Thực trạng tổ chức căng tin trong các trường học tại thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng

Đặt vấn đề: Thói quen ăn uống, kiến thức về dinh dưỡng của học sinh có ảnh hưởng tới sự hình thành

cũng như tiến triển của các bệnh không lây nhiễm sau này. Căng tin trường học là nơi có thể giáo dục kiến thức

dinh dưỡng cũng như thói quen sử dụng thực phẩm lành mạnh của học sinh. Căng tin trường học lành mạnh sẽ

giúp học sinh có hành vi lựa chọn thực phẩm lành mạnh hơn.

Mục tiêu: Đánh giá thực trạng tổ chức căng tin, các loại thực phẩm và đồ uống được bán tại căng tin

trường học, xu hướng tiêu thụ thực phẩm của học sinh.

Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 28 trường học các cấp tại thành phố

Hồ Chí Minh (TP. HCM) và thành phố Đà Nẵng.

Kết quả: Hầu hết người phụ trách căng tin có trình độ học vấn cấp 2 và cấp 3 (71,5%); 21,4 % người phụ

trách căng tin chưa được tập huấn về dinh dưỡng. Khoảng 85,7% các trường tự quản lý căng tin và 82,1%

trường do Ban Giám hiệu quyết định thực phẩm bán tại căng tin. Có 93,8% căng tin bán bim bim (snack), trong

đó ở TP. HCM là 100% và Đà Nẵng là 87,5%. Có 67,9% căng tin có bán nước ngọt có ga, tại Hồ Chí Minh là

85,7% cao hơn ở Đà Nẵng là 50,0%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với X2= 4,09, p < 0,05. Có 71,5% căng tin

có bán các loại sữa; tỷ lệ căng tin có bán mì tôm các loại và các món xào, rán cho học sinh là 71,4% và 53,6%, các

tỷ lệ này ở TP. HCM đều cao hơn tại Đà Nẵng. Có 7,1% số trường có bán trái cây cho học sinh. Thực phẩm học

sinh tiêu thụ phổ biến theo thứ tự từ nhiều đến ít là kẹo các loại, nước ngọt (có ga và không có ga), bim bim

(snack), mì tôm. Sữa các loại được học sinh tiêu thụ đứng hàng thứ 5 sau kẹo, nước ngọt, bim bim và mì tôm.

Kết luận: Hầu hết căng tin do các nhà trường tự quản lý. Việc ra quyết định các loại thực phẩm bán tại

căng tin trong trường học phần lớn là do Ban Giám hiệu nhà trường trong khi tỷ lệ cha mẹ học sinh tham gia ra

quyết định chưa cao. Tỷ lệ các trường bán các loại thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều đường, nhiều muối, chất

béo cao. Thực phẩm và đồ uống học sinh tiêu thụ nhiều nhất cũng là các loại thực phẩm được đóng gói sẵn và chủ

yếu là các loại đồ ăn chứa nhiều muối, đường và chất béo

Thực trạng tổ chức căng tin trong các trường học tại thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng trang 1

Trang 1

Thực trạng tổ chức căng tin trong các trường học tại thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng trang 2

Trang 2

Thực trạng tổ chức căng tin trong các trường học tại thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng trang 3

Trang 3

Thực trạng tổ chức căng tin trong các trường học tại thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng trang 4

Trang 4

Thực trạng tổ chức căng tin trong các trường học tại thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng trang 5

Trang 5

Thực trạng tổ chức căng tin trong các trường học tại thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng trang 6

Trang 6

Thực trạng tổ chức căng tin trong các trường học tại thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng trang 7

Trang 7

pdf 7 trang viethung 13380
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng tổ chức căng tin trong các trường học tại thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng tổ chức căng tin trong các trường học tại thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng

