Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tiếng Anh tại Trường Đại học Sao Đỏ

Bài báo nhằm mục đích phân tích, đánh giá thực trạng đào tạo tiếng Anh tại Trường Đại học Sao Đỏ.

Các phương pháp quan sát, câu hỏi khảo sát, phỏng vấn được sử dụng cho đối tượng là sinh viên

đang học tập tại trường. Kết quả chỉ ra các mặt tích cực và hạn chế trong quá trình đào tạo tiếng Anh.

Bên cạnh đó, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo tiếng Anh

ở Trường Đại học Sao Đỏ, đáp ứng nhu cầu xã hội.

Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tiếng Anh tại Trường Đại học Sao Đỏ trang 1

Trang 1

Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tiếng Anh tại Trường Đại học Sao Đỏ trang 2

Trang 2

Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tiếng Anh tại Trường Đại học Sao Đỏ trang 3

Trang 3

Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tiếng Anh tại Trường Đại học Sao Đỏ trang 4

Trang 4

Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tiếng Anh tại Trường Đại học Sao Đỏ trang 5

Trang 5

Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tiếng Anh tại Trường Đại học Sao Đỏ trang 6

Trang 6

Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tiếng Anh tại Trường Đại học Sao Đỏ trang 7

Trang 7

pdf 7 trang viethung 6820
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tiếng Anh tại Trường Đại học Sao Đỏ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tiếng Anh tại Trường Đại học Sao Đỏ

Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tiếng Anh tại Trường Đại học Sao Đỏ
LIÊN NGÀNH KHOA HỌC TRÁI ĐẤT - MỎ
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 4(63).2018 105
Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo 
tiếng Anh tại Trường Đại học Sao Đỏ
The situation and solutions to improve English training quality 
at Sao Do University
 Phạm Thị Huyền Trang, Đặng Thị Minh Phương
Email: trang.phamhuyen88@gmail.com 
 Trường Đại học Sao Đỏ
Ngày nhận bài: 10/12/2017 
Ngày nhận bài sau phản biện: 26/9/2018 
Ngày chấp nhận đăng: 27/12/2018 
Tóm tắt
Bài báo nhằm mục đích phân tích, đánh giá thực trạng đào tạo tiếng Anh tại Trường Đại học Sao Đỏ. 
Các phương pháp quan sát, câu hỏi khảo sát, phỏng vấn được sử dụng cho đối tượng là sinh viên 
đang học tập tại trường. Kết quả chỉ ra các mặt tích cực và hạn chế trong quá trình đào tạo tiếng Anh. 
Bên cạnh đó, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo tiếng Anh 
ở Trường Đại học Sao Đỏ, đáp ứng nhu cầu xã hội.
Từ khóa: Chất lượng đào tạo; đào tạo theo tín chỉ.
Abstract 
The current article aims at analyzing and evaluating the situation of English education at Sao Do 
University. The methods of observation, questionnaire and interviews were used with the participants 
(students at Sao Do University). Findings showed both the strength and weakness of English training 
process. Besides, the author proposed some suggestions in order to improve the English training quality 
at Sao Do University with the purpose of fulfilling the social need.
Keywords: Training quality; credit-based training system.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngoại ngữ có vai trò và vị trí quan trọng trong sự 
nghiệp giáo dục đào tạo và trong sự phát triển của 
đất nước. Biết ngoại ngữ không những là yêu cầu 
tất yếu của lao động có kỹ thuật cao nhằm đáp 
ứng nhu cầu xã hội đang ngày càng đổi mới mà 
còn là một năng lực cần thiết đối với người Việt 
Nam hiện đại.
Đánh giá 59 trường đại học lớn không chuyên 
ngữ tại Việt Nam, có khoảng 51,7% sinh viên tốt 
nghiệp không đáp ứng được yêu cầu về kỹ năng 
tiếng Anh. Trong số các trường được khảo sát, 
chỉ có 10,5% số trường đại học đã thực hiện khảo 
sát đánh giá khả năng đáp ứng yêu cầu công việc 
về kỹ năng sử dụng tiếng Anh của sinh viên tốt 
nghiệp. Kết quả cho thấy khoảng 49,3% sinh viên 
đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng, 18,9% 
sinh viên không đáp ứng được và 31,8% sinh viên 
cần đào tạo thêm [4]. Tiếng Anh đang là mối quan 
tâm hàng đầu của các doanh nghiệp khi phỏng vấn 
tuyển dụng. Đặc biệt trong mấy năm trở lại đây, 
báo chí thường đưa tin về phản hồi của các nhà 
tuyển dụng là trên 50% sinh viên tốt nghiệp không 
đáp ứng được yêu cầu về ngoại ngữ. Các sinh 
viên khối không chuyên ngữ học tiếng Anh nhưng 
khả năng sử dụng tiếng Anh trong các tình huống 
thực tế rất hạn chế và có thể nói rằng phần lớn 
không sử dụng được. Như vậy, tình hình chung 
là khả năng sử dụng được tiếng Anh trong môi 
trường làm việc của sinh viên sau khi tốt nghiệp 
đại học là rất hạn chế và không đáp ứng được yêu 
cầu của đại đa số các đơn vị sử dụng lao động và 
sinh viên yếu nhất là kỹ năng nói [4, 5].
Qua đó, trình độ tiếng Anh được xem xét là một 
tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá nhân viên tại 
các doanh nghiệp, không chỉ là các công ty nước 
