Thực trạng vi phạm các quy định về quảng cáo, khuyến mại thuốc lá ở các điểm bán lẻ thuốc lá tại Bình Định, ĐồngTháp và Bạc Liêu năm 2018
Nghiên cứu này mô tả thực trạng vi phạm quy định
cấm quảng cáo và khuyến mại thuốc lá tại các điểm bán
lẻ thuốc lá tại ba tỉnh Bình Định, Đồng Tháp, Bạc Liêu
năm 2018. Thiết kế nghiên cứu cắt ngang mô tả, thực hiện
tại 600 điểm bán lẻ thuốc lá tại ba tỉnh Bình Định, Đồng
Tháp, Bạc Liêu trong tháng 9/2018, sau khi kết thúc các
chiến dịch truyền thông và giám sát. Số liệu về tình hình
vi phạm được ghi nhận thông qua bảng kiểm quan sát. Tỷ
lệ điểm bán lẻ thuốc lá vi phạm các quy định về quảng
cáo thuốc lá tại ba tỉnh Bình Định, Đồng Tháp, Bạc Liêu
năm 2018 là 18,5%. Có 45,5% điểm bán lẻ thuốc lá tại ba
tỉnh vi phạm quy định về trưng bày thuốc lá quá 1 bao, 1
tút hoặc 1 hộp của 1 nhãn hiệu thuốc lá và 1,7% điểm bán
vi phạm quy định về khuyến mại thuốc lá. Như vậy, việc
tuân thủ các quy định về quảng cáo, trưng bày và khuyến
mại thuốc lá tại các điểm bán lẻ thuốc lá tại ba tỉnh Bình
Định, Đồng Tháp và Bạc Liêu trong năm 2018 vẫn còn bất
cập, đặc biệt là các vi phạm về trưng bày thuốc lá quá số
lượng quy định
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng vi phạm các quy định về quảng cáo, khuyến mại thuốc lá ở các điểm bán lẻ thuốc lá tại Bình Định, ĐồngTháp và Bạc Liêu năm 2018
SỐ 3 (50) - Tháng 05-06/2019 Website: yhoccongdong.vn114 JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE 2019 TÓM TẮT Nghiên cứu này mô tả thực trạng vi phạm quy định cấm quảng cáo và khuyến mại thuốc lá tại các điểm bán lẻ thuốc lá tại ba tỉnh Bình Định, Đồng Tháp, Bạc Liêu năm 2018. Thiết kế nghiên cứu cắt ngang mô tả, thực hiện tại 600 điểm bán lẻ thuốc lá tại ba tỉnh Bình Định, Đồng Tháp, Bạc Liêu trong tháng 9/2018, sau khi kết thúc các chiến dịch truyền thông và giám sát. Số liệu về tình hình vi phạm được ghi nhận thông qua bảng kiểm quan sát. Tỷ lệ điểm bán lẻ thuốc lá vi phạm các quy định về quảng cáo thuốc lá tại ba tỉnh Bình Định, Đồng Tháp, Bạc Liêu năm 2018 là 18,5%. Có 45,5% điểm bán lẻ thuốc lá tại ba tỉnh vi phạm quy định về trưng bày thuốc lá quá 1 bao, 1 tút hoặc 1 hộp của 1 nhãn hiệu thuốc lá và 1,7% điểm bán vi phạm quy định về khuyến mại thuốc lá. Như vậy, việc tuân thủ các quy định về quảng cáo, trưng bày và khuyến mại thuốc lá tại các điểm bán lẻ thuốc lá tại ba tỉnh Bình Định, Đồng Tháp và Bạc Liêu trong năm 2018 vẫn còn bất cập, đặc biệt là các vi phạm về trưng bày thuốc lá quá số lượng quy định. Từ khóa: Quảng cáo, khuyến mại, thuốc lá, điểm bán lẻ, Bình Định, Đồng Tháp, Bạc Liêu ABSTRACT THE VIOLATION OF THE BANS ON TOBACCO ADVERTISING AND PROMOTION AT POINTS OF SALE IN BINH DINH, DONG THAP AND BAC LIEU IN 2018 This study aimed at describing the violation of the ban on tobacco advertising and promotion at points of sale in Bình Dinh, Dong Thap and Bac Lieu in 2018. This was a cross-sectional study at 600 tobacco points of sale (POSs) in three provinces of Bình Dinh, Dong Thap and Bac Lieu after communication and monitoring campaigns. The data was collected through observation checklist. 