Thực trạng tổ chức căng tin trong các trường học tại thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 381
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CĂNG TIN TRONG CÁC TRƯỜNG HỌC 
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, ĐÀ NẴNG 
Phạm Bích Diệp*, Nguyễn Thị Hồng Diễm*,** 
TÓM TẮT 
Đặt vấn đề: Thói quen ăn uống, kiến thức về dinh dưỡng của học sinh có ảnh hưởng tới sự hình thành 
cũng như tiến triển của các bệnh không lây nhiễm sau này. Căng tin trường học là nơi có thể giáo dục kiến thức 
dinh dưỡng cũng như thói quen sử dụng thực phẩm lành mạnh của học sinh. Căng tin trường học lành mạnh sẽ 
giúp học sinh có hành vi lựa chọn thực phẩm lành mạnh hơn. 
Mục tiêu: Đánh giá thực trạng tổ chức căng tin, các loại thực phẩm và đồ uống được bán tại căng tin 
trường học, xu hướng tiêu thụ thực phẩm của học sinh. 
Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 28 trường học các cấp tại thành phố 
Hồ Chí Minh (TP. HCM) và thành phố Đà Nẵng. 
 Kết quả: Hầu hết người phụ trách căng tin có trình độ học vấn cấp 2 và cấp 3 (71,5%); 21,4 % người phụ 
trách căng tin chưa được tập huấn về dinh dưỡng. Khoảng 85,7% các trường tự quản lý căng tin và 82,1% 
trường do Ban Giám hiệu quyết định thực phẩm bán tại căng tin. Có 93,8% căng tin bán bim bim (snack), trong 
đó ở TP. HCM là 100% và Đà Nẵng là 87,5%. Có 67,9% căng tin có bán nước ngọt có ga, tại Hồ Chí Minh là 
85,7% cao hơn ở Đà Nẵng là 50,0%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với X2 = 4,09, p < 0,05. Có 71,5% căng tin 
có bán các loại sữa; tỷ lệ căng tin có bán mì tôm các loại và các món xào, rán cho học sinh là 71,4% và 53,6%, các 
tỷ lệ này ở TP. HCM đều cao hơn tại Đà Nẵng. Có 7,1% số trường có bán trái cây cho học sinh. Thực phẩm học 
sinh tiêu thụ phổ biến theo thứ tự từ nhiều đến ít là kẹo các loại, nước ngọt (có ga và không có ga), bim bim 
(snack), mì tôm. Sữa các loại được học sinh tiêu thụ đứng hàng thứ 5 sau kẹo, nước ngọt, bim bim và mì tôm. 
Kết luận: Hầu hết căng tin do các nhà trường tự quản lý. Việc ra quyết định các loại thực phẩm bán tại 
căng tin trong trường học phần lớn là do Ban Giám hiệu nhà trường trong khi tỷ lệ cha mẹ học sinh tham gia ra 
quyết định chưa cao. Tỷ lệ các trường bán các loại thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều đường, nhiều muối, chất 
béo cao. Thực phẩm và đồ uống học sinh tiêu thụ nhiều nhất cũng là các loại thực phẩm được đóng gói sẵn và chủ 
yếu là các loại đồ ăn chứa nhiều muối, đường và chất béo. 
Từ khóa: căng tin trường học, thực phẩm lành mạnh 
ABSTRACT 
THE ORGANIZATION STATUS OF SCHOOL CANTEENS IN HỒ CHÍ MINH, ĐÀ NẴNG CITY 
Pham Bich Diep, Nguyen Thi Hong Diem 
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 5 - 2019: 381 - 387 
Background: Student's eating habits, nutritional knowledge affect the formation and progression of non-
communicable diseases in the future. School’s canteen is a place where can educate students' nutritional 
knowledge and healthy eating habits. Healthy school canteen will help students to make healthier food choices. 
Objectives: To assess the organization status of school canteens, the types of food and drinks sold at the 
school canteens, food consumption trends of students. 
Methods: A descriptive-cross study was conducted on 28 schools at all levels in Ho Chi Minh City and Da 
