biến gen bao gồm chủng đột biến knock-out gen aroA (E. ictaluri AroM), genpurA (E. ictaluri PAM), gen wzz (E. ictaluri WzM), gen mã hóa enzyme chondroitinase và chủng đột biến kháng kháng sinh Rifampicin ở nồng độ 320 µg/ml (E. ictaluri R320) lần lượt được tạo ra từ chủng E. ictaluri AG. Để chuẩn bị dịch vi khuẩn trước khi thử nghiệm, 1 khuẩn lạc được cấy vào 5 ml BHI lỏng, nuôi cấy qua đêm ở điều kiện lắc 200 vòng/phút ở 28oC, trong 16 giờ. Sau đó, 1 ml dịch nuôi cấy được cấy chuyền vào 100 ml BHI lỏng và nuôi cấy 200 vòng/phút ở 28oC, lắc qua đêm đối với E. ictaluri đến khi đạt OD600 0,8 – 1,0 (~ 109 CFU/ml). Sinh khối vi khuẩn được ly tâm ở 2.200 xg/15 phút ở 4oC, được huyền phù và pha loãng trong NaCl 0,65% (Ronald L. Thune, 1999). Kei Yuasa, 2003; Từ Thanh Dung và ctv., 2004; Đồng Thanh Hà, 2008; Đặng Thị Hoàng Oanh, 2009). Cá có biểu hiện bệnh sau 3 – 4 ngày nhiễm bệnh với tốc độ lây lan nhanh chóng. Dựa trên các patent và các bài báo khoa học ngoài nước, Trung tâm Công nghệ Sinh học Tp. Hồ Chí Minh đã tiến hành các nghiên cứu và tạo thành công các chủng E. ictaluri đột biến nhược độc kháng bệnh gan thận mủ từ năm 2008. Báo cáo này trình bày các thử nghiệm của các chủng đột biến trên cá giống ở quy mô phòng thí nghiệm và khảo sát sơ bộ ở quy mô đồng ruộng. Kết quả đã phát hiện chủng E. ictaluri đột biến gen wzz (O- antigen chain length determinant gene) nhược độc an toàn cho cá và có hiệu quả bảo vệ cao (trên 60%) cho cá Tra giống. Khảo sát sơ bộ trên cá bột ở quy mô đồng ruộng bằng cách tiêm vaccine vào cá mẹ cũng cho thấy có hiệu quả bảo vệ truyền t ... ấp lần lượt là 1,7 -3,3% và 0 – 8,33% (Hình 3A và 3B). Khuẩn lạc phân lập từ các mẫu cá chết không phải là khuẩn lại đặc trưng của E. ictaluri. Tuy nhiên, lô ngâm chủng E. ictaluri ChM các nồng độ 105, 106, 107 CFU/ml có tỷ lệ cá chết cao lần lượt là 28,3%, 73,3% và 85%, tương đương chủng hoang dại ở cùng nồng độ ngâm. Hình 2. Kết quả điện di sản phẩm PCR khuẩn lạc phân lập từ cá chết. Giếng 1 – 7: mẫu cá chết sau khi tiêm E. ictaluri hoang dại nồng độ 104 CFU/cá, 8: Chứng (+), 9: Chứng (-), M: Thang DNA 100 bp Trong thử nghiệm ngâm, các lô ngâm chủng E. ictaluri AG các nồng độ 105, 106, 107 CFU/ml có tỷ lệ chết cao lần lượt là 37,7%, 53,3% và 73,3% (Hình 3). Kết quả điện di sản phẩm PCR khuẩn lạc phân lập từ mẫu cá chết đều có kích thước 191 bp, phù hợp với kích thước đặc trưng của E. ictaluri (Hình 4). Ngược lại, các lô ngâm chủng E. ictaluri WzM và AroM ở các nồng độ 105, 106, 107 CFU/ml Hình 3. Tỷ lệ cá chết tích lũy theo ngày của thử nghiệm đánh giá độc lực chủng E. ictaluri hoang dại và đột biến trên cá bằng phương pháp ngâm VIEÄN NGHIEÂN CÖÙU NUOÂI TROÀNG THUÛY SAÛN 2 70 TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 6 - THAÙNG 8/2015 ở liều LD 50 , cá ngâm chủng WzM nồng độ 106 và 107 CFU/ml có tỷ lệ sống sót lần lượt là 69,40% và 81,60%, cao hơn tỷ lệ sống của ĐC (+) là 48,30% (Hình 5A). Đồng thời, hiệu quả bảo vệ thông qua chỉ số RPS của chủng WzM lần lượt được tính là 40,8% (106 CFU/ml) và 64,3% (107 CFU/ml) (Bảng 