18.5% of POSs violated the ban on tobacco advertising in three provinces. 45.5% of POSs violated the ban on tobacco display and 1.7% of POSs violated the ban on tobacco promotion. The study concluded that the compliance of regulations on tobacco advertising, display and promotion at POSs in Binh Dinh, Dong Thap and Bac Lieu in 2018 is poor, especially the violation of the tobacco display regulation. Keyword: Advertising, promotion, tobacco, point of sale, Binh Dinh, Dong Thap, Bac Lieu I. ĐẶT VẤN ĐỀ Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá (Luật PCTHTL) đã được Quốc hội Việt Nam thông qua và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/5/2013. Điều 9 của Luật cấm hoàn toàn khuyến mại thuốc lá [1]. Cùng với Luật PCTHTL, Luật Quảng cáo năm 2012 cũng xếp thuốc lá vào nhóm mặt hàng bị cấm quảng cáo [2]. Tuy nhiên, trên thực tế, tình hình thực thi các quy định này tại Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập. Việc vi phạm các quy định về quảng cáo (QC), trưng bày và khuyến mại (KM) thuốc lá (TL) tại các điểm bán lẻ vẫn diễn ra khá phổ biến và khó kiểm soát. Một nghiên cứu được thực hiện bởi Trường Đại học Y tế công cộng (ĐHYTCC) và Hội Y tế công cộng Việt Nam tại 1.416 điểm bán lẻ thuốc lá trên 10 tỉnh/thành phố tại Việt Nam năm 2015 cho kết quả: 40,1% điểm bán vi phạm quy định về quảng cáo thuốc lá; 86,9% điểm bán trưng bày quá 1 bao/1 tút của 1 nhãn hiệu thuốc lá và 1,6% điểm bán vi phạm quy định về khuyến mại thuốc lá. Kết quả nghiên cứu này cũng cho thấy một thực tế là tỷ lệ điểm bán vi phạm các quy định về quảng cáo thuốc lá có xu hướng tăng lên trong giai đoạn từ 2009-2015 [4]. Ngày nhận bài: 20/03/2019 Ngày phản biện: 27/03/2019 Ngày duyệt đăng: 05/04/2019 THỰC TRẠNG VI PHẠM CÁC QUY ĐỊNH VỀ QUẢNG CÁO, KHUYẾN MẠI THUỐC LÁ Ở CÁC ĐIỂM BÁN LẺ THUỐC LÁ TẠI BÌNH ĐỊNH, ĐỒNG THÁP VÀ BẠC LIÊU NĂM 2018 Lê Thị Thanh Hương1 1. Trường Đại học Y tế Công cộng SỐ 3 (50) - Tháng 05-06/2019 Website: yhoccongdong.vn 115 VI N S C K H E C NG NG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Năm 2017-2018, Trường ĐHYTCC thực hiện các chiến dịch truyền thông và giám sát tại 3 tỉnh Đồng Tháp, Bình Định và Bạc Liêu với tần suất 3 tháng/lần. Các chiến dịch này tập trung chủ yếu vào việc truyền thông, cung cấp kiến thức cho các chủ cơ sở kinh doanh TL tại địa bàn nghiên cứu nhằm nâng cao nhận thức của họ về Luật PCTHTL và các quy định cấm QC TL thông qua một số hoạt động như cung cấp tài liệu (tờ rơi, sách mỏng), hướng dẫn thực hiện, giám sát và nhắc nhở các trường hợp vi phạm, yêu cầu các chủ cơ sở ký bản cam kết không vi phạm. Bài báo này mô tả thực trạng vi phạm quy định cấm quảng cáo và khuyến mại thuốc lá tại các điểm bán lẻ thuốc lá trong năm 2018 sau khi kết thúc các chiến dịch truyền thông, giám sát tình hình thực thi quy định cấm QC, KM và trưng bày TL tại 3 tỉnh. II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Các điểm bán lẻ thuốc lá có địa chỉ cố định: Cửa hàng tạp hóa; Đại lý thuốc lá; Siêu thị/cửa hàng tiện lợi; Quán cà phê, giải khát, rượu bia; Nhà hàng/quán ăn; Xe bán thuốc lá có địa chỉ cố định. 