Nang City. 
*Trường Đại học Y Hà Nội **Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế 
Tác giả liên lạc: TS. Nguyễn Thị Hồng Diễm ĐT: 0905165239 Email: hongdiemmoh@gmail.com 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 382
Results: Most canteen’s managers (71.5%) had secondary and high school education, 21.4% of those have 
not received any nutrition training. About 85.7% of schools manage canteen themselves; 82.1% of School Boards 
decide foods sold at school canteen. About 93.8% of canteens sold snack, of which in HCM City and Da Nang 
were 100% and 87.5%, respectively. About 67.9% of canteens sold carbonated soft drinks, the rate in Ho Chi 
Minh City was higher than that in Da Nang city (85.7% vs 50.0%), the difference was statistically significant 
with X2 = 4.09, p <0.05. About 71.5% of canteens sold milks, the rates of canteen that selling instant noodles and 
stir-fry and fried dishes for students were 71.4% and 53.6%, respectively.These rates in HCMC were higher than 
in Da Nang; only 7.1% of schools sold fruit for students. Foods that students consumed in descending trendr 
were types of candy, soft drinks (carbonated and non-carbonated), snack and instant noodles. All kinds of milk 
consumed by students was ranked at the fifth, after candy, soft drinks, snack and instant noodles. 
Conclusions: Most canteens were managed by schools themselves, foods sold in school’s canteens were 
mainly decided by school boards while the percentage of parents participating in the decision was not yet high. 
The percentage of schools selling processed foods with high in sugar, salt and fat was high. The foods and drinks 
most consumed by students were pre-packaged foods and mainly foods that contained high levels of salt, sugar 
and fat. 
Keywords: school canteen, healthy food 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Sau hơn 30 năm đổi mới về kinh tế, nước ta 
đã đạt được nhiều thành tựu về kinh tế và chính 
trị, đời sống của nhân dân đã được cải thiện. Vì 
vậy mô hình bệnh tật cũng như dinh dưỡng đã 
thay đổi rất nhiều. Trong giai đoạn hiện nay các 
bệnh không lây nhiễm mới là nguyên nhân 
chính gây tử vong ở người trưởng thành, vì vậy 
việc kiểm soát bệnh không lây nhiễm đã trở nên 
cấp thiết hơn bao giờ hết. Chính phủ Việt Nam 
đã phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng chống 
bệnh không lây nhiễm giai đoạn 2015 - 2025 vào 
ngày 20 tháng 3 năm 2015 trong quyết định số 
376/QĐ-TTg, trong đó, dinh dưỡng được nhắc 
tới là một trong các yếu tố nguy cơ có thể kiểm 
soát của bệnh nhân mắc các bệnh không lây 
nhiễm(3). 
Thói quen ăn uống, kiến thức về dinh dưỡng 
của học sinh sẽ ảnh hưởng lâu dài không chỉ đối 
với sự phát triển thể lực,  ... , 01 trường trung học phổ thông, 03 
trường trung học cơ sở và 03 trường tiểu học. 
Tiêu chuẩn lựa chọn các trường tham gia vào 
nghiên cứu 
Trường có căng tin (“Căng tin” là cơ sở bán 
quà bánh, hàng điểm tâm giải khát và ăn uống 
trong tập thể nội bộ cơ quan)(4). 
Đồng ý tham gia vào nghiên cứu. 
Tổng cộng mỗi thành phố nghiên cứu 14 
trường tại 1 quận và 1 huyện. Tổng cộng có 28 
trường tham gia nghiên cứu. 
Thời gian thực hiện nghiên cứu 
06 tháng từ tháng 6/2018 đến tháng 12/2018. 
Phương pháp nghiên cứu 
Thiết kế nghiên cứu 
Nghiên cứu mô tả cắt ngang. 