2). Hình 4. Kết quả điện di sản phẩm PCR khuẩn lạc phân lập từ cá chết. Giếng 1 – 6: mẫu cá chết sau khi ngâm E. ictaluri hoang dại nồng độ 106 CFU/cá, 7: Chứng (+), 8: Chứng (-) M: Thang DNA 100 bp 3.2. Thử nghiệm hiệu quả bảo vệ của các chủng E. ictaluri đột biến gen bằng phương pháp ngâm trên cá Tra giống Từ kết quả của thử nghiệm độc lực, chủng E. ictaluri WzM và E. ictaluri AroM được đánh giá có độc lực thấp và tiếp tục được đánh giá khả năng bảo vệ trên cá Tra giống. Sau khi công độc với chủng hoang dại E. ictaluri AG Hình 5. Tỷ lệ cá sống sót sau khi công độc của thử nghiệm đánh giá đánh giá hiệu quả bảo vệ của chủng E. ictaluri đột biến trên cá bằng phương pháp ngâm Đối với cá ngâm chủng E. ictaluri AroM, sau khi công độc lô ngâm AroM ở nồng độ 106 CFU/ml có tỷ lệ sống sót 68,90% cao hơn 48,30% của lô ĐC (+) (Hình 5B). Trong khi nồng độ ngâm 107 và 105 CFU/ml chủng E. ictaluri AroM có tỷ lệ sống sót lần lượt là 52,6% và 42%, tương đương và thấp hơn ĐC (+). Đồng thời hiệu quả bảo vệ dựa trên chỉ số RPS của chủng E. ictaluri AroM chỉ đạt 39,8% (106 CFU/ml) và 8,3% (107 CFU/ml) thấp hơn so với chủng E. ictaluri WzM ở nồng độ ngâm tương tự (Bảng 2). VIEÄN NGHIEÂN CÖÙU NUOÂI TROÀNG THUÛY SAÛN 2 TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 6 - THAÙNG 8/2015 71 cá hương từ cá mẹ tiêm chủng nhược độc có khối lượng và kích thước nhỏ hơn so với cá hương từ cá mẹ không tiêm nhưng khác biệt trên không đáng kể. IV. THẢO LUẬN 4.1. Thử nghiệm độc lực chủng E. ictaluri hoang dại, đột biến gen bằng phương pháp tiêm và ngâm trên cá Tra giống Kết quả trình bày ở Hình 1B cho thấy độc lực của chủng E. ictaluri R320 giảm khoảng 1,7 lần so với chủng hoang dại E. ictaluri ĐT trong khi độc lực của E. ictaluri PAM giảm hoàn toàn so với chủng hoang dại. Ở Hình 1A, kết quả cho thấy độc lực của chủng E. ictaluri WzM giảm nhiều so với chủng hoang dại E. ictaluri AG. Thử nghiệm ngâm thể hiện ở Hình 3 cho thấy độc lực chủng E. ictaluri WzM và AroM giảm đáng kể so với chủng hoang dại E. ictaluri AG, trong khi chủng E. ictaluri ChM không mất độc lực. Kết quả độc lực giảm của chủng AroM tương đồng với kết quả nghiên cứu của Thune et al. (1999) khi ngâm cá với chủng E. ictaluri đột biến gen aroA ở nồng độ 107 CFU/ml. Tuy nhiên, chủng E. ictaluri ChM vẫn còn độc lực cao tương tự chủng hoang dại E. ictaluri AG. Kết quả này trái ngược hoàn toàn với báo cáo của Cooper et al., (1996) về sự mất độc lực của chủng E. ictaluri đột biến gen mã hóa enzyme chondroitinase. Nghiệm thức Tỷ lệ sống (%) RPS (%) E. ictaluri WzM 105 CFU/ml 27,10% - E. ictaluri WzM 106 CFU/ml 69,40% 40,80% E. ictaluri WzM 107 CFU/ml 81,60% 64,30% E. ictaluri AroM 105 CFU/ml 42% - E. ictaluri AroM 106 CFU/ml 68,90% 39,80% E. ictaluri AroM 107 CFU/ml 52,60% 8,30% ĐC (+) 48,30% - ĐC (-) 100% - Bảng 2. Tỷ lệ cá sống sót và hiệu quả bảo vệ trong thử nghiệm đánh giá hiệu quả bảo vệ của các chủng E. ictaluri đột biến WzM và AroM trên cá 10 g/con 3.3. Khảo sát sơ bộ hiệu quả bảo vệ của chủng E. ictaluri đột biến gen ở cá Tra bột Chủng E. ictaluri đột