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu - Thời gian nghiên cứu: Tháng 8-11/2018. - Địa điểm: Bình Định (TP Quy Nhơn và thị xã An Nhơn), Đồng Tháp (TP Cao Lãnh và huyện Thanh Bình), Bạc Liêu (TP Bạc Liêu và huyện Vĩnh Lợi) 1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả 2. Cỡ mẫu và chọn mẫu Công thức cỡ mẫu so sánh 2 tỷ lệ được áp dụng để tinh cỡ mẫu đánh giá sau can thiệp P1: Tỷ lệ trước can thiệp: 23% P2. Tỷ lệ dự kiến thay đổi sau can thiệp (18%) d: sai số tuyệt độ: 5% α: khoảng tin cậy 0,05, z tham chiếu = 1.96 Thay vào công thức, cỡ mẫu tối thiểu để đảm bảo so sánh là 500 điểm bán lẻ, dự phòng 20% cỡ mẫu. Cỡ mẫu thu thập là 600 điểm bán lẻ (200 điểm bán thuốc lá/tỉnh, tại mỗi tỉnh thu thập số liệu tại 100 điểm bán tại nội thành và 100 điểm bán tại ngoại thành). Tại mỗi tỉnh, chọn một quận nội thành và một huyện ngoại thành. Tại mỗi quận nội thành tiến hành quan sát ngẫu nhiên 8-10 cửa hàng trên 10 tuyến phố chính có mật độ buôn bán và quảng cáo thương mại lớn. Tại các huyện ngoại thành, toàn bộ các cửa hàng trên các tuyến phố sẽ được quan sát. Điều tra viên đi dọc tuyến phố từ số nhà nhỏ nhất (số 1) đến hết phố và lựa chọn các điểm bán phù hợp. Hai điểm bán cùng loại hình phải cách nhau tối thiểu 20m. 3. Phương pháp thu thập số liệu Số liệu về tình hình vi phạm các quy định cấm quảng cáo và khuyến mại thuốc lá tại các điểm bán lẻ được thu thập thông qua bảng kiểm quan sát. 4. Xử lý và phân tích số liệu Số liệu định lượng thu thập được từ bộ phiếu quan sát được nhập liệu bằng phần mềm Epidata 3.1 và phân tích bằng phần mềm SPSS 22.0. Số liệu được so sánh với kết quả năm 2015, áp dụng kiểm định χ2 với mức ý nghĩa p<0,05. 5. Đạo đức nghiên cứu Nghiên cứu tuân thủ nghiêm ngặt các quy định, nguyên tắc, chuẩn mực về đạo đức nghiên cứu y sinh học của Việt Nam và quốc tế. Các số liệu thu thập được đều được bảo mật và chỉ được sử dụng phục vụ mục đích nghiên cứu. Trong khảo sát định lượng, các điều tra viên phải thu thập dữ liệu ghi lại các bằng chứng vi phạm (bằng cách sử dụng máy ảnh để chụp ảnh). Việc ghi nhận hình ảnh vi phạm bằng máy ảnh phải được sự chấp thuận của chủ cửa hàng kinh doanh thuốc lá trước khi điều tra viên tiến hành chụp ảnh. III. KẾT QUẢ Trong tổng số 600 điểm bán lẻ thuốc lá được quan sát trong nghiên cứu, các loại hình điểm bán được khảo sát nhiều nhất bao gồm cửa hàng tạp hóa (53,8%), quán café (28,3%) và xe đẩy bán thuốc lá (10,7%). 3.1. Thực trạng điểm bán lẻ vi phạm các quy định về quảng cáo thuốc lá tại ba tỉnh Bình Định, Đồng Tháp, Bạc Liêu năm 2018 Kết quả khảo sát cho thấy tỷ lệ điểm bán lẻ thuốc lá vi phạm các quy định về QC TL tại ba tỉnh Bình Định, Đồng Tháp, Bạc Liêu năm 2018 là 18,5%, trong đó tỷ lệ vi phạm tại Bạc Liêu là 26,5%; Bình Định là 18,5% và Đồng Tháp là 10,5%. Tỷ lệ vi phạm ở cả ba tỉnh đều có xu hướng giảm nhẹ so với năm 2015 (4,1%), tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) (Biểu đồ 1). SỐ 3 (50) - Tháng 05-06/2019 Website: yhoccongdong.vn116 JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE 2019 Biểu đồ 1: Tỷ lệ điểm bán lẻ thuốc lá vi phạm quy định về quảng cáo thuốc lá tại ba tỉnh Bình Định, Đồng Tháp, Bạc Liêu năm 2015 và năm 2018 Các hình thức quảng cáo thuốc lá phổ biến trong được ghi nhận tại ba tỉnh năm 2018 gồm: (1) Treo tranh (poster) quảng cáo thuốc lá (14,7%); (2) Có mô hình sản phẩm giống bao thuốc lá (10,2%); (3) Có quầy (tủ) trưng bày thuốc lá (7,7%); (4) Có xe đẩy chuyên dụng trưng bày thuốc lá (3,2%); (5) Có vật phẩm gắn biểu tượng/mang màu sắc của nhãn hiệu thuốc lá (1,7%); (6) Có hộp trưng bày thuốc lá (1,2%). Tỷ lệ điểm bán thuốc lá vi phạm các tiêu chí về poster quảng cáo, mô hình quảng cáo, vật phẩm quảng cáo và hộp trưng bày thuốc lá năm 2018 có xu hướng tăng so với năm 2015. Trong khi đó, tỷ lệ điểm bán vi phạm các tiêu chí về quầy (tủ) trưng bày và xe đẩy trưng bày thuốc lá lại có xu hướng giảm so với năm 2015 (Bảng 1). Bảng 1. Tỷ lệ điểm bán thuốc lá có các hình thức quảng cáo thuốc lá vi phạm quy định tại ba tỉnh Bình Định, Đồng Tháp, Bạc Liêu năm 2015 và năm 2018 Tiêu chí vi phạm Tỷ lệ vi phạm (%) Năm 2015 Năm 2018 Poster quảng cáo 3,3 14,7 Mô hình quảng cáo 6,8 10,2 Quầy/tủ trưng bày 12,3 7,7 Xe đẩy trưng bày 8,1 3,2 Vật phẩm quảng cáo 0,7 1,7 Hộp trưng bày 0,8 1,2 3.2. Thực trạng điểm bán lẻ vi phạm các quy định về trưng bày thuốc lá tại ba tỉnh Bình Định, Đồng Tháp, Bạc Liêu năm 2018 Có 45,5% điểm bán lẻ thuốc lá tại ba tỉnh Bình Định, Đồng Tháp, Bạc Liêu vi phạm quy định về trưng bày thuốc lá khi trưng bày quá 1 bao hoặc 1 tút của 1 nhãn hiệu thuốc lá. Tỷ lệ vi phạm tại 3 tỉnh lần lượt là 69,5% (Bạc Liêu); 42,5% (Bình Định) và 24,5% (Đồng Tháp). Sau một số đợt truyền thông giám sát, tỷ lệ vi phạm năm 2018 có xu hướng giảm so với năm 2015 (giảm 41,8%) (p<0,05) (Biểu đồ 2). SỐ 3 (50) - Tháng 05-06/2019 Website: yhoccongdong.vn 117 VI N S C K H E C NG NG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 3.3. Thực trạng điểm bán lẻ vi phạm quy định về khuyến mại thuốc lá tại ba tỉnh Bình Định, Đồng Tháp, Bạc Liêu năm 2018 Tỷ lệ điểm bán thuốc lá vi phạm quy định về khuyến mại thuốc lá ở cả ba tỉnh Bình Định, Đồng Tháp, Bạc Liêu năm 2018 là 1,7%, trong đó tỷ lệ vi phạm tại Bạc Liêu là 1,5%; Bình Định là 3,5% và Đồng Tháp là tỉnh duy nhất không vi phạm. Tỷ lệ điểm bán vi phạm quy định về khuyến mại thuốc lá năm 2018 có xu hướng giảm so với năm 2015 (giảm 1,5%). Tỷ lệ vi phạm tại Bình Định giảm 5% trong khi tỷ lệ vi phạm tại Bạc Liêu tăng 0,5% so với năm 2015. Một số hình thức khuyến mại thuốc lá xuất hiện phổ biến trong năm 2018 tại ba tỉnh nghiên cứu bao gồm: (1) Đổi vỏ bao thuốc lá lấy bao thuốc lá mới (0,7%); (2) Giải thưởng trong vỏ bao thuốc lá; (3) Giá khuyến mại (0,3%); (4) Tặng quà (0,3%). IV. BÀN LUẬN Các hoạt động QC, KM TL thu hút những người hút mới đặc biệt là thanh thiếu niên, làm tăng mức độ sử dụng của những người đang hút, làm giảm quyết tâm bỏ thuốc, khuyến khích người bỏ thuốc hút thuốc trở lại [7]. Cấm hoàn toàn QC, KM TL đã được chứng minh là làm giảm lượng tiêu thụ TL. Một nghiên cứu tại 30 nước đang phát triển từ năm 1990-2005 cho thấy quy