Cỡ mẫu 
Sản phẩm căng tin 
Điều tra toàn bộ sản phẩm bán tại căng tin 
(lập bảng kiểm). 
Ban Giám hiệu và nhân viên phụ trách căng tin 
Mỗi trường học phỏng vấn 01 thành viên 
Ban giám hiệu, 01 người phụ trách căng tin. 
Tổng số nghiên cứu: 02 người/ trường x 28 
trường = 56 người. 
Kỹ thuật thu thập số liệu 
Phỏng vấn Ban giám hiệu, nhân viên phụ 
trách căng tin theo bộ câu hỏi có sẵn và bảng kiểm. 
Phân tích và xử lý số liệu 
Số liệu được nhập và làm sạch bằng phần 
mềm Epi data 3.1 và được xử lý trên phần mềm 
Stata phiên bản 10.0. Số liệu sẵn có được trình 
bày dưới dạng số lượng và tỷ lệ %. Test Khi bình 
phương (χ2) được sử dụng để tìm sự khác biệt 
giữa các nhóm. 
KẾT QUẢ 
Thực trạng tổ chức căng tin trường học 
Có 67,9% người phụ trách căng tin chủ yếu 
là nữ giới, hầu hết người phụ trách căng tin có 
trình độ học vấn cấp 2 và cấp 3 (71,5%), 01 người 
có trình độ tiểu học và có 10,7% người có trình 
độ đại học; khoảng 21,4% người phụ trách căng 
tin chưa được tập huấn về dinh dưỡng (Bảng 1). 
Bảng 1: Thông tin chung của nhân viên phụ trách 
căng tin các trường nghiên cứu 
Thông tin 
TP. HCM Đà Nẵng Chung 
n (%) n (%) n (%) 
Giới tính 
Nam 5 (35,7) 4 (28,6) 9 (32,1) 
Nữ 9 (64,3) 10 (71,4) 19(67,9) 
Trình độ học 
vấn 
Cấp 1 0 (0) 1 (7,1) 1 (3,6) 
Cấp 2 6 (42,9) 6 (42,9) 12 (42,9) 
Cấp 3 4 (28,6) 4 (28,6) 8 (28,6) 
Trung cấp - 
Cao đẳng 
3 (21,4) 1 (7,1) 4 (14,3) 
Đại học 1 (7,1) 2 (14,3) 3 (10,7) 
Được tập 
huấn về 
dinh dưỡng 
hợp lý 
Có 12 (85,7) 10 (71,4) 22 (78,6) 
Không 2 (14,3) 4 (28,6) 6 (21,4) 
Bảng 2: Các thông tin về quản lý căng tin của nhà 
trường 
Nội dung 
TP. HCM Đà Nẵng Chung 
n (%) n (%) n (%) 
Quản lý 
căng tin 
Nhà trường 
quản lý 
11 
(78,6) 
13 
(92,8) 
24 
(85,7) 
Thuê công ty 
ngoài 
3 
(21,4) 
1 
(7,2) 
4 
(14,3) 
Tham gia 
quyết định 
thực phẩm 
bán tại 
căng tin 
Người phụ 
trách căng tin 
8 
(57,1) 
7 
(50,0) 
15 
(53,6) 
Ban giám hiệu 
13 
(92,3) 
10 
(71,4) 
23 
(82,1) 
Phụ huynh 
học sinh 
4 
(28,6) 
2 
(14,3) 
6 
(21,4) 
Bảng 2 cho thấy có 85,7% các trường tự quản 
lý căng tin và chỉ có 14,3% số trường thuê công 
ty quản lý; chỉ có 21,4% số trường có thành phần 
phụ huynh học sinh có tham gia quyết định loại 
thực phẩm bán tại căng tin, phần lớn là do Ban 
Giám hiệu nhà trường quyết định (82,1%), có 
53,6% số trường có sự tham gia của người phụ 
trách căng tin trong khi ra quyết định. 
Thực trạng các loại thực phẩm và đồ uống được 
bán tại căng tin trường học 
Hình 1 cho thấy có tới 93,8% số căng tin tại 2 
thành phố bán bim bim (snack), trong đó ở TP. 
Hồ Chí Minh là 100% và Đà Nẵng là 87,5%; có 
67,9% số căng tin có bán nước ngọt có ga, tại Hồ 
Chí Minh là 85,7% cao hơn ở Đà Nẵng là 50,0%, 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 384
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với X2 = 4,09, p < 
0,05; tỷ lệ các căng tin có bán các loại sữa các loại 
là 71,5%, vẫn còn 28,5% số căng tin không bán 
các loại sữa cho học sinh. 
Hình 1: Tỷ lệ các căng tin có bán bim bim (snack), nước ngọt có ga, sữa các loại theo từng tỉnh 
Hình 2: Tỷ lệ các căng tin có bán mì tôm, các món xào, rán và trái cây theo từng tỉnh 
Hình 2 cho thấy có 71,4% số căng tin tại các 
trường có bán mì tôm các loại và 53,6% số căng 
tin có bán các món xào, rán cho học sinh, các tỷ 
lệ này ở TP. HCM đều cao hơn tại Đà Nẵng; đặc 