biến WzM có độc lực thấp và hiệu quả bảo vệ cao trên cá giống. Vì vậy, chủng nhược độc này được tiếp tục sử dụng trong khảo sát hiệu quả bảo vệ trên cá Tra bột. Năm mươi cá mẹ được tiêm chủng nhược độc E. ictaluri WzM. Sau 3 tuần theo dõi cá mẹ không có dấu hiệu bất thường nào và tất cả cá tiêm đều khỏe mạnh. Tỷ lệ thành thục của cá 12% và cá được tiêm kích dục tố để kích thích đẻ trứng. Cá bột được ương ở ao đất với mật độ thả: 2 triệu con/5.000 m2 (cá tiêm chủng nhược độc E. ictaluri WzM), 4 triệu/5.000 m2 (cá không tiêm). Tỷ lệ sống của cá bột phát triển lên cá hương ở lô tiêm chủng nhược độc là 30%, trong khi lô đối chứng không tiêm là 10%. Cá hương được lấy mẫu và kiểm tra dấu hiệu bệnh lý và không thấy dấu hiệu bất thường khi quan sát bên ngoài và không nhiễm E. ictaluri. Khả năng tăng trưởng của cá hương 21 ngày tuổi từ cá mẹ không tiêm chủng nhược độc được thể hiện qua khối lượng trung bình 2,6 g dao động từ 0,99-4,79 g; chiều dài trung bình 6,5 cm dao động từ 5,1-7,9 cm. Trong khi, cá hương từ cá mẹ tiêm chủng nhược độc có khối lượng trung bình 2,1 g dao động từ 0,73-3,46 g và chiều dài trung bình 6,1 cm dao động từ 4,1- 7,7 cm. Kết quả trên cho thấy VIEÄN NGHIEÂN CÖÙU NUOÂI TROÀNG THUÛY SAÛN 2 72 TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 6 - THAÙNG 8/2015 cá nhưng có hiệu quả bảo vệ tương đối thấp, RPS vào khoảng 39,8% (nồng độ ngâm 106 CFU/ml trên cá 10 g/con). 4.3. Khảo sát sơ bộ hiệu quả bảo vệ của chủng E. ictaluri đột biến gen ở cá Tra bột Tuy kết quả tỷ lệ sống của cá bột phát triển lên cá hương ở lô tiêm chủng nhược độc E. ictaluri WzM cao hơn lô không tiêm nhưng mật độ thả cá bột ra ao đất không đồng đều và thiếu các thử nghiệm đáp ứng miễn dịch trên cá mẹ và cá bột nên chưa đánh giá được tác động của việc tiêm chủng nhược độc vào cá mẹ lên hiệu quả bảo vệ trên cá con. Kết quả trọng lượng và chiều dài của cá hương cho thấy chủng nhược độc E. ictaluri WzM không ảnh hưởng đến khả năng tăng trưởng của cá được nuôi trong ao đất. Tuy nhiên, cần nghiên cứu đánh giá thêm đáp ứng miễn dịch của cá mẹ, ảnh hưởng của chủng nhược độc lên sinh lý cá mẹ, tốc độ trứng chín, khả năng miễn dịch của noãn hoàng. V. KẾT LUẬN Vi khuẩn E. ictaluri AG có khả năng xâm nhiễm tốt và độc lực cao. Các chủng đột biến nhược độc E. ictaluri WzM và AroM xâm nhiễm tốt vào cá Tra giống bằng con đường ngâm nhưng không gây độc. Chủng E. ictaluri PAM mất độc lực và chủng E. ictaluri R320 có độc lực giảm khi được tiêm vào cá. Riêng độc lực và khả năng xâm nhiễm của chủng E. ictaluri ChM vẫn tương đương chủng hoang dại. Hiệu quả bảo vệ của E. ictaluri WzM khá cao, đạt 64,3% khi ngâm cá giống ở nồng độ 107 CFU/ml. Chủng đột biến nhược độc này cũng cho kết quả bước đầu khả quan ở quy mô đồng ruộng khi tỷ lệ cá bột phát triển lên cá hương đạt 30% khi tiêm vào cá mẹ 1 ml dịch vi khuẩn E. ictaluri WzM 107 CFU/cá, cao hơn so với tỷ lệ 10% ở lô không tiêm. So sánh khối lượng, chiều dài và dấu hiệu bệnh lý giữa cá hương ở lô cá mẹ tiêm và không tiêm E. ictaluri WzM cho thấy không có sự khác biệt đáng kể