ngoài mà còn đối với nhiều đơn vị trong nước. Đào 
tạo ngoại ngữ là một quá trình phức tạp đòi hỏi 
sự kết hợp của nhiều nhân tố quan trọng. Trong 
phạm vi bài báo, tác giả phân tích và đánh giá về 
thực trạng đào tạo tiếng Anh tại Trường Đại học 
Sao Đỏ, đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm 
góp phần nâng cao chất lượng đào tạo tiếng Anh 
tại trường, đáp ứng nhu cầu xã hội.
Người phản biện: 1. PGS.TS. Nguyễn Văn Độ
 2. TS. Nguyễn Thị Kim Nguyên
106
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 4(63).2018
2. THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO TIẾNG ANH TẠI 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ
2.1. Khái quát việc tổ chức giảng dạy tiếng Anh
Trong thực tế, tiếng Anh là môn học bắt buộc được 
áp dụng cho tất cả sinh viên trong trường. Theo 
đó, sinh viên không chuyên ngữ học 3 học phần 
tiếng Anh (tiếng Anh cơ bản 1-TACB1, tiếng Anh 
cơ bản 2-TACB2, tiếng Anh chuyên ngành) tương 
đương 10 tín chỉ (150 tiết). Ngoài ra, với chương 
trình mới (hiệu chỉnh năm 2018) áp dụng từ năm 
học 2018-2019 cho đại học khóa 9, sinh viên được 
học thêm 1 học phần tiếng Anh luyện kỹ năng theo 
định dạng đề thi TOEIC nhằm đáp ứng chuẩn đầu 
ra đại học. Nhà trường giao nhiệm vụ cho bộ môn 
Ngoại ngữ biên soạn giáo trình, đề cương chi tiết, 
đề cương bài giảng phục vụ giảng dạy cho đối 
tượng là sinh viên toàn trường (thuộc các ngành 
nghề khác nhau). Mục tiêu môn học nhằm trang 
bị cho sinh viên kiến thức và kỹ năng giao tiếp 
cơ bản bằng tiếng Anh trong cuộc sống cũng như 
trong công việc chuyên môn. Như vậy, giảng viên 
tiếng Anh phải chuẩn bị, thiết kế bài giảng cho phù 
hợp với từng nhóm đối tượng khác nhau về chuyên 
ngành, về trình độ tiếng Anh, về giới tính Do đó, 
việc quản lý chất lượng giảng dạy và học tập môn 
tiếng Anh gặp không ít khó khăn. 
Về cơ sở vật chất, Nhà trường đã trang bị 2 phòng 
thực hành ngoại ngữ với 56 máy tính kết nối 
Internet, 2 máy chiếu đa năng và các thiết bị đa 
phương tiện khác. Nhờ đó, giảng viên và sinh viên 
có thể thực hiện được những giờ học ngoại ngữ 
sinh động, hiệu quả đáp ứng mục tiêu bài giảng.
Với chủ trương xây dựng môi trường giao tiếp 
tiếng Anh rộng rãi, Nhà trường luôn hỗ trợ, ủng 
hộ các hoạt động học tập, sinh hoạt chuyên môn 
nâng cao năng lực ngoại ngữ; khuyến khích các 
phong trào thi đua, tổ chức lớp học ngoài giờ, câu 
lạc bộ tiếng Anh
Như vậy, việc tổ chức giảng dạy môn tiếng Anh tại 
Trường Đại học Sao Đỏ đang được thực hiện một 
cách bài bản, khoa học, tuân thủ đúng chương 
trình khung. Nội dung đủ các yếu tố thực hành kỹ 
năng giao tiếp và kiến thức chuyên ngành. Trang 
thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập phù hợp, tuy 
nhiên, cần được nâng cấp, cập nhật thường xuyên 
để đ ...  ôn luyện, nâng cao trình độ, năng lực ngoại 
ngữ sau tốt nghiệp, đáp ứng yêu cầu thực tế của 
các đơn vị tuyển dụng lao động, tăng cơ hội việc 
làm cho sinh viên, góp phần quảng bá hình ảnh 
Nhà trường. Trong lần đầu áp dụng, quá trình tổ 
chức đã không tránh khỏi một số hạn chế như lịch 
học còn dồn gấp (do ảnh hưởng tiến độ học và 
thực tập khác nhau của các lớp), sinh viên đi học 
chưa đầy đủ, chưa tích cực ôn luyện (do chưa ý 
thức được tầm quan trọng của kỳ thi và chưa thực 
sự cố gắng) Tuy nhiên, từ năm học 2017-2018, 
phong trào học tiếng Anh trong trường đã có tín 