định QC, KM TL làm giảm 23,5% lượng tiêu thụ thuốc lá bình quân [3]. Một nghiên cứu khác trên 102 quốc gia chỉ ra quy định cấm QC, KM TL không hoàn toàn chỉ giảm được 1% mức tiêu thụ thuốc lá so với gần 9% ở quốc gia có quy định cấm toàn diện [5]. Tại Việt Nam, trong những năm vừa qua, Chính phủ và Quốc hội đã xây dựng được một hệ thống các văn bản pháp luật về kiểm soát thuốc lá trong đó có các điều khoản về kiểm soát QC, KM TL (Luật PCTHTL, Luật Quảng cáo, Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế). Trên thực tế việc thực thi các quy định cấm QC, KM TL vẫn còn nhiều bất cập, đặc biệt tại các điểm bán lẻ. Việc vi phạm tại các điểm bán lẻ diễn ra khá phổ biến và khó kiểm soát. Kết quả nghiên cứu cho thấy, vẫn còn 18,5% điểm bán tại ba tỉnh Bình Định, Đồng Tháp và Bạc Liêu vi phạm quy định về QC TL và 1,7% điểm bán vi phạm quy định về KM TL trong năm 2018. Tỷ lệ vi phạm có giảm nhẹ so với kết quả khảo sát năm 2015 (4,1% và 1,5%). Do việc QC, KM TL bị cấm theo các quy định của pháp luật, ngành công nghiệp thuốc lá không ngừng đổi mới, đưa ra nhiều hình thức QC, KM TL hấp dẫn hơn nhằm thu hút người dùng. Bên cạnh đó, các công ty thuốc lá còn tìm cách “lách” các quy định của pháp luật trong việc QC, KM và trưng bày TL, chẳng hạn cung cấp miễn phí các mô hình bao TL để trưng bày, tặng miễn phí bật lửa cho các cơ sở kinh doanh TL để các cơ sở này bán lại cho khách hàng mua TL với giá rẻ. Đây có thể là lý do giải thích cho việc mặc dù có triển khai chiến dịch truyền thông và giám sát định kỳ nhưng tỷ lệ vi phạm về QC, KM TL tại ba tỉnh trong nghiên cứu chỉ giảm nhẹ. Thực tế qua khảo sát cho thấy, nhiều chủ cơ sở kinh doanh TL vẫn chưa nắm được các nội dung của Luật PCTHTL cũng như các quy định về cấm QC, KM TL, đặc biệt là chủ các cơ sở kinh doanh TL ở các khu vực ngoại thành [4]. Các chiến dịch giám sát, truyền thông được thực hiện tại 3 tỉnh đã phần nào giúp tăng cường nhận thức của chủ các điểm bán lẻ TL, qua đó giảm phần nào tỉ lệ vi phạm tại 3 tỉnh. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 45,5% điểm bán lẻ thuốc lá tại Bình Định, Đồng Tháp và Bạc Biểu đồ 2: Tỷ lệ điểm bán thuốc lá vi phạm quy định về trưng bày thuốc lá tại ba tỉnh Bình Định, Đồng Tháp, Bạc Liêu năm 2018 SỐ 3 (50) - Tháng 05-06/2019 Website: yhoccongdong.vn118 JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE 2019 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt 1. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2012), Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá số 09/2012/QH13. 2. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2012), Luật Quảng cáo số 16/2012/QH13 Tài liệu tiếng Anh 3. Chaloupka, FJ (2006), Tobacco Addiction: Tobacco controls coulds save 3 million lives a year by 2030, Disease control priorities project . 