biệt chỉ có 7,1% số trường có bán trái cây cho học 
sinh, tỷ lệ này bằng nhau ở 2 thành phố. 
Xu hướng tiêu thụ thực phẩm của học sinh 
Kết quả cho thấy học sinh tiêu thụ rất nhiều 
các loại thực phẩm được đóng gói sẵn và chủ 
yếu là các loại đồ ăn vặt chứa nhiều đường và 
muối theo thứ tự tiêu thụ từ nhiều đến ít là kẹo 
các loại, nước ngọt (có ga và không có ga), bim 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 385
bim, mì tôm. Sữa dạng lỏng các loại được học 
sinh tiêu thụ đứng hàng thứ 5 sau kẹo, nước 
ngọt, bim bim và mì tôm (Bảng 3). 
Bảng 3. Tên và số lượng bán trên ngày các loại thực 
phẩm được học sinh tiêu thụ nhiều nhất 
STT Tên thực phẩm 
Số lượt bán 
ra/ngày 
1 Kẹo các loại 1424 
2 Nước ngọt các loại (có ga và không có 
ga) 1304 
3 Snack (Bim Bim) các loại 1293 
4 Mì tôm 1156 
5 Sữa dạng lỏng các loại 1074 
6 Xúc xích 840 
7 Bánh mì tươi 720 
8 Nước lọc 646 
9 Cá viên chiên 403 
BÀN LUẬN 
Thực trạng tổ chức căng tin tại các trường tiểu 
học, trung học cơ sở và trung học phổ thông của 
02 Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng 
Thông tin chung của nhân viên phụ trách căng 
tin các trường nghiên cứu 
Tỷ lệ nhân viên nam phụ trách căng tin của 
nghiên cứu này là 32,1%, trình độ học vấn của 
nhân viên phụ trách căng tin hầu hết có trình 
độ học vấn cấp 2 và cấp 3 (71,5%); tỷ lệ số 
người có trình độ đại học thấp chiếm 10,7%. 
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi có kết quả 
về nhân lực phụ trách căng tin khá tương đồng 
với nghiên cứu của Đỗ Thị Ngọc Diệp năm 
2012 tại Quận 10 TP. HCM(2). 
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy vẫn còn 
21,4 % người phụ trách căng tin chưa được tập 
huấn về dinh dưỡng hợp lý. Điều này sẽ có ảnh 
hưởng đến việc quyết định bán loại thực phẩm 
nào tại căng tin cho học sinh, trong khi có hơn 
một nửa số trường nghiên cứu (53,6%) có sự 
tham gia của người phụ trách căng tin có tham 
gia vào quyết định lựa chọn cùng với Ban Giám 
hiệu nhà trường. Số trường có cha mẹ học sinh 
tham gia ra quyết định lựa chọn thực phẩm bán 
tại căng tin còn khá thấp chỉ 21,4%, điều này cho 
thấy cần có sự tăng cường, phối hợp nhiều hơn 
nữa từ cha mẹ học sinh trong việc quản lý căng 
tin trường học, vì hơn ai hết, cha mẹ học sinh cần 
biết môi trường thực phẩm an toàn, lành mạnh 
đang cung cấp cho chính com em họ. 
Bên cạnh đó, phần lớn việc quản lý căng tin 
về tổ chức triển khai hầu hết cho nhà trường 
quản lý chiếm 85,7%, chỉ 14,3% trường học thuê 
công ty ngoài quản lý căng tin. Vì vậy, việc 
tuyên truyền kiến thức về căng tin lành mạnh 
cho Ban Giám hiệu nhà trường là hết sức quan 
trọng và cần thiết. Trong tương lai cần có các 
chính sách hướng dẫn về tổ chức căng tin trường 
học lành mạnh hơn. 
Thực trạng các loại thực phẩm và đồ uống được 
bán tại căng tin trường học 
Hình 1 và 2 cho kết quả rằng có tới 93,8% 
các căng tin bày bán các loại bim bim (snack), 
trong đó tại TP. HCM là 100% và tại Đà Nẵng 
tỷ lệ này có thấp hơn TP. HCM nhưng cũng 
chiếm đến 87,5% số căng tin có bán. Tương tự 
với sản phẩm mì tôm, có 71,4% số căng tin có 
bán mì tôm cho học sinh (TP. HCM là 85,7% 
cao hơn Đà Nẵng là 57,1%). Bim bim (snack) 
và mì tôm là 2 sản phẩm có chứa hàm lượng 
chất béo và muối khá cao, theo công bố trên 
nhãn dinh dưỡng của các nhãn hàng này, một 