hiệu tích cực thể hiện qua ý thức học tập của sinh 
viên đã tốt hơn và kết quả thi sát hạch ngoại ngữ 
cao hơn so với khóa trước (bảng 3).
3.3.2. Về phía sinh viên
Một số nhân tố khác cũng ảnh hưởng đến việc học 
của sinh viên như: lớp học đông (từ 40÷45 sinh 
viên), tâm lý sinh viên còn ngại, còn lười nói tiếng 
Anh Kết quả cho thấy, sau 4 năm học đại học 
LIÊN NGÀNH KHOA HỌC TRÁI ĐẤT - MỎ
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 4(63).2018 109
(chưa kể thời gian sinh viên học thêm), sinh viên 
vẫn không giao tiếp được bằng tiếng Anh. Trong 
thực tế, giáo trình tiếng Anh hiện tại có xu hướng 
thiên về rèn luyện các kỹ năng giao tiếp cho sinh 
viên (giáo trình Know how 1, 2). Tuy nhiên, cách 
thức đánh giá chỉ dừng lại ở kiểm tra kiến thức 
qua bài thi trắc nghiệm trên máy tính. Do đó, đôi 
khi sinh viên thấy không cần thiết phải học các kỹ 
năng nghe - nói mà vẫn có thể đạt điểm cao môn 
tiếng Anh. Dần dần, việc này dẫn đến thực trạng 
sinh viên học tập máy móc, thụ động, chống đối, 
chỉ để vượt qua kỳ thi mà không quan tâm đến 
việc hoàn thiện các kỹ năng giao tiếp tiếng Anh.
Hơn nữa, sinh viên có thói quen sử dụng tiếng mẹ 
đẻ trong giờ học ngoại ngữ. Thói quen này hoàn 
toàn tự nhiên vì họ đã học tiếng Anh ở bậc trung 
học theo phương pháp truyền thống là ngữ pháp 
dịch (grammar translation). Sinh viên thường tìm 
ra mối liên hệ giữa tiếng Anh với những hiểu biết 
của họ trong tiếng Việt để dễ nhớ, dễ lĩnh hội kiến 
thức hơn.
Hiện nay, sinh viên chỉ tiếp xúc với tiếng Anh 
trong giờ học mà chưa có sự đầu tư thỏa đáng 
cho các hoạt động khác như tự củng cố lại kiến 
thức, chủ động học từ nhiều nguồn tài liệu khác 
nhau (Internet, sách, báo, truyện,). Điều này rất 
quan trọng vì với ngoại ngữ nói chung và tiếng 
Anh nói riêng thì việc vận dụng thực tế, thực hành 
thường xuyên sẽ giúp kiến thức và kỹ năng không 
bị “quên lãng”. 
3.3.3. Về phía giảng viên
Nguyên nhân thứ ba chính là ảnh hưởng, tác động 
của giảng viên trong mỗi giờ lên lớp. Khi gặp kiến 
thức mới, giảng viên thường sử dụng tiếng Việt để 
giải thích, hướng dẫn và đặt ra yêu cầu cho sinh 
viên. Như vậy khó có thể hy vọng sinh viên sẽ 
chủ động sử dụng tiếng Anh để giao tiếp thường 
xuyên trên lớp, cũng như trong thực tế. 
Một lý do khác có thể là nhiệm vụ, yêu cầu mà 
giáo viên đặt ra quá cao so với trình độ và khả 
năng của học viên. Giả sử như bạn yêu cầu sinh 
viên ở trình độ sơ cấp thảo luận một đề tài khó 
như toàn cầu hóa, hay sự nóng lên của Trái Đất 
thì sinh viên thậm chí chỉ có rất ít kiến thức về 
những lĩnh vực này nên họ sẽ tìm đến tiếng Việt 
như là lựa chọn tất nhiên. 
Hơn nữa, sự không đồng đều, thậm chí khác biệt 
lớn về năng lực sử dụng tiếng Anh giữa các sinh 
viên trong cùng lớp dẫn đến khó khăn cho cả 
giảng viên và sinh viên trong quá trình dạy và học. 
Thông thường, trong một lớp đại học, sinh viên 
có trình độ tiếng Anh ở nhiều mức khác nhau: sơ 
cấp, tiền trung cấp, trung cấp Như vậy, giảng 
viên sẽ gặp khó khăn trong việc bao quát, kiểm 
soát mức độ tiếp thu, thực hành, tiến bộ của từng 
sinh viên. 
4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT 
LƯỢNG ĐÀO TẠO TIẾNG ANH TẠI TRƯỜNG 
ĐẠI HỌC SAO ĐỎ
Qua nghiên cứu dựa trên các kết quả đã được 
công bố về các nhân tố có ảnh hưởng đến năng 
lực học ngoại ngữ và việc nâng cao hiệu quả dạy 