4. Le Thi Thanh Huong et al. (2016). Violations of bans on tobacco advertising and promotion at points of sale in Viet Nam: Trend from 2009-2015. Asian Pac J Cancer Prev, Vol 17. Tobacco Prevention and Control in Viet Nam Supplement 2016, page 91-96 5. Saffer, H (2000), Tobacco advertising and promotion., Tobacco control in developing countries, Oxford University Press, New York 6. WHO (2008 ), Report on the Global Tobacco Epidemic 7. Jallow IK, Britton J, Langley T (2018). Prevalence and Determinants of Susceptibility to Tobacco Smoking among Students in The Gambia. Nicotine Tob Res. 2018;nty128:10.1093. Liêu trưng bày quá một bao hoặc một tút của một nhãn hiệu thuốc lá. Tỷ lệ vi phạm này đã giảm mạnh so với năm 2015, từ 87,3% xuống còn 45,5% (giảm 41,8%, p<0,05). Các kết quả nghiên cứu đã cho thấy thực tế rằng sự tuân thủ các quy định trong quảng cáo và khuyến mại thuốc lá của các chủ cửa hàng kinh doanh thuốc lá hiện nay mặc dù đã có nhiều cải thiện so với trước đây, tuy nhiên cũng có thể do sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp thuốc lá đã khiến tình trạng QC, KM TL vẫn diễn ra phổ biến tại các điểm bán lẻ. Trong tương lai, nếu như không kiểm soát được tình trạng này sẽ rất dễ dẫn tới việc gia tăng tiêu thụ thuốc lá trong cộng đồng, đặc biệt là trong đối tượng thanh thiếu niên [7]. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, các chiến dịch truyền thông và giám sát vi phạm đã mang lại một số hiệu quả nhất định tới nhận thức của các chủ cơ sở kinh doanh TL, giúp họ hiểu rõ hơn về các quy định của Luật PCTHTL và chế tài xử phạt liên quan, thông qua đó tỉ lệ vi phạm các quy định QC, KM TL đã giảm đi phần nào. Trong thời gian tới cần tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động truyền thông kết hợp với việc giám sát chặt chẽ hơn các cơ sở kinh doanh TL để hạn chế tình trạng QC, KM TL diễn ra phổ biến như hiện nay. Hạn chế của nghiên cứu này là chưa mô tả được các loại hình vi phạm quy định cấm QC, KM TL theo từng loại hình điểm bán lẻ. Hiểu rõ được điều này sẽ giúp các ban ngành chức năng dễ dàng kiểm soát và quản lý các hành vi vi phạm để có hình thức xử lý phù hợp. V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ điểm bán lẻ thuốc lá vi phạm các quy định về QC TL tại ba tỉnh Bình Định, Đồng Tháp, Bạc Liêu năm 2018 là 18,5%. Có 45,5% điểm bán lẻ TL tại ba tỉnh vi phạm quy định về trưng bày TL quá 1 bao, 1 tút hoặc 1 hộp của 1 nhãn hiệu TL. Tỷ lệ điểm bán lẻ TL vi phạm quy định về KM TL ở cả ba tỉnh năm 2018 là 1,7%. So với năm 2015, tỷ lệ điểm bán vi phạm quy định về quảng cáo, trưng bày và khuyến mại thuốc lá ở cả ba tỉnh đều có xu hướng giảm, với mức giảm lần lượt là 4,1%; 41,8% và 1,5%. Nghiên cứu khuyến nghị tiếp tục đẩy mạnh, tăng cường thanh tra, giám sát việc thực thi các quy định cấm QC, KM TL tại các điểm bán lẻ. Công tác giám sát cần mở rộng trên địa bàn toàn tỉnh. Thực hiện xử lý nghiêm các trường hợp tái vi phạm. Đồng thời, cần nâng cao nhận thức của các chủ cơ sở kinh doanh TL về Luật Phòng chống tác hại thuốc lá và các quy định cấm QC, KM TL thông qua truyền thông, phổ biến kiến thức cho chủ các điểm bán lẻ TL và cộng đồng. Ngoài ra, cần tiến hành nghiên cứu sâu, tìm hiểu loại hình bán lẻ TL nào vi phạm nhiều nhất để có hình thức xử lý phù hợp.
File đính kèm:
- thuc_trang_vi_pham_cac_quy_dinh_ve_quang_cao_khuyen_mai_thuo.pdf