gói bim bim (snack) loại lớn (90 g) có chứa đến 
khoảng 576 mg Natri, tương đương 1,6g muối 
ăn và khoảng 30,6 g chất béo. Như vậy có thể 
thấy, chỉ với 1 gói bim bim (snack) lớn, trẻ đã 
tiêu thụ hơn 50% nhu cầu về chất béo và gần 
40% nhu cầu về muối trong một ngày cho trẻ. 
Bởi theo khuyến nghị dinh dưỡng cho người 
Việt Nam của Viện Dinh dưỡng năm 2016 thì 
chỉ cần 35-70 g chất béo đã đủ nhu cầu khuyến 
nghị cho lứa tuổi học sinh tiểu học trong cả 
ngày, và một ngày chỉ nên tiêu thụ <4,8 g 
Natri(6). 
Ngày 21/12/2017, Thủ tướng đã ban hành chỉ 
thị số 46/CT-TTg về tăng cường công tác dinh 
dưỡng trong tình hình mới, trong đó có nêu 
trường học không quảng cáo, kinh doanh nước 
ngọt có ga(1).. Mặc dù vậy, tỷ lệ căng tin có bán 
nước ngọt có ga tại các căng tin khá cao (67,9%), 
TP. HCM có tỷ lệ cao hơn Đà Nẵng (85,7% và 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 386
50,0%). Câu trả lời của người phụ trách căng tin 
trong trường học là không biết đến Chỉ thị này, 
rằng phía Sở Giáo dục và Đào tạo chưa có tập 
huấn cũng như chỉ thị về việc cấm bán nước 
ngọt có ga trong căng tin trường học. Theo kết 
quả nghiên cứu, vẫn còn gần 70% căng tin bán 
nước ngọt có ga trong trường học cho thấy đây 
thực sự là một nguy cơ đối với tình trạng dinh 
dưỡng của học sinh cần phải giải quyết. Trong 1 
lon nước ngọt 330 ml có chứa 35g đường, trong 
khi đó khuyến nghị của tổ chức Y tế thế giới về 
tiêu thụ đường hàng ngày của trẻ chỉ là 
15g/ngày. Vậy là chỉ với 1 lon nước ngọt trẻ đã 
tiêu thụ hơn 2 lần lượng đường khuyến nghị(8). 
Tuy vậy, vẫn có tín hiệu tích cực, đó là tỷ lệ 
căng tin bán sữa dạng lỏng cho học sinh cũng rất 
cao (71,5%). Sữa là một loại thực phẩm rất cần 
thiết cho sự phát triển của học sinh và đã được 
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình 
Sữa học đường trên toàn quốc. Nhu cầu khuyến 
nghị sữa cho trẻ tiểu học là 400 - 600 ml sữa/ 
ngày theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng(5). 
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, tỷ lệ căng tin 
bán các loại thực phẩm có cách chế biến xào, rán 
cao (53,6%), cách chế biến này không được 
khuyến cáo là cách chế biến lành mạnh vì tạo ra 
nhiều hàm lượng trans fat (chất béo thể trans) và 
có những thành phần khác có hại đến sức khỏe. 
Khi dầu bị làm nóng ở nhiệt độ cao sẽ chuyển 
hóa thành chất béo thể trans, loại chất béo làm 
tăng nguy cơ tử vong do các bệnh tim mạch và 
bệnh động mạch vành(9). 
Nhiều nghiên cứu cho thấy, ăn ít rau và trái 
cây được quy cho là nguyên nhân của một số 
bệnh không lây nhiễm như ung thư, tim mạch(7). 
Viện Dinh dưỡng khuyến cáo học sinh tiểu học 
nên ăn 150g - 250 g trái cây/ ngày giúp phòng 
chống các bệnh mạn tính không lây liên quan 
đến dinh dưỡng như các bệnh tim mạch, ung 
thư dạ dày và ung thư đại trực tràng(9). Tuy vậy, 
kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ căng tin có bán 
các loại trái cây là rất thấp, chỉ có 7,1% số căng 
tin có bán, tỷ lệ này bằng nhau ở 2 thành phố. 
Xu hướng tiêu thụ thực phẩm của học sinh 
Từ các phân tích nêu trên cho chúng ta thấy 
rằng môi trường thực phẩm tại căng tin trường 
học là chưa lành mạnh, có thể do chưa có hướng 
dẫn từ ngành y tế về thực hành căng tin trường 
học, hoặc do kiến thức dinh dưỡng hợp lý của 
Ban Giám hiệu, nhân viên phụ trách căng tin 