và học tiếng Anh, bài viết đề xuất một số giải pháp 
có thể áp dụng phù hợp với điều kiện thực tế tại 
Trường Đại học Sao Đỏ với mục tiêu nâng cao 
chất lượng đào tạo ngoại ngữ của Nhà trường. 
4.1. Nhóm giải pháp đối với giảng viên tiếng Anh
Giảng viên trước hết phải là người tạo động lực, 
hứng thú học tập cho sinh viên. Đồng thời, giảng 
viên cần có trình độ ngoại ngữ đạt chuẩn (như 
phát âm đúng, ngữ điệu tốt, ngữ pháp chính 
xác) cũng như phương pháp dạy học tích cực, 
sáng tạo, dễ hiểu, lấy người học làm trọng tâm 
mới có thể tạo cho sinh viên sự hứng thú, niềm 
say mê trong học tập, từ đó góp phần nâng cao 
thái độ học tập tích cực của sinh viên, giúp họ đạt 
hiệu quả học tập tốt nhất.
Giảng viên tiếng Anh Trường Đại học Sao Đỏ cần 
thực hiện tốt những nội dung sau:
- Ngay từ đầu học phần, nêu rõ mục tiêu chương 
trình học, định hướng cho sinh viên những phương 
pháp học tập hiệu quả. 
- Căn cứ vào tình hình cụ thể của đối tượng, giảng 
viên đặt ra những nguyên tắc, yêu cầu cụ thể, rõ 
ràng ngay từ buổi học đầu tiên và nghiêm túc thực 
hiện. Hãy cho sinh viên biết khi nào họ có thể sử 
dụng tiếng Việt và khi nào họ bắt buộc phải dùng 
tiếng Anh.
- Giao nhiệm vụ và có các hình thức kiểm tra, 
đánh giá phù hợp, thực tế (ở các ngành học khác 
nhau, các trình độ khác nhau) để sinh viên làm 
quen với phong cách làm việc có trách nhiệm. 
- Liên tục đổi mới phương pháp giảng dạy, mạnh 
dạn loại bỏ những yếu tố không phù hợp trong 
phong cách giảng dạy truyền thống. 
- Chủ động, tích cực học tập nâng cao trình độ, xây 
dựng kế hoạch cụ thể tiến tới đạt chuẩn C1 theo 
khung tham chiếu châu Âu, hoặc TOEI C850
110
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 4(63).2018
- Trang bị từ vựng theo chủ đề, giao nhiệm vụ cụ 
thể cho sinh viên kèm theo các hướng dẫn chi tiết, 
tập trung phát huy tính sáng tạo của sinh viên. 
- Tạo môi trường nói tiếng Anh cho sinh viên. 
Thay vì sử dụng các mệnh lệnh, giải thích nghĩa 
từ mới, tình huống bằng tiếng Việt, giảng viên hãy 
sử dụng tiếng Anh với các cấu trúc, từ vựng đơn 
giản, gần gũi để sinh viên phát huy tối đa việc sử 
dụng ngoại ngữ trong giờ học. 
- Tổ chức các hoạt động ngoại khóa, giao lưu với 
người bản địa nhằm thu hút đông đảo sinh viên 
tham gia như giao lưu với khách du lịch tại các 
điểm nổi tiếng
 - Liên hệ mời giảng viên người nước ngoài trao 
đổi về phương pháp giảng dạy tiếng Anh hiệu quả, 
mời tình nguyện viên quốc tế tham gia trợ giảng 
tại trường nhằm tạo môi trường giao tiếp ngoại 
ngữ thường xuyên, chuyên nghiệp.
- Định hướng, xác định động cơ học tập cho sinh 
viên, giúp sinh viên nâng cao năng lực tiếng Anh, 
đạt chuẩn đầu ra đáp ứng công việc tương lai.
4.2. Nhóm giải pháp đối với sinh viên
Hiện nay, nhiều sinh viên luôn đặt câu hỏi: “Tôi học 
ngoại ngữ để làm gì? Tại sao tôi phải học ngoại 
ngữ? Ngoại ngữ có lợi gì cho tôi?...”. Nếu sinh 
viên không xác định được mục đích học tập đúng 
đắn thì việc học của họ chỉ là nghĩa vụ, đôi khi là 
đối phó. Họ học tiếng Anh hàng chục năm, họ đến 
lớp, làm các bài tập, rồi thi kết thúc Nhưng kết 
quả là họ vẫn chưa thực sự hiểu lợi ích của những 
việc này là gì, và tất nhiên họ không đạt được trình 
độ tiếng Anh theo yêu cầu. Ngược lại, nếu sinh 
viên nhìn nhận việc học là nhu cầu cấp thiết, giúp 
ích họ trong cuộc sống thì họ sẽ chủ động học một 
cách tích cực. Sinh viên có thể xem xét những gợi 