chứng tỏ chủng đột biến nhược độc Khi so sánh kết quả tiêm và ngâm trên chủng E. ictaluri WzM và E. ictaluri AG, tỷ lệ cá chết ở 2 phương pháp được nhận thấy là tương đương nhau. Vì vậy, có thể kết luận khả năng lây nhiễm của chủng E. ictaluri qua hai phương pháp tiêm và ngâm không có sự khác biệt. Chủng E. ictaluri WzM gây chết cá tỷ lệ thấp: <3,3% (ngâm các nồng độ 105 – 107 CFU/ml) và <6,7% (tiêm các nồng độ 105 – 107 CFU/cá), trong khi chủng hoang dại E. ictaluri AG gây chết cao hơn. Do đó có thể suy luận chủng E. ictaluri đột biến gen wzz gây chết thấp vì độc lực thấp không phải do khả năng xâm nhiễm yếu. Kết quả điện di sản phẩm PCR sử dụng cặp mồi đặc hiệu F2serC/ R2serC trên các khuẩn lạc phân lập từ cá chết ở hình 4 cho thấy sản phẩm PCR có kích thước tương ứng với chứng (+) của E. ictaluri. Kết quả này khẳng định sự hiện diện của E. ictaluri trong những nghiệm thức ngâm E. ictaluri hoang dại ở nồng độ 106 CFU/cá. 4.2. Thử nghiệm hiệu quả bảo vệ của các chủng E. ictaluri đột biến gen bằng phương pháp ngâm trên cá Tra giống Tỷ lệ sống sót của cá ngâm chủng E. ictaluri WzM quan sát được ở hình 5A cho thấy sự khác biệt đáng kể giữa 2 nồng độ ngâm 105 CFU/ml (27,1%) và 107 CFU/ml (81,6%) trong khi không có sự khác biệt đáng kể giữa 3 nồng độ ngâm 105 CFU/ml (42%), 106 CFU/ ml (68,9%) và 107 CFU/ml (52,6%) với chủng E. ictaluri AroM ở hình 5B. Hiệu quả bảo vệ của chủng E. ictaluri WzM trên cá thể hiện rõ hơn chủng E. ictaluri AroM, nhất là ở nồng độ ngâm cao nhất 107 CFU/ml. Ở nồng độ ngâm 107 CFU/ml, chủng E. ictaluri WzM cho tỷ lệ cá sống sót cao gấp 2 lần (81,60%) so với đối chứng (+) (48,30%) và E. ictaluri AroM (52,60%). Căn cứ vào kết quả thử nghiệm có thể đánh giá sơ bộ chủng E. ictaluri WzM có độc lực thấp, an toàn cho cá và có hiệu quả bảo vệ tương đối cao 64,3% (khi ngâm nồng độ 107 CFU/ml trên cá 10 g/con). Chủng E. ictaluri AroM tuy có độc lực thấp, an toàn cho VIEÄN NGHIEÂN CÖÙU NUOÂI TROÀNG THUÛY SAÛN 2 TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 6 - THAÙNG 8/2015 73 enteric septicemia of catfish. International Journal of Systematic bacteriology, Oct 1981, p 396-400. Vol 31, No 4. Crumlish, Dung, M., Turnbull, T.T.J.F., Ngoc, N.T.N., and Ferguson, H.W., 2002. Identification of Edwardsiella ictaluri from diseased freshwater catfish, Pangasius hypophthalmus (Sauvage), cultured in the Mekong Delta, Vietnam. Journal of Fish Diseases 25: 733 - 736 Miyazaki, T., and Plumb, J.A., 1985. Histopathology of Edwardsiella ictaluri in channel catfish, Ictalurus punctatus (Rafinesque). Journal of Fish Diseases 8: 389 – 392 Cooper II, R.K., Shott, E.B., and Nolan, L.K., 1996. Use of a mini – transposon to study Chondroitinase activity associated with Edwardsiella ictaluri. Journal of Aquatic Animal Health 8: 319 – 324 Thune, R.L., Fernandez, D.H., and Battista, J.R., 1999. An aroA mutant of Edwardsiella ictaluri is safe and efficacious as a live, attenuated vaccine. J Aquatic Animal Health 11(4): 358-372. Shotts, E.B., Blazer, V.S., and Waltman, W.D., 1986. Pathogenesis of experimental Edwardsiella ictaluri infections in channel catfish (Ictalurus punctatus). Can. J. Fish. Aquat. Sci. 43:36-42. không ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của cá bột. Tuy nhiên, cần nghiên cứu đánh giá thêm ảnh hưởng của chủng nhược độc lên sinh lý cá mẹ, tốc độ trứng chín, khả năng miễn dịch của noãn hoàng và từ kết quả này xây dựng quy trình xử lý vaccine cho cá Tra nuôi thương mại. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt Đặng Thị Hoàng Oanh và Nguyễn Thanh Phương, 2009. Độc lực của vi khuẩn Edwardsiella ictaluri phân lập từ cá tra (Pangasianodon hypopthalmus) bệnh mủ gan. Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn. 12: 64-69 Từ Thanh Dung, M. Crumlish, Nguyễn Thị Như Ngọc, Nguyễn Quốc Thịnh và Đặng Thụy Mai Thy, 2004. Xác định vi khuẩn gây bệnh trắng gan trên cá tra (Pangasius hypophthalmus). Tạp chí khoa học Đại học Cần Thơ, 2004: 137-142. Tài liệu tiếng Anh Kei, Y., Edy, B.K., Novita, P., and Kishio, H., 2003. First isolation of Edwardsiella ictaluri from cultured striped catfish Pangasius hypophthalmus in Indonesia. Fish pathology, 38 (4), 181-183, 2003.12 Hawke, J.P., Mc Whorter, A.C., Steigerwalt, A.G., and Brenner, D.J., 1981. Edwardsiella ictaluri sp. nov., the causative agent of VIEÄN NGHIEÂN CÖÙU NUOÂI TROÀNG THUÛY SAÛN 2 74 TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 6 - THAÙNG 8/2015 LIVE VACCINE AGAINST Edwardsiella ictaluri FOR CATFISH Pangasianodon hypophthalmus, POTENTIAL AND LIMIT Tran Hanh Triet1*, Nguyen Trong Binh1, Nguyen Van Hau1, Tran Kim Hoang2, Nguyen Quoc Binh1 ABSTRACT Application of vaccination for catfish against disease caused by Edwardsiella ictaluri is urgent for Vietnam aquaculture industry. However, the type of the vaccine as well as the mode of vaccination, stage of fish development to vaccinate is the problems to resolve. We present here the research results of vaccine created by Biotechnology Center of Ho Chi Minh City for catfish. Four from five strains of Edwardsiella ictaluri mutated by knock-out gen or by selection on Rifampicin at concentration 320 µg/ml have given good results on fish protection against Edwardsiella ictaluri which causes Enteric septicaemia in catfish. Among these strains, wzz mutant showed the best potential for vaccine application. In contrast, the mutant knock-out gene encoding chondroitinase showed an intact toxicity on catfish. Appropriate vaccination time is suggested at fish hatching period. Repetition of vaccination should be made to have protection on older fish. The protection against Edwardsiella ictaluri can be transferred from vaccinated parents to fry fish. Keywords: Attenuated, Edwardsiella ictaluri, mortality percentage, protective efficacy. Người phản biện: TS. Nguyễn Văn Hảo Ngày nhận bài: 29/5/2015 Ngày thông qua phản biện: 03/8/2015 Ngày duyệt đăng: 07/8/2015 1Biotechnology Center of Ho Chi Cinh City. *Email: triet_cv@yahoo.com.vn, binhbiji@gmail.com 2An Giang University
File đính kèm:
- tiem_nang_va_han_che_cua_vaccine_song_nhuoc_doc_khang_benh_d.pdf