chưa cao, hoặc có thể do nhu cầu tiêu thụ của 
học sinh quyết định đến các loại thực phẩm 
được bày bán tại căng tin cho học sinh nhà 
trường. Kết quả nhiên cứu cũng cho thấy, thực 
phẩm học sinh tiêu thụ phổ biến nhất theo thứ 
tự từ nhiều đến ít đó là kẹo các loại, nước ngọt 
(có ga và không có ga), bim bim (snack), mì tôm. 
Sữa các loại được học sinh tiêu thụ đứng hàng 
thứ 5 sau kẹo, nước ngọt, bim bim (snack) và mì 
tôm. Thực phẩm và đồ uống học sinh tiêu thụ 
nhiều nhất là các loại thực phẩm được đóng gói 
sẵn và chủ yếu là các loại đồ ăn vặt chứa nhiều 
muối và đường. 
Từ kết quả nghiên cứu này cho thấy trong 
tương lai cần quan tâm nhiều hơn nữa đến vấn 
đề căng tin lành mạnh phục vụ cho đối tượng 
học sinh. Cần đẩy mạnh việc tuyên truyền kiến 
thức, thực hành của Ban Giám hiệu nhà trường, 
nhân viên phụ trách căng tin trường học và cả 
học sinh về dinh dưỡng hợp lý. Cần thiết ban 
hành các chính sách, hướng dẫn thực hành căng 
tin trường học để có cơ sở pháp lý cũng như 
cung cấp kiến thức, kỹ thuật cho các trường triển 
khai nhằm tạo sự bền vững, lâu dài trong việc 
tạo ra mô hìng căng tin lành mạnh. 
KẾT LUẬN 
Hầu hết căng tin do các nhà trường tự 
quản lý, việc ra quyết định các loại thực phẩm 
bán tại căng tin trong trường học phần lớn là 
do Ban Giám hiệu nhà trường, tỷ lệ cha mẹ học 
sinh tham gia ra quyết định chưa cao, vẫn còn 
21,4% số người phụ trách căng tin chưa được 
tập huấn về dinh dưỡng hợp lý. Tỷ lệ các 
trường bán các loại thực phẩm chế biến sẵn 
chứa nhiều đường, nhiều muối, chất béo cao. 
Thực phẩm và đồ uống học sinh tiêu thụ nhiều 
nhất cũng là các loại thực phẩm được đóng gói 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 387
sẵn và chủ yếu là các loại đồ ăn chứa nhiều 
muối, đường và chất béo. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Thủ tướng Chính phủ (2017). Tăng cường công tác dinh dưỡng 
trong tình hình mới. Chỉ thị số 46/2006/CT-TTg. 
2. Đỗ Thị Ngọc Diệp (2012). Đặc điểm tiêu thụ thực phẩm tại căng 
tin của học sinh tiểu học tại quận 10 TP.Hồ Chí Minh. Tạp chí 
Dinh dưỡng và Thực phẩm, 8(4):6. 
3. Thủ tướng Chính phủ (2015). Chiến lược quốc gia phòng, chống 
bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn 
mạn tính, hen phế quản và các bệnh không lây nhiễm khác, giai 
đoạn 2015 – 2025. Quyết định số 376/QĐ-TTg. 
4. Bộ Y tế (2005). Quy định điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm 
đối với cơ sở kinh doanh, dịch vụ, phục vụ ăn uống. Quyết định 
số 41/2005/QĐ-BYT. 
5. Viện Dinh dưỡng (2016). Khuyến nghị sử dụng sữa và chế 
phẩm sữa cho người Việt Nam. 
6. Viện Dinh dưỡng (2016). Nhu cầu khuyến nghị cho người Việt 
nam. Nhà xuất bản Y học. 
7. WHO (2010). Global status report on noncommunicable diseases. 
URL: www.who.int/nmh/publications/ncd_report2010/en/. 
8. WHO (2015). Guideline: Sugars intake for adults and children 
https://www.who.int/nutrition/publications/guidelines/sugars_i
ntake/en/. 
9. WHO (2018). Replace Trans Fat, Frequently Asked Questions. 
URL: www.who.int/docs/default-source/documents/replace-
transfats/replace-trans-fat-faqs.pdf?. 
Ngày nhận bài báo: 15/08/2019 
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 31/08/2019 
Ngày bài báo được đăng: 15/10/2019 

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_to_chuc_cang_tin_trong_cac_truong_hoc_tai_thanh_p.pdf