ý sau đây:
- Học tập phải có động cơ, thái độ đúng đắn
Sinh viên học có thể xuất phát từ động cơ bên 
ngoài như áp lực từ gia đình, bạn bè, xã hội, hoặc 
có thể từ động cơ bên trong chính là suy nghĩ, tư 
tưởng của bản thân. Họ cần xác định cho mình 
một động cơ học tập đúng đắn, tự giải đáp các 
câu hỏi như: “Học để làm gì? Học cho ai?...”. Nếu 
không có động cơ, thái độ đúng đắn, người học 
sẽ không thể nỗ lực hết mình, vượt qua khó khăn, 
vượt qua chính bản thân mình để thực hiện bất 
kỳ điều gì. Vậy thế nào là một thái độ học tập tốt?
+ Học tập lạc quan, tích cực.
+ Học tập có mục đích.
+ Có kế hoạch học tập cụ thể.
- Học tập cách ghi nhớ hiệu quả.
- Tối ưu hóa các lợi thế sẵn có: Trong bất kỳ điều 
kiện nào, sinh viên cũng cần biết phát huy tối đa 
các phương tiện và trợ giúp sẵn có, như tham 
khảo hướng dẫn từ giảng viên, chủ động luyện tập 
tại các phòng thực hành ngoại ngữ của trường, 
tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa sử 
dụng ngoại ngữ
Thái độ đúng đắn và phương pháp phù hợp 
chính là chìa khóa để sinh viên đạt được năng 
lực mong muốn.
4.3. Nhóm giải pháp đối với bộ môn, Nhà trường
a. Khai thác cơ sở vật chất, môi trường, công nghệ
- Khai thác tối đa 2 phòng thực hành với trang thiết 
bị hiện đại với sự hỗ trợ của 56 máy tính kết nối 
Internet, 2 máy chiếu đa năng và các thiết bị đa 
phương tiện khác.
- Hướng dẫn sinh viên khai thác ngoài giờ nhằm 
mục đích tạo điều kiện cho sinh viên truy cập 
nhiều kênh thông tin bổ ích, các bài giảng chất 
lượng cao, tiết kiệm thời gian, chi phí. 
- Cập nhật, giới thiệu cho sinh viên các phần mềm, 
ứng dụng học ngoại ngữ qua các thiết bị di động: 
máy tính xách tay, điện thoại thông minh, máy tính 
bảng, như Duolingo, Memrise, Two min English 
hay Bususu 
- Kịp thời hỗ trợ xử lý, khắc phục các trục trặc 
kỹ thuật trong quá trình vận hành các phòng thực 
hành ngoại ngữ.
- Tăng số lượng máy để đáp ứng cho toàn bộ sinh 
viên trong trường khai thác sử dụng trong việc học 
ngoại ngữ 
Bên cạnh đó, việc học ngoại ngữ cũng đòi hỏi 
thực hành trong môi trường giao tiếp mang tính 
chuyên nghiệp. Do đó, trong thời gian tới, bộ môn, 
Nhà trường có thể xem xét một số giải pháp nhằm 
tạo dựng phong trào học tiếng Anh sôi nổi trong 
toàn sinh viên:
+ Tổ chức và duy trì câu lạc bộ tiếng Anh.
+ Hỗ trợ sinh viên tham gia các chuyến thực tế để 
thực hành nói tiếng Anh với người nước ngoài.
+ Tổ chức các cuộc thi nói tiếng Anh.
+ Phát động phong trào nói tiếng Anh trong 
toàn đơn vị (giao tiếp hàng ngày, họp bộ môn, 
hội thảo).
LIÊN NGÀNH KHOA HỌC TRÁI ĐẤT - MỎ
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 4(63).2018 111
b. Điều chỉnh chương trình, cách thức tổ chức, 
phương pháp giảng dạy các học phần tiếng Anh
- Tăng thời lượng học tiếng Anh cho sinh viên 
một cách hợp lý. Một mặt có thể duy trì 150 tiết 
để đảm bảo chương trình chung, mặt khác kết 
hợp tổ chức thêm các lớp học ngoài giờ (miễn 
phí hoặc tính phí thấp), các buổi thực hành dưới 
sự hướng dẫn của giảng viên qua đó, đáp ứng 
nhu cầu học tập, nâng cao năng lực ngoại ngữ 
cho sinh viên.
- Thiết kế lại bài thi cuối kỳ sao cho sinh viên thực 
sự phát triển được bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, 
viết, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp. Cần xác định 
rõ mục tiêu cụ thể của từng học phần và căn cứ 
vào đó để kiểm tra, đánh giá. Ví dụ: sau học phần 
tiếng Anh 1, thay vì sinh viên sắp xếp trật tự từ 
hay nối câu thì họ có thể viết được một email ngắn 
đúng quy chuẩn, phục vụ nghề nghiệp tương lai
- Xây dựng bộ tình huống giao tiếp tiếng Anh: sao 
cho phù hợp từng cấp độ, từng nhóm đối tượng 
(chuyên ngành khác nhau).
- Chú trọng phát âm.
- Lựa chọn các nội dung thực tế cho sinh viên 
thực hành viết: các thể loại cần cho công việc như 
email, leaflet, letter, report, CV, job application
- Đa dạng hóa các bài tập nghe.
Bộ môn ngoại ngữ là đơn vị trực tiếp quản lý học 
phần tiếng Anh. Do đó, bộ môn cần phải cập nhật 
các phương pháp dạy và học tiếng Anh tiên tiến, 
xây dựng “văn hóa học ngoại ngữ” trong Nhà 
trường, thúc đẩy phong trào học tập, cải thiện năng 
lực tiếng Anh cho sinh viên.
Hiện nay, Nhà trường đã xây dựng chương trình 
sát hạch trình độ ngoại ngữ của sinh viên trước 
khi tốt nghiệp, dần tiến tới áp dụng chuẩn TOEIC. 
Vấn đề cốt lõi là quá trình thực hiện có đảm bảo 
các mục tiêu đã đề ra? Sau khi đạt trình độ sát 
hạch hay chuẩn đầu ra ngoại ngữ, sinh viên có thể 
sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp thông thường và 
trong công việc? Qua hai năm tổ chức thực hiện kỳ 
thi sát hạch ngoại ngữ, nhiều vấn đề đã được chỉ 
ra, yêu cầu cấp thiết cần có một hội thảo phân tích 
toàn diện quá trình tổ chức, ôn luyện, đánh giá
nhằm rút kinh nghiệm và hoàn thiện chương trình 
chuẩn đầu ra ngoại ngữ cho sinh viên Trường Đại 
học Sao Đỏ bắt kịp xu hướng phát triển của xã hội 
trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0. 
5. KẾT LUẬN
Trong phạm vi của bài viết, tác giả đã phân tích 
thực trạng dạy và học tiếng Anh tại Trường Đại 
học Sao Đỏ, nhằm đề xuất một số giải pháp giúp 
nâng cao chất lượng đào tạo tiếng Anh của Nhà 
trường, đáp ứng nhu cầu xã hội trong thời đại 
mới. Vấn đề cốt lõi là phải kết hợp, phát huy ba 
nhân tố cơ bản và quan trọng nhất của quá trình 
đào tạo, đó là giảng dạy (giảng viên), học tập (sinh 
viên), đánh giá (chương trình).
Do giới hạn của bài viết nên kết quả thu được còn 
hạn hẹp trong phạm vi nhỏ (150 sinh viên không 
chuyên ngữ). Như vậy, cần có thêm các nghiên 
cứu sâu rộng hơn với đối tượng lớn hơn nhằm 
cho được kết quả toàn diện.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Ajzen, Fishben, M. (1980). Understanding attitudes 
and predicting social behavior. Englewood Cliff, 
NJ: Prentice-Hall. 
[2]. Hà Thanh Bích Loan (2014). Chuẩn đầu ra tiếng 
Anh hệ đại học chính quy: thực trạng và giải pháp. 
Kỷ yếu hội thảo khoa học: Chương trình tiếng Anh 
tại UEH: đánh giá và đề xuất cải tiến. 
ueh.edu.vn/index.php/article/chuan-tieng-anh-
dau-ra-he-dai-hoc-chinh-quy-thuc-trang-va-giai-
phap/, ngày cập nhật 10/10/2017.
[3]. Nguyễn Thị Chi, Nguyễn Thị Liên Hương, Nguyễn 
Thị Phương Hoa (2010). Thái độ học tập các môn 
chung của sinh viên Đại học Ngoại ngữ - Đại học 
Quốc gia Hà Nội. Tạp chí Giáo dục, kỳ 2.
[4]. Thanh Hà (2008), Vì sao sinh viên ra trường không 
nói được tiếng Anh? https://tuoitre.vn/vi-sao-sinh-
vien-ra-truong-khong-noi-duoc-tieng-anh-291136.
htm, ngày cập nhật 10/10/2017.
[5]. https://www.tienphong.vn/giao-duc/cu-nhan-
ngoai-ngu-mot-nua-la-cam-diec-47106.tpo, ngày 
cập nhật 10/10/2017.

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_va_giai_phap_nang_cao_chat_luong_dao_tao